Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập môn kế toán quản trị managerial accounting (52)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.13 KB, 8 trang )

Global Advanced
Master of Business Administration

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Họ và tên : Bùi Thị Lan Phương
Lớp
: Ga MBA X01.10

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2010


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

BÀI LÀM
Câu 1: Lập ngân quỹ bán hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hóa và kế hoạch chi tiền của Công
ty cho từng tháng trong quý 4:
 Lập Ngân quỹ bán hàng của Công ty:
 Tính doanh thu sẽ thực hiện trong các tháng:
Doanh thu sẽ thực hiện = Sản lượng bán x Giá bán
 Tính tiền dự kiến thu trong các tháng:
Theo đề bài, 55% doanh thu bán hàng sẽ thu được trong tháng bán hàng, 35% thu
được sau khi bán hàng 1 tháng, 5% sau khi bán hàng 2 tháng và 5% sẽ không thu được, do đó ta
tính được tiền dự kiến thu trong Tháng 10 (*) là 555.500.000 VND, cụ thể:
-

Số tiền thu hàng bán trong Tháng 8 : 5% x 770.000.000 = 38.500.000 (VND);

-



Số tiền thu hàng bán trong Tháng 9 : 35% x 440.000.000 = 154.000.000 (VND);

-

Số tiền thu hàng bán trong Tháng 10 : 55% x 660.000.000 = 363.000.000 (VND).

(Ghi chú: (*) Đề bài không đề cập đến số liệu hàng bán trong tháng 7 do đó, để minh họa cách
tính một cách đầy đủ, tôi chọn tính số tiền thu trong tháng 10).

Tương tự cách tính trên, ta tính được số tiền dự kiến thu trong các tháng 9, 11, 12 lần
lượt là 511.500.000 VND, 737.000.000 VND và 643.500.000 VND.
Như vậy, ta có bảng Ngân quỹ bán hàng cho từng tháng trong quý 4 như sau:
Đơn vị tính: 1.000 VND

Chỉ tiêu
1. Sản lượng bán
2. Giá bán
3. Doanh thu sẽ thực hiện
4. Dự kiến thu tiền, trong đó:
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng 10
- Tháng 11
- Tháng 12
- Tháng 1/n+1

Tháng 8

Tháng 9


Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

70.000
11
770.000
423.500
423.500

40.000
11
440.000
511.500
269.500
242.000

60.000
11
660.000
555.500
38.500
154.000
363.000

80.000
11

880.000
737.000

50.000
11
550.000
643.500

22.000
231.000
484.000

33.000
308.000
302.500

Tháng
1/n+1
60.000
11
660.000
599.500

44.000
192.500
363.000

 Lập ngân quỹ cung ứng hàng hóa của Công ty cho từng tháng trong quý 4:
Page 2



Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

 Tính hàng hóa tồn cuối kỳ và đầu kỳ của từng tháng:
Theo đề bài ta có, hàng hoá tồn cuối kỳ của mỗi tháng = 2.000 + 10% lượng hàng bán
trong tháng sau do đó, hàng hoá tồn cuối kỳ của tháng 8 sẽ là: 2.000 + 10% x 40.000 = 6.000
(đơn vị hàng hóa). Tương tự, ta tính được hàng hóa tồn cuối kỳ của tháng 9, 10, 11, 12 lần lượt
là 8.000, 10.000, 7.000 và 8.000 đơn vị hàng hóa.
Ngoài ra, hàng hoá tồn đầu kỳ của tháng 8 là: 2.000 + 10% x 70.000 = 9.000 (đơn vị
hàng hóa).
Như đã biết, hàng hoá tồn cuối kỳ của tháng này chính là hàng hoá tồn đầu kỳ của
tháng sau. Vì vậy, hàng hóa tồn đầu kỳ của các tháng 9, 10, 11, 12 lần lượt là: 6.000, 8.000,
10.000 & 7.000 đơn vị hàng hóa.
 Tính số lượng hàng hóa cần mua từng tháng:
Ta có công thức: Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất/Bán trong kỳ
=> Nhập trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất/Bán trong kỳ - Tồn đầu kỳ
Áp dụng công thức trên, ta tính được số lượng hàng hoá cần mua trong tháng 8 là:
6.000 + 70.000 – 9 000 = 67.000 (đơn vị hàng hóa). Tương tự, ta tính được số lượng hàng hóa
cần mua trong các tháng 9, 10, 11, 12 lần lượt là: 42.000, 62.000, 77.000 & 51.000 đơn vị hàng
hóa.
 Tính dự toán chi cung ứng từng tháng:
Theo đề bài, đơn giá cho một đơn vị hàng hóa mua vào là 7.000 VND do đó ta tính
được dự toán chi cung ứng trong Tháng 9 là: 42.000 x 7.000 = 294.000.000 (VND). Tương tự, ta
tính được dự toán chi cung ứng trong các tháng 10, 11, 12 lần lượt là: 434.000.000 VND,
539.000.000 VND, 357.000.000 VND.
 Tính dự toán chi thanh toán hàng hóa cung ứng từng tháng:
Ngoài ra, đối với hàng hóa mua vào, 50% sẽ được thanh toán ngay trong tháng mua
hàng và 50% còn lại được thanh toán vào tháng kế tiếp nên ta tính được dự toán thanh toán hàng

