Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BAI TIEU LUAN KINH TE DAU TU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.69 KB, 28 trang )

MC LC

Lời nói đầu
Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến
động trên thị trờng quốc tế, tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá
1


thơng mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và nhiều công
ty đang nắm trong tay lợng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu
đầu t nớc ngoài, đây là điều kiện thuận lợi đối với các nớc
thiếu vốn có nhu cầu đầu t lớn. Vì vậy đầu t nớc ngoài chiếm
một vị trí rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay đối với
không chỉ những nớc phát triển mà còn quan trọng đối với
những nớc đang phát triển. Đặc biệt là Việt Nam, đầu t nớc
ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề, đầu t xây đầu t nớc ngoài dựng kết cấu hạ tầng, đổi
mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lợng sản phẩm và dịch
vụ và sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá.
Trong bối cảnh hiện nay, các nớc đang phát triển có thể
tận dụng mọi nguồn lực của thế giới, tiếp thu đợc những tinh
tuý của nhân loại, những cống hiến và những phát minh vĩ
đại của các bậc thế hệ đi trớc, nhằm đi tắt đón đầu trên
con đuờng phát triển và thu hẹp đầu t nớc ngoài dần khoảng
cách với các nớc đi trớc. Khi đó đầu t nớc ngoài có vai trò nh
một phơng tiện đắc lực đẻ thực hiện chủ trơng trên, là một
quốc gia đang trởng thành và phát triển đồng thời đang tiến
hành công nghiệp hoá hiện đại hoá , Việt Nam cần huy động
tối đa mọi nguồn lực. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã
khẳng định: Kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài là một bộ



phận quan trọng của nền kinh tế thị trờng xã hội chủ
nghĩa ở nớc ta, đợc khuyến khích phát triển lâu đầu t nớc
ngoài, bình đẳng với các thành phần khác. Thu hút đầu t
nớc ngoài là chủ trơng quan trọng, góp phần khai thác các
nguồn lực trong nớc, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo
nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH phát
triển của đất nớc.
Với mong muốn vận dụng kiến thức để tìm hiểu nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hiệu quả sử dụng vốn FDI với Hải
Phòng nói riêng nên tôi đã chọn đề tài cho tiểu luận môn Quản
trị đầu t: "Hiệu quả sử dụng vốn FDI với Hải Phòng hiện
nay và ví dụ về dự án FDI tại Hải Phòng". Nhóm tôi rất

2


mong nhận đợc sự góp ý của thầy giáo giảng dạy để cho bài
tiểu luận của nhóm có thể hoàn chỉnh hơn

KNH GI: PGS.TS. AM C HIP
NGNH: QUN Lí KINH T
MễN: QUN Lí U T

TấN TIU LUN:
HIU QU S DNG VN FDI I VI HI PHềNG
HIN NAY V V D C TH

DANH SCH HC VIấN:
PHM VIT BCH

CHU TH HNG HNH
PHM TH THU HIN
Lấ TH HUYN THANH
LP: QLKT2016-1 LP III
KHểA NM: 2016-2018
M S NGNH: 60340401

3


CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI FDI
I. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
II. Đặc điểm
1.Về kinh tế
FDI là hình thức đưa vốn, kĩ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh và năng lực
Marketing vào nước tiếp nhận. Chủ đầu tư đưa vốn vào đầu tư là tiến hành tổ

chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra được tiêu thụ ở thị trường nước sở
tại hoặc thị trường quốc tế.Việc tiếp nhận FDI phát sinh nợ cho nước nhận đầu
tư. Thay cho lãi suất, nước nhận đầu tư được nhận phần lợi nhuận thích đáng
khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, nước sở tại còn có điêu
kiện phát triển tiềm năng trong nước.Chủ thể đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chủ
yếu là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này chiếm 90% khối lượng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.
4


2. Về mặt pháp lý
Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vôn pháp định
tùy theo luật đầu tư của mỗi nước. Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn
của tư nhân do có chủ đầu tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh
và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả
kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị.
III. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất
cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng
thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất)của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn
thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng
suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi
dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của
các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy
không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới
được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan
trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó
cho năng suất cận biên thấp.
Chu kỳ sản phẩm

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống
của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới;
giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu
Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở
nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại
nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa
tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập
khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản
phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường
trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn
hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản
phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến,
nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn
5


tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp
chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua
những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có
các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc
thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công
nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường
là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này!

Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương
mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nướcTây Âu phàn nàn do
Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại
trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp
vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu
Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực
tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu
Âu.
Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát
triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước
tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ,
các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng
các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không
chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có
chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung
Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuấtmáy tính xách tay của công ty đa quốc
gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận
công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc)
trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs,
việcNational Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu
lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
6


Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của
Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
IV. Lợi ích của việc thu hút FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn
trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong
đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và
bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các
công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết
quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm
và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí
quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực
tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực.
Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn
cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi
phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều
lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải
thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá
trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường
hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí

7


nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu
hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa
phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50%
số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
V. Các hình thức của FDI
1.Phân theo bản chất đầu tư
1.1.Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức
này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
1.2. Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể
đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh
nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới
tăng khối lượng đầu tư vào.
2. Phân theo tính chất dòng vốn
2.1. Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các
quyết định quản lý của công ty.
2.2.Vốn tái đầu tư

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
2.3.Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể
cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

8


3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
3.1. Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào
ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá
thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn
nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như
các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của
nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài
nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
3.2.Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp
nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện
nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh
doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v...
3.3. Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng
các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác,
lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và
toàn cầu.


9


CHƯƠNG II:
THƯC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM
VÀ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I.Tổng quan về FDI vào Việt Nam
Nhờ ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO, vốn FDI đăng kí tăng mạnh.
Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ
USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008.
Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế
thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1
tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD.
Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có
xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm
2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD..
Nhìn chung, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chịu ảnh hưởng và tác
động mãnh mẽ của các sự kiện kinh tế lớn trong và ngoài nước như khủng
hoảng tài chính, tiền tệ hay tham gia các tổ chức thương mại khu vực và thế
giới.
Trong đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã có ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng
nhanh chóng vốn FDI vào Việt Nam với quy mô lớn hơn, từ đó xác lập vị trí và
vai trò ngày càng quan trọng hơn của FDI trong nền kinh tế Việt Nam.
II. Cơ cấu FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua
Tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2013 là 22,35 tỉ USD, tăng 35,9% so với
năm 2012.
Trong đó, có 1.530 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư có tổng vốn
đăng ký xấp xỉ 14,5 tỉ USD, tăng gần 66,8% so với năm trước. Số còn lại là tăng
vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký thêm là 7,86 tỉ USD, tăng 1,2% so với năm
2012. Nhật Bản tiếp tục là quốc gia đầu tư vào Việt Nam lớn nhất về số vốn

đăng ký mới lẫn tăng thêm với tổng vốn 5,875 tỉ USD, chiếm 26,3% tổng vốn
FDI vào Việt Nam. Singapore xếp tiếp theo với số vốn đầu tư 4,76 tỉ USD
(21,3%); Hàn Quốc với 4,46 tỉ USD (20%).

10


Về cơ cấu, vốn FDI năm nay chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo, với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký. Ngành sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ
USD, chiếm 9,4%. Các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.
Trong năm 2013, khu vực FDI đã xuất khẩu 88,4 tỷ USD (tính cả dầu thô), tăng
22,4%. Nếu không kể dầu thô đạt 81,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm trước( Số
liệu dựa theo Tổng cục thống kê)

Theo Cục đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2014 nhà đầu tư nước
ngoài đã đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến,
chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài
với 62 dự án đầu tư đăng ký mới. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ
hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 278,33 triệu USD,
chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực vận tải kho bãi với 9 dự
án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,75 triệu
USD.
Nhờ gần 200 triệu USD đổ vào từ đầu năm, Bình Dương trở thành địa phương
thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt nhất trong 18 tỉnh, thành trực thuộc trung
ương, tiếp đến là TP.HCM, Bắc Giang và Thái Nguyên.
Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 430 triệu USD, chiếm hơn một nửa
tổng vốn đăng ký cấp mới. Với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
gần 470 triệu USD, Hàn Quốc dẫn đầu các quốc gia có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Singapore đứng vị trí thứ hai và Nhật Bản đứng vị trí thứ 3.

III,Thực trạng tình hình đầu tư FDI tại Hải Phòng
1. Những lợi thế để thu hút FDI
Thứ nhất, Hải Phòng nằm ở phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, chiều dài bờ biển
khoảng 125km và có trên 100.000km 2thềm lục địa, nằm ở tuyến huyết mạch
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Trung Cận Đông với Trung Quốc và
Nhật Bản với các nước trong khu vực. Thêm vào đó, trên đất liền, Hải Phòng
nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên tuyến đường nối với các tỉnh,
thành phố lớn ở phía Bắc và với một số tỉnh của Trung Quốc. Hệ thống đường
sắt, đường bộ cùng với đường biển hợp thành mạng lưới giao thông, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải, hoạt động xuất nhập khẩu và các
dịch vụ cảng biển khác kèm theo. Do đó, giảm được chi phí lưu thông, có điều
kiện cho giao lưu hàng hoá, hình thành không gian kinh tế tương đối rộng cho
11


