Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

thực trạng đào tạo và phát triển tại ngành thanh tra tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.47 KB, 6 trang )

Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất cứ loại
hình tổ chức nào. Một xã hội tồn tại được hay không là do đáp ứng được với sự thay
đổi. Một xá hội tiến hay lùi cũng do các nhà lãnh đạo có thấy được sự thay đổi để kịp
thời đào tạo và phát triển lực lượng lao động của mình.
Vậy đào tạo, phát triển là gì? Theo tài liệu chúng ta nghiên cứu thì đào tạo là các
hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của nhân viên đối với công
việc hiện hành hay trước mắt. Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho
nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai.
Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo đương nhiệm luôn phải định hướng để đào tạo và phát
triển các nhà lãnh đạo, nhân viên kế tiếp thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn
và dài hạn. Tiến trình đào tạo và phát triển bao gồm các bước đi sau đây: Định rõ nhu
cầu đào tạo và phát triển, ấn định các mục tiêu cụ thể, lựa chọn các phương pháp thích
hợp, lựa chọn các phương tiện thích hợp, thực hiện chương trình đào tạo và phát triển,
sau đó là đánh giá chương trình đào tạo và phát triển.
Còn thực trạng đào tạo và phát triển tại ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh thì
sao? Thanh tra tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác
thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý
nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy
định:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh (gọi chung là sở).
- Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhiều sở.
- Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật về chống tham nhũng.
- Hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính; phối hợp với cơ quan, tổ


chức hữu quan hướng dẫn chế độ chính sách, tổ chức biên chế đối với Thanh tra huyện,
Thanh tra sở.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Với lực lượng hơn 300 cán bộ, công chức trong ngành, hệ thống Thanh tra tỉnh
Quảng Ninh được phân bố từ cấp tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gồm:
14 huyện, thị xã, thành phố và 16 sở, ngành):
1


Theo quy định của Thanh tra Chính phủ thì hệ thống Thanh tra có các tiêu chuẩn
nghiệp vụ, ngạch bậc như sau: Thanh tra viên, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên
cao cấp. Việc đào tạo các ngạch bậc trên được Thanh tra Chính phủ thống nhất trên toàn
quốc thực hiện tại Trường cán bộ thanh tra (địa chỉ: xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội). Bên cạnh đó, các cán bộ thanh tra còn phải qua đào tạo các chương
trình quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao
cấp, trung cấp chính trị và cao cấp chính trị.
Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo lãnh đạo của ngành thanh tra
được thực hiện trong thời gian dài và liên tục từ thấp đến cao. Vì vậy, việc một chương
trình đào tạo cần quan tâm đến lý thuyết, các mục tiêu cần đào tạo cụ thể, đặc điểm của
học viên và những vấn đề thực tế thời sự cần được trao đổi khi đào tạo. Hiệu quả của
chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo phụ thuộc chủ yếu vào cách thức thiết kế
chương trình đó. Đào tạo, phát triển kỹ năng có nhiều hình thức, từ những hội thảo ngắn
tập trung vào một số kỹ năng nhất định cho đến các chương trình đào tạo tổng thể kéo
dài đề cập đến hầu hết các kỹ năng làm việc phù hợp với yêu cầu của mỗi tổ chức.
Nguồn nhân lực tại cơ quan Thanh tra tỉnh được hình thành từ các nguồn sau:
- Các công chức đang công tác trong ngành.
- Các công chức được tuyển dụng mới qua kỳ thi tuyển.
- Các công chức từ các cơ quan hành chính nhà nước khác chuyển sang.

Tất cả công chức trong ngành Thanh tra tỉnh đều phải qua đào tạo để phát triển
nguồn nhân lực của ngành, cụ thể:
+ Quy trình và các chương trình đào tạo bắt buộc đối với công chức ngành
Thanh tra:
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức, công chức dự bị do Hội đồng tuyển dụng
công chức Tỉnh chủ trì (đối với tuyển mới).
- Học lớp Tiền công vụ do Sở Nội vụ phối hợp với Trường chính trị Tỉnh thực
hiện (đối với tuyển mới).
- Học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên.
- Học lớp Nghiệp vụ Thanh tra viên tại Trường cán bộ Thanh tra.
- Học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính (nếu được cử đi).
- Học lớp Nghiệp vụ Thanh tra viên nâng cao tại Trường Cán bộ thanh tra (nếu
được cử đi).
- Học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp (nếu đủ điều kiện
và được cử đi).
- Học lớp Nghiệp vụ Thanh tra cao cấp tại Trường Cán bộ Thanh tra (nếu đủ điều
kiện và được cử đi).
- Trung cấp chính trị (nếu được cử đi học).
- Cao cấp chính trị (nếu được cử đi học).
- Các lớp bồi dưỡng ngắn khác…
+ Chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực thanh tra:
Một là, mục tiêu đào tạo:
2


