Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Một số giải pháp phát triển sinh kế nhằm ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất tại dự án lọc hóa dầu nghi sơn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN NHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ NHẰM ỔN ĐỊNH ĐỜI
SỐNG CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU
NGHI SƠN, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN NHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ NHẰM ỔN ĐỊNH ĐỜI
SỐNG CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU
NGHI SƠN, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU TIẾN QUANG

Hà Nội, năm 2014


iii
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Phạm Văn Nhiệm


iv
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy
cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa
phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Chu Tiến Quang đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Ban Giám
hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam;
Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Lao độngThương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Phòng TC-KH, Ban
GPMB hỗ trợ và TĐC huyện Tĩnh Gia; Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn; Ban quản
lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, Các Tổ công
tác, các Nhóm công tác (được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh, Ban quản lý
Khu kinh tế Nghi Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia), các Tổ chức tư vấn nước ngoài do
Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn hợp đồng tư vấn, UBND các xã Hải Yến, Tĩnh
Hải, Mai Lâm, Nguyên Bình và cán bộ, nhân dân các xã trên địa bàn huyện Tĩnh Gia
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Phạm Văn Nhiệm


v


vi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... iv
Mục lục................................................................................................................................. vi
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................... ix

Danh mục các bảng .............................................................................................................. x
Danh mục các hộp .............................................................................................................viii
Danh mục các hình .............................................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ CHO
NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ...................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................... 6
1.1.1. Những công trình khoa học liên quan ............................................................... 6
1.1.2. Nhận xét chung về các công trình đã tổng quan ............................................. 11
1.2 Cơ sở lý luận về sinh kế và phát triển sinh kế. ....................................................... 12
1.2.1 Khái niệm về sinh kế, phát triển sinh kế .......................................................... 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ gia đình bị thu hồi đất........................ 17
1.3. Kinh nghiệm phát triển sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất ở một số nước
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................... 19
1.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ............................................................ 19
1.3.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về phát triển sinh kế cho người
dân sau thu hồi đất nông nghiệp ................................................................................. 24
1.4. Nhận xét chung ........................................................................................................ 28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Tĩnh Gia ............................................... 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 33


vii
2.2. Khái quát tình hình thu hồi đất và các chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân bị
thu hồi đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia từ năm 2008 tới nay ..................................... 39
2.2.1. Tình hình thu hồi đất và lao động bị thu hồi đất tại huyện Tĩnh Gia............. 39
2.2.2. Một số chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi đất...39
2.2.3. Tóm tắt quá trình triển khai Dự án lọc hóa dầu Nghi sơn. ............................ 43

2.2.4. Vị trí, gianh giới, quy mô các hạng mục thuộc DA lọc hóa dầu Nghi Sơn. . 44
2.2.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. ..................... 45
2.2.6. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................5445
2.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 54
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. ............................................................ 54
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 63
3.1. Khái quát về cuộc điều tra thực trạng sinh kế người dân bị thu hồi đất để triển
khai dự án LHDNS nhằm xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển sinh kế cho người
dân bị thu hồi đất............................................................................................................. 55
3.1.1. Căn cứ triển khai điều tra sinh kế người dân bị thu hồi đất. .......................... 55
3.1.2. Mục đích của điều tra sinh kế người dân bị thu hồi đất ................................ 56
3.1.3. Các bước tiến hành điều tra. ............................................................................. 57
3.2. Kết quả điều tra sinh kế của người dân bị thu hồi đất. .......................................... 63
3.2.1 Những vấn đề chung ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về đặc điểm nhân khẩu của các hộ bị thu hồi đấtError! Bookmark not defined.
3.2.3. Học vấn và trình độ chuyên môn của người bị thu hồi đất. ........................... 66
3.3. Các nguồn thu nhập tạo ra sinh kế của hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất. .... 74
3.3.1. Các nguồn thu nhập chính ................................................................................ 74
3.3.2. Các nguồn thu bổ sung (thu nhập phụ)............................................................ 75
3.3.3. Đánh giá chung về sinh kế của các nhóm hộ. ................................................. 76
3.4. Phân tích ảnh hưởng của nguồn lực tới PHPTSK của người dân bị thu hồi đất . 77
3.4.1. Ảnh hưởng của nguồn vốn nhân lực (con người) và hình thức việc làm...... 77
3.4.2. Ảnh hưởng của nguồn lực xã hội (nguồn vốn XH) ....................................... 80


viii
3.4.3. Ảnh hưởng của nguồn lực tự nhiên ................................................................ 81
3.4.4. Ảnh hưởng của nguồn lực vật chất . ................................................................ 83
3.4.5. Ảnh hưởng của nguồn tài chính . ..................................................................... 84

3.5. Đề xuất định hướng và các giải pháp phục hồi, phát triển sinh kế cho người dân
bị thu hồi đất tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn:.............................................................. 86
3.5.1. Thuận lợi, khó khăn trong phục hồi, phát triển sinh kế của hộ dân. .............. 86
3.5.2. Đối với các nhóm1 đã di chuyển giai đoạn 1, nhóm 2 và nhóm 3 ................ 90
3.5.3. Các giải pháp phục hồi, phát triển sinh kế cho các nhóm hộ dân ................. 91
3.5.4. Các giải pháp phát triển sinh kế cộng đồng .................................................. 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

BQLKKTNS

Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn



Cao đẳng

ĐH

Đại học

DN


Doanh nghiệp



Gia đình

GĐ 1

Giai đoạn 1

GĐ 2

Giai đoạn 2

GPMB-TĐC

Giải phóng mặt bằng tái định cư

KH PH PTSK

Kế hoạch phục hồi, phát triển sinh kế

KH PTSK

Kế hoạch phục hồi sinh kế.