hoạt động đầu tư. Đây là nhân tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực du lịch, phát triển lợi thế cảng biển, và lan toả sang các lĩnh vực khác.
Thứ hai, nguồn lực lao động Hải Phòng nói chung có tính tổ chức kỷ luật, tác
phong công nghiệp và tâm lý kinh doanh nhạy bén, sáng tạo, năng động, tích
luỹ được kinh nghiệm quản lý và kiến thức kinh tế thị trường. Hải Phòng là một
trong những tỉnh mở cửa và hội nhập kinh tế sớm nhất, trong đó có việc thu hút
FDI. Nhiều doanh nhân Hải Phòng đã thành công tại thành phố hoặc ở các địa
phương khác.
Thứ ba, lợi thế của Hải Phòng còn thể hiện ở truyền thống kinh doanh và làm ăn
với nước ngoài. Ngay từ đầu thế kỷ 19, nhiều thuyền bè nước ngoài thường qua
lại buôn bán ở vùng Cảng Hải Phòng ngày nay. Đến khi thực dân Pháp xâm
chiếm nước ta, họ đã tập trung xây dựng Hải Phòng trở thành một hải cảng lớn.
Do nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, cửa ngõ thông thương hàng hoá trong
nước và quốc tế nên người Hải Phòng sớm có tư duy phát triển kinh tế hàng hoá
và có bề dày làm ăn với người nước ngoài. Do cách nghĩ, cách làm của người

Hải Phòng có sự tương đồng với các nhà đầu tư nước ngoài nên ngay sau khi
Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, ngày 17/01/1989, Hải Phòng đã thu
hút được dự án FDI đầu tiên.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế - xã hội năng động và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động
đầu tư tương đối đồng bộ. Từ năm 2003 đến nay, Hải Phòng duy trì tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định, lần lượt là là 10,71%; năm 2004 là 11,39%; năm 2005 là
12,51%; năm 2006 là 12,51%; năm 2007 là 12,82% và năm 2008 là 13%. So
với cả nước, mức tăng GDP của Hải Phòng luôn cao hơn 1,5 lần mức tăng
chung của cả nước. Hệ thống ngân hàng đa dạng và phong phú, có nhiều công
ty tàu biển nước ngoài thiết lập văn phòng hoặc chi nhánh đại diện tại Hải
Phòng. Các dịch vụ cho người nước ngoài như khách sạn, văn phòng đạt tiêu
chuẩn quốc tế, nhà hàng đặc sản, khu du lịch, khu dân cư, khu vực và phương
tiện vui chơi, giải trí. Mặc dù các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đầu tư đã khá đầy đủ
nhưng so với yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho nhà đầu tư quốc tế thì vẫn còn
nhiều hạn chế.
2. Kết quả thu hút đầu tư
Quý III năm 2016, các Khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
có 07 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải
Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổng vốn đầu tư các dự án FDI
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong quý III năm 2016 tương
12


đương 600,156 triệu USD gấp 23 lần cùng kỳ 2015. Đồng thời có 25 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong
đó có 08 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 147,79 triệu USD.
Từ đầu năm đến ngày 30/9/2016, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế thu hút
được 21 dự án cấp mới với số vốn 2,432tỷ USD; đồng thời có 21 lượt dự án
điều chỉnh chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm 297,86triệu USD; tổng vốn thu
hút 2,729tỷ USD; gấp hơn 6 lần cùng kỳ 2015, vượt 52% so với kế hoạch dự

kiến (dự kiến cả năm thu hút 1,8 tỷ USD). Vốn thực hiện của các dự án thứ cấp
trong 9 tháng ước đạt 500 triệu USD, bằng 135% so với cùng kỳ năm 2015.
Lũy kế đến ngày 30/9/2016, các KCN, KKT thu hút 224 dự án FDI còn hiệu lực
với tổng vốn đăng ký 10,646tỷ USD; góp phần quan trọng đưa thành phố Hải
Phòng xếp thứ 6 toàn quốc về thu hút vốn FDI.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, năm khởi đầu cho kế hoạch 5 năm (2016-2020),
kết quả thu hút vốn đầu tư FDI vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế đạt được rất
khả quan, đặc biệt đã thu hút thành công dự án LG Display với vốn đầu tư 1,5 tỷ
USD, dự án LG Innotek 550 triệu USD, dự án Flat 200 triệu USD góp phần
quan trọng đưa thành phố Hải Phòng đứng đầu cả nước về kết quả thu hút vốn
FDI năm 2016 đến thời điểm hiện tại.

