Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập môn kinh tế quản lý số (51)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.53 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: KINH TẾ QUẢN LÝ

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Cường
Lớp: GaMBA.X0510

BÀI LÀM
Bài tập số 1:
a. Tính giá tối ưu và lợi nhuận trong trường hợp: (i) bán riêng rẽ; (ii) bán trọn
gói. Với mỗi chiến lược, hãy xác định giá tối ưu và lợi nhuận thu được.
- Bán riêng rẽ
Nếu các sản phẩm được bán riêng rẽ, thì giá cao nhất có thể đặt cho sản phẩm 1 là
10USD vì nếu đặt giá cao hơn sẽ loại khách hàng A ra khỏi thị trường. Tương tự, mức giá cao
nhất có thể đặt được cho sản phẩm 2 là 10USD. Định giá như vậy sẽ nhận được 20USD với
mỗi khách hàng và tổng doanh thu nhận được là: 60USD.
Khi tính giá tối ưu chúng ta phải đảm bảo giá phải bán được cho tất cả khách hàng. Vậy
giá tối ưu của giá bán riêng rẽ là: (70 + 40 – 20) x 3 = 270 USD
Lợi nhuận thu được của giá bán riêng rẽ (i): 270USD – 20x6 = 150USD
-

Bán trọn gói.
Khách hàng A đánh giá 2 sản phẩm là: 80USD
Khách hàng B đánh giá 2 sản phẩm là: 80USD
Khách hàng C đánh giá 2 sản phẩm là: 80USD
Tổng doanh thu nhận được là:

240USD

Trong trường hợp bán trọn gói doanh thu nhận được là 240USD (cao hơn 180USD so
với bán riêng rẽ). Lợi nhuận thu được : 240USD – 120USD = 120USD
Giá tối ưu của giá bán trọn gói (ii): (70 + 70 - 20) x 3 = 360USD


Lợi nhuận thu được của bán trọn gói: 360USD – 20 x 6 = 240 USD
b. Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?


Theo tôi chiến lược bán trọn gói mang lại lợi nhuận cao nhất. Với chiến lược bán trọn
gói thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với bán riêng rẽ. Như trong ý a cho thấy, lợi nhuận
thu được từ giá bán trọn gói cao hơn rất nhiều so với giá bán riêng rẽ..
Bài tập số 2:
a. Nếu cả hai cũng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít rủi
ro nhất), thì kết quả sẽ như thế nào?
Trong bài tập này, cả hai hãng A và B chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 chiến lược hoặc là
chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” hoặc chọn “hệ thống chậm, chất lượng thấp”.
Chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” là một chiến lược ưu thế đối với hãng B vì
bằng việc sử dụng chiến lược này hãng sẽ được lợi nhuận cao hơn (thu được là 60 chứ không
phải 35), bất kể hãng A chọn hệ thống nào đi nữa. Như vậy, hãng A sẽ dự kiến hãng B sẽ chọn
chiến lược “hệ thống nhanh, chất lượng cao”. Trong trường hợp này, hãng A sẽ được lợi hơn
bằng việc chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” (thu được là 50) chứ không phải chọn “hệ
thống chậm, chất lượng thấp” (và thu được là 40).
Như vậy theo cân bằng Nash, đối với hãng A và B chọn “hệ thống nhanh, chất lượng
cao” là chiến lược ưu thế, cả hai hãng đều thu được lợi nhuận cao. Chiến lược ưu thế cũng là
chiến lược cực đại tối thiểu. Vì vậy, việc chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” của hãng A
và B vực là cân bằng Nash vừa là giải pháp cực đại tối thiểu.
Theo bài ra cả hai hãng cùng đưa ra quyết định theo chiến lược cực đại hóa tối thiểu (ít
rủi ro) nên cả hãng A và B đều chọn chiến lược “hệ thống nhanh, chất lượng cao” và cùng thu
được lợi nhuận là 30.
b. Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, nhưng hãng A lập kế
hoạch trước. Cho biết kết quả mới. Điều gì xảy xa nếu hãng B lập kế hoạch trước.
Giả sử cả hai hãng đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp hãng A lập kế
hoạch trước. Như lập luận ở trên, nếu hãng A lập kế hoạch trước với mục đích tối đa hóa lợi
nhuận thì hãng A sẽ chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” để thu được lợi nhuận cực đại là

