Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực trạng và giải pháp tiêu thụ cây cảnh tại xã phụng công, huyện văn giang, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 85 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ A ĐỀ TÀ I ............. 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản về cây cảnh .................................................... 5
1.1.1. Khái niệm cây cảnh........................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của cây cảnh ......................................................................... 5
1.2. Những vấn đề cơ bản về thi trươ
̣
̀ ng tiêu thu ̣ ........................................ 7
1.2.1 Khái niệm ........................................................................................... 7
1.2.2.Vai trò của tiêu thụ ............................................................................ 9
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ....... 10
1.2.4. Ý nghĩa và nội dung hoạt động tiêu thụ cây cảnh......................... 14
1.3. Kinh nghiệm tiêu thụ cây cảnh của một số địa phương .................... 15
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh trên thế giới
.................................................................................................................... 15
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở ở một số
địa phương................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIA
̣ BÀ N VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 19
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 29
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu, xử lý số liệu ................................ 31
2.3. Các chỉ tiêu phân tích ........................................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 33
3.1 Thực trạng sản xuất cây cảnh của xã Phụng Công ............................ 33
3.1.1 Tình hình phát triển sản xuất cây cảnh của xã Phụng Công ....... 33
3.1.1.1 Qui mô và cơ cấu diện tích năm 2011 – 2013 .......................... 34


3.1.1.2 Cơ cấu hộ trồng cây cảnh ở xã Phụng Công............................ 36
3.1.2 Tình hình sản xuất cây cảnh của các hộ điều tra ở xã Phụng Công
.................................................................................................................... 36


3.1.2.1 Tình hình chung của các hộ điều tra ........................................ 36
3.1.2.2 Giá trị sản xuất cây cảnh của các nhóm hộ điều tra ................ 38
3.1.3 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng
cây cảnh của các hộ điều tra năm 2013 ................................................... 40
3.2 Thực trạng tiêu thụ cây cảnh của xã Phụng Công.............................. 49
3.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây cảnh của xã ............................... 49
3.2.2 Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm trong xã .................................... 53
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ cây
cảnh ở xã Phụng Công - huyện Văn Giang- tỉnh Hưng Yên ................... 56
3.3.1. Đánh giá chung về quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ cây
cảnh của xã Phụng Công ......................................................................... 56
3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cảnh ................................ 58
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ cây cảnh ................................ 61
3.4. Định hướng, giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh. ......... 62
3.4.1. Cơ sở khoa học của định hướng và các giải pháp ....................... 62
3.4.2 Những định hướng, giải pháp trong phát triển sản xuất và tiêu thụ
cây cảnh ..................................................................................................... 64
3.4.2.1 Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh địa bàn xã
............................................................................................................... 64
3.4.2.2 Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ cây
cảnh trên địa bàn .................................................................................. 66
3.5. Kiến Nghị .......................................................................................... 70
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ............................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích trồng cây cảnh tại một số địa phương ở
Việt Nam (2011).............................................................................................. 17
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Phụng Công qua các năm
(2011 – 2013) .................................................................................................. 23
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của xã Phụng Công qua các năm
(2011 - 2013) ................................................................................................... 25
Bảng 2.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phụng Công năm 2013 ................. 27
Bảng 2.4: Số lượng hộ điều tra tại các thôn trong xã...................................... 30
Bảng 3.1 : Cơ cấu diện tích một số loại cây cảnh ở xã Phụng Công
2011 – 2013 ..................................................................................................... 35
Bảng 3.2 : Số lượng hộ trồng cây cảnh ở xã Phụng Công 2011 – 2013 ......... 36
Bảng 3.3 Thông tin chung về các hộ điều điều tra.......................................... 37
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất cây cảnh của các nhóm hộ năm 2013 ................... 39
Bảng 3.5 Tình hình đầu tư chi phí và kết quả sản xuất ở các nhóm hộ trồng
Đào cảnh năm 2013 (Tính bình quân cho 1 sào/năm) .................................... 41
Bảng 3.6: Tình hình đầu tư chi phí và kết quả sản xuất ở các nhóm hộ trồng
quất cảnh năm 2013 ( Tính bình quân cho 1 sào canh tác/năm ) .................... 43
Bảng 3.7: Tình hình đầu tư chi phí và kết quả sản xuất ở các nhóm hộ trồng
cây Cam cảnh năm 2013 (Tính bình quân cho 1 sào/năm ) ............................ 46
Bảng 3.8: So sánh sản xuất cây cảnh với cây trồng khác của các hộ năm 2013
( Tính cho 1 sào canh tác/năm ) ...................................................................... 48
Bảng 3.9: Sản lượng, cơ cấu thị phần tiêu thụ cây cảnh của xã Phụng Công ..... 52
Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ cây cảnh tại xã Phụng Công.................................... 53
Bảng 3.10 Phân phối sản phẩm theo các kênh tiêu thụ cây cảnh ở xã Phụng
Công năm 2013 ............................................................................................... 55