13


Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng cho biết, từ đầu năm đến nay, Thành phố
đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 2 tỷ USD. Trong đó, có
27 dự án được cấp mới và 19 dự án điều chỉnh tăng vốn. Trong thời gian tới, dự
kiến có thêm 2 dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, với tổng vốn
hơn 1 tỷ USD. Đây sẽ trở thành điểm nhấn trong bức tranh thu hút đầu tư của
Hải Phòng. Đến nay, trong các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát
Hải tại Hải Phòng có 217 dự án có vốn đầu tư FDI còn hiệu lực, với tổng vốn
đăng ký 9,898 tỷ USD. Các dự án FDI tại Hải Phòng tập trung vào công nghệ
cao, công nghiệp chế biến, chế tạo các thiết bị điện tử, chi tiết và linh kiện công
nghiệp điện, điện tử, cơ khí, các sản phẩm đất hiếm... Chẳng hạn, Dự án sản
xuất linh phụ kiện cho máy giặt, tủ lạnh và xe có động cơ với tổng vốn đầu tư
42,25 triệu USD của nhà đầu tư SL Electronics Co., Ltd. (Hàn Quốc) và mới
đây là Dự án Nhà máy kính năng lượng mặt trời Flat Việt Nam của Công ty
TNHH Flat (Hồng Kông) với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD...
Ông Lê Trung Kiên, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết, Hải

Phòng đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế thu nhập cá nhân dành cho khu kinh tế ven biển (miễn 4 năm,
giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu
nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân) để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Hiện tại, Tràng Duệ là khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy
mô lớn vào Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư trong 2 năm 2015 - 2016 đạt gần 3,8
tỷ USD. Giai đoạn I của khu công nghiệp này với diện tích 187 ha đã được lấp
đầy các dự án. Giai đoạn II với diện tích 214 ha cũng đã lấp đầy 70% diện tích.
Nổi bật nhất trong năm 2016 là việc thu hút được dự án 1,5 tỷ USD của LG
Display Co., Ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm
14


màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ
thông minh, máy tính bảng. Đây là dự án tỷ USD thứ hai của Tập đoàn LG đầu
tư vào Hải Phòng
Cũng trong 2 năm (2015 – 2016), Khu công nghiệp Đình Vũ và Khu công
nghiệp VSIP Hải Phòng thu hút được nhiều dự án lớn, với vốn đầu tư tương ứng
là 2,1 tỷ USD và 1,6 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia
đổ vốn đầu tư nhiều nhất vào khu công nghiệp, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
với gần 3,7 tỷ USD. Tiếp đó là Nhật Bản, với hơn 3,3 tỷ USD.
Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án cơ sở hạ tầng tại các khu công
nghiệp như Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu công nghiệp Tràng Duệ, Khu
công nghiệp Đình Vũ, Khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sâu dành cho các nhà đầu
tư Nhật Bản, Hàn Quốc, TP. Hải Phòng đang tiếp tục chuẩn bị mặt bằng sạch tại
Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng để đón nhà đầu tư mới. Cùng với đó, Thành
phố đang tiến hành mở rộng Khu công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn III.
“Song song với việc thu hút nhà đầu tư, Thành phố đang tập trung phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý
đáp ứng yêu cầu của các dự án lớn, áp dụng công nghệ cao, công nghệ và quản

lý tiên tiến đầu tư vào các khu công nghiệp. Đồng thời, đổi mới hoạt động xúc
tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả; thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa
chọn các dự án có suất đầu tư cao, vốn lớn, dự án sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm
bảo phát triển bền vững”, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng chia
sẻ quan điểm trong thu hút FDI
Về đầu tư trong nước: Các KCN, KKT thu hút được 5 dự án cấp mới với số vốn
đạt 770,519 tỷ đồng, điều chỉnh 2 dự án tăng vốn, với số vốn tăng thêm là
698,951 tỷ đồng. Tổng vốn thu hút đầu tư và điều chỉnh là 1.469,47 tỷ đồng, đạt
khoảng 19,6% so với kết quả cùng kỳ năm 2015 và đạt 14,7% so với kế hoạch
dự kiến cả năm 2016 (dự kiến cả năm thu hút 10.000 tỷ đồng).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hạ tầng và thứ cấp cũng
đạt khá. Doanh thu của các doanh nghiệp hạ tầng khối FDI 9 tháng năm 2016
ước đạt 43 triệu USD, vốn thực hiện đạt 24 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước
ước đạt 5 triệu USD (tương đương 110,51 tỷ đồng); doanh thu của các doanh
nghiệp hạ tầng trong nước ước đạt 65 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 360 tỷ đồng,
nộp ngân sách nhà nước ước đạt 13 tỷ đồng.
15


Doanh thu của các doanh nghiệp thứ cấp khối FDI trong các KCN, KKT 9 tháng
đầu năm 2016 ước đạt 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 500 triệu USD; doanh thu
của các doanh nghiệp thứ cấp trong nước ước đạt 8,3 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt
330 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 420 tỷ đồng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN, KKT 9
tháng đầu năm 2016 tăng cao so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường xuất khẩu 9
tháng đầu năm 2016 của các doanh nghiệp trong các KCN, KKT chủ yếu là
Nhật Bản, chiếm hơn 51% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp theo là thị trường Mỹ
chiếm khoảng 17%; thị trường Hàn Quốc chiếm 17%; Asean chiếm 6%; Euro
chiếm 5% và một số thị trường khác.

