DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập, hay trong suốt quá trình xây dựng , đổi mới và
phát triển đất nước, Đảng và Nhà Nước ta luôm coi trọng vai trò của văn hóa, coi văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của
một dân tộc và chú ý đầu tư cho công tác phát triển văn hóa và quản lý văn hóa.
Trong những năm qua trên con đường đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống, chúng ta đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế,văn hóa xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu văn hóa của người dân đã được chú ý, coi
trọng và đáp ứng tốt hơn. Đặc biệt, trong qúa trình mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế,
đời sống tinh thần của chúng ta đã được phong phú hơn nhờ được tiếp cận, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của qúa trình hội nhập đó cũng đã xâm
nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội và để lại những hậu qủa, đặc biệt trong lĩnh vực
văn hóa thông tin. Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một cách cực đoan…
là những biểu hiện của lối sống phương Tây, cùng với những giá giá trị khác của văn hóa
phương Tây đã và vẫn đang thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội bằng nhiều con đường khác
nhau, hoặc công khai qua các phương tiện thông thường như phim ảnh, báo chí, truyền
hình, truyện, băng hình…hoặc qua các công nghệ dịch vụ văn hóa hiện đại ngày nay như
máy vi tính có nối mạng Internet, qua trò chơi điện tử…Tất cả những điều đó đang tác
động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân chúng, trong đó phần lớn là
thanh thiếu niên; ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một loại hình dịch vụ văn hóa không lành
mạnh, gây nên một tâm trạng rất lo lắng, bức xúc trong nhân dân: Đó là dịch vụ quảng bá
tình dục qua mạng Internet. Dịch vụ này đang phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng
ngày, từng giờ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên
của đất nước. Thực trạng này đang đặt ra một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà
nước về dịch vụ văn hóa thông tin. Đó cũng là vấn đề mà bản thân tôi đang quan tâm, chú
ý tìm hiểu và đề cập đến trong khuôn khổ của bài tiểu luận này.
Phần I: Tình huống
1/ Hoàn cảnh ra đời của tình huống:
Trong thời đại ngày nay, máy vi tính và những máy móc công nghệ hiện đại khác đã trở
thành những công cụ thông minh phục vụ đắc lực cho con người trong mọi lĩnh vực.
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích thiết thực và to lớn mà máy vi tính đang
mang lại cho xã hội loài người chúng ta, đặc biệt khi chúng được nối mạng Internet. Một
xã hội văn minh hiện đại hôm nay không thể tồn tại nếu thiếu đi những công cụ đặc biệt
này. Và trong xu thế cuộc cách mạng tin học đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi mặt của
đời sống xã hội ở nước ta trong thời gian gần đây, lĩnh vực vui chơi, giải trí cũng không
nằm ngoài hiện thực đó. Đặc biệt trong lĩnh vực giải trí này thì Internet. Thay cho việc
đến các tụ điểm vui chơi giải trí như công viên, vũ trường, nhà hát, rạp chiếu phim như
trước đây, rất nhiều người, trong đó chiếm số lượng đông nhất là lớp thanh thiếu niên, lại
tìm đến Internet để học tập, tra cứu thông tin và để giải trí. Trong thời gian gần đây, ngoài
những trò giải trí phổ biến trên mạng Internet như chat (tán gẫu trên mạng), email (thư
điện tử), games online (trò chơi trực tuyến)…thì sự xuất hiện của blog (nhật ký điện tử)
đã và đang tạo ra một trào lưu mới cho giới trẻ và cùng với nó thì cũng xuất hiện một loại
hình dịch vụ mới: quảng bá, môi giới sex (tình dục) và tiếp thị mại dâm. Loại dịch vụ này
ngay lập tức đã tìm được khách hàng của mình và số lượng khách đến tìm ngày càng
đông.
Blog – một hình thái sinh hoạt văn hóa mới mẻ do Internet mang lại đã nhanh chóng lan
tỏa trên thế giới. Và đáng mừng (hay đáng lo) đã được giới trẻ tiếp nhận khá nhanh nhạy.