hoá cung ứng của tháng 10 là: 50% x 294.000.000 + 50% x 434.000.000 = 364.000.000 (VND).
Tương tự, ta tính được dự toán thanh toán hàng hóa cung ứng của các tháng 11, 12 lần lượt là:
486,5 triệu và 448 triệu VND.

Page 3


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

Như vậy, ta lập được Ngân quỹ cung ứng hàng hóa của Công ty cho từng tháng
trong quý 4 như sau:
Đơn vị tính: 1.000 VND

Chỉ tiêu
1. Số lượng đơn vị SP cần bán
2. Số lượng đơn vị SP tồn cuối kỳ
3. Số lượng đơn vị SP tồn đầu kỳ
4. Số lượng đơnvị SP cần mua
trong tháng
5. Đơn giá mua vào
6. Dự toán chi cung ứng hàng hóa
7. Dự toán chi thanh toán, trong
đó:
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng 10
- Tháng 11
- Tháng 12

- Tháng 1/n+1

Tháng
1/n+1
60.000

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

70.000
6.000
9.000

40.000
8.000
6.000

60.000
10.000
8.000

80.000
7.000

10.000

50.000
8.000
7.000

67.000

42.000

62.000

77.000

51.000

7
469.000

7
294.000

7
434.000

7
539.000

7
357.000


234.500

381.500

364.000

486.500

448.000

178.500

234.500

234.500
147.000

269.500
178.500

178.500

147.000
217.000

217.000
269.500

8.000


 Lập kế hoạch chi tiền của Công ty cho từng tháng trong quý 4:
 Theo kết quả của phần trên ta có dự toán chi thanh toán của từng tháng trong quý
4.
 Tính chi phí quản lý của từng tháng trong quý 4:
Theo đề bài, chi phí quản lý mỗi tháng = 14% x doanh thu mỗi tháng do đó chi phí
quản lý tháng 9 sẽ là: 14% x 440.000.000 = 61.600.000 (VND). Tương tự ta tính được chi phí
quản lý của tháng 10, 11, 12 lần lượt sẽ là 92,4 triệu, 123,2 triệu & 77 triệu VND.
 Chi trả khoản vay:
Theo đề bài, ngày 28/11 Công ty sẽ phải trả một khoản vay là 92,7 triệu VND.
Ta có Kế hoạch chi tiền của Công ty cho từng tháng trong quý 4 như sau:
Đơn vị tính: 1.000 VND

Chi tiết
1. Dự toán chi thanh toán
2. Chi phí quản lý
3. Chi trả khoản vay
4. Tổng cộng chi

Tháng 9
381.500
61.600

Tháng 10
364.000
92.400

443.100

456.400


Tháng 11
486.500
123.200
92. 700
702.400

Tháng 12
448.000
77.000
525.000
Page 4


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

Câu 2:
 Theo giả thiết, tiền bán hàng thu 80% trong tháng bán hàng và 20% trong tháng
sau. Tiền mua hàng được thanh toán trong tháng kế tiếp của tháng mua hàng sẽ ảnh hưởng
đến ngân quỹ mua hàng, ngân quỹ cung ứng hàng hoá và kế hoạch chi tiền của Công ty, cụ
thể:
-

Ngân quỹ bán hàng của Công ty sẽ tăng lên vì tỷ lệ thu tiền bán hàng ngay trong tháng

bán hàng là 80% (tăng thêm 25%) thay vì 55% như trước đây trong khi số tiền bán hàng thu trong
tháng sau giảm từ 35% xuống còn 20% (giảm 15%). Như vậy, số tiền thu ngay trong tháng bán
hàng tăng tương đối nhiều (25%) và nợ đọng thu vào tháng kế tiếp cũng giảm 15%.