Đến nay, ước tính số lao động người Việt Nam đang làm việc tại các doanh
nghiệp KCN, KKT Hải Phòng là 64.800 người, tăng 32,7% so với cùng kỳ; lao
động nước ngoài ước tính là 1.260 người, tăng 98,7% so với cùng kỳ
3. Những hạn chế trong khai thác lợi thế thu hút vốn FDI tại Hải Phòng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song nguyên nhân cơ bản là Hải
Phòng vẫn chưa “ bẩy” được lợi thế của mình lên, thậm chí phần nào còn làm
cho nó bị lu mờ. Những nhân tố vẫn được coi là lợi thế của Hải Phòng chưa
được gia cố thêm và mở rộng đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong một thời gian
dài, Hải Phòng vẫn tự huyễn hoặc mình là thành phố công nghiệp, có cảng biển
và hệ thống giao thông thuận lợi vv... nên không mấy quan tâm đến việc cải
thiện môi trường đầu tư. Hải Phòng chỉ dựa vào cái mình đã có mà chưa chú ý
tạo ra cái nhà đầu tư cần. Vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả
nước, theo thời gian, những lợi thế mà Hải Phòng có sẵn dần dịch chuyển thành
lợi thế của các khu vực khác. Điều đó giải thích vì sao trong việc thu hút FDI,
Hải Phòng còn kém cả một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Hiện nay, kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi tương đối phát triển, sự lưu chuyển tự do
của các dòng vốn và nhân lực ngày càng nhanh và mạnh mẽ hơn nên các lợi thế
này dường như đang được “san sẻ lợi ích” cho các địa phương khác. Do đó, mặc
dù có lợi thế cảng biển song chính hệ thống giao thông đường bộ phát triển làm
nhà đầu tư có thể lựa chọn điểm dừng tại các tỉnh cận kề với Hải Phòng nếu họ
có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Không thể phủ nhận một điều là, trong các
nhân tố thu hút FDI, việc tiếp cận đất đai của các nhà đầu tư vẫn là một khâu
yếu, tác động bất lợi đối với hoạt động đầu tư, làm cho dòng vốn đầu tư chuyển
dịch sang các địa phương khác. Giá đất ở Hải Phòng cao hơn hẳn một số tỉnh ở
phía Nam và khả năng tiếp cận của doanh nghiệp rất hạn chế, giải phóng mặt
16


bằng hết sức khó khăn. Doanh nghiệp nhiều khi phải sử dụng đất ở vào mục
đích kinh doanh với chi phí cao, do đó làm giảm hiệu quả đầu tư- mà đây lại là

điều tối kỵ trong kinh doanh.
Lợi thế về con người với tác phong và truyền thống kinh doanh cũng chưa phát
huy hiệu quả. Bởi lẽ hệ thống các trường đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng nhu
cầu của nhà đầu tư; việc bố trí, sử dụng nhân lực của thành phố cũng còn bộc lộ
nhiều bất cập, môi trường làm việc chưa tạo điều kiện để người lao động phát
huy hết năng lực. Dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn còn xảy ra...;
không những không thu hút được người lao động và quản lý giỏi, có khả năng
tìm về thành phố công tác, mà ngay cả những người được lớn lên và đào tạo tại
thành phố cũng tìm việc làm ở nơi khác. Theo kết quả điều tra năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh năm 2008 của VCCI, tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp hài lòng với
chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao
động do các cơ quan của thành phố thực hiện chỉ là 24,35% và 16,24%. Chỉ số
đào tạo lao động của Hải Phòng khá thấp, chỉ đạt 3,28 điểm, thấp nhất trong các
thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội đạt 4,79 điểm; Cần Thơ là 5,79 điểm;
thành phố Hồ Chí Minh là 5,19 điểm và Đà Nẵng là 8,4 điểm). Có thể nói đây là
nhân tố gây cản trở thu hút FDI vào Hải Phòng, nhất là các ngành công nghệ
cao, đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự xác định rõ
“khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu” để tiếp xúc vận động đầu tư. Với
mong muốn đẩy nhanh sự “bứt phá”, Hải Phòng đã nôn nóng trong việc lựa
chọn đối tác đầu tư và lĩnh vực đầu tư. Vì vậy, rất nhiều trường hợp, Hải Phòng
đã chọn “nhầm” đối tác. Đó là những đối tác không có năng lực về tài chính và
công nghệ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Hải Phòng đi chậm
hơn so với một số địa phương khác trong việc thu hút FDI. Năm 2008, Hải
Phòng đã phải ra quyết định thu hồi giấy phép của 18 dự án FDI không có năng
lực triển khai với số vốn đăng ký gần 500 triệu USD. Thêm vào đó, các hoạt
động quảng bá đầu tư vẫn chưa làm nổi trội những lợi thế đặc thù, riêng có của
Hải Phòng và vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy, Hải Phòng cũng
không hơn gì địa phương khác.
Không quá khó để chỉ ra rằng các lợi thế thu hút FDI của Hải Phòng muốn phát

