Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.05 KB, 6 trang )

Đề tài : Phân tích thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt.
BÀI LÀM
I.

LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của một tổ chức, nó quyết định sự
thành bại trong tương lai. Chính vì vậy, các tổ chức luôn tìm cách duy trì và phát triển nguồn
nhân lực của tổ chức mình. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc giữ chất xám cho tổ
chức là một việc hết sức cần thiết mà một trong các biện pháp hiệu quả nhất nhằm thực hiện
mục tiêu trên đó là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
1. Đào tạo nguồn nhân lực :
- Đào tạo là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn
nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm
vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.
- Là một hoạt động cần thiết cho sự thành bại và phát triển của tổ chức nên việc đào tạo không
chỉ thực hiện trong một tổ chức mà còn ở các hoạt động được thực hiện từ bên ngoài như học
việc và học nghề.... Kết quả của các quát trình này sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của
tổ chức.
2. Phát triển nguồn nhân lực :
- Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình làm gia tăng và biến đổi đáng kể về chất lượng của
nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ người
lao động.
3. Nội dung về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực gồm rất nhiều nội dụng, cụ thể như xác định nhu cầu
đào tạo cho từng mô hình, phòng ban cho đến đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo
đó. Cụ thể như phần trình bày sau :
a. Xác định nhu cầu đào tạo

1




- Việc xác định nhu cầu đào tạo rất quan trọng bởi nó là bước đầu tiên giúp ta định hướng được
sự phát triển của nhân sự . Chúng ta cần phải phân tích nó cụ thể dưới các giác độ như :
- Phân tích tổ chức: tổ chức sẽ có bao nhiêu bộ phận, bộ phận nào cần phải đào tạo và đào tạo
theo chương trình nào
- Phân tích tác nghiệp: các bộ phận đó sẽ cần những kỹ năng nào, số lượng nhân sự được đào
tạo là bao nhiêu.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân sự hiện tại tương ứng với các yêu cầu cụ thể
của từng phòng, ban.
b. Xác định mục tiêu đào tạo
- Các mục tiêu đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của tổ chức, phải được lượng
hóa, cụ thể và rõ ràng.
c. Xác định đối tượng đào tạo
- Tùy vào yêu cầu cụ thể về công việc của các phòng, ban
d. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
- Nó phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo của tổ chức và khả năng tài chính của tổ chức đó.
e. Dự tính chi phí đào tạo
- Cần phải xác định thời điểm đầu tư cho đào tạo nhân sự hợp lý và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó
phải tính đến chi phí cho từng nhân viên, chi phí cho người dạy, cho phương tiện cũng như cơ
sở hạ tầng......
f. Lựa chọn và đào tạo người dạy
- Người đào tạo có thể là lãnh đạo cấp cao trong tổ chức, trưởng các bộ phận hoặc mời từ
những cơ sở đào tạo...
g. Đánh giá chương trình đào tạo
- Sau quá trình đào tạo, tổ chức đánh giá hiệu quả của chương trình
2


II.


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC

TẠI

NGÂN

HÀNG

TMCP

BƯU

ĐIỆN

LIÊN

VIỆT

(LIENVIETPOSTBANK - LPB).
1. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân
hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số
91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với việc Tổng
Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết
kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ
và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam
chính


thức

trở

thành

cổ

đông

lớn

nhất

của

LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương
mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Từ số
vốn điều lệ là 3.300 tỷ đồng đến nay con số đó đã tăng gần gấp đôi là 6.010 tỷ đồng,
LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng
lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse …
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt
động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
Yếu tố con người – Yếu tố quyết định thành công.
Nếu so sánh Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt với các Ngân hàng TMCP khác, với từng đó thời

gian hoạt động thì LPB có bước phát triển rất thần tốc. Trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó
khăn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng thì Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có
những chính sách phát triển và định hướng Ngân hàng rất đúng đắn. Một trong các chính sách
đó là chú trọng về việc phát triển nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo Ngân hàng tập trung và phát
3


