GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 – NĂM HỌC 2015 - 2016
Ngày soạn: 15/8/2015
Ngày giảng: 17/8/2015
Tuần: 1 – Bài: 1
Tiết 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU
ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được cách bố chí thí nghiệm trong bài.
- Phát biểu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện
thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách tiến hành thí nghiệm, và vẽ được đồ thị biểu thị mối quan hệ U, I.
- Vận dụng giải thích một số hiện tượng trong thực tế, và làm được một số bài
tập đơn giản.
3. Về thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
- trung thực trong việc sử lí số liệu thí nghiệm.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị bộ thí nghiêm theo sơ đồ h1.1 SGK.
- Ôn lại kiến thức về dòng điện và hiệu điện thế ở lớp 7.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
a. ĐVĐ:
- Ở lớp 7các em đã biết, khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì
dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn, bóng đèn càng sáng. Vậy
hiệu điện thế và cường độ dòng điện có quan hệ như thế nào chúng ta cùng
nghiên cứu bài hôm nay.
b. Vào bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu về nội dung chương I
GV: Giới thiệu về chương I
- Cường độ dòng điện …có quan hệ
như thế nào với hiệu điện thế?
- Điện trở là gì, nó phụ thuộc vào các
yếu tố nào?
- Công suất điện được tính bằng công
thức nào?
- Điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào các
yếu tố nào?
- Có nhưng biện pháp nào dể sử dụng
LƯƠNG TRỌNG TUẤN – TRƯỜNG THCS AN THỊNH
GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 – NĂM HỌC 2015 - 2016
tiết kiệm điện?
HS: nghe giáo viên giới thiệu
GV: Yêu cầu quan sát hình 1.1/SGK
HS Quan sát.
GV:
- Để đo cường độ dòng điện chạy qua
bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu
bóng đèn ta cần những dụng cụ gì?
- Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng
cụ đó?
HS: Lần lượt trả lời những câu hỏi của
giáo viên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của I và U giữa hai đầu dây dẫn
I. Thí nghiệm:
GV: Nêu ra yêu cầu của thí nghiệm.
HS: Tiếp nhận mục đích của thí
nghiệm.
GV: Yêu cầu Hs tìm hiểu sơ đồ mạch 1. Sơ đồ mạch điện: (SGK)
điện hình 1.1SGK/4
HS: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện SGK
2. Tiến hành thí nghiệm:
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo
các nhóm.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
GV: Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ các
nhóm mắc mạch điện thí nghiệm.
GV: Yêu cầu các nhóm trả lời C1.
C1
HS: Khi U tăng thì I tăng ,khi U giảm
KQ HĐT(U) CĐDD(A)
thì I giảm.
Lần đo
1
0
0
2
2
0,1
3
4
0,2
4
6
0,3
5
10
0,4
=> khi tăng (giảm) hiệu điện thế giữa
hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện
cũng tăng (giảm)
Hoạt động 3: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
cường độ dòng điện vào hiệu điện
thế:
1. Dạng đồ thị:
LƯƠNG TRỌNG TUẤN – TRƯỜNG THCS AN THỊNH
GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 – NĂM HỌC 2015 - 2016
GV: Yêu cầu HS quan sát đồ thị SGK - Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tạo
và nhận xét dạng đồ thị ?
độ O
HS: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
U và I là đường thẳng đi qua gốc toạ
độ
GV: Yêu cầu HS làm C2.
HS: làm C2.
(Vẽ đồ thị với kết quả thí nghiệm)
2. Kết luận: (SGK)
GV: Dựa vào dạng đồ thị vừa vẽ hãy
rút ra kết luận về mối quan hệ giữa I
vàU?
HS: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
tăng ( hoặc giảm ) bao nhiêu lần thì
cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
đó cũng tăng(hoặc giảm ) bấy nhiêu
lần.
Hoạt động 4: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm C3.
HS:
- Khi U=2,5V thì I=0,5A
Khi U=3,5 thì I= 0,7A
- Từ M gióng song song xuống các trục
toạ độ và đọc kết quả chính xác.
GV: Yêu cầu HS làm C4.
HS:
KQ HĐT(U) CĐDD(A)
Lần đo
1
2,0
0,1
2
2,5
0,125
3
4,0
0,2
4
5,0
0,25
5
6,0
0,3
3. Kiểm tra đánh giá:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
4. Dặn dò:
- Học thuộc bài và làm các bài tập 1.1 đến 1.4/SBT
- Đọc trước bài “Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm ”.
LƯƠNG TRỌNG TUẤN – TRƯỜNG THCS AN THỊNH