Mục tiêu đào tạo là để bồi dưỡng cho cán bộ, thanh tra viên hiện tại và phát triển
trong tương lai hay được đề bạt lãnh đạo cấp cao hơn của ngành thanh tra Quảng Ninh.
Phải bồi dưỡng, đào tạo cho những cán bộ, thanh tra viên này có được các kỹ năng tổng
hợp, xử lý linh hoạt kịp thời để đảm trách được công việc của một công chức, công
chức lãnh đạo trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra.

Hai là, kế hoạch đào tạo:
Việc lập kế hoạch đào tạo được thực hiện trên cơ sở xác định các điều kiện thuận
lợi cũng như khó khăn và ước lượng được kết quả thu được, cụ thể:
- Quy mô của chương trình đào tạo phù hợp với hệ thống thanh tra.
- Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao hơn đối với kế hoạch đào tạo phát triển toàn
diện.
- Khả năng thay đổi nhận thức và hiệu quả công việc sau đào tạo
- Tác động của kế hoạch đào tạo đến sự phát triển toàn diện của hệ thống.
- Tham khảo các chương trình đào tạo đã thành công.
- Rà soát và lựa chọn các học viên để tham gia khóa học.
- Lựa chọn giảng viên đào tạo và địa điểm đào tạo.
- Xác định nguồn kinh phí để thực hiện.
Ba là, nội dung đào tạo:
Xây dựng nội dung đào tạo rõ ràng và bổ ích cho các học viên. Nội dung đào tạo
bám sát công tác đặc thù của ngành thanh tra, không tách rời cơ sở kiến thức sẵn có của
học viên và tập trung vào các vấn đề quan trọng để giúp học viên điều chỉnh hành vi
nhằm tăng hiệu quả lãnh đạo. Bên cạnh đó, đưa ra các hình ảnh thực tiễn hay các những
con người cụ thể trong cuộc sống hiện tại và quá khứ gắn với các lý thuyết được truyền
đạt đến các học viên. Làm sinh động và giảm tính phức tạp của chương trình đào tạo
bằng các các vụ việc thanh tra cụ thể, hệ thống phân loại, các biểu đồ, mô hình liên
quan. Qua mỗi phần học có tổng kết, tóm tắt lại các kiến thức chính.
Nội dung đào tạo hướng tới việc truyền đạt và học viên tiếp thu được các kỹ
năng cần thiết:
- Về chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao: cách tiếp cận vấn đề, tư duy về vấn đề,
cách giải quyết vấn đề và kết luận nội dung thanh tra.
- Về các hành vi, cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức thanh tra: thiết
lập lòng tự trọng, thói quen lập kế hoạch cho bản thân và tổ chức, cách tạo được động
lực làm việc, sẵn sàng cho đại diện và giao quyền.
Bốn là, sắp xếp thứ tự nội dung đào tạo phù hợp:
Các hoạt động đào tạo trong chương trình phải được tổ chức và sắp xếp sao cho

thuận lợi nhất cho các học viên. Mô tả các hình ảnh cụ thể sau khi nêu các khái niệm để
học viên dễ hiểu và có nhận thức dễ dàng về vấn đề đó. Nội dung đào tạo phải đi từ đơn
giản đến phức tạp, trong đó các nội dung phức tạp cần thiết được chia nhỏ để học viên
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Thời gian giải lao hợp lý cũng giúp cho học viên đỡ`căng
thẳng, mệt mỏi.
Năm là, kết hợp các phương pháp đào tạo:
3