huy được thì cần phải có thêm các yếu tố khác như môi trường đầu tư lành
mạnh và nền hành chính minh bạch, hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi hệ
thống pháp lý ở địa phương và công tác phòng, chống tham nhũng của Hải
Phòng vẫn là khâu yếu. Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong
17


lĩnh vực kinh tế đối ngoại, quản lý đất đai chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân,
không nghĩ tới lợi ích đại cục. Những hiện tượng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm và
sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng để
triển khai các dự án FDI vẫn chưa được khắc phục. Kết quả điều tra năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của VCCI đã cho thấy tỷ lệ phần trăm doanh
nghiệp cho rằng các quan chức cấp tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện
hành để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong khuôn khổ pháp
luật là 66,09 điểm, chỉ hơn một chút so với mức thấp nhất là: 57,35 điểm. Tỷ lệ
phần trăm doanh nghiệp cho biết cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa
phương với mục đích trục lợi là 51,49; trong khi đó điểm bình quân cả nước là
38,21 điểm. Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp đồng ý với nhận định hệ thống pháp
lý ở địa phương đã tạo ra cơ chế để doanh nghiệp có thể khởi kiện hành vi tham
nhũng của cán bộ công quyền là 23,85 điểm, thấp hơn mức trung bình của toàn
quốc là 32,74 điểm.
4.VÍ DỤ VỀ DỰ ÁN FDI TẠI HẢI PHÒNG
Dự án xây dựng Công ty xi măng Chinfon ( Hải Phòng ).
● Giới thiệu chung:
Chủ dự án : Xí nghiệp Đá và xây dựng Minh Đức - Tổng công ty Xi măng Việt
Nam, Chinfon Việt Nam
Lĩnh vực đầu tư : Công nghiệp
Tình trạng đầu tư : các dự án đang triển khai
Đối tác đầu tư


: Đài Loan

Hình thức đầu tư

: liên doanh

● Đánh giá sau đây là của nhà đầu tư:
- Do Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để cung ứng nguyên
liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động cho hoạt động sản xuất sản phẩm của dự án
là xi măng.
- Vị trí chiến lược và hệ thống giao thông của Hải Phòng thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa sang các tỉnh thành khác của toàn miền Bắc

18


- Những đảm bảo của thị trường do Hải Phòng có điều kiện kinh tế - xã hội ổn
định,dự án được sự quan tâm , ưu đãi của thành phố Hải Phòng về nhiều mặt .
●Công ty Liên doanh Xi măng Chinfon - Hải phòng
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 490/GP của Uỷ Ban Nhà nước
Hợp tác & Đầu tư (nay là Bộ KH&ĐT) ngày 24/12/1992. Nhà máy sản xuất tại
Tràng Kênh, Thuỷ Nguyên - TP.Hải Phòng, công suất 1,4 triệu tấn xi
măng/năm.
Tổng vốn đầu tư: 288,3 triệu USD; Sau khi hoàn thành dây chuyền 1 tổng trị giá
quyết toán là 263.705.066 USD.
Vốn pháp định của công ty: 90.000.000 USD
- Phía nước ngoài: ChinFon Investment Co., Ltd (Đài Loan), góp 70%, bằng 63
triệu USD.
- Phía Việt Nam gồm: Tổng công ty Xi măng Việt Nam, góp 14,44%, bằng 13
triệu USD và Xí nghiệp khai thác đá Minh Đức - Hải Phòng, góp 15,56%, bằng

14 triệu USD.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty Liên doanh xi măng ChinFon - Hải Phòng đi vào sản xuất chính thức
từ tháng 2/1997 và lỗ năm 1997 là 3,1 triệu USD. Từ năm 1998 đến nay công ty
luôn có lãi, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ vượt công suất thiết kế. Đây là công
ty liên doanh sản xuất xi măng đầu tiên ở Việt Nam và là công ty sản xuất kinh
doanh hiệu quả trong các liên doanh của Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Công tác đầu tư:
- Tháng 3/2003, công ty đã thực hiện thành công việc đầu tư chiều sâu cải tạo
nâng cao công suất dây chuyền từ 4000 lên 4500 tấn clinke/ngày và đến nay đã
hoàn thành cải tạo nâng công suất lò bước 2 từ 4500 tấn/ngày lên 4800 tấn/ngày.
- Đầu tư xây dựng trạm nghiền tại khu công nghiệp Hiệp Phước; tổng công suất
1 triệu tấn năm bao gồm cảng nhập có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT và
cảng xuất có hệ thống xuất xi măng xuống sà lan 600 tấn.
Theo giấy phép đầu tư, Công ty sẽ đầu tư dây chuyền 2 tại Tràng Kênh, Hải
Phòng. Công suất lò nung 4000 tấn clinke/ngày. Tổng vốn đầu tư là 162 triệu