triển số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ nhân viên. Xây dựng cơ cấu nhân sự, xây dựng
chế độ lương thưởng khoa học với mục đích khuyến khích tất cả nhân viên làm việc, cống hiến
hết mình vì sự phát triển chung cũng như có chế độ đãi ngộ với từng vị trí lãnh đạo hay các
chuyên viên. Ngân hàng cũng xây dựng văn hóa riêng, thiết lập môi trường làm việc tốt, lãnh
đạo và nhân viên tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau để tạo cơ hội phát triển cho toàn nhân viên.
Phát triển nhân sự về chất lượng và số lượng tại LienVietPostBank
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn cùng với sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng mà
điều quan trọng là việc sát nhập cùng Tổng Công ty Bưu chính với một mạng lưới dày đặc đã
giúp cho Ngân hàng Bưu Điên Liên Việt trở thành Ngân hàng có mạng lưới lớn nhất cả nước
với hơn 10.000 điểm giao dịch hơn cả Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam. Để phù hợp
với nhu cầu phát triển thì LPB đã phải tuyển một số lượng lãnh đạo và nhân viên khá lớn. Hiện
nay, chính sách tuyển dụng của LPB luôn ủng hộ các bạn trẻ đến từ các trường Đại học thuộc
Khối Tài chính, thương mại. Để tạo cơ hội cho các sinh viên sắp ra trường, Ngân hàng tổ chức
ngày hội việc làm tại các trường Đại học, ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường Đại học lớn
trong cả nước, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các sinh viên có thành tích học tập tốt tại
các trường.
Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn nhận thức được con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển
của tổ chức nên đã xây dựng một kế hoạch phát triển nhân sự cho toàn hệ thống, khiến cho
LienVietPostBank trở thành Ngân hàng cổ phần mới với môi trường tốt và đầy hứa hẹn với các
bạn trẻ đam mê ngành Tài chính – Ngân hàng. Việc đào tạo được tổ chức từ những lớp học nhỏ
cho đến những chương trình đạo tạo chuyên nghiệp như tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên
do chính ban lãnh đạo hoặc trưởng các khối phòng ban là giáo viên hay thuê những chương
trình đạo tạo có tiếng để đào tạo cho nhân viên. Bắt đầu từ những khóa học về đào tạo hội

nhập, tổng quan về sứ mệnh, vai trò của Ngân hàng cho đến những nghiệp vụ chuyên biệt cho
các phòng ban. Bên cạnh đó, những lớp học đào tạo kỹ năng mềm như chăm sóc khách hàng,
quan hệ khách hàng, đàm phán, thuyết trình….đã tạo cho nhân viên không chỉ cảm thấy
LienVietPostBank không chỉ là nơi làm việc mà còn là một ngôi trường lớn.

4


Với cơ chế lương thưởng linh hoạt cho những nhân viên tâm huyết và xuất sắc và mong muốn
gắn bó lâu dài cho Ngân hàng thì nhiều bạn trẻ, năng động với trình độ từ đại học trở lên chọn
LienVietPostBank làm nơi xây dựng và phát triển sự nghiệp.
2. Hạn chế và giải pháp về phát triển nhân sự
Sau khi sát nhập cùng TCT Bưu chính Việt Nam, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt trở thành
Ngân hàng có mạng lưới lớn nhất cả nước cùng với chiến lược phát triển tới năm 2015 và
những mục tiêu tăng trưởng đầy khó khăn và thử thách về chỉ tiêu lợi nhuận, quy mô, thị phần
thì mục tiêu phát triển nhân sự cũng là một mục tiêu được đặt lên hàng đầu.
Trong quá trình chuyển đổi và sát nhập năm 2011, nguồn nhân lực toàn hệ thống đã thể hiện
đầy đủ các mặt đầy đủ và hạn chế. Nguồn nhân lực nội bộ tại Ngân hàng thể hiện được năng
lực rõ ràng khi được đầu tư và đào tạo bài bản cũng như phương pháp làm việc được đầu tư,
đào tạo và thay đổi phương pháp làm việc. Chính vì vậy, để phát triển sự nghiệp cho CBNV có
năng lực đang làm việc tại Ngân hàng, cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực có
chất lượng cao, ổn định, phục vụ chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của
LienVietPostBank thì đây là một thách thức lớn đối với Ngân hàng trong thời gian tới do việc
tuyển dụng nhiều sẽ dẫn tới rủi ro về chất lượng nhân sự, ảnh hưởng tới việc đào tạo phát triển
của Ngân hàng. Một số hạn chế được đưa ra như sau :
-