Đến bây giờ người ta vẫn còn đang lúng túng trong việc định nghĩa blog như thế nào cho
đầy đủ. Có người gọi đó là nhật ký trực tuyến, một loại nhật ký cá nhân nhưng không giữ
cho riêng mình, mà mong có sự chia sẻ của bạn bè hoặc người ngoài. Có người gọi đó là
một dạng báo chí công dân, là tiếng nói tự do của công dân đối với xã hội. Có người cho
đó chỉ là loại hình trao đổi và chia sẻ thông tin của cá nhân với nhiều người. Tôi chỉ xin
đưa ra một cách hiểu về blog một cách đơn giản là:
Blog, gọi tắt là weblog là “một dạng đàm luận thông tin trực tuyến. Các blogger (người
viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông
thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề
cập tới những chủ đề chọn lọc. Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và
liên kết.(Theo từ điển trực tuyến Wikipedia).
Blog ra đời đã được đón nhận nồng nhiệt và nhanh chóng “lớn nhanh như thối” trên toàn
cầu. Xuất hiện chừng một năm trở lại đây nhưng nó đã trở thành một phần không thể
thiếu đối với nhiều người, nhất là giới trẻ. Nhờ những trang nhật ký cá nhân trên mạng
này mà mỗi blogger có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm sống, ước mơ của bản thân…chia
sẻ với nhau nhiều hơn và mở rộng việc kết nối bạn bè. Biên giới về địa lý, hoàn cảnh,
giới tính, tuổi tác hay trình độ đều được xóa nhòa, người được gần người hơn.
2/ Diễn biến tình huống: Thực trạng của việc quảng bá sex trên mạng Internet
2.1 Vụ án “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” phát tán phim sex diễn viên Hoàng Thùy
Linh( seris phim Nhật ký Vàng Anh) lên mạng
.Ngày 25.10.2007 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã phê chuẩn lệnh bắt tạm
giam bốn đối tượng là Nguyễn Hữu Tài (sinh năm 1984, sinh viên trường FPT – Arena,
trú tại 43 Định Công), Võ Thanh Hiệp (sinh năm 1982, sinh viên trường FPT – Arena, trú
tại Đầm Trấu – Bạch Đằng), Nguyễn Thu Linh (SN 1986, sinh viên trường Thời trang
Lodon, trú tại Ngọc Khánh – Ba Đình) và Vũ Thị Thùy Linh (SN 1986, sinh viên trường
ĐHDL Thăng Long, trú tại Văn Chương – Đống Đa). Trước đó, ngày 24.10.2007, cơ
quan điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 4 đối tượng trên về hành vi phát
tán clip quay cảnh sinh hoạt phòng the của diễn viên Hoàng Thùy Linh trong phim Nhật
ký Vàng Anh lên mạng, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. 10 đối tượng khác có liên
quan đến việc này cúng đang bị xem xét để có hình thức xử lý thích đáng.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra (CQĐT), nhân vật trong clip này là Hoàng Thùy Linh
(SN 1988), sinh viên trường ĐH Sân Khấu điện ảnh và Vũ Hoàng Việt (SN 1987) hiện
đang du học tại Mỹ. Linh và Việt có quan hệ tình cảm với nhau từ năm 2005. Ngày
5.7.2007, Việt rủ Linh về nhà Việt tại 25/26 Trần Quý Cáp, tại đây cả hai đã có quan hệ
taình dục với nhau. Trong lúc quan hệ, hai người có ghi hình lại. Sau đó đoạn phim này
đã được Việt lưu vào máy tính cá nhân, Linh lưu vào điện thoại. Ngày 6.8, bạn Việt là
Nguyễn Xuân Hiển (SN 1985) là sinh viên trường Rmit đã mượn máy tính của Việt để
làm bài tập tại nhà Tạ Quang Phú, tình cờ phát hiện được đoạn phim và đã bật xem,
nhưng không sao chép. Lợi dụng lúc Hiển ngủ, Tạ Quang Phú đã sao chép trộm đoạn
phim này. Đến ngày 18.9, Phú copy cho bạn là Phạm Trung Đức. Tiếp đó, ngày 15.10,
đoạn phim đã được sao chép cho một số đối tượng khác trước khi đến tay Vũ Thị Thùy
Linh. Linh đã dùng chương trình Winrar để nén phim lại nhằm giảm dung lượng, lấy tên
là Linkbatkhuat1.rar và Linkbatkhua2.rar rồi gửi cho Nguyễn Thu Linh, Nguyễn Hữu
Tài, Võ Thanh Hiệp. Nguyễn Hữu Tài với tư cách là quản trị của một websex vì muốn
thu hút số lượng người truy cập đã nhanh chóng biên tập lại và phát tán đoạn phim lên
mạng Internet.