19


USD.Tỷ lệ góp vốn như dây chuyền 1, nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ vốn
vay.Thời gian dự kiến thực hiện khoảng 40 - 45 tháng, bắt đầu từ 15/07/2004
● Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:
Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là một trong những doanh nghiệp đạt hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao. Mỗi năm Công ty đóng góp vào ngân sách thành
phố khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2006, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất và
tiêu thụ 2.380.000 tấn xi măng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2000 công ty đã
hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với cùng
kỳ năm 2005. Đến giữa tháng 10, Công ty đã sản xuất được 1,18 triệu tấn
Klinke, 1,8 triệu tấn xi măng, tiêu thụ được 1,7 triệu tấn xi măng. Lượng xi

măng sản xuất được đã đạt 74,5% kế hoạch cả năm. So sánh với cùng kỳ năm
trước thì Công ty đã đạt mức tăng 13% về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu
thụ tăng 12%, doanh thu tăng 14%. Có được kết quả này là do Công ty đã thực
hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật trong sản xuất, do đó đã hạn chế được các sự
cố phải dừng thiết bị.....
Để phát triển bền vững, bên cạnh việc quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty
luôn quan tâm đến công tác môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng.
Từ nhiều năm nay, Công ty đã và đang quản lý thực hiện hiệu quả 2 hệ thống
ISO 9001 và ISO 14001 - 2002. Do sản xuất kinh doanh phát triển ổn định nên
việc là và đời sống cán bộ công nhân viên Công ty được nâng cao. Hiện nay
Công ty có 730 lao động tại Tràng Kênh và 160 lao động tại nhà máy Hiệp
Phước (thành phố Hồ Chí Minh). Thu nhập bình quân người lao động đạt 2,5
triệu đồng/người.tháng. Công ty cũng luôn là đơn vị có đóng góp tích cực với
ngân sách Nhà nước. Tính đến 30/9 năm nay, Công ty đã nộp ngân sách được
gần 124 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006, dự kiến Công ty sẽ
nộp ngân sách 150 tỷ đồng, Công ty đang chuẩn bị để xây dựng, mở rộng nhà
máy giai đoạn 2, nâng năng lực sản xuất lên gần gấp 2 hiện nay, phục vụ tốt nhu
cầu thị trường trong nước Công ty đã thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội
liên quan đến người lao động. 100% người lao động được kí kết hợp đồng lao
động và được mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Công ty luôn quan tâm thực
hiện chế độ chăm sóc đinh kì, xe đưa đón cán bộ công nhân, các bữa ăn trưa, ăn
giữa ca, tổ chức tham gia tham quan du lich, quà tặng tết cho người lao động.
Công ty cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn lao động và được cấp chứng
chỉ tiêu chuẩn ISO 9002 Với những thành tích đã đạt được Công ty đã vinh dự
được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động. Năm lần liên tiếp
2001 - 2005 giành giải thưởng Rồng vàng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp
20


các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp

trao tặng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Kinh doanh có hiệu qủa,
chất lượng sản phẩm cao, chất lượng phục vụ tốt được người tiêu dùng tín
nhiệmmmm. Đặc biệt trong năm 2005 thành phố chọn là Năm kỷ cương - hiệu
quả Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng là doanh nghiệp quy mô lớn duy nhất
trên toàn quốc giành giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu á Thái Bình Dương
và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng danh hiệu Doanh nghiệp
tiêu biểu và Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu năm Kỷ cương - Hiệu quả 2005

21


CHƯƠNG III:
NHỮNG GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
● Mục tiêu và phương hướng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng giai đoạn
2015- 2020
1. Mục tiêu
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng tới năm
2020, kinh tế đối ngoại tiếp tục được xác định là lĩnh vực kinh tế động lực của
thành phố. Trong đó hoạt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng,
là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo đó, năm 2020 sẽ đưa
tỷ trọng GDP của thành phố trong tổng GDP của cả nước lên đạt mức trên 4%,
tức là gấp hai lần năm 2015. Trong đó, tốc độ bình quân GDP ngành dịch vụ
trên 13%; công nghiệp và xây dựng đạt 12,3 – 13%; nông – lâm - thủy sản đạt 5
-5,5 %. Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ
trọng dịch vụ khoảng 52 – 53%, công nghiệp khoảng 38 – 40%, nông nghiệp
khoảng 8 – 9%. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu
bình quân hàng năm khoảng 20%. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 80 nghìn
tỷ đồng. Để thu hút được nguồn vốn đầu tư phát triển đó, Hải Phòng cần huy