Việc lựa chọn các phương pháp đào tạo phải xuất phát từ việc tìm hiểu các kỹ năng,
thái độ, hành vi hiện có của học viên. Lựa chọn phương pháp giải thích bằng quy trình
thực tế để truyền tải đến học viên, tạo nên sự tư duy toàn diện của tất cả các học viên.
Phương pháp đào tạo cũng cần chọn lựa cho phù hợp với môi trường đào tạo, áp
dụng phương pháp phù hợp nhất cho lớp học. Đưa ra các tình huống tiếp dân, vụ việc
thanh tra cụ thể để các học viên vào vai nhân vật hoặc hoạt động theo nhóm. Để tạo nên
một chương trình đào tạo hiệu quả, phương pháp giảng phải liên tục chuyển đổi trong
vòng tròn từ giảng sang thảo luận đến trình bày, đúc kết kinh nghiệm tạo cảm hứng và
hướng sự tập trung của học viên.
Sáu là, cơ hội thực hành tích cực:
Học viên chắc chắn phải được thực hành những kỹ năng mới có được. Việc ghi nhớ
và làm thay đổi hành vi thói quen của học viên sẽ tốt hơn khi họ phải thuật lại các
nguyên tắc và tự tìm cách áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau và chủ động
điều chỉnh khi không phù hợp với sự giúp đỡ của các học viên khác và của giảng viên.
Việc thực hành được thực hiện theo hai hình thức: tại phòng thử nghiệm hoặc tại lớp
học, và phải được thực hiện liên tục trong từng buổi học, trong suốt quá trình đào tạo.
Tốt nhất là thực hành trong các điều kiện thực tế để tạo sự sắc sảo, thích ứng kịp thời và
chân thật của các nhà lãnh đạo, công chức hiện tại và tương lai.
Bẩy là, đánh giá kết quả kịp thời:
Đánh giá kết quả là yếu tố quan trọng của quá trình đào tạo. Việc đánh giá được
thực hiện bởi: học viên tự đánh giá, giảng viên đánh giá và các học viên đánh giá về

nhau. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả còn giúp cho người tổ chức, thiết kế chương
trình điều chỉnh và xác định được sự phù hợp của các nội dung trong chương trình đào
tạo, nhận thức của các học viên và đặc biệt sàng lọc được các nhà lãnh đạo tốt nhất.
Qua đó, đào tạo bồi dưỡng các nhà lãnh đạo, công chức có khả năng, triển vọng và đào
tạo tiếp các công chức, công chức lãnh đạo còn hạn chế. Quá trình học tập càng hiệu
quả hơn nếu học viên chủ động tìm kiếm được cách đánh giá khách quan về chiến lược
thực hiện một công việc khi thực hành thực tế như chiến lược áp dụng có những gì
chính xác, mắc phải những sai lầm gì, lẽ ra phải áp dụng phương pháp thay thế nào,..
Tám là, tăng cường sự tự tin cho học viên:
Quy trình đào tạo phải từng bước tăng cường sự tự tin của học viên, đáp ứng kỳ
vọng của chương trình đào tạo. Muốn vậy, yêu cầu giảng viên phải kiên nhẫn và ủng hộ
học viên khi gặp khó khăn trong các tình huống thực hành. Đưa ra các tình huống cần
giải quyết và để các học viên thuyết trình trước lớp học. Để họ tự đưa ra các ý tưởng
của họ và tạo cho họ không có khoảng cách với giảng viên và các học viên khác. Học
viên có nhiều cơ hội để tiến bộ và lĩnh hội các tài liệu và kỹ năng mới. Những lời khen
ngợi và sự động viên, khuyến khích là rất cần thiết nhưng phải đúng lúc để tăng lòng tự
tin của mỗi học viên. Giúp cho các học viên luôn tự tin khi thuyết trình hay đứng trước
đám đông, từ đó giúp họ luôn tập trung suy nghĩ cao độ và bình tĩnh trong giải quyết
các công việc thực tế.
Chín là, theo dõi sau khi chương trình đào tạo kết thúc:
4


Có thể các kỹ năng phức tạp là khó lĩnh hội đầy đủ chỉ trong một khóa đào tạo với
một vài tình huống thực hành và đánh giá cho học viên. Các kỹ năng đó phải được
thường xuyên củng cố bằng các hoạt động bắt buộc trong môi trường làm việc của học
viên. Nên tổ chức tọa đàm định kỳ sau khi chương trình đào tạo chính thức kết thúc để
sơ kết, tổng kết việc áp dụng các kỹ năng mới được đào tạo, những vấn đề phát sinh, và
đi kèm theo đó là những hướng dẫn, hỗ trợ bổ sung. Một phương pháp khác là giao cho
học viên một dự án cụ thể đòi hỏi học viên phải sử dụng các kỹ năng mới được đào tạo