Tại CQĐT, các đối tượng đã khai nhận hành vi vi phạm pháp luật củav mình. Họ cũng
thừa nhận biết rõ đây là văn hóa phẩm đồi trụy bị cấm và biết nhân vật chính là diễn viên
Hoàng Thùy Linh nhưng vẫn cố ý phát tán lên mạng để cho nhiều người khác cùng xem.
Trong vụ việc này, Tài là người được xem là kẻ đóng vai trò “đầu tàu” vì Tài là quản trị
mạng của một trang Web có forum chứa nội dung chủ yếu thiên về sex.
Nhân vụ phát tán video sex lên mạng Internet của cô diễn viên này, người ta lại băn
khoăn về việc làm sao quản lý được các blog đang nở rộ như nấm sau mưa và lam sao
luật hóa đối với vấn đề mới mẻ này vì các công dân mạng (netizen) đang ngày càng nhiều
hơn trên thế giới và xây cho mình những “ngôi nhà” trên Internet, đó là website hay
weblog (gọi tắt là blog). Lập website thì có thể phải nộp phí, kê khai danh tính, xin
phép…còn lập weblog thì chỉ cần ngồi một chỗ và thực hiện vài thao tác click chuột. Vì
đơn giản, dễ dàng và mang tính cá nhân cao nên blog mọc nhanh như nấm (xét ở yếu tố
tràn lan và có cả nấm quý, nấm độc). Những hồi chuông cảnh báo về tác hại của việc sử
dụng Internet sai mục đích đang được dần gióng lên.
Blog sẽ phát huy được những mặt tích cực nếu được kiểm soát và quản lý, nhưng lại rất
dễ bị lạm dụng bởi tính tự do, “mở” của nó, nhất là khi trình độ dân trí chưa cao và chưa
đồng đều. Từ cuối năm 2006, chúng ta mới bắt đầu nghe thấy những câu chuyện xung
quanh blog, nhưng đến bây giờ thì sự xuất hiện của các blog đã đến mức bùng nổ. Hàng
ngàn, hàng triệu người đang truy cập vào các blog mỗi ngày, ngoài mặt tích cực thì những
mặt trái từ các blog “đen” cũng đang làm nhiều người lo ngại. Lợi dụng điều này, chủ
nhân của một số blog đã bày tỏ quá sâu quan điểm cá nhân về những vấn đề nhạy cảm
như tình dục…khiến blog như một phương tiện truyền bá văn hóa phẩm độc hại. Chưa kể
có những người đã biến blog thành công cụ này thực sự. Bằng chứng là thời gian vừa
qua, có nhiều blog đăng tải những hình ảnh và ngôn ngữ dung tục, trái với thuần phong
mỹ tục
Để lập một blog cá nhân về mặt thao tác không có gì phức tạp. Tạo lập một blog đã dễ,
việc truy cập vào blog còn dễ hơn, nhất là với những blog có nội dung không lành mạnh.
Kích chuột 2-3 lần vào một website chuyên tìm kiếm là hàng loạt địa chỉ blog hiện ra.
Khi đó, tùy theo sự quan tâm cũng như sở thích, người dùng có thể click vào blog nào,
blog đó sẽ xuất hiện. Quả là choáng váng khi vào một blog mà ngay cái “nickname”cũng
khiến người xem hình dung được phần nào nội dung nó chuyền tải. Hơn nữa, hầu hết tên,
địa chỉ của cá nhân ghi trên blog đều là ảo. Do vậy, bằng biện pháp kỹ thuật đối với
những blog ”đen”, có thể truy tìm tên, địa chỉ thật chủ nhân của nó là điều rất phức tạp.
Bởi vậy mà rất cần có những biện pháp để đưa sự phát triển của blog vào khuôn khổ ngay
ở thời điểm này.
Tôi cho rằng, blog “đen” có tính chất phần nào giống web “đen”, tuy nhiên nếu không có
sự kiểm soát thì ảnh hưởng của blog “đen” đối với xã hội sẽ lớn hơn nhiều. Biện pháp
quản lý blog “đen” cũng sẽ tương tự như với quản lý web “đen”.