Bảng 3.11. Dự kiến diện tích cây cảnh ở xã Phụng Công đến năm 2015 ............. 67
Bảng 3.12. Dự kiến phát triển số lượng hộ trồng cây cảnh ở xã Phụng Công
đến năm 2015 .................................................................................................. 68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấ p thiế t của đề tài.
Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thu
nhập của mỗi người dân được nâng cao. Vì vậy ngoài những nhu cầu về vật
chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần, thẩm mỹ cũng được nâng lên. Một
trong những nhu cầu đó là: ''chơi và thưởng thức cây cảnh''. Hiện nay cây
cảnh có ở hầu hết trong mỗi gia đình, công sở, cơ quan, doanh nghiệp và các
khu công nghiệp sinh thái, cây cảnh có mặt trong các cuộc họp, hội nghị quan
trọng, ..v.v. Chính vì nhu cầu như vậy mà nghề trồng cây cảnh ở nước ta đã
có sự phát triển rất nhanh, ngoài những giống cây cảnh truyền thống ở trong
nước như cây xanh, cây lô ̣c vừng, cây đa, cây đào, cây quất ... Hiện nay
những vùng sản xuất cây cảnh lớn ở Miề n Bắ c phải kể đến các vùng cây cảnh
như: Quảng An Tây Hồ - TP. Hà Nội, Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Văn Giang Hưng Yên, Đà Lạt - Lâm Đồng....
Bên cạnh đó nghề trồng cây cảnh là một trong những nghề truyền thống
từ xa xưa, mang đậm những nét văn hóa của nước ta, đến nay nghề đó vẫn
được duy trì và không ngừng phát triển rộng khắp tại các địa phương trong cả
nước.Trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến
việc duy trì và phát triển nghề trồng cây cảnh dẫn đến tình trạng một số địa
phương đã bỏ và chuyển sang sản xuất và thâm canh những cây nông nghiệp
khác. Mặt khác trong 3 năm trở lại đây nền kinh tế của nước ta suy thoái, yếu
tố khách quan từ thị trường bất động sản, nên các cơ quan Nhà nước, các khu
chung cư biệt thự, các doanh nghiệp, khu du lịch sinh thái và các hộ gia đình
nhu cầu về sử dụng, bố trí cây cảnh trong khuôn viên đã giảm rõ rệt từ nguyên

nhân đó dẫn đến việc sản xuất và tiêu thụ cây cảnh của các địa phương gặp
không ít những khó khăn. Một số doanh nghiệp thu mua và kinh doanh cây


2

cảnh đã rơi vào tình trạng thu mua qua nhiều nhưng không bán ra được dẫn
đến phá sản và vỡ nợ. Mặc dù vậy, một số địa phương vẫn giữ được truyền
thống nghề trồng cây cảnh như: làng trồng Đào (Nhật Tân), làng trồng Quất
(Quảng Bá), xã Phu ̣ng Công (Hưng Yên), làng cây cảnh Đà Lạt, Sài Gòn...
Xã Phu ̣ng Công huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên nằ m ven sông Hồ ng
với đấ t phù sa mầ u mỡ, nơi đây có khí hậu mát mẻ rất phù hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của các loại cây cảnh. Với điều kiện tư ̣ nhiên ưu đaĩ như
vậy nên các giống cây cảnh ở đây có thể trồng được quanh năm mà những
nơi khác không có được, sản phẩm cây cảnh có lợi thế so sánh cao với các
vùng khác. Đây là một điểm mạnh để có thể khai thác mang lại lợi ích kinh
tế cao cho nghề trồng cây cảnh tại xã Phu ̣ng Công, huyê ̣n Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên.
Qua khảo sát các hộ dân tại xã Phu ̣ng Công, hiện nay việc tiêu thụ sản
phẩm rất khó khăn, kênh tiêu thụ chưa ổn định các hộ dân chủ yếu tự mang đi
tiêu thụ nhỏ, lẻ, hoặc bị thương lái ép giá nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa
cao
Vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Thực Tra ̣ng và Giải pháp tiêu thụ cây
cảnh ta ̣i xã Phụng Công, huyê ̣n Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” với mục đích
đánh giá thực trạng tiêu thụ tiêu thụ cây cảnh trên địa bàn và các vùng lân
cận từ đó tìm ra những vấn đề thuận lợi, khó khăn để có giải pháp nhằm nâng
cao tiêu thụ cây cảnh giúp hộ dân sản xuất và kinh doanh cây cảnh đúng
hướng và đem lại lợi ích cao làm giàu cho gia đình và địa phương góp phần
duy trì truyền thống làng nghề trồng cây cảnh tại xã Phụng Công, huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu tổ ng quát