-

Ngân quỹ cung ứng hàng hoá cũng có sự thay đổi theo hướng tốt do tiền mua hàng được

trả chậm vào tháng kế tiếp của tháng mua hàng vì vậy Công ty chiếm dụng được khoản tiền đó
trong vòng 01 tháng làm cho Ngân quỹ cho cung ứng hàng hoá thuận lợi hơn .
-

Việc thanh toán gối đầu này cũng làm cho Kế hoạch chi tiền của Công ty thuận lợi hơn và

dòng tiền bớt căng thẳng do không phải trả ngay tiền mua hàng trong tháng mà chỉ phải trả tiền
mua hàng của tháng trước. Như vậy, khi nhập hàng hóa về Công ty có thể bán hàng ngay và thu
80% tiền (20% thu vào tháng sau) trong khi chưa phải thanh toán tiền mua hàng (được chậm trả 1
tháng) do vậy, tiền mua hàng được chậm trả này có thể dùng để chi cho việc cung ứng hàng.
Thực chất, xét trong cả một thời kỳ thì Công ty chỉ được nợ tiền mua hàng của tháng đầu tiên tức
được chậm trả 1 tháng còn việc thanh toán tiền hàng cho các tháng tiếp theo vẫn diễn ra bình
thường; tuy nhiên nếu số lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ của Công ty tăng đều thì
hình thức thanh toán này đem lại thuận lợi cho Công ty.

Page 5


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

 Lập luận tương tự như tại Câu 1, ta có các bảng số liệu sau:
 Ngân quỹ bán hàng của Công ty cho từng tháng trong quý 4:
Đơn vị tính: 1.000 VND


Chỉ tiêu
1. Sản lượng bán
2. Giá bán
3. Doanh thu sẽ thực hiện
4. Dự kiến thu tiền, trong đó:
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng 10
- Tháng 11
- Tháng 12
- Tháng 1/n+1

Tháng 8
70.000
11
770.000
616.000

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

40.000
11
440.000
506.000

154.000
352.000

60.000
11
660.000
616.005

80.000
11
880.000
836.000

50.000
11
550.000
616.000

88.000
528.000

132.000
704.000

176.000
440.000

5

Tháng

1/n+1
60.000
11
660.000
638.000

110.000
528.000

 Ngân quỹ cung ứng hàng hóa của Công ty cho từng tháng trong quý 4:
Đơn vị tính: 1.000 VND

Chỉ tiêu
1. Số lượng đơn vị SP cần bán
2. Số lượng đơn vị SP tồn cuối kỳ
3. Số lượng đơn vị SP tồn đầu kỳ
4. Số lượng đơn vị SP cần mua
trong tháng
5. Đơn giá mua vào
6. Dự toán chi cung ứng hàng hóa
7. Dự toán chi thanh toán, trong
đó:
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng 10
- Tháng 11
- Tháng 12
- Tháng 1/n+1

Tháng 8


Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

70.000
6.000
9.000

40.000
8.000
6.000

60.000
10.000
8.000

80.000
7.000
10.000

50.000
8.000
7.000

67.000


42.000

62.000

77.000

51.000

7
469.000

7
294.000

7
434.000

7
539.000

7
357.000

469.000

294.000

434.000


539.000

Tháng
1/n+1
60.000
8.000

357.000

469.000
294.000
434.000
539.000
357.000

Page 6


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

 Kế hoạch chi tiền của Công ty cho từng tháng trong quý 4:
Đơn vị tính: 1.000 VND

Chi tiết
1. Dự toán chi thanh toán
2. Chi phí quản lý
3. Chi trả khoản vay
4. Tổng cộng chi


Tháng 9

Tháng 10

469.000
61.600

294.000
92.400

530.600

386.400

Tháng 11

Tháng 12

434.000
123.200
92.700
649.900

539.000
77.000

Tháng
1/n+1
357.000


616.000

Câu 3: Phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân quỹ bán hàng, ngân
quỹ cung ứng hàng hoá và kế hoạch chi tiền của Công ty:
-