KKT

Khu kinh tế


KKT NS

Khu kinh tế Nghi Sơn

KTĐC

Khu tái định cư

KTĐC

Khu tái định cư

KTĐC NB

Khu tái định cư Nguyên Bình



Lao động

LHD NS

Lọc hóa dầu Nghi Sơn

NN

Nông nghiệp

TĐC


Tái định cư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã Hội

HDU

Cục phát triển nhà

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TLTK

Tài liệu tham khảo


x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

TT

Trang

2.1

Diện tích đất theo thổ nhưỡng của huyện Tĩnh Gia

31

2.2

Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Tĩnh Gia năm 2013

35

2.3

Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện TG trong giai đoạn

39

2008-2013

3.1

Đặc điểm dân cư của các hộ bị thu hồi đất đã điều tra.


64

3.2

Trình độ học vấn của người dân bị thu hồi đất theo nhóm di

66

chuyển tái định cư

3.3

Kỹ năng, trình độ chuyên môn của người bị thu hồi đất theo độ
tuổilao động

Error!
Bookmark
not
defined.

3.4

Việc làm sau thu hồi đất của lao động từ 18 tuổi trở lên ở các

68

nhóm

3.5


Nguồn thu nhập của các hộ bị thu hồi đất

70

3.6

Mức thu nhập trung bình của các hộ bị thu hồi đất.

70

3.7

Thu – Chi của hộ bị thu hồi đất

71

3.8

Tỷ lệ hộ bị thu hồi đất là thành viên của các Tổ chức xã hội hoặc

73

đoàn thể

3.9

Thay đổi sinh kế nông nghiệp của hộ dân bị thu hồi đất

3.10 Tỷ lệ các nguồn thu bổ sung
3.11


Cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phương sau khi

75
76
83

có KKT

3.12 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
3.13

Các loại hình hỗ trợ theo mong muốn của hộ nhằm phục hồi,

86
89

phát triển thu nhập

3.14 Mong muốn của người bị thu hồi đất về đào tạo nghề

90

3.15 Kế hoạch tuyển dụng của các DN trong Khu kinh tế Nghi Sơn

98


xi


3.16

Số hộ bị thu hồi đất thuộc các nhóm muốn tiếp tục sản

101

xuất nông nghiệp
DANH MỤC CÁC HỘP
Tên hộp

TT

Trang

3.1

Ảnh hưởng của chủ hộ gia đình tới sinh kế

78

3.2

Ảnh hưởng của số lượng, chất lượng LĐ tới sinh kế gia đình.

78

3.3

Ảnh hưởng của hình thức việc làm và nghề nghiệp tới sinh kế của hộ


80

3.4

Người dân cần có Tổ chức Đoàn thể để phục hồi, phát triển sinh kế

81

3.5

Người dân Hải Yến đi TĐC tại xã Nguyên Bình cần đất sản xuất để

82

phục hồi sinh kế

3.6

Ý kiến hộ dân bị thu hồi đất về tiền bồi thường

85


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang


1.1

Khung sinh kế của hộ gia đình sau thu hồi đất

15

1.2

Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh kế của hộ gia đình

17

2.1

Bản đồ tổng quan các khu vực ảnh hưởng bởi dự án

45

3.1

Trình độ học vấn tổng quan của người bị thu hồi đất

66

3.2

Bản đồ vị trí đất phát triển dịch vụ kinh doanh tại huyện Tĩnh Gia

92


3.3

Hình thành mối quan hệ Cung – Cầu về việc làm tại KKTNS

94

3.4

Minh họa các biện pháp canh tác trên diện tích nhỏ hẹp, hay còn gọi là

105

“vườn trong phố” và trồng rau bằng biện pháp thủy canh (chỉ dùng
nước, không dùng đất)

