Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bạo lực học đường nhà trường nơi niềm tin bị đánh mất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.34 KB, 1 trang )

Bạo lực học đường: Nhà trường nơi niềm tin bị đánh mất
Khi những Video clip về bạo lực học đường được tung lên mạng, thành phần đầu tiên
nhận được sự chỉ trích của xã hội chính là nhà trường, trăm lời ca thán, trách móc, thâm chí
kết tội tới tấp đổ xuống đầu những người trực tiếp làm công tác giáo dục : các thầy cô giáo
và thật tội nghiệp cho các thầy cô giáo, hình như họ đang bị cả xã hội nhìn với ánh mắt
thương hại..

Phải thành thật mà nói rằng, trong xã hội, làm giáo dục chưa được coi là một nghề với đúng
nghĩa “nghề” như trong từ điển tiếng Việt đã định nghĩa. Trong xã hội chúng ta, hình như ai cũng có thể
“làm thầy” được, từ một anh tây ba lô vật vờ trên đường phố đến một anh kỹ sư thất nghiệp vì không đủ
năng lực làm đúng ngành mình đã đào tạo, từ một sinh viên học hành bết bát của một trường chuyên
nghiệp không ra gì đến một người chưa học hết PTTH phút chốc bỗng hóa thành cô giáo v.v... điều này
ngay cả trong bản thân ngành giáo dục cũng thế, có một thời gần như ngành sư phạm trở thành túi chứa
sinh viên hàng thải không đậu các trường đại học nào thì vào sư phạm học tạm để chờ thời. Và hậu quả
là gì ? chúng ta có một thế hệ các người “thợ dạy” chứ không phải là các nhà sư phạm, nhà giáo dục
đúng nghĩa. Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi xem vì sao lại xuất hiện những người thầy “kinh doanh thân
xác” chính học trò mình đang dạy? cô giáo phạt học sinh bằng hành vi phản cảm là nhéo vào khu vực
“cấm địa” của học sinh nam PTTH ? Hay thầy giáo gạ tình sinh viên, hiếp dâm học sinh lớp 3, xin điểm,
chạy điểm, lừa đảo thậm chí trộm cướp, rồi Phó giáo sư – tiến sĩ đạo giáo trình của đồng nghiệp để làm
giáo trình của mình, rồi một trường đại học “ba không” cũng vẫn được cấp phép để hoạt động, một
trường đại học mang danh “quốc tế” nhưng tấm bằng của trường cấp thì bị nhà tuyển dụng rẻ rúng khi đi
xin việc v.v... tất cả những hành vi đó dù mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm nhưng cũng đủ nói lên
rằng trong nhà trường sư phạm chúng ta đang tạo ra những người công nhân làm công việc dạy chữ chứ
chưa đào tạo những “nhà giáo” đúng nghĩa.
Thế thì đừng trách học sinh của chúng ta có những hành vi bạo lực trong học đường, điều này
thể hiện rất rõ vấn đề khủng hoảng niềm tin của các em vào nhà trường, các em đã không có được nhiều
những hình mẫu về nhân cách để noi theo trong môi trường học đường, các em “tự xử” với nhau theo
luật giang hồ vì các em không tin rằng luật lệ nhà trường đủ sức mạnh để khống chế cái ác, thậm chí các
em còn nghi ngờ rằng hình như nhà trường đứng về phía những kẻ “đầu gấu” mà điển hình nhất là sự
việc nạn nhân bị xử kỷ luật nặng hơn thủ phạm trong vụ bạo lực học đường ở trường học tại Hà Nội. Các
em còn thấy được cả sự thờ ơ, sự bất lực của những người thầy, cô trước sự tấn công của kẻ ác, thử hỏi


rằng có thầy cô giáo nào đủ sức bảo vệ học sinh của mình trước sự truy sát của bọn đầu gấu, đó là chưa
kể nếu không may thầy cô nào đủ khả năng bảo vệ nhưng lỡ ra tay quá mạnh thì cả một rừng báo chí, dư
luận xã hội – dù không hiểu sự việc thế nào – cũng xúm lại “đánh hội đồng” về hành vi ‘thầy giáo đánh
người gây thương tích’ dù thực tế điều đó thực sự cần thiết để trấn áp cái xấu ...
Khi tôi viết những dòng này, thì báo chí đưa một thông tin - có ý phê phán- người hiệu trưởng xin
từ chức tại một trường quận 8 - TPHCM, nơi xảy ra một số vụ bạo lực học đường gây hậu quả xấu, với
hàm ý chê trách người hiệu trưởng hèn nhát, trốn tránh nhiệm vụ, thậm chí có quan chức của quận còn
lên án cho rằng đó là sự hèn nhát, trốn tránh nhiệm vụ. Với tôi, người thầy đó thực sự là người thầy dũng
cảm, khi biết sự thật là mình không thể mãi một mình chiến đấu với “cối xay gió” được đã xin rút lui khỏi vị
trí để không trở thành một người thầy giáo bất lực trong việc bảo vệ học sinh của mình khỏi sự tấn công
của muôn vàn cái xấu.
Nhà trường – nơi niềm tin của các em học sinh đã bị đánh cắp bởi một loạt các người thầy chưa
xứng là thầy, nơi các em không tìm thấy được sự thống nhất giữa lời nói và hành động của những người
làm công tác giáo dục – cần phải được thay đổi từ gốc rễ, đòi hỏi một cuộc đại phẫu thật sự để cắt bỏ
những khối u ác đang bám vào cơ thể của ngành giáo dục, để thật sự trở thành một nơi mà các em còn
có thể tìm thấy một chút niềm tin, một chút tia sáng cuối đường hầm cho việc rèn luyện nhân cách bản
thân.
PHẠM PHÚC THỊNH



×