50. Khi hãng B chọn “hệ thống chậm, chất lượng thấp” thu được lợi nhuận là 35.
Tương tự, nếu hãng B lập kế hoạch trước với mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì hãng B
sẽ chọn “hệ thống nhanh, chất lượng cao” với lợi nhuận cực đại là 60, khi hãng A chọn “hệ
thống chậm, chất lượng thấp” thu được lợi nhuận là 40.
Khi hãng B lập kế hoạch trước thì khả năng tối ưu nhất hãng B sẽ thu được 60 và hãng
A chỉ thu được 50.


c. Bắt đầu trước có thể rất tốn kém. Bây giờ hãy xét trò chơi hai giai đoạn trong
đó trước hết mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu tiền để xúc tiến kế hoạch của mình, và
sau đó, thông báo sản phẩm nào (H và L) sẽ được sản xuất. Hãng nào sẽ chi nhiều hơn
để xúc tiến kế hoạch của mình không? Hãy giải thích.
Bắt đầu trước bao giờ cũng tốn kém hơn, do phải đầu tư xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực. Ta thấy bất kỳ hãng nào khi được quyết định trước cũng sẽ chọn chiến lược tối ưu
hóa lợi nhuận của mình, các hãng sẽ dựa vào mức lợi nhuận chênh lệch của việc đưa ra chiến
lược trước so với sau để đưa ra quyết định chi bao nhiêu để xúc tiến kế hoạch.
Hãng A sẵn sàng chi tối đa là 10 vì nếu hãng đưa ra chiến lược “hệ thống nhanh, chất
lượng cao” thì lợi nhuận thu được là 50.
Hãng B bằng cách lập luận giải thích tương tự, hãng B cũng dám chi tối đa là khoảng
20 để thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, hãng B sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch
của mình.
Bài tập số 3:
a. Nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1200 sản phẩm, hãng dự kiến sẽ
bán được bao nhiêu trong năm tới?
Theo bài ra ta có:
E DP =

%∆Q
= −2
%∆P


→ % biến đổi sản lượng Q theo giá nếu giá X tăng 6%: -2 x6% = -12%
E DI =

%∆Q
=2
% ∆P

→ % biến đổi sản lượng Q theo thu nhập nếu thu nhập tăng 4% : 2x4% = 8%
E xy =

% ∆Q x
= 2.5
%∆Py

→ % biến đổi sản lượng Q theo giá chéo của hàng thay thế nếu giá hàng thay thế giảm

2% : 2.5 x (-2%) = -5%
E DA =

%∆Q A
= 1.2
%∆P

→ % biến đổi sản lượng Q theo quảng cáo nếu quảng cáo tăng 10%: 1.2x10% = 12%

Ta có % biến đổi của Q sẽ là: -12% + 8% - 5% + 12% = 3%
Vậy nếu lượng bán của hàng hóa trong năm nay là 1200 sản phẩm thì lượng bán của
năm tới là:
1.200 + (1.200 x 3%)) = 1.236 sản phẩm



b. Hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo bao nhiêu % để lượng bán năm tới là 1320
sản phẩm?
Do lượng bán năm tới là 1320 sản phẩm ⇔ % sản phẩm thay đổi là:
(1320 – 1200)/ 1200 x 100% = 10% (tăng thêm 10% so với năm nay)
Ta có % biến đổi của Q sẽ là: -12% + 8% - 5% + %∆Q = 10%
⇔ ∆Q = 19%

Theo bài ra ta có

EDA =

%∆Q
= 1.2
% ∆P

⇒ ∆P =

19%
= 15.83%
1.2

Vậy để năm tới bán được 1320 sản phẩm hãng cần thay đổi chi phí quảng cáo, hãng
phải tăng chi phí quảng cáo lên 15.83%.



×