3

Đề tài phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ và đưa ra một số giải
pháp nâng cao khả năng tiêu thụ cây cảnh ta ̣i xã Phu ̣ng Công, huyê ̣n Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nói
chung, tiêu thụ cây cảnh nói riêng.
+ Đánh giá thực trạng tiêu thụ cây cả nh ở xã Phu ̣ng Công, chỉ ra
những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ cây cả nh trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao khả năng
tiêu thụ cây cảnh để nâng cao thu nhập cho người trồng cây cảnh xã Phu ̣ng
Công, huyê ̣n Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tiêu thụ cây cảnh tại xã Phu ̣ng Công, huyê ̣n Văn
Giang, tin
̉ h Hưng Yên, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi
nhằm tăng tiêu thụ cây cảnh trong thời gian tới.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn thống kê tình hình tiêu thụ và đi sâu
vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tiêu thụ của một số loại cây cảnh
có tính đại diện với thời gian trồng là một năm trở lại, được các hộ dân tại địa
phương trồng phổ biến là: cây đào, cây quất, cây cam cảnh.
- Phạm vi về không gian: Được tiến hành trên địa bàn xã Phu ̣ng Công,
huyê ̣n Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và các khu vực khác có liên quan.

- Phạm vi về thời gian: Tiến hành từ năm 2011 đến 2013


4

4. Nô ̣i dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tiêu thụ hiện nay và nghiên cứu giải pháp tiêu thụ
một số cây cảnh chính hàng năm của xã Phụng Công.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ A ĐỀ TÀ I
1.1. Một số khái niệm cơ bản về cây cảnh
1.1.1. Khái niệm cây cảnh
Cây cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp
hoặc thân, lá, cây , củ quả, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh
thân, tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây
để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn
nào đó như một khu nhà ở, vườn sân, nội thất.
Cây cảnh là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng
công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong
thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng
qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Thân cây được uốn theo một
hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi
trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.
“Cây cảnh là những loại thực vật được trồng ở vườn, ruộng, khay
chậu, trong bồn… Cũng như thực vật khác, chúng có thể sinh trưởng và phát
triển nhờ vào các yếu tố tự nhiên (như: Đất, nước, không khí, ánh sáng…) và

sự chăm sóc của con người".
Các loại thảo mộc được con người tuyển chọn, nuôi trồng trên đất vườn
hay trong vật chứa đất trồng (ang, chậu…) dù có hay không có tác động thu
nhỏ hoặc tạo hình nghệ thuật nhằm mục đích trang trí và thưởng ngoạn đều
được coi là cây cảnh”.
1.1.2. Vai trò của cây cảnh
Trải qua hàng ngàn năm nhân dân ta có truyền thống yêu quý thiên
nhiên, đã biết thưởng ngoạn sinh vật cảnh, một nét văn hoá có từ lâu đời. Khí


6

hậu nhiệt đới và địa hình đa dạng đã ban tặng cho đất nước ta suốt bốn mùa cỏ,
cây, hoa, lá xanh tươi và hoa trái hết sức đa dạng và phong phú. Ngay trước
công nguyên người Việt Nam đã biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của của hoa lá và
biết trồng cây trong chậu. Đó là giai đoạn manh nha của thú thưởng ngoạn sinh
vật cảnh. Từ thế kỷ XI dưới các triều đại phong kiến tự chủ, sinh vật cảnh phát
triển dần và tính văn hoá nghệ thuật ngày càng cao. Theo tiến trình của lịch sử,
việc ngắm cảnh thưởng hoa có phong cách thẩm mỹ của quý tộc, nho sỹ và dần
dần có cả phong cách thẩm mỹ bình dân. Chính phong cách bình dân về thưởng
ngoạn hoa và cảnh của người Việt đã tạo nên một diện mạo mới rất Việt nam.
Như vậy từ sự hoà đồng, gắn bó và yêu mến thiên nhiên, người Việt cổ xưa đã
khai sinh ra đặc trưng văn hoá của riêng mình. Văn hoá thưởng ngoạn hoa và
cây cảnh là một trong các đặc trưng văn hoá đó.
Cây cảnh ngày nay vừa là sản phẩm văn hóa thẩm mỹ vừa là hàng hóa
có giá trị kinh tế cao. Cây cảnh là ngành kinh tế sinh thái đang phát triển đã
và đang có những đóng góp to lớn vào đời sống xã hội, làm thay đổi cuộc
sống của hàng trăm nghìn hộ gia đình, thay đổi bộ mặt của nhiều vùng, địa
phương trong cả nước. Cây cảnh là những sản phẩm có giá trị sáng tạo cao,
hàm lượng trí tuệ đậm đặc, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Giá trị của nó

phụ thuộc vào tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Mà tiềm năng
sáng tạo này lại nằm trong văn hoá, điều đó có nghĩa là phải tạo ra mọi
phương thức để kết hơp hài hoà giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế có thể
bắt rễ trong văn hoá, nhằm mục tiêu lâu dài là nâng cao chất lượng cuộc sống
con người.
Ngành cây cảnh tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tham gia
xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời với việc bảo vệ
môi trường và cây cảnh có chức năng chung của nền văn hoá Việt Nam, cũng
đóng góp một phần nhất định vào chức năng xã hội hóa trong việc tổ chức


