Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập môn kinh tế quản lý số (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.97 KB, 7 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Global Advanced Master of Business Administration
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ
Học viên:

Lê Quang Vinh

Lớp: X0510

Bài 1:
a. Tính giá và lợi nhuận tối ưu trong trường hợp:
(i) Bán riêng rẽ:
Ta có: π = TR − TC = ( P * Q) − (C * Q) = Q *( P − C )
Theo đề bài, ta có: π = Q *( P − 20) điều kiện P > 20 để có lợi nhuận.
Vậy lợi nhuận cao nhất khi hàm tiến Q *( P − 20) ⇒ Max
Giới hạn để khách hàng chấp nhận giá là 20 < P ≤ 70
Vậy sẽ xảy ra các trường hợp sau:
+ Nếu P = 70 thì doanh nghiệp chỉ bán được cho khách hàng C (SP1) hoặc
khách hàng A (SP2) => Q = 1. Vậy lợi nhuận đạt được là
π = Q *( P − 20) = 1*(70 − 20) = 50

+ Nếu giá 40 < P < 70 thì chỉ bán được cho khách hàng C (SP1) hoặc khách
hàng A (SP2) => Q =1. Vậy lợi nhuận đạt được là Q*(P-20) < 50.
+ Nếu 20 < P ≤ 40 → Bán được hàng cho 2 khách hàng B và C → Q = 2 →
Lợi nhuận = 2(P-20) ≤ 40
Vậy trong trường hợp bán hàng riêng lẻ, lợi nhuận đạt được cao nhất với mức
giá là 70. π Max = 2* Q *( P − C ) = 2*1*(70 − 20) = 100 USD.
(ii) Bán trọn gói:
Trường hợp này, cả 3 khách hàng A, B, C đều sẵn sàng trả mức giá trọn
gói là 80 USD. Như vậy, công ty sẽ bán hàng ở mức giá trọn gói 80 USD và


thu được lợi nhuận là: (80-40)+(80-40)+(80-40)=120 USD.

1


Ta có Bảng sau
Khách hàng

Giá

Chi phí

Doanh thu

Lợi nhuận

A

80

40

80

40

B

80


40

80

40

C

80

40

80

40

Tổng

120

Từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy, có thể kiếm được lợi nhuận cao
hơn 20 USD từ việc bán trọn gói, như vậy phương pháp bán trọn gói trong
trường hợp này là có lợi hơn so với phương pháp bán riêng rẽ. Do có sự đánh
giá tương đối về hai sản phẩm là trái ngược nhau giữa các khách hàng. Khách
hàng A sẵn sàng trả giá cao hơn hai khách hàng còn lại cho sản phẩm 2 nhưng
lại trả giá thấp cho sản phẩm 1 và khách hàng C lại sẵn sàng trả giá cao hơn
cho sản phẩm 1 nhưng lại trả thấp cho sản phẩm 2. Như vậy nếu chúng ta
chọn phương pháp bán trọn gói thì có thể có tối đa lợi nhuận bằng cách
chiếm đoạt tối đa thặng dư của người tiêu dùng.
b. Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?

Chiến lược bán hàng trọn gói đã chứng minh được hiệu quả khi mang
lại lợi nhuận lớn hơn so với chiến lược bán hàng riêng rẽ. So sáng 2 chiến
lược bán hàng: Bán hàng riêng rẽ với giá P1=P2=70 lợi nhuận thu được là
100 bán hàng trọn gói với giá 80 thì lợi nhuận thu được là 120
Đối với mỗi hàng hoà, chi phí sx biên vượt quá giá sẵn sàng trả của
khách hàng, ví dụ khách hàng A sẵn sàng trả 70 cho sản phẩm 2 nhưng lại chỉ
trả 10 cho sản phẩm 1, vì chi phí 1 đơn vị sản phẩm là 20 nên hãng chỉ mong
muốn khách hàng A chỉ mua sản phẩm 2 mà với mức giá thấp hơn giá sẵn
sàng trả của khách hàng A (tương tự với khách hàng C) trong khi bán trọn gói
với giá có thể chấp nhận được với khách hàng B, như vậy lợi nhuận thu được
sẽ là tối đa.