3.5

Đất công tại thôn Trung Sơn, xã Tĩnh Hải

106

3.6

Đất công tại thôn Bắc Yến, xã Hải Yến ở khu BEJK

106


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 45.733,61 ha, dân số 227.777 người; cách
thủ đô Hà Nội 180 km và Thành Phố Thanh Hóa 45 km về phía Nam; có vị trí địa lý
thuận lợi, tuyến đường sắt Bắc - Nam ở phía Tây, đường Quốc lộ 1A chạy qua trung
tâm huyện, Cảng Nghi Sơn ở phía Đông tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng,
huyện Tĩnh Gia là đầu mối giao thương với tất cả các tỉnh trong nước, cầu nối quan
trọng giữa Bắc Bộ với Trung Bộ, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Khu kinh tế Nghi Sơn đóng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, được thành lập theo
Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; có
tổng diện tích 18.611,8ha, trên phạm vi 12 xã: Hải Bình, Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải
Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm,
Tân Trường thuộc huyện Tĩnh Gia. Được xây dựng với mục tiêu phát triển thành Khu
kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công
nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ
khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu... gắn với việc xây dựng
và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất
khẩu; mở rộng thị trường khu vực và thế giới.
Sau hơn 7 năm thành lập, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 82 dự án đầu
tư (gồm có 8 dự án đầu tư nước ngoài và 74 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn
đăng ký đầu tư là 16,5 tỷ USD, trong đó có 35 dự án đã đi vào hoạt đông, đặc biệt là dự
án lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư trên 9 tỷ USD là một trong những dự án đầu tư
nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam được khởi công xây dựng nhà máy từ ngày
23/10/2013 đã và đang góp phần thúc đẩy Khu kinh tế Nghi Sơn nhanh chóng phát
triển trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Nhà máy liên hợp Lọc hóa dầu
Nghi Sơn có sông suất 200 nghìn thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm;
sẽ cung cấp các sản phẩm lọc, hóa dầu đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam
trong thời gian tới. Dự án có tổng mức đầu tư 9 tỉ USD, gồm có 3 cổ đông chính: Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam (25,1%); Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI/KPE) 35,1%;


2
Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1%. Các cổ đông chính sẽ đóng góp số
vốn khoảng 4 tỉ USD, 5 tỉ USD còn lại sẽ ký với các liên doanh, ngân hàng, tổ chức tài
chính quốc tế. Dự án sẽ là điểm thu hút đầu tư quốc tế đến với tỉnh Thanh Hóa và Việt
Nam. Tiến độ dự án, dự kiến xây dựng trong vòng 4 năm từ năm 2013 đến năm 2007,
đầu năm 2018 nhà máy sẽ đi vào vận hành và sản xuất.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có phạm vi thu hồi đất thuộc địa bàn 4 xã của
huyện Tĩnh Gia, gồm: Hải Yến, Mai Lâm, Tĩnh Hải và xã Nguyên Bình, trong đó mặt
bằng để xây dựng nhà máy lọc hóa dầu nằm trên địa bàn 3 xã là: Hải Yến, Mai Lâm,
Tĩnh Hải, còn đất thu hồi của xã Nguyên Bình được giành vào việc xây dựng khu tái
định cư cho người dân bị thu hồi cả đất sản xuất và đất ở 3xã Hải Yến, Mai Lâm và
Tĩnh Hải.
Tổng diện tích đất phải thu hồi ở 4 xã trên để triển khai dự án và tái định cư là
1.685,8ha, trong đó có 772,8ha đất liền và 913 ha mặt nước biển. Tổng số hộ dân bị thu
hồi đất là 5.122 hộ, chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: bao gồm 1.662 hộ bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất và đất ở tại xã Hải
Yến, phải di dời đến nơi ở mới. Việc di chuyển theo 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: bao gồm 462 hộ gia đình bị thu hồi đất ở, đất sản xuất nông
nghiệp để xây dựng các hạng mục chính của nhà máy có tên gọi là Khu A,B,E,J (trong
đó: Khu A là mặt bằng xây dựng khu điều hành Ban quản lý, Khu B là mặt bằng nhà
máy chính, Khu E là khu đường ống xuất nhập sản phẩm, khu J là Khu mặt bằng cảng).
Thời gian thực thực hiện từ tháng 1/2008 hoàn thành năm 2012. Mặt bằng đã được giải
phóng vào giữa năm 2012. Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 462 hộ dân bị thu
hồi đất được thực hiện theo chính sách hiện hành của Chính phủ Việt Nam và Quyết
định của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Giai đoạn 2: bao gồm 1239 hộ bị thu hồi đất ở và đất sản xuất nông nghiệp để
mở rộng mặt bằng nhà máy lọc hóa dầu được gọi là Khu C. Thời gian thực hiện từ

tháng 1/2013 đến tháng 8 năm 2013 và hoàn thành di chuyển tái định cư trong năm
2014, bàn giao mặt bằng cho dự án vào tháng 3 năm 2015. Chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư đối với nhóm hộ này được thực hiện theo chính sách hiện hành của
Chính phủ Việt Nam, của UBND tỉnh Thanh Hóa, có tăng mức hỗ trợ và bổ sung các
chính sách như đã nói trên.