Sản lượng hàng hóa bán ra: nếu Công ty tăng sản lượng hàng hóa bán ra thì doanh thu của

Công ty sẽ tăng. Như vậy, doanh thu tăng dẫn tới lượng tiền thu từ bán hàng tăng đồng thời cũng
làm tăng số tiền phải trả cho các nhà cung cấp do Công ty mua/nhập hàng hoá. Tuy nhiên, điều
này không ảnh hưởng lớn tới kế hoạch ngân quỹ vì dòng tiền vào và ra tỷ lệ thuận.
-

Tiến độ thu tiền hay nói cách khác là tỷ lệ thu tiền bán hàng ảnh hưởng rất lớn đến kế

hoạch ngân quỹ của Công ty. Tỷ lệ thu tiền bán hàng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
lượng tiền thu được trong tháng. Điều này cũng tác động trực tiếp đến việc có nguồn tiền đáp ứng
cho kế hoạch cung ứng hàng hoá của Công ty hay không. Trường hợp Công ty càng thu tiền
nhanh hay tỷ lệ thu tiền bán hàng tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng vòng quay của
vốn.
-

Việc thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp và điều kiện thanh toán áp dụng đối với khách

hàng hay nói cách khác khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng và nhà cung cấp cũng ảnh
hưởng đến ngân quỹ cung ứng hàng hóa và kế hoạch chi tiền của Công ty. Nếu tỷ lệ chiếm dụng
vốn càng cao thì Công ty càng chủ động hơn về nguồn/dòng tiền thanh toán.
-


Lượng hàng hóa dự trữ tồn kho đầu kỳ và dự trữ tồn kho cuối kỳ theo quy định đều ảnh

hưởng đến việc thực hiện ngân quỹ cung ứng hàng hoá. Nếu lượng hàng hóa tồn nhiều thì số tiền
dùng cho việc dự trữ nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ báo cáo tài chính, lượng hàng
hóa dự trữ không nhiều thì báo cáo tài chính sẽ tốt hơn nhưng nếu xét theo khía cạnh thị trường
thì có thể Công ty sẽ gặp khó khăn khi có biến động tăng về nhu cầu vì khả năng đáp ứng yêu cầu
thị trường của Công ty là hạn chế. Điều này có khả năng Công ty bị co hẹp thị phần. Vì vậy,
Page 7


Bùi Thị Lan Phương – Ga MBA X0110

Kế toán Quản trị

Công ty phải có một lượng tiền nhất định phục vụ cho việc dự trữ hàng hoá và lượng dự trữ hàng
phải đủ lớn để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
-

Nếu dòng tiền vào và ra bị thiếu hụt tại từng thời điểm thì Công ty sẽ phải chọn giải pháp

đi vay. Nếu tăng các khoản vay thì cũng đồng nghĩa với việc tăng các khoản chi phí trả lãi vay,
việc này sẽ làm tăng chi trong kế hoạch chi tiền. Nói cách khác, việc tăng các khoản vay sẽ làm
cho tỷ suất vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản thấp. Như vậy, khả năng độc lập về mặt tài chính của
Công ty thấp do Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính cao hay nói cách khác Công ty đã đi vay
nhiều để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đi vay này có thể dẫn đến cả 2 mặt tích
cực và tiêu cực. Trường hợp Công ty tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính trong khi khả năng sinh
lời giảm có thể sẽ làm cho tình hình tài chính của Công ty không tốt hơn và Công ty có thể gặp
khó khăn trong việc thanh toán nợ.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu tham khảo môn học Kế toán Quản trị - Chương trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh
doanh Quốc tế: tháng 2/2010; Trung tâm ETC – Đại học quốc gia Việt Nam; bản sao.
2. “Kế toán Tài chính – Financial Accouting”, Trần Xuân Nam (Maastricht MBA), Hà Nội – Năm
2010, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Giáo trình “Phân tích và đầu tư chứng khoán”, Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ
chứng khoán, Th.S Lê Thị Mai Linh (chủ biên), Hà Nội – Năm 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia.
4. Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” và “Bài tập Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”;
Học viện Ngân hàng – Năm 2003.

Page 8



×