Bên cạnh đó, một lượng lớn nhân sự từ TCT Bưu chính Việt Nam sau khi sát nhập với
LienVietBank cũng còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ Tài chính – Ngân hàng nên cần
phải được đào tạo một cách bài bản, mất một thời gian dài.


-

Việc đào tạo nhân sự phải tiến hành trong thời gian ngắn hoặc đi kèm với việc vừa học
vừa làm việc nên sẽ không mang lại hiệu quả trong công việc

-

Vì lượng bưu cục, chi nhánh và các phòng giao dịch mở ra với số lượng lớn nên việc
thiếu nhân sự tại đây là việc thường xuyên. Bản thân các lãnh đạo tại các phòng ban
trên sẽ phải kiêm nhiệm nhiều việc bên cạnh đó còn phải đào tạo cho các nhân viên vì
các nhân viên mới chưa được đào tạo đầy đủ và bài bản.

Giải pháp:
5


-

Mỗi lãnh đạo và chuyên viên đều làm các công việc theo hướng chuyên môn hóa tạo
hiệu quả cao nhưng lại làm cho người làm việc trở nên kém linh hoạt, đơn điệu với
công việc. Vì vậy, cần luân chuyển cán bộ nhân viên theo định kỳ để cho lãnh đạo và
chuyên viên có thể thực hiện được nhiều việc, làm cho công việc không bị nhàm chán.
Bên cạnh đó việc luân chuyển giữa các phòng ban hoặc từ Hội sở xuống Chi nhánh làm
lãnh đạo hoặc từ chi nhánh lên Hội sở cũng là cách tạo sự phát triển trong công việc
cho

-

Việc đào tạo nhân sự cần phải có quy trình cụ thể từ thấp tới cao cũng như từ cấp cao

tới cấp nhân viên sao cho phù hợp với các vị trí hiện tại của từng người.

-

Xem xét chế độ đãi ngộ, lương thưởng phải minh bạch và công bằng với CBNV. Bởi sự
công bằng sẽ là động lực cho người lao động phấn đấu và nỗ lực hơn nữa vì sự phát
triển của Ngân hàng.

-

Động viên và khuyến khích với những chuyên viên có năng lực tốt tham gia vào hoạt
động quản lý.

III. KẾT LUẬN
Hiện nay các Ngân hàng TMCP đều có những sản phẩm cho Doanh nghiệp và cá nhân gần
giống nhau. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như vậy thì Ban lãnh đạo của Ngân hàng
Bưu Điện Liên Việt đều phải nhận thức và xây dựng được sự khác biệt đối với Ngân hàng
khác. Nòng cốt vẫn là nguồn nhân sự nên các Ngân hàng cần đầu tư bài bản cho nguồn nhân
lực của mình, từ quản lý cấp cao, cấp trung và cấp nhân viên. Việc tuyển dụng, đào tạo đúng
người đúng việc và chăm lo đời sống tinh thần cho CBNV cũng như xây dựng văn hóa doanh
nghiệp là một việc hết sức quan trọng. Điều này giúp cho Ngân hàng xây dựng được văn hóa
với bản sắc riêng cũng là một cách tạo động lực, niềm tin và giữ chất xám cho Ngân hàng, giúp
cho Ngân hàng phát triển lâu dài và bền vững.

6



×