3
- Nhóm 2: bao gồm 2.700 hộ ở 2 xã Tĩnh Hải và xã Mai Lâm bị thu hồi từ 30%
đến 70% quỹ đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ, không bị thu hồi đất ở nên không
phải di dời.
- Nhóm 3: gồm 760 hộ ở xã Nguyên Bình, tỷ lệ đất sản xuất bị thu hồi chiếm
khoảng 30% quỹ đất của hộ để xây dựng khu tái định cư. Không thu hồi đất ở nên
không phải di dời.
- Chủ đầu tư của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (LHDNS) là Liên doanh 3 nước:
Việt Nam (Tập đoàn dầu khí VN), Nhật Bản và Cô-oét.
- Ngày 20/11/2013 UBND tỉnh ra QĐ số 4087/QĐ-UBND về “Việc phê duyệt
kế hoạch hành động di dân, tái định cư và giải phóng mặt bằng Dự án LHDNS”. Điều
1 quy định 14 nội dung phải thực hiện, thì Nội dung số 10 quy định về xây dựng kế
hoạch “Phục hồi, phát triển sinh kế cho người dân bị thu đất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi
Sơn” cho người dân bị thu hồi đất. Thực hiện Quyết định này, UBND huyện Tĩnh Gia
đã triển khai xây dựng kế hoạch phục hồi sinh kế cho người dân bị thu hồi đất với mục
đích là hỗ trợ thỏa đáng cho người dân để đảm bảo phục hồi sản xuất, đời sống, cải
thiện chất lượng cuộc sống cao hơn so với trước thu hồi.
Đến nay, Dự thảo “Kế hoạch phục hồi, phát triển sinh kế cho người dân bị thu
đất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn” đã hoàn thành bước 1 và đã lấy ý kiến của các sở,
ban, ngành cấp tỉnh để hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt. Kế hoạch là căn cứ để
triển khai các giải pháp về việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thu hồi đất và
phải di chuyển ở cả 2 giai đoạn.
Tuy nhiên, việc phê duyệt Kế hoạch này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

về nguồn kinh phí và các giải pháp khả thi trong việc triển khai hỗ trợ người dân tiếp
cận việc làm, phát triển sinh kế, từ đó đang tạo ra bức xúc trong người dân bị thu hồi
đất và áp lực lớn đối chính quyền địa phương (UBND huyện Tĩnh Gia).
Thực tiễn đang đòi hỏi phải có nghiên cứu đầy đủ hơn các khả năng về việc làm,
sinh kế mới ở từng nhóm hộ dân bị thu hồi đất để đưa ra được các giải pháp khả thi,
thỏa đáng, được đa số người dân bị thu hồi đất chấp nhận và thực hiện.
Với tư cách là Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia và được phân công làm Tổ
trưởng tổ công tác xây dựng kế hoạch trên1, tôi chọn chủ đề “Một số giải pháp phát
Theo Quyết định số 545/ 2013/QĐ-UBND ngày 6/5/2013 của Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia về thành
lập “Tổ công tác xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển sinh kế cho người dân bị thu hồi đất tại Dự án
LHDNS”
1


4
triển sinh kế nhằm ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất tại dự án lọc hóa dầu
Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa” để làm luận văn tốt nghiệp cao học (thạc
sĩ) chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, đồng thời nhằm góp phần đưa ra các giải pháp
cho Kế hoạch phục hồi sinh kế dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm ổn định đời sống cho
người dân bị thu hồi đất, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tĩnh Gia lần thứ 24 và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
lần thứ 17 đồng thời đáp ứng yêu cầu có tính bắt buộc của Bên cho vay vốn triển khai
dự án là Tập đoàn tài chính Quốc tế.
Việc thực hiện luận văn sẽ giúp tôi nâng cao trình độ chuyên môn trong chỉ đạo
việc thực hiện các giải pháp phát triển sinh kế nhằm ổn định đời sống cho người dân bị
thu hồi đất, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó;
Thông qua nghiên cứu luận văn tôi có dịp để điều tra, điều tra thực tế, phân tích,
đánh giá những vấn đề đang nảy sinh, những khả năng phục hồi, phát triển sinh kế cho
trong sinh kế người dân sau thu hồi đất để có các kiến nghị hữu ích đối với địa phương
trong quá trình thu hồi đất của người dân thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sinh kế
nhằm ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn,
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Luận giải cơ sở lý luận thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế cho người
dân bị thu hồi đất;
+ Đánh giá thực trạng sinh kế và các khả năng phát triển sinh kế của người dân
bị thu hồi đất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển sinh kế của người dân nhằm ổn định đời
sống cho người dân bị thu hồi đất phục vụ dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tại huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các giải pháp phát triển sinh kế cho người dân bị thu hồi đất tại dự án lọc hóa
dầu Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa;


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Bao gồm các giải pháp trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ hộ
dân bị thu hồi đất (cho việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, xây dựng khu tái định cư
và các công trình phụ trợ) để phục hồi, phát triển sinh kế, cụ thể gồm:
+ Các giải pháp hướng dẫn người dân bị thu hồi đất trong sản xuất nông nghiệp;
kinh doanh nhỏ trong lĩnh vực phi nông nghiệp; hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ đào tạo nghề và
tìm kiếm việc làm; tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm…
+ Các giải pháp hướng dẫn sử dụng hiệu quả tiền bồi thường, tiền hỗ trợ và
nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng cho hộ tái định cư nhằm ổn định đời sống.
- Phạm vi về không gian:

Địa bàn 4 xã đã thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2008 đến hết năm 2014.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luâ ̣n, thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế của người dân bị thu hồi
đất;
4.2. Thực tra ̣ng sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng tới phục hồi, phát triển sinh kế của
người dân bị thu hồi đất tại Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn từ năm 2008 đến nay; những
hạn chế và bất cập;
4.3. Đề xuấ t các giải pháp phát triển sinh kế nhằm ổn định đời sống cho người dân sau
khi bị thu hồi đất trong những năm tiếp theo.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ CHO
NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, Học viên đã khảo cứu một số công trình
khoa học liên quan đến nội dung của luận văn. Cụ thể như sau:
1.1.1. Những công trình khoa học liên quan
i). Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài về: “Giải pháp đảm bảo sinh kế bền
vững cho các hộ dân tái định cư ở quận Cẩm lệ, Thành phố Đà Nẵng”. Trong luận văn
này, tác giả đã đưa ra khái niệm sinh kế như sau: “Sinh kế” là một khái niệm rộng bao
gồm các phương tiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình,
hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để
đáp ứng nhu cầu của họ. Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có
được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực mà con
người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (5)
vốn tài chính; (6) Vốn xã hội2 [5].

Luận văn trên đã gợi mở rằng, sinh kế bao gồm nhiều phương tiện khác nhau có
ý nghĩa tạo ra cuộc sống, thu nhập và hưởng lợi của 1 cá nhân, 1 hộ gia đình hoặc 1
cộng đồng từ các nguồn lực mà các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng có được. Sinh
kế là cách mà cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thực hiện trong thực tế để tạo ra của
cải vật chất phục vụ nhằm phục vụ mục tiêu duy trì và phát triển đời sống vật chất, tinh
thần theo mong muốn của họ
ii). Bài viết của Nguyễn Văn Sửu về “ Khung sinh kế bền vững: một cách phân
tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”. Bài viết đã đề cập các nội dung chính về:
Các khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững, tiếp cận sinh kế và sinh kế bền vững, các
nội dung chính của khung sinh kế và vai trò của các loại vốn đảm bảo cho sự vận hành
2

Nguồn: />
quan-cam-le-thanh-pho-da-nang-51518/.


7
của khung sinh kế. Với các nội dung này, bài viết đã phác họa những vấn đề cụ thể
mang tính lý luận như sau:
- Khái niệm “Sinh kế” (livelihood) bao gồm: thứ nhất là các tài sản (bao gồm cả
các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”; thứ hai hai
là khái niê ̣m “vố n” (capital). Sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu
và tiếp cận các loại vốn, hay tài sản vốn;
- Khung phân tích sinh kế bền vững cho rằng con người sử dụng các loại vốn
mình có để kiếm sống. Con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để
đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: vốn vật chất (physical capital), vốn
tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital)
và vốn tự nhiên (natural capital). Đây là những loại vố n mang ý nghiã của cả đầu vào
và đầu ra.
- Khung sinh kế bền vững bao gồm các nội dung chính như: (1). Các ưu tiên mà

con người có thể nhận biết được; (2). Các chiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các
ưu tiên đó; (3). Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đế n sự tiếp cận của họ
đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; (4). Cách tiếp cận và
khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mà họ có; (5). Bối cảnh sống của con người,
bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ
- Khung phân tích sinh kế bền vững hàm chứa cả điểm mạnh và yếu. Trong đó,
điể m ma ̣nh được Caronline Moser khái quát thành ba điểm chính, đó là: (1). Con người
làm trung tâm; (2). Cho phép bàn đến tấ t cả các vấn đề chính sách liên quan đến người
nghèo và các vấn đề về tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ tài chính, thị trường;
(3). Không hàm ý cư dân nông thôn chỉ là nông dân, mà bao gồm các loại lớp người
khác với các nguồn thu nhập khác nhau.
Một số hạn chế trong khung phân tích này là là: (1). Việc khung phân tích đề
cập và nhấn mạnh tính đa lĩnh vực của sinh kế đã làm cho việc áp dụng trở nên khó
khăn hơn; (2). Chưa chú ý đúng mức đến các mối quan hệ về giới tính, chính trị, thị
trường…; và (3). Khung phân tích chưa giải thích mô ̣t cách hiê ̣u quả sự kết nối giữa vi
mô và vĩ mô, hoặc ở cấp độ vĩ mô thì con người sử dụng các loại vốn để kiếm sống và
thoát nghèo như thế nào.


