Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TRUNG tâm CÔNG tác xã hội TRẺ EM phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.29 KB, 5 trang )

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TRẺ EM Phú yên
1. Quá trình thành lập
Từ nhận thức tầm quan trọng của chức năng Trung tâm công tác xã hội
trẻ em. Ngày 19 tháng 7 năm 2009 Phòng BVCSTE-BĐG xây dựng đề án
Thành lập Trung tâm công tác xã hội trẻ em trình Ban giám đốc xem xét
cho ý kiến.
Sau khi lãnh đạo sở chấp nhận phương án, kế hoạch của phòng trẻ em
xây dựng. Tháng 11 năm 2009 Sở LĐTB&XH làm tờ trình, trình sở Nội
Vụ, được sở Nội vụ chấp nhận và trình ra HĐND Tỉnh vào tháng 12 năm
2009 .Trong kỳ họp HĐND thảo luận nhất trí với phương án được Sở
trình là: Cho thành lập Trung Tâm công tác xã hội trẻ em trên địa bàn
Tĩnh Phú Yên. Trên cơ sở NQ của HĐND, sở Nôi vụ tham mưu UBND
Tĩnh Ban hành Quyết Định số:335/QĐ- UBND ngày 11/3/2010 về việc
Thành lập Trung Tâm Công tác Xã hội Trẻ em thuộc sở LĐTB&XH Phú
Yên. Được sự quan tâm của Trung ương và UBND Tỉnh bố trí kinh phí
ngay từ khi Trung Tâm vừa ra đời, đã tạo điều kiện tốt nhất để Trung tâm
đi vào hoạt động ngay vào ngày 01 tháng 8 năm 2010.
Tổng kinh phí ban đầu được Trung ương và UBND Tỉnh hỗ trợ là:
346.000.000đ (Ba trăm bốn mươi sáu triệu đồng chẵn ). Trung tâm công
tác xã hội trẻ em là đơn vị sự nghiệp hoạt động trực thuộc sự chỉ đạo,
điều hành của Sở LĐTB&XH, đồng thời chiu sự hướng dẫn về chuyên
môn nghiệp vụ của Bộ LĐTB&XH.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Theo đề án xây dựng bộ máy tổ chức của Trung tâm là: 06 biên chế;
được UBND chấp nhận 04 biên chế. Trong đó, phân công đ/c PGĐ sở
LĐ- TB & XH phụ trách lĩnh vực trẻ em làm Giám đốc Trung Tâm kiêm
nhiệm và bổ nhiệm một cán bộ phòng BVCSTE-BĐG làm PGĐ chuyên
trách và cho phép tuyển dụng 03 cán bộ. Nhưng đến nay Trung tâm chỉ
mới hợp đồng 01 chuyên viên, hiện còn thiếu 02 chuyên viên.
Sau khi bộ máy tổ chức Trung tâm ổn định, Trung tâm làm tờ trình tham
mưu, đề nghị Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Phú Yên ban hành quyết


định thành lập Hội Đồng Tư Vấn.


Hội đồng tư vấn của Trung tâm gồm có 11 người, hiện là cán bộ thuộc
các ngành: Giáo dục, y tế, Tỉnh đoàn, Tòa án, Công an, Khoa tâm lý của
Trường đại học Phú Yên và một số tình nguyện viên tích cực. Ngoài ra,
Trung tâm còn xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở gồm 23 người là
cán bộ phụ trách trẻ em ở cấp huyện, thành phố, xã, phường.
3. Mục tiêu hoạt động
-

Đảm bảo các điều kiện bảo vệ, chăm sóc, cung cấp kiến thức và
can thiệp kịp thời, hỗ trợ tâm lí, giải quyết vấn đề cho những
trường hợp trẻ em bị tổn hại, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Các đối tượng phục vụ
-

Là trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc làm tăng khả năng trẻ
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặcbị tổn thương gồm:

-

Trẻ em sống trong các gia đình nghèo thiếu sự chăm sóc

-

Trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội ( Cha mẹ ly hôn,
ly thân, gia đìnhcó người nhiễm HIV.


-

Trẻ em sống trong các gia đình có tệ nạn xã hội (nghiện rượu, sử
dụng ma túy ,cờ bạc,trộm cắp mãi dâm.

-

Trẻ em sống trong các gia đình có người vi phạm pháp luật ,đang
trong thời gian thi hành án ,buôn bán ,tàng trử ma túy.

-

Trẻ em bỏ học giữa chừng; trẻ em chưa ngoan, trẻ em hư

-

Trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục v.v…

5. Các dịch vụ cung cấp
5.1. Hoạt động truyền thông, giáo dục tư vấn:
- Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật và các chính
sách liên quan đến công tác BVCS&GDTE.
-Tổ chức các buổi tư vấn, tham vấn, trợ giúp pháp lý, giải tỏa
bế tắc, giải quyết các vướng mắt về tâm lý, xã hội, sức khỏe sinh sản,
sức khỏe trẻ em, tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình, các chính sách
xã hội, tư vấn về mối quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, kỷ năng
sống, làm việc, học tập, nuôi dạy con cái ...
-Sản xuất các sản phẩm truyền thông phục vụ công tác
BVCSTE và các sản phẩm tuyền thông, phục vụ dịch vụ hổ trợ trẻ em.