Trong cuộc sống hiện đại luôn có những vấn đề xã hội nảy sinh không thể lường trước
được và cũng không thể ngăn chặn được. Chẳng hạn không ai có thể lường trước được
Internet đã thâm nhập và làm thay đổi thế giới đến như thế nào. Internet như một dòng
sông cuồn cuộn chở đầy thông tin, trong đó chứa đủ những nguồn nước tinh khiết, phù sa
màu mỡ và cả rác rưởi . Nhưng bây giờ nếu không có Internet thì chẳng khác gì một xã
hội mông muội trong một thế giới văn minh.
Blog cũng chỉ là tiện ích xuất lộ từ dòng sông Internet đó. Phải thấy đây là một xu thế tất
yếu, tiến bộ và tích cực đối với đời sống con người. Nó đáp ứng sự quan tâm chia sẻ giữa
con người với con người, xóa bỏ sự ngăn cách, lớp vỏ cô đơn trong cuộc sống hiện đại.
Nó cũng là diễn đàn để mỗi người nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình đối với xa
hội, với đất nước. Tất nhiên do mỗi con người là một ca thể khong ai giống ai, trình độ
khác nhau, tư cách khác nhau, chính kiến khác nhau nên những gì họ đưa lên blog cũng
đủ hình đủ vẻ. Điều đó phần nào cũgn tạo ra một diện mạo chung của cái gọi là dư luận
xã hội, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.
Cũng như Internet, chắc chắn chẳng nơi nào trên thế giới có thể “ngăn chặn” được sự
phát triển của blog. Chỉ có thể làm sao cho dòng chảy của blog trở nên lành mạnh giống
như dòng sông không bị ô nhiễm bởi rác rưởi. Tất cả đều phụ thuộc vào dân trí. Khi
người ta có hiểu biết, có trình độ và có bản lĩnh thì có thể bơi lội tự do trong dòng sông
Internet mà không sợ chết đuối, không sợ bị nhiễm độc, ngược lại còn mò tìm được ngọc
quý. Với các blog cũng vậy, chẳng có gì đáng sợ cả. Người đọc tự biết mình muốn đọc gì
và tìm gì cho mình. Mặt khác, khi có ý thức công dân, mỗi blogger cũgn biết phải tuân
thủ pháp luật, biết mình làm gì, viết gì mà luật pháp không cấm và hơn nữa viết như thế
nào là vô văn hóa. Người vô văn hóa sẽ tự phô bày cái vô văn hóa của mình trước thiên
hạ. Nhưng dù thế nào thì blog hay bất cứ một công cụ, phương tiện nào hơn thay thế thì
sẽ chỉ có tiện ích hơn, ưu việt hơn, phổ biến hơn. Khi đó, một câu quen thuộc là “quản lý
phải theo kịp sự phát triển” đặt ra với các nhà quản lý vẫn sẽ còn giá trị.
2.2 Cảnh báo thứ nhất: Sex sau màn hình vi tính:
Quảng bá sex là quảng bá một loại văn hó đồi trụy bị cấm, vì vậy chúng được che giấu và
ngụy trang theo nhiều cách khác nhau.
Đối với máy vi tính có nối mạng Internet, những hình ảnh, những bộ phim có nội dung
sex thường được che giấu một cách tinh vi. Thứ nhất, chúng thường được để ở chế độ
Hidden (dấu mặt), nghĩa là không có bỉểu tượng thư mục trên màn hình máy tính, nhưng
người chơi quen chỉ cần klick chuột vào một vài vị trí xác định trên màn hình là sẽ hiện
lên những đường dẫn tương ứng tới những hình ảnh hoặc bộ phim có nội dung sex. Thứ
hai, chúng được giấu kỹ sau nhiều lớp thư mục khác nhau, với những đường dẫn phức
tạp, chỉ những khách quen thành thạo công việc tìm kiếm này mới có thể tìm ra được.
Thứ ba, các chủ cửa hàng cung cấp dịch vụ Internet dùng mật khẩu để truy cập vào nơi
cần đến. Tên của các file chứa các phim này thường sẽ kèm theo đuôi mật khẩu làm ám