8
Ngoài ra, báo cáo còn đề cập đến vai trò của các loa ̣i vố n như: vố n con người;
vố n tự nhiên; vố n tài chiń h; vốn công nghê ̣; và vốn xã hội đối với sinh kế của hộ nông
dân và đối với giảm nghèo ở nông thôn3
Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng bài viết đã gợi mở cách nhìn về bản chất và
nội dung của phạm trù sinh kế và sinh kế bền vững, đồng thời gợi mở các điều kiện và
nhân tố ảnh hưởng tới sinh kế và phát triển sinh kế của hộ gia đình, từ đó giúp cho học
viên tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sinh kế của hộ nông dân sau trong hoạt động sản
xuất, đời sống của họ sau thu hồi đất trong luận văn này [17].
iii). Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài về “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông
dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ

- thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình” với mục tiêu: Nghiên cứu sinh kế của hộ nông
dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số
giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình. Luận văn đã hoàn thành và đạt được các kết quả sau:
- Luận giải cơ sở lý luận về sinh kế, nội dung của sinh kế, phát triển sinh kế,
khung sinh kế và các nguồn vốn của sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế, vấn
đề sinh kế hộ nông dân và thay đổi sinh kế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới và
Việt Nam ; Chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết
việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ quá
trình CNH – HĐH ở Việt Nam, Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc
làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam;
- Đã đánh giá thực trạng sinh kế của hộ dân xã Đông Mỹ sau khi bị thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp để xây dựng KCN, sự dịch chuyển các nguồn lực (tài chính, đất đai,
lao động) và việc làm của hộ nông dân sau thu hồi đất, đánh giá các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp để xây dựng KCN đưa tới kết quả sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất ở xã
Đông Mỹ;
- Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng, luận văn đã đưa ra các giải
pháp về: Phát triển kinh tế tại xã bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp; Giải pháp về
3

Nguồn: />
toan-dien-ve-phat-trien-va-giam-ngheo.html


9
nguồn lực tự nhiên; Giải pháp về nguồn lực con người; Giải pháp về nguồn lực tài
chính; Giải pháp về nguồn lực vật chất; Giải pháp về nguồn lực xã hội; Giải pháp cho
nhóm hộ mất nhiều đất; Giải pháp cho nhóm hộ mất ít đất sản xuất;
Luận văn này có định hướng nghiên cứu tương tự với luận văn mà Học viên
đang thực hiện, do vậy đã giúp đỡ học viên hiểu sâu hơn và nhiều hơn về cách tiếp cận,

phương pháp nghiên cứu về sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất ở khu kinh tế Nghi
Sơn trong luận văn này [10].
iv). Bản lược dịch và tóm tắt của Tú Anh và CORENARM về “Khung phân tích
sinh kế bền vững” do Tổ chức IFAT chỉnh sửa lại khung phân tích sinh kế của người
nghèo do Bộ phát triển quốc tế của Anh (DFID) đề xuất đã thể hiện một số nội dung
chính sau:
- Sắp xếp lại các nội dung chính của khung sinh kế bền vững nhằm tạo ra sự tuần
tự và liên kết giữa các yếu tố trong khung sinh kế được rõ ràng hơn, thể hiện được tầm
quan trọng cũng như mức độ tác động khác nhau của các yếu tố.
- Đặt người nghèo làm trung tâm của khung sinh kế. Khung sinh kế mới cố
gắng giải quyết điều này bằng việc đặt người nghèo làm trung tâm của sơ đồ và sắp xếp
các yếu tố khác trong khuôn khổ mối quan hệ với họ.
- Nhấn mạnh yếu tố đời sống tinh thần trong khung sinh kế. Trong quá trình tiếp
xúc và nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng các nguồn vốn sinh kế không chỉ là những
yếu tố nhìn thấy được mà còn chịu tác động nhiều bởi đời sống tinh thần của người
dân. Điều này mang tầm quan trọng thiết yếu và ảnh hưởng tới mong muốn và hành
động của họ như một thứ tài sản về “tôn giáo” hay “tinh thần”. Các yếu tố như giới
tính, tuổi tác, đẳng cấp, trình độ, dân tộc, tôn giáo được đặt cạnh người nghèo như là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người nghèo như các yếu tố khác
trong khung sinh kế.
- Kết hợp nguồn vốn cá nhân. Yếu tố “cá nhân” được bổ sung vào nguồn vốn
sinh kế của người nghèo trong khung sinh kế bền vững. Điều này cho thấy rằng đây là
một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn sinh kế của cá nhân và gia đình. Nó
được thiết kế nhằm nhấn mạnh nội lực của người dân thúc đẩy đến những hành động
và sự thay đổi sinh kế.
- Các yếu tố như chính sách, thể chế, văn hóa, thị trường. Các yếu tố này được
đưa vào khung với vai trò tác động qua lại với người nghèo và các nguồn vốn sinh kế