-Thực hiện các dịch vụ truyền thông giáo dục trên địa bàn
thông qua các cuộc vận động, các chiến dịch, các ngày kỷ niệm của
ngành. Ngày thành lập hiệp hội công tác xã hội thế giới, các đợt
truyền thông tư vấn lưu động về BVCSGDTE tại cộng đồng. Phổ biến
chủ trương, chính sách, chế độ và các hoạt động có liên quan trên các
kênh: Truyền thanh, Truyền hình tại địa phương và truyền thông,
tuyên truyền thông qua các cộng tác viên, tình nguyện viên.
5.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ can thiệp và hỗ trợ
Căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương và khả năng tổ chức
thực hiện, Trung tâm có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến lĩnh
vực BVCSGDTE bao gồm:
- Tư vấn về các vấn đề : Tâm lý xã hội, sức khỏe sinh sản, sức
khỏe trẻ em, tình bạn, tình yêu, pháp luật, các chính sách xã hội, mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái, phương pháp giáo dục con, mối quan
hệ thầy cô với học sinh và các vấn đề khác.
- Thực hiện chức năng tham vấn giúp thân chủ (trẻ em và
người chăm sóc trẻ) nhận ra và hiểu được nguyên nhân cốt lỗi của vấn
đề, giúp thân chủ đối mặt với thực tế cuộc sống, thoát khỏi những suy
nghĩ tiêu cực, nhận ra sức mạnh tìm ẩn, nâng cao nhận thức, xây dựng
cho minh về tư tưởng tích cực.
- Thực hiện kết nối các địa chỉ tin cậy: Nhằm để hổ trợ cho trẻ
em như là: Giới thiệu việc làm, giới thiệu người nuôi dưỡng, đỡ đầu;
các dịch vụ pháp luật, nơi cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí. Khi trẻ
hồi gia có trách nhiệm giới thiệu trẻ vào cơ sở bảo trợ nhà nước nuôi
dưỡng hoặc các cơ sở tư nhân...Gửi vào trường giáo dưỡng; vào các
cơ sở cai nghiện đối với các trường hợp trẻ em đặc biệt. Kết nối các
hoạt động vui chơi giải trí để các em tham gia, chia xẻ v.v…
- Can thiệp, hỗ trợ khẩn cấp: Tìm nơi an toàn giúp trẻ em tạm
lánh, thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp,

hoặc khi gặp vấn đề có nguy cơ cao (Bị xâm hại tình dục, bị bạo hành
…) , Về hoạt động trợ giúp: Hỗ trợ quần áo, sách vở, giới thiệu các
em hưởng ưu đãi chính sách học bỗng và giới thiệu các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe miễn phí tạm thời hoặc dài lâu trong trường hợp đặc
biệt.


- Thực hiện vãng gia tại gia đình.
5.3. Các hoạt động phát triển cộng đồng
- Hỗ trợ cộng đồng có đông trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây
dựng các chương trình, đề án, tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, đồng
thời kết hợp huy động các nguồn lực tại chỗ để bảo vệ, chăm sóc trẻ
em; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để có cơ hội trẻ em phát triển
toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Thực hiện các quyền cơ bản
của trẻ em.
6. Vai trò của cơ sở
Bắt đầu từ ngày 01/8/2010 Trung tâm chính thức đi vào hoạt động,
theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cụ thể hoạt động của Trung
tâm sau khi được thành lập như sau:
-

1-Tổ chức mở 05 lớp tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng :
Thành viên Hội đồng tư vấn và mạng lưới cộng tác viên tại
cộng đồng.

-

Nội dung tập huấn bao gồm các chương trình:Công tác xã hội
với trẻ em, phương pháp thực hiện và trợ giúp trẻ em bị bạo
lực, bị xâm hại tình dục, can thiệp trợ giúp bảo vệ trẻ em ở cấp

độ III.

-

2-Truyền thông tại cộng đồng về BVCSTE có hoàn cảnh đặc
biệt tại 11 điểm trên toàn tỉnh.

-

( Chọn những huyện, xã có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
có nguy cơ tổn hại và đã bị tổn hại ).

-

3-Tham vấn, tư vấn các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang…

-

4-Lập hồ sơ can thiệp và trợ giúp đối tượng trẻ em bị hại.


-

5-Thành lập Hội đồng tư vấn.

-

6-Xây dựng Qui chế hoạt động của Hội đồng tư vấn.


7. Ý kiến, nhận xét của sinh viên



×