7

cộng đồng, giao lưu, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa con người như:
Tổ chức xã hội, giao tiếp bằng các phong tục tập quán, tín ngưỡng. Giáo dục
nhân cách con người như điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực, cách
ứng xử của con người, đảm bảo tính kế thừa của lịch sử giúp cho xã hội duy
trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng
với những biến động của môi trường xã hội, nhằm tự bảo vệ để tồn tại (đạo
đức cây cảnh…); Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, truyền thống, đạo lý, lòng
yêu nước thương dân và chủ nghĩa nhân văn cao cả. Giáo dục nhận thức, giáo
dục thẩm mỹ và giải trí thư giãn làm phong phú thêm nghệ thuật cây cảnh
bằng kết hợp với thi ca, truyện ngắn, tùy bút, câu đối, thư pháp, hoa pháp,
gốm sứ, hội họa, điêu khắc, ca múa, âm nhạc, truyền hình, nhiếp ảnh, du lịch
sinh thái...
Văn hoá thưởng ngoạn hoa và cây cảnh giúp cho con người thư giãn
sau những giờ làm việc căng thẳng, nó giúp cho con người kết hợp giữa hoạt
động hưởng thụ và hoạt động sáng tạo. Và chính hoạt động sáng tạo làm cho
nó tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác liên tục và lâu dài. Văn hoá thưởng
ngoạn hoa và cây cảnh giúp chúng ta nhận thức và trân trọng cái đẹp của một

cảnh quan, một cây hoa, một thế cây và những gì mà con người gửi gắm tâm
hồn mình vào tác phẩm. Đặc biệt còn giữ lại trong nó một kho tàng kiến thức,
kinh nghiệm, triết lý, những bí quyết riêng có của các vùng miền và của Việt
Nam
1.2. Những vấn đề cơ bản về thi trươ
̣
̀ ng tiêu thu ̣
1.2.1 Khái niệm
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là một trong những chức năng chủ yếu
của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại phát triển của doanh


8

nghiệp.Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau
quan điểm về tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau, nên việc thực hiện cũng
khác nhau.
Nếu hiểu một cách đơn thuần, tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động liên
quan đến việc bán các sản phẩm sản xuất ra thị trường.
“Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển đổi quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa
từ người cung cấp tới người tiêu dùng, đồng thời người cung cấp thu tiền
hàng hoặc có quyền thu tiền bán hàng”.
Theo những cách hiểu này, hoạt động tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm đơn
thuần chỉ là hoạt động bán hàng.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt
hàng, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán
hàng nhằm mục tiêu lãi cao với chi phí thấp.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung tại Việt Nam, nhà nước có sự can
thiệp sâu sắc tới nền kinh tế nói chung. Hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chủ yếu tuân theo các chỉ tiêu do nhà nước đặt ra. Doanh nghiệp hoạt
động theo sự chỉ đạo từ trung tâm đó, sản phẩm làm ra đã có sẵn nơi tiêu
thụ. Do vậy, mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp trong thời kỳ này là hoàn
thành kế hoạch được giao nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm vì thế chưa được
quan tâm.
Bước sang thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
chuyển sang nền kinh tế thi trường, sự canh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình hướng đi riêng nhằm
thực hiện mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh.Vì thế câu hỏi đặt ra cho mỗi
doanh nghiệp là thị trường đang cần sản phẩm gì,khách hàng tiềm năng là


9

ai,sản xuất ra bằng cách nào và tiêu thụ nó ra sao. Để tồn tại và phát triển
doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường, khi đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm
được đặc biệt quan tâm.
Chính bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm không thể hiểu một cách đơn thuần là
hoạt động bán hàng. Mà tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu: từ nghiên cứu thị trường, đến tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu
thụ...nhằm mục đích cao nhất của doanh nghiệp là thu lãi tối đa với chi phí
thấp nhất.
1.2.2. Vai trò của tiêu thụ
Hàng hoá của doanh nghiệp được mua về không những tiêu thụ ở trong
nước mà còn tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Điều này đảm bảo cho quá
trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc dân của doanh nghiệp. Vì vậy tiêu
thụ hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và
quốc gia nói chung. Qua khâu tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm mới được

xác định một cách hoàn toàn. Qua khâu này một chu kỳ kinh doanh đã kết
thúc, một vòng chu kỳ vốn được thực hiện và doanh nghiệp chuyển sang chu
kỳ kinh doanh mới. Như vậy việc thu hồi vốn nhanh hay chậm, lợi nhuận đạt
được cao hay thấp, vòng luân chuyển của vốn dài hay ngắn đều được quyết
định trong khâu tiêu thụ.
Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa góp phần đảm bảo quá trình tái sản xuất
được diễn ra liên tục. Quá trình này bao gồm các khâu sản xuất phân phối,
trao đổi, tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi.
Quá trình tái sản xuất xã hội chỉ diễn ra liên tục khi các khâu của nó diễn ra
trôi chảy, nhịp nhàng và ngược lại. Tiêu thụ hàng hoá góp phần quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó được thể hiện ở các
mặt sau :