10

của họ. Theo đó, đã phân biệt giữa "những người có thẩm quyền", "các nhà cung cấp
dịch vụ" và "những người sử dụng dịch vụ". Đồng thời xem xét các mối quan hệ nayt
sinh giữa các nhóm dân cư khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng đến các mối quan hệ
này, từ đó giúp hiểu rõ những phức tạp xung quanh các chính sách và các tổ chức và
nhận ra cách "xác định sinh kế". Mô hình sinh kế này tập trung vào vai trò tổ chức, và
các mối quan hệ giữa các tổ chức khác nhau và người nghèo. Trong mô hình, thị
trường được đề cập một cách rõ ràng và thể hiện khả năng người nghèo có thể chuyển
đổi các nguồn lực mà họ định bỏ vào các tài sản sinh kế. Sự tham gia cụ thể của các thị
trường được xem như nhân tố chủ chốt có ảnh hưởng quan trọng tới sinh kế của người
nghèo vì chúng có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các cơ hội
cho các chiến lược sinh kế mà người nghèo có thể tạo ra, và mức độ mà họ có thể thực
hiện nguyện vọng. Văn hóa cũng là một yếu tố được nhấn mạnh trong mô hình. Văn
hóa bao gồm một loạt các "quy tắc của trò chơi", chuẩn mực xã hội và văn hóa có khả
năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến người nghèo và cuộc sống của họ. Tất cả các ảnh hưởng
này có thể gây khó khăn cho người nghèo trong các hoạt động sinh kế, nhưng chúng
không bất biến mà phải được thay thế.
Khung phân tích sinh kế bền vững do IFAD hoàn thiện đã bao gồm đầy đủ các
yếu tố ảnh hưởng và thể hiện các mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này và lấy
người nghèo làm trung tâm. Đây được xem như một mô hình chuẩn để tham khảo
trong phân tích sinh kế của người dân nói chung và người nghèo nói riêng ở Việt Nam
[11].
v). Luận văn tốt nghiệp cao học của Tạ Mạnh Hùng về “Nghiên cứu các giải
pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Quận Hà Đông" hoàn
thành năm 2013 tuy không đề cập đến vấn đề sinh kế của người dân bị thu hồi đất ở
Quận Hà Đông-Hà Nội, nhưng cũng đã luận giải khá rõ những vấn đề liên quan tới
việc làm và tạo việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, là một trong
các điều kiện quan trọng nhất để phục hồi và phát triển sinh kế cho người dân sau thu
hồi đất. Khi người dân sau thu hồi đất có việc làm đầy đủ, thường xuyên thì họ sẽ có
thu nhập ổn định và đảm bảo đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, từ đó đảm bảo được sinh kế
gia đình.

Luận văn đã luận giải các vấn đề lý luận về: việc làm, tạo việc làm, đặc điểm
của người dân bị thu hồi đất, các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận việc làm của họ. Trên


11
cơ sở đó đã đánh giá thực trạng việc làm, thu nhập của người dân sau thu hồi đất ở
quận Hà Đông và đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi để tạo việc làm cho người dân
bị thu hồi đất bao gồm: xây dựng chính sách hỗ trợ dài hạn đảm bảo việc làm, sinh kế
cho lao động bị thu hồi đất thay thế cho chính sách hỗ trợ một lần; xây dựng và ban
hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộ gia đình bị thu
hồi toàn bộ đất nông nghiệp (hoặc diện tích đất nông nghiệp còn lại quá nhỏ bé); xây
dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí đối với người bị
thu hồi đất nông nghiệp; đa dạng hoá các phương án bồi thường, hỗ trợ; Xây dựng,
triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề để thu hút lao động
tại chỗ, đặc biệt là lao động không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp; tăng cường
công tác khuyến nông theo hướng sử dụng ít đất nông nghiệp và sử dụng nhiều lao
động; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...
Mặc dù điều kiện của quận Hà Đông khác nhiều so với điều kiện của khu kinh
tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhưng các giải pháp mà Luận văn này
đề cập đã gợi mở cho Học viên về các giải pháp thiết thực tạo việc làm cho người dân
bị thu hồi đất ở khu kinh tế Nghi sơn để họ có thể tạo ra các nguồn thu nhập đa dạng, từ
đó giải quyết có hiệu quả sinh kế đối với từng hộ gia đình bị thu hồi đất tại đây [12].
1.1.2. Nhận xét chung về các công trình đã tổng quan
Luận văn đã tổng quan 5 công trình khoa học có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến các câu hỏi và vấn đề đặt ra của luận văn. Các công trình này đã đề cập các nội
dung về lý luận và thực tiễn của phạm trù “sinh kế”; những vấn đề về thu hồi đất, sinh
kế của người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam trong những năm vừa qua và các giải pháp
tạo việc làm, sinh kế cho người dân bị thu hồi đất.
Một số công trình đã trực tiếp đề cập đến vấn đề việc làm, thu nhập và các hinh
thức sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất ở và đất sản xuất nông nghiệp (tư liệu

sản xuất chủ yếu tạo ra sinh kế cho người dân trước khi bị thu hồi đất) đã gợi mở cho
Học viên về phương pháp nghiên cứu, về cách phân tích vấn đề nghiên cứu và các loại
giải pháp cần đề cập để giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Học viên đã kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình này để giải quyết các
vấn đề đặt ra cho luận văn của mình về “Một số giải pháp phát triển sinh kế nhằm ổn
định đời sống cho người dân bị thu hồi đất tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa’’.