2


Bài 2:
a. Nếu cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối
thiểu (ít rủi ro nhất), thì kết quả sẽ như thế nào?
Theo cân bằng Nash: mỗi người chơi có thể làm điều tốt nhất cho mình, sự
lựa chọn chiến lược của mỗi người chơi không chỉ phụ thuộc vào tính có lý trí
của họ mà còn phụ thuộc vào tính hợp lý của đối thủ. Với ma trận trên ta thấy
cả A và B đều có lợi thế về cung ứng hệ thống mạng quản lý văn phòng nhanh
và chất lượng cao (H), và cả hai nhà cung cấp đều sử dụng chiến lược cực đại
hóa tối thiểu. Trong trường hợp này, ta giả định lần lượt:
- Nếu A dự kiến rằng B chọn H thì A cũng sẽ chọn H và nhận chắc chắn 1
khoản lợi nhuận là 30 thay vì chọn L để thu được lợi nhuận là 40. Vì rủi ro có
thể xảy ra khi B không thực hiện kế hoạch theo như dự kiến của A (B chọn L),
khi đó lợi nhuận của A và B sẽ chỉ là (20, 20).
- Nếu B dự kiến A chọn H thì B cũng sẽ chọn H và nhận chắc chắn 1
khoản lợi nhuận là 30 thay vì chọn L để thu được khoản lợi nhuận là 35. Vì

rủi ro có thể xảy ra khi A không thực hiện kế hoạch theo như dự kiến của B (A
chọn L), khi đó lợi nhuận của A và B cũng sẽ chỉ là (20, 20).
Vậy nếu hai người chơi cùng thực hiện chiến lược cực đại hóa tối thiểu thì
kết cục sẽ là (30, 30).
b. Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A
lập kế hoạch trước. Cho biết kết quả mới. Điều gì xảy ra nếu hãng B lập
kế hoạch trước.
- Nếu A lập kế hoạch trước:
Theo như giả thiết của Nash, các hãng sẽ làm điều có lợi nhất cho mình,
suy ra A sẽ lập kế hoạch và cung ứng H ra thị trường và như vậy để tối đa
hóa lợi nhuận, theo ma trận lợi ích thì B buộc phải cung ứng ra thị trường hệ
thống L. Kết cục (50, 35) là cân bằng Nash của trò chơi. Hãng A chiếm ưu thế

3


hơn sẽ thu được lợi nhuận là 50 và hãng B vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
nên thu được lợi nhuận là 35.
- Nếu B lập kế hoạch trước:
Hãng B cũng sẽ chọn cung ứng hệ thống nhanh, chất lượng cao H, buộc
A phải cung cấp hệ thống chậm, chất lượng thấp L. Cân bằng Nash của trò
chơi sẽ là (40, 60), hãng B chiếm ưu thế hơn nên thu được lợi nhuận là 60 và
hãng A chỉ thu được lợi nhuận là 40.
c. Bắt đầu trước có thể rất tốn kém. Bây giờ hãy xét trò chơi hai giai
đoạn trong đó trước hết mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu tiền để xúc
tiến kế hoạch của mình, và sau đó, thông báo sản phẩm nào (H hay L) sẽ
được sản xuất. Hãng nào sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch của
mình? Hãng đó sẽ chi bao nhiêu? Hãng kia có nên chi gì không để xúc
tiến kế hoạch của mình không? Hãy giải thích.
- Hãng chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch: Giả định rằng cả A và B