10

Tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tăng doanh thu vì càng bán được nhiều hàng
thì càng tăng được nhiều doanh thu.
Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm chi phí khâu tiêu thụ sản
phẩm tức là làm giảm chi phí của toàn bộ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực đến quá trình kinh doanh, quá
trình tổ chức quản lý sản xuất, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Trong thời bao cấp,
quá trình tái sản xuất của các cơ sở đều được nhà nước bảo trợ, khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoạt động làm sao có hiệu
quả. Thu được lợi nhuận trên cơ sở điều tiết vĩ mô của nhà nước. Công tác
tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế, trong cơ chế thị trường không đơn thuần
là việc đem sản phẩm ra thị trường để bán mà trước khi được người tiêu dùng
chấp nhận cần có sự nỗ lực về mặt chí tuệ lẫn sức lao động của cán bộ công

nhân viên.
Tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quan trọng để giữ vững vầ nâng cao uy tín
của doanh nghiệp, góp phần củng cố thị trường mở rộng thị trường mới cả
trong và ngoài nước.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ cây cảnh
a. Nhân tố con người
Con người là trung tâm của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định đối
với mọi hoạt động sản xuất. Trong quá trình trồng cây cảnh yếu tố con người
đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu lực lượng lao động có đầy đủ những
phẩm chất, trình độ, đặc biệt là kinh nghiệm thì hoạt động sản xuất chắc chắn
đem lại hiệu quả cao. Trình độ tổ chức và quản lý giúp con người sử dụng đầy
đủ và hợp lý nguồn lực tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với chi


11

phí bỏ ra là thấp nhất. Sự năng động, nhạy bén sẽ giúp người sản xuất nhanh
chóng tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra và ở bên kia của quá trình sản xuất
trên phương diện là người tiêu dùng thì việc tiêu thụ sản phẩm cây cảnh được
sản xuất ra cũng được thực hiện bởi chính con người.
b. Nhân tố tự nhiên
Cây cảnh cũng là một loại cây trồng do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện tự nhiên. Mọi sự thay đổi của tự nhiên như khí hậu, thởi tiết độ
ẩm… đều ảnh hường trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây,
ảnh hưởng đến quá trình trồng cây cảnh.. Khi điều kiện tự nhiên bất thuận lợi
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cây cảnh. Vì vậy, việc lựa chọn
loại cây phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của vùng cũng hết sức quan
trọng, góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất cây cảnh.
c. Nhân tố kỹ thuật
Sản xuất cây cảnh đòi hỏi đầu tư nhiều lao động sống với trình độ tay

nghề và óc thẩm mỹ cao. Một mặt họ phải nắm vững đặc tính sinh trưởng của
cây, sử dụng bàn tay tác động vào chúng để tạo thành những dáng thế nhất
định. Mặt khác việc lựa chọn tạo giống cũng rất quan trọng, bên cạnh đó cũng
không thể thiếu được các công đoạn tỉa cây , khoanh gốc, tạo dáng cho
cây…Vì vậy, yếu tố kỹ thuật có vai trò quyết định đến sự thành bại của hộ
nông dân. Khoa học ngày càng phát triển, các kỹ thuật lai ghép, nhân giống
phục vụ rất đắc lực cho quá trình sản xuất của hộ nông dân, việc nắm bắt học
tập các tiến bộ này kết hợp với kinh nghiệm là yêu cầu khách quan đối với
người sản xuất, việc nắm bắt và học tập các tiến bộ kỹ thuật này kết hợp với
kinh nghiệm là rất quan trọng.
d. Nhân tố kinh tế
- Nhân tố vốn


12

Vốn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình
sản xuất cây cảnh vì cây cảnh cho thu hồi vốn chậm do chu kỳ sản xuất nhiều
khi khó xác định. Hơn nữa việc chăm sóc cây cảnh cũng đòi hỏi đầu tư khá
lớn về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc kích thích sinh
trưởng …vả lại yêu cầu của cây cảnh đòi hỏi cần đáp ứng đúng thời kỳ, nếu
không đáp ứng quá trình đó thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Vốn
còn quyết định tới việc tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng do đó
để sản xuất cây cảnh đòi hỏi các hộ nông dân cần có nguồn vốn để chủ động
đối phó với các rủi ro: thời tiết, thị hiếu thay đổi , giá trị đầu vào tăng cao,…
- Nhân tố thị trường giá cả
Sản xuất muốn phát triển ổn định đòi hỏi cần có thị trường và luôn tìm
cách đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bất kỳ ngành sản xuất
nào cũng liên quan tới thị trường đầu vào và đầu ra. Sự biến động giá cả ở cả
hai thị trường đều tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của

nông hộ. Việc định giá cả đầu ra cũng như nguồn cung ứng các vật tư đầu
vào, tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ mang lại tâm lý yên tâm sản
xuất cho nông hộ.
Sản xuất cây cảnh cũng là ngành sản xuất hàng hoá trong điều kiện
phát triển của nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, sự phát triển của ngành này cũng
gắn liền với những biến động của thị trường.
Trong những năm gần đây giá cả đầu tư vào của sản phẩm biến động
nhiều, do đó cũng gây ra những biến động lớn đối với sản xuất và tiêu thụ cây
cảnh. Giá đầu ra cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất cây
cảnh. Trên thực tế cho thấy nếu giá của một loại cây năm nay cao và bán chạy
thì cung về loại cây hay năm sau đó sẽ tăng cao. Điều đó làm cho giá các loại
cây năm đó sẽ giảm do cung vượt cầu.