12
1.2 Cơ sở lý luận về sinh kế và phát triển sinh kế.
1.2.1 Khái niệm về sinh kế, phát triển sinh kế
1.2.1.1 Khái niệm về sinh kế.
- Phạm trù “sinh kế” là cách tiếp cận mới trong lý luận về phát triển nông thôn
với ý nghĩa nói về các cách thức và giải pháp tạo ra đời sống vật chất, tinh thần của hộ
gia đình trong nông thôn, trong một giai đoạn cụ thể của phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Theo đó, Sinh kế bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
cùng tạo ra thu nhập và sản phẩm phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của người dân
nông thôn theo hướng bền vững và hiệu quả. Người đầu tiên đưa ra khái niệm “sinh
kế” đó là Robert Chambers vào những năm 1980, sau đó được phát triển, hoàn thiện
hơn bởi Conway và những người khác vào đầu những năm 1990, từ đó một số cơ quan
phát triển quốc tế đã tiếp nhận và cố gắng đưa vào ứng dụng trong thực tế.
Khái niệm này đã được phát triển, hoàn thiện và sử dụng phổ biến ở các nước
trên thế giới. Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID) đã đưa ra tài liệu về “Những chính
sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Tài liệu này đã
thực hiện một trong ba mục tiêu cơ bản của Sách Trắng năm 1997 là xoá đói giảm
nghèo. Theo DFID thì, “Sinh kế là tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có
được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ trong cuộc sống”. Theo đó,
sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu về kinh

tế, đời sống dựa trên những nguồn lực sẵn có như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao
động, trình độ khoa học công nghệ…Sinh kế là cách tư duy về mục tiêu, giải pháp và
những công cụ được sử dụng để tạo ra các nguồn lợi phục vụ cho đời sống của người
dân, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy làm giàu. Đây là cách tiếp cận sâu rộng với mục
đích tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó tập trung vào một số yếu tố
chính như: phát triển kinh tế, an ninh lương thực….phù hợp với người nghèo để giúp
xác lập các giải pháp tốt hơn cho những hoạt động xoá nghèo.
- “Sinh kế” là khái niệm rộng, ngụ ý về các phương tiện phục vụ cho sinh tồn của
con người. Các phương tiện sinh kế có thể bao gồm: tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn
hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội có được để tạo ra thu nhập hoặc
được sử dụng để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của họ. Nói cách khác, “Sinh


13
kế” là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với
những hoạt động mà họ thực thi nhằm để “tạo ra phương tiện sinh sống” hay để đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ về vật chất, tinh thần trong cuộc sống. Các
nguồn lực mà con người có được để tạo ra sinh kế thường bao gồm: (1) Vốn con
người; (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (4) vốn tài chính; (5) Vốn xã hội4
- Sinh kế là các giải pháp giúp người dân đạt được khả năng sinh sống, phát triển
lâu dài nhờ bản thân họ tự xác lập các kế hoạch sản xuất và hoạt động kinh tế, không bị
lệ thuộc quá nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Khái niệm này dựa trên quan điểm thừa
nhận người dân có khả năng và có quyền tự quyết định đời sống của họ và có trách
nhiệm với nhau trong cộng đồng mà họ sinh sống. Cách tiếp cận sinh kế nhằm để xác
định và thiết kế các chương trình, dự án sản xuất, đời sống hiện tại và cung cấp thông
tin cho việc hoạch định chiến lược sử dụng các nguồn lực tại chỗ cho một sinh kế mới,
tốt hơn trong tương lai. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là khả năng
linh hoạt áp dụng với nhiều tình huống khác nhau.
- Chiến lược sinh kế của hộ gia đình là kết quả tìm kiếm cơ hội phát triển ở cấp
hộ, bao gồm những vấn đề như: đặc điểm thành viên trong gia đình; mối quan hệ và

tính gắn kết giữa các thành viên; cách thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực vật chất
và phi vật chất của hộ để duy trì cuộc sống của toàn bộ gia đình. Để duy trì cuộc sống
gia đình, mỗi hộ gia đình thường tự đưa ra chiến lược hay kế hoạch sinh kế khác nhau,
theo Seppala (1996) chiến lược sinh kế của hộ gia đình có thể chia làm 3 loại hình sau:
+ Chiến lược tích luỹ: thường là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng
và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ và giàu có;
+ Chiến lược tái sản xuất: thường là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo
thu nhập và an sinh;
+ Chiến lược tồn tại: là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập
chỉ để tồn tại mà không tích luỹ.
Các chiến lược sinh kế trên nếu được lựa chọn áp dụng phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng hộ gia đình nông thôn thì sẽ tạo ra sinh kế phù hợp và bền vững.
1.2.1.2. Khái niệm về phát triển sinh kế
4

Nguồn: />
quan-cam-le-thanh-pho-da-nang-51518/


×