đều biết về bảng phân bố ma trận lợi ích và đều có xu hướng làm những điều
tốt nhất cho hãng của mình.
Nhìn vào bảng phân bố ma trận lợi ích ta thấy, B là người có khả năng thu
được lợi ích cao nhất là 60 trong trường hợp B cung cấp H và A cung cấp L
(điều này dĩ nhiên sẽ xảy ra khi B là người xúc tiến và thực hiện kế hoạch
trước). Vì vậy, theo giả định các hãng luôn luôn muốn tối đa hóa lợi ích của
mình trong mọi trường hợp, B sẽ là người chấp nhận trả chi phí cao hơn để
được trở thành người xúc tiến công việc trước.
- Chi phí xúc tiến hãng có thể chấp nhận: Gọi chi phí cho việc xúc
tiến công việc của B là x, ta có:
Theo giả định, cả A và B đều là người biết suy đoán và có lý trí, mục tiêu
chung là tối đa hóa lợi ích của hãng thì A sẽ chọn cung cấp L. Như vậy lợi ích
A và B đạt được lần lượt là (40, 60). Với mức lợi ích của B là 60, B sẽ quyết
định chi phí cho việc xúc tiến sao cho đảm bảo lợi ích của B cao hơn A và lợi
ích của người tiến hành trò chơi trước. Nếu B là người tiến hành trò chơi sau
thì chắc chắn B sẽ chọn L và lợi ích B đạt được là 35. Suy ra chi phí xúc tiến
4


sẽ phải đồng thời thỏa mãn điều kiện: chi phí xúc tiến sẽ phải đồng thời nhỏ
hơn chênh lệch giữa lợi nhuận B nhận được khi B là người tiến hành trước và
nhỏ hơn chênh lệch giữa lợi ích của B so với A trong chiến lược (L, H) (B
cung cấp H và A cung cấp L).
=> x < 20.
Chi phí xúc tiến kế hoạch B có thể chấp nhận được phải nhỏ hơn 20
đơn vị lợi ích B thu có thể thu được từ việc cung cấp hệ thống H.
Lợi nhuận thu được của B phải chắc chắn

.


- Hãng tiến hành sau nên chi gì như thế nào để tiến hành xúc tiến kế
hoạch của mình?
Hãng A là người tiến hành trò chơi sau, là người bị động cho nên nếu
không tiến hành kế hoạch nhanh chóng A có thể mất đi thị trường khách hàng
của mình do B đã có đủ thời gian thâm nhập và mở rộng mạng lưới, mặc dù
sản phẩm A cung cấp không hoàn toàn giống với sản phẩm B đã tung ra.
Đồng thời, A có lợi thế của người đi sau, dẫn đến có thể học hỏi kinh nghiệm
và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên mức chi này cũng chỉ được nằm trong giới hạn
là khoản chênh lệch giữa việc thực hiện kế hoạch cung cấp L với kế hoạch
cung cấp H là x’ < 40– 30 = 10 đơn vị lợi ích.
Lợi nhuận chắc chắn thu được của B phải
Bài 3:
a) Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1200 sp, thì hãng
dự kiến sẽ bán được bao nhiêu sản phẩm trong năm tới?
Ta có:
- Giá hàng hóa X trong năm tới tăng 6%:
EDP =

=>
5


- Thu nhập của người tiêu dùng trong năm tới tăng 4%:
EDI =

=>

- Giá hàng hóa thay thế cho hàng hóa X giảm 2%
Exy =


=>

- Quảng cáo tăng 10%:
EDA =

=>

Vì hàm cầu là hàm phụ thuộc các yếu tố giá cả, thu nhập, giá hàng hóa
thay thế và mức độ quảng cáo.
Qd = f(Px, Py, Yd, A)
Do đó % thay đổi cầu sản phẩm X là:
3%
Theo giả thiết, lượng cầu sản phẩm X năm nay là 1200 sản phẩm:
Q1 = 1200
=> Q2 = 103%Q1 = 103%x1200 = 1236(sp)
Vậy trong năm tới hãng dự kiến sẽ bán được 1236 sản phẩm.
b) Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán
năm tới là 1320 sản phẩm?
Gọi x là phần trăm thay đổi của cầu do ảnh hưởng của mức độ quảng
cáo.
Theo giả thiết: lượng cầu sản phẩm X thay đổi 1 lượng là:

Thay đổi lượng cầu từ các yếu tố:
=> x = 19%
Chi phí quảng cáo cần phải tăng lên là:
6


Do vậy để bán được 1320 với điều kiện các yêu tố dự kiến khác không
đổi thì chi quảng cáo cần tăng 15,83%.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học

Grigg. học Kinh tế quản lý – Chương trình đào tạo

7



×