13

Như vậy, qua cách phân tích ở trên cho thấy thị trường là yếu tố hết sức
quan trọng quyết định tới lượng cung ứng cây cảnh của người sản xuất cũng
như thu nhập của họ.
e. Nhân tố cơ sở hạ tầng
Để phát triển sản xuất thì đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất cũng cần được nâng cấp, đó là công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo tưới
tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu đối với quá trính sinh trưởng và phát
triển của cây. Còn hệ thống giao thông nó liên quan đến quá trình vận chuyển
cây trồng, cây thương phẩm và các loại vật tư.
Trên thực tế cho thấy ở những đia phương có sự đầu tư hợp lý cho hệ
thống cơ sở hạ tầng thì tại đó nghề trồng cây cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển sản xuất và tiêu thụ. Như vậy phát triển sản xuất hoa cây cảnh và
nâng cấp cơ sở hạ tầng có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong đó quy
hoạch về cơ sở hạ tầng cần thực hiện trước một bước.

f. Nhân tố chính sách pháp luật của đảng và nhà nước
Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước là nhân tố góp phần định
hướng cho các hoạt động sản xuất cây cảnh trong thời gian dài do đó nó có
vai trò rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay với các chính sách chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn, chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và xuất khẩu cây cảnh cùng hàng
loạt chính sách hỗ trợ sản xuất khác, do đó người nông dân sẽ yên tâm hơn
khi gắn bó với nghề của mình. Từ đó đã làm cho ngành sản xuất nông nghiệp
nói chung và ngành trồng, cây cảnh nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác các chính sách đầu tư, quy hoạch vùng sản xuất tạo thành các
vành đai xung quanh các đô thị lớn sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất cây


14

cảnh phát triển một cách mạnh mẽ, tăng lượng cung cấp hàng hoá, thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, các chính sách pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn
và tạo hành lang pháp lý đến sản xuất cây cảnh của cả nước nói chung và của
xã Phụng Công, huyện Văn Giang nói riêng có điều kiện phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu.
1.2.4. Ý nghĩa và nội dung của hoạt động tiêu thụ cây cảnh
Tiêu thụ cây cảnh là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Nó là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Thông
qua tiêu thụ thì giá trị sử dụng của sản phẩm cây cảnh được thực hiện.
Việc tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hoá. Qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang
hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất được hoàn thành.
Từ đó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là đảm bảo

sản xuất, cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu về chất
lượng, chủng loại …cho nhu cầu tiêu dùng xã hội. Chức năng này được biểu
hiện cụ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là khâu hết sức quan
trọng. Qua tiêu thụ thì sản phẩm hàng hoá mới xác định được giá trị và giá trị sử
dụng của nó. Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu kỳ
sản xuất sau, đến thời gian lưu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tiêu thụ phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng, khẳng định được sự
có mặt của hàng hoá cũng như sự chấp nhận của thị trường. Việc tiêu thụ sản
phẩm tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng thị trường của một hàng hoá nào


15

đó thông qua các mối quan hệ của người sản xuất và khách hàng, sự chiếm
lĩnh thị phần của hàng hoá trên thị trường.
1.3. Kinh nghiệm tiêu thụ cây cảnh của một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh trên thế giới
Ngày nay sản xuất cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh
mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất cây cảnh mang lại lợi
ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng cây cảnh, trong đó có các nước châu
Á. Sản xuất cây cảnh ở các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh
quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường cây cảnh trên thế giới.
Diện tích trồng cây cảnh trên thế giới ngày càng mở rộng và không
ngừng tăng lên. Ba nước sản xuất cây cảnh lớn nhất chiếm 50% sản lượng cây
cảnh thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ. Theo Roger và Alan (1998) năm 1995
giá trịsản lượng cây cảnh trên thế giới đạt 20 tỷ USD đến năm 1997 đạt 27
tỷUSD và dự kiến đầu thế kỷ21 đạt 40 tỷ USD, trong đó Nhật Bản khoảng
3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD; Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD.
Giá trị xuất nhập khẩu cây cảnh và cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm

1996 là 7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trường cây cảnh của Hà Lan chiếm gần
50%. Sau đó đến các nước Côlômbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israen, Úc,
Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado… mỗi nước trên 100 triệu
đôla, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10%.
Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu cây cảnh
với các loài cây cảnh phổ biến như Sung, Đa, Bonsai, tùng, bách….
Hà Lan là nước xuất khẩu cây cảnh lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị
trường, trong đó các loài cây cảnh nổi tiếng được xuất khẩu từ Cây sung, cây
sanh, cây bonsai, cây tùng…..