và tạo ra lợi ích cho môi trường nơi học viên là lãnh đạo, công chức.
Các nhà lãnh đạo hiện tại chủ động giao việc theo nội dung đã đào tạo cho các
công chức, công chức lãnh đạo. Đồng thời theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công
việc đó tại cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh như:
- Điều hành một cuộc họp liên ngành về một nội dung khiếu nại phức tạp đang
xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh
- Điều hành một hội thảo thanh tra về một chuyên đề nào đó.
- Tiếp một nhóm công dân phức tạp khiếu nại tại trụ sở tiếp công dân của Ủy ban
nhân dân tỉnh,…
Thông qua các công việc thực tiễn sẽ giúp cho các công chức, công chức lãnh
đạo trải nghiệm, hoàn chỉnh bản thân và tăng cường các kỹ năng làm việc.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo cũng phải được làm tốt tạo ra
sự phấn khởi và tham gia nhiệt tình của cán bộ, công chức trong ngành.
* Từ việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành thanh tra, xuất hiện
một số hạn chế sau:
- Việc giao chỉ tiêu các lớp nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra chính phủ hàng
năm đã dẫn đến số lượng công chức được đi học ít, phải xét duyệt và là môi trường để
xuất hiện tiêu cực. Người đủ điều kiện lâu năm không được cử đi, còn người mới nhưng
có mối quan hệ tốt với lãnh đạo thì lại được cử đi.
- Khi xét duyệt các công chức đi học thì chủ yếu quyết định là do Thủ trưởng cơ
quan, dẫn đến có thể quyết định mang tính chủ quan nhiều hơn khách quan.
- Các chương trình đào tạo tại các lớp có nhiều nội dung trùng lắp, học đi học lại.
- Thời gian tham gia học kéo dài so với thời gian công tác trong năm.
+ Từ các tồn tại và hạn chế nêu trên, đề xuất các giải pháp sau:
- Việc quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo cần làm một cách công khai, minh
bạch. Đặc biệt phải đưa ra được các yếu tố, điều kiện để có cơ sở đánh giá.
- Việc xét duyệt cử các cán bộ, công chức đi tham gia các khóa học (Quản lý nhà
nước, Nghiệp vụ thanh tra, Chính trị,…) phải công tâm, khách quan không áp đặt chủ
quan.
- Rút ngắn thời gian các khóa học (Tiền công vụ, Quản lý nhà nước, Nghiệp vụ

thanh tra) vì trong các chương trình đào tạo có rất nhiều nội dung trùng lắp, học đi học
lại.

5


Tóm lại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức cần phải xem xét
và xác định chuẩn xác một số vấn đề trọng tâm trên đây. Việc xác định đó ảnh hưởng
tới kết quả đào tạo và quá trình phát triển của nó về sau.
Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng đang được quan tâm tại cơ quan
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, việc thay đổi liên tục hệ thống pháp luật của nhà
nước, các văn bản hướng dẫn dưới luật và chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp và công dân trong toàn xã hội được dân chủ, từ đó dẫn đến khối
lượng công việc cần giải quyết của cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh ngày càng nhiều
và mức độ phức tạp ngày càng cao, đặc biệt là công tác tham mưu giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Để đáp ứng cho thực tiễn này, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng cần phải có lực
lượng cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt và trình độ chuyên môn
giỏi. Nhận thức được vấn đề này hiện tại và trong tương lai, Thanh tra tỉnh cũng đã và
đang đổi mới công tác quy hoạch, phối hợp xây dựng, phát triển các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức. Từng bước đảm bảo yêu cầu, đáp ứng kịp thời
các công việc được giao. Tiến tới đào tạo được một đội ngũ có trình độ cao, chủ động
thích ứng với xu thế phát triển và hoà nhập thế giới. Cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng
Ninh cũng xác định lực lượng tiên phong chính là đội ngũ công chức, công chức lãnh
đạo đang công tác trong ngành thanh tra hiện nay.
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cũng nhận thấy xây dựng chương trình tổng thể đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn là cần thiết và cấp bách. Nó mang lại cho
cơ quan nhiều lợi ích về lâu dài và mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
hệ thống quản lý nhà nước trong thời gian tới./.

-


Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực – Đại học Griggs Hoa Kỳ.
Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh Quảng
Ninh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Quy chế hoạt động của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.

6



×