động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn đầu tư
trong nước là quyết định. Đầu tư nước ngoài là quan trọng với tỷ lệ huy động
nội lực chiếm khoảng 70% và ngoại lực chiếm 30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
2.Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
● Giải pháp đối với Chính Phủ:
Thứ nhất, đã tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch để bảo đảm thực hiện nguyên tắc
hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành nghề
mà Luật không cấm;
Thứ hai, đã rà soát, loại bỏ các ngành nghề và điều kiện đầu tư kinh doanh
không hợp lý, không rõ ràng. Chuẩn xác tên gọi và hệ thống một số ngành nghề
chính xác lại, minh bạch các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để không
trùng lặp. Trên cơ sở đó, sau rà soát 386 ngành nghề đã rút xuống còn 267
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014);

22


Thứ ba, củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phải hợp với quy định của
Hiến pháp và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (như cập nhật, hoàn
thiện các quy định về việc Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu
tư; Hoàn thiện nguyên tắc không hồi tố trong trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật thay đổi làm bất lợi đến ưu đãi đầu tư đã áp dụng cho nhà đầu tư...);
Thứ tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, như Luật đã đơn giản hóa hồ sơ,
trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh đối với Nhà đầu tư nước ngoài từ 45 ngày xuống còn 15
ngày (Điều 37 Luật Đầu tư);
Thứ năm, hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả thu hút đầu tư;
Thứ sáu, hoàn thiện chế độ phân cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư;

Thứ bảy, cải cách thủ tục đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (như Luật đã bổ
sung hình thức đầu tư ra nước ngoài thông qua mua, bán chứng khoán, các giấy
tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài
chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư...)
3.Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Hải Phòng
Trong giai đoạn 2011-2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút và nâng
cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần
giảm nghèo nhanh và bền vững.
Một là, thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải được điều chỉnh
theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều
hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn
FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả,
thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút các dự án
đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công
nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Có chính sách thu hút công ty đa quốc
gia, có chính sách ưu đãi đối với các công ty đa quốc gia có kế hoạch liên kết
23


với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành
các cụm công nghiệp - dịch vụ.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy
định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào
tạo kỹ năng cho người lao động. Quy định yêu cầu bắt buộc về chất lượng của
các dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư.
Quy định về trình độ công nghệ dự án FDI cho từng ngành theo địa bàn đầu tư.

Đối với các đô thị có mật độ công nghiệp cao, những địa bàn phát triển du lịch
sinh thái sẽ hạn chế tối đa thu hút FDI có hàm lượng công nghệ thấp, gây ô
nhiễm ở mức độ nhất định và tỷ trọng gia công cao.
Hai là, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành cần tăng tỷ
trọng đầu tư nước ngoài như đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp
và nông thôn, điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,
hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng; các ngành sản xuất có yếu tố hàm
lượng công nghệ, đào tạo lao động và chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hoạt
động R&D.
Hỗ trợ các hoạt động đầu tư có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu những mặt hạn
chế, tiêu cực như nhập khẩu nhiều nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập
trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu; lợi dụng
kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá,
kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, không có đóng góp
hoặc đóng góp rất thấp nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam.
Không tiếp nhận hoặc hạn chế tối đa những dự án FDI sử dụng công nghệ thấp,
có khả năng tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, sinh thái.
Có các chính sách, quy định về thuế, phí, đất đai, quản lý ngoại hối... để thu hút,
khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sử dụng đầu vào
trong nước thay vì nhập khẩu, gia công, lắp ráp, chú trọng vào kinh doanh
thương mại, nhất là tại thị trường nội địa. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
vào các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Ban hành văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh và quản lý thống nhất hoạt động
xúc tiến đầu tư trên cả nước; xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư điều phối
tổng thể các hoạt động xúc tiến ở bình diện quốc gia; xây dựng và công bố danh
mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và giai
đoạn 2016-2020.
24



Ba là, để nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn FDI, cần có sự kết hợp
chặt chẽ chính sách FDI với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm
chính sách đầu tư chung, chính sách KCN theo hướng hình thành cụm công
nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vùng.
Các chính sách này cần xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận tổng thể quốc gia để
tạo tín hiệu chung dẫn dắt FDI tới ngành, vùng cần khuyến khích phát triển; hạn
chế các địa phương thu hút các ngành nghề như nhau, thiếu sự phối hợp và bổ
sung cho nhau giữa các ngành dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan mà vẫn
thiên lệch, thiếu chuyên môn hóa.
Bốn là, rà soát và sửa đổi, bổ sung quy chế phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài,
bảo đảm tính chủ động của các địa phương nhưng cần gắn với trách nhiệm giải
trình, hoàn thiện hệ thống chế tài để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, điều
chỉnh của các Bộ, cơ quan Trung ương trong trường hợp cần thiết.
Trong giai đoạn 2011-2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút và nâng
cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần
giảm nghèo nhanh và bền vững.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×