16

Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á,
châu Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất cây cảnh trên thế giới là tăng năng suất
cây cảnh, giảm chi phí lao động, giảm giá thành cây cảnh. Mục tiêu sản xuất
cây cảnh cần hướng tới là giống cây cảnh chất lượng cao và giá thành thấp.
Không những mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ, bonsai còn đem đến cho
người chơi giá trị về mặt tinh thần. Với vẻ đẹp mê hồn của mình, giống như
tình yêu, bonsai luôn là đề tài muôn thuở bởi óc sáng tạo của các nghệ nhân.
Có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc, sau đó Bonsai đã an tỏa khắp nơi
trên thế gới. Mỗi nơi với sự sáng tạo riêng đã cho ra đời những chậu
bonsai tuyệt đẹp, mê hoặc lòng người. Trên thế giới có những trường phái tạo
được ấn tượng riêng có sức ảnh hưởng phong trào chơi bonsai hiện nay như:
Bonsai siêu nhỏ: Lindsey Bebb người Australia nổi tiếng trong giới cây
cảnh bởi ông là tác giả của nhiều mẫu bonsai siêu nhỏ. Không những đẹp về
cây bonsai mini còn đẹp cả về mặt kỹ thuật. Bonsai siêu nhỏ là bức tranh sinh
động về thế giới thực vật thu nhỏ.
Bonsai Penjing: Penjing là trường phái cây cảnh rất đặc biệt của nghệ
nhân Quingquan Zhou người Trung Quốc. Đặc thù của Penjing này là sự kết

hợp các loại cây cảnh siêu nhỏ với đất, cách bài trí hoa lá cây và đá tạo ra
phong cảnh hữu tình giống như nội dung các bức vẽ tranh của người Trung
Quốc.
Bonsai Avant guarde:.kết hợp giữa phong cách bonsai của người Nhật
và phong cách Penjing của người Trung Quốc, Robert Steve đã tạo được
những chậu bonsai tuyệt hảo từ hai sự kết hợp này.
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ở ở một số địa
phương


17

Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, diện tích trồng cây cảnh
ở Việt Nam còn nhỏ chiếm 0.02% diện tích đất đai. Diện tích trồng cây cảnh
tập trung ở các vùng vên đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu nghỉ mát
như Ngọc Hà, Quảng Nam, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội); Đằng Hải, Đằng
Lâm (Hải Phòng); Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh); Triệu Sơn, TP Thanh
Hoá (Thanh Hoá); Gò Vấp, Hóc Môn (TP HCM); TP Đà Lạt (Lâm
Đồng)…Với tổng diện tích trồng cây cảnh khoảng 3500 ha.
Theo điều tra ở một số địa phương trồng trong cả nước, Việt Nam có
các loại cây cảnh được trồng phổ biến là: Quất cảnh, cam cảnh, hoa đào, cây
sanh, cây lộc vừng, cây đa, cây tùng…

Bảng 1.1: Diện tích trồng cây cảnh tại một số địa phương ở
Việt Nam (2011)
STT

Tên địa phương

Diện tích (ha)


1

Hà Nội

2

Hải Phòng

400

3

TP HCM

800

4

Đà Lạt

200

5

Vĩnh Phúc

300

6


Quảng Ninh

70

7

Hải Dương

60

8

Các tỉnh khác

670

1.000

Cộng

3500
(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2011)


18

Dựa vào bảng thống kê trên có thể thấy diện tích cây cảnh tập trung lớn
nhất ở khu vực các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều đó
chứng tỏ rằng nhu cầu về cây cảnh ở các khu vực thành phố, thị xã là rất lớn.

Những năm gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,
ngành sản xuất cây cảnh cũng phát triển mạnh mẽ, đem lại cho người trồng
cây cảnh những nguồn lợi to lớn.
Cụ thể như: ở TP HCM, đến tháng 9/2013, diện tích trồng cây cảnh đã
đạt 1.322 ha, tăng gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước (591 ha). Theo Trung tâm
Khuyến nông TP HCM, đến hết năm nay, diện tích trồng cây cảnh ở TP này
sẽ đạt khoảng 1.400 ha, vượt 10% so với mục tiêu của thành phố là 1.200 ha
vào năm 2012. Diện tích trồng cây cảnh ở Lâm Đồng đến cuối năm 2012 đã
đạt khoảng 1.250 ha, sản lượng 950 triệu cây . Diện tích cây cảnh ở Đồng
Tháp đến 2013 là 260 ha, tăng hơn 20 ha so với 2012…Doanh số kinh doanh
cây cảnh hàng năm của các địa phương này trung bình đạt 600-700 tỉ đồng
và có xu hướng ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, quy mô của nghề sản xuất cây cảnh ở Việt Nam còn manh
mún và nhỏ bé, nếu so với những cường quốc về cây cảnh trên thế giới. Ngay
cả với những nước ở gần ta như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…, nghề
trồng cây cảnh của nước ta cũng chưa thể so sánh được.


19

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIA
̣ BÀ N VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Phụng Công là một xã có diện tích thuộc loại trung bình nằm về phía
Tây Bắc của huyện Văn Giang – Hưng Yên, cách trung tâm huyện khoảng
2km về phía Đông. Xã có vị trí giáp ranh như sau:



Phía Bắc giáp các xã Xuân Quan và Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên.



Phía Đông giáp xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.



Phía Nam giáp thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
và xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội..



Phía Tây giáp xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Với vị trí địa lý trên, Xã Phụng Công có một lợi thế rất lớn trong giao lưu
buôn bán, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã, tỉnh và thành phố.
- Khí hậu thời tiết
Phụng Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được
chia thành hai mùa: mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình từ 230C – 320C; mùa khô thời tiết lạnh, khô hanh kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 10 0C – 190C. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1400 mm, độ ẩm tủng bình hàng năm là
85%.


20


Với kiểu khí hậu như trên đã tạo cho Phụng Công những điều kiện
thuận lợi nhất định để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại
cây trồng cho các mùa khác nhau. Đồng thời cũng phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có những năm do bão
lụt, mưa lớn gây úng lụt trong mùa mưa, nhiệt độ xuống thấp làm ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Đặc biệt là vào mùa khô, khi
sương muối xuất hiện làm cho cây trồng gần như ngừng phát triển, thậm chí
còn bị chết. Mặc dù Ủy ban nhân dân và người dân trong xã đã tìm rất nhiều
giải pháp để hạn chế rủi ro mang lại của thời tiết song thiệt hại mang lại vẫn
không nhỏ.
Ngoài các yếu tố thời tiết khí hậu, nguồn nước cũng ảnh hưởng rất lớn
đến cây trồng. Nguồn nước chính cung cấp cho cây trồng của xã được lấy từ
sông Hồng thông qua hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải và hệ thống
các trạm bơm, cùng với hệ thống kênh mương nội đồng, các ao hồ chứa nước
hiện có của xã.
- Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai là tài nguyên quý giá, là môi trường sống của các loài sinh vật
cũng như cây trồng, nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển và nâng đỡ giúp cây đứng vững. Đồng thời nó cũng là địa bàn
phân bố các khu dân cư, khu công nghiệp, các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội,
an ninh quốc phòng...
Đất đai của xã Phụng Công có nguồn gốc từ phù sa châu thổ sông
Hồng, được chia làm hai loại: loại được bồi đắp hàng năm (vùng đất màu ở
bãi), loại không được bồi đắp hàng năm (vùng đất trong đồng). Có nguồn gốc
từ phù sa bồi đắp nên đất đai của xã rất giầu chất dinh dưỡng, là loại đất trung
tính, ít chua, tơi xốp, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là điều kiện thuận
lợi cho địa phương phát triển một nền nông nghiệp đa dang.



21

Địa hình đồng ruộng của xã tương đối bằng phẳng: Vùng trong đồng đa
số là chân vàn và vàn thấp, thích hợp với việc trồng lúa. Cây cảnh.cũng được
trồng nhiều trong đồng, nó ưa với chất đất trong đồng hơn và đặc biệt là gần
khu dân cư để tiện cho việc trông nom, chăm sóc. Vùng ngoài bãi trước kia
chủ yếu để trồng màu nhưng ngày nay, thấy được thu nhập đem lại của cây
cảnh, đặc biệt những cây công trình vừa không tốn công chăm sóc nhiều mà
lại rất phù hợp với đặc điểm đất đai ngoài bãi, nên dần dần diện tích đất trồng
màu càng thu hẹp, thay vào đó là cây cảnh, cây công trình. Tình hình sử dụng
đất đai của xã được thể hiện qua bảng 3.2:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 488,8 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 74,71% tương đương với 365,18 ha (năm 2013), bình quân mỗi
năm giảm 0,02% do đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển sang
đất ở. Trong đất nông nghiệp thì:
Đất dành cho trồng trọt chiếm phần lớn 87,49% tương đương với
319,51ha (năm 2013). Đất trồng lúa chiếm 2,01% tương đương với 6,2 ha, do
hiệu quả trồng lúa không cao nên diện tích trồng lúa liên tục giảm. Trong
khoảng 2012-2013 diện tích lúa giảm là 1,3 ha, diện tích này được chuyển
sang trồng cây cảnh và nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Diện tích đất trồng cây cảnh thì không ngừng tăng qua các năm. Năm
2011 là 264,88 ha. Năm 2012 là 267,56 ha, tăng 1,01% so với năm 2011
(tương đương với 2,68 ha). Năm 2013 là 280,46 ha, tăng 4,82% so với năm
2012 (tương đương với 12,9 ha). Bình quân mỗi năm tăng 2,9%. Điều này
phản ánh đúng việc sử dụng đất đai dựa theo hiệu quả kinh tế đem lại. Hiệu
quả sử dụng đất đem lại từ trồng cây cảnh cao hơn hẳn so với trồng lúa và
một số cây hàng năm khác tại địa phương, do đó diện tích cây cảnh liên tục
tăng lên, đồng thời diện tích các cây trồng khác lại có xu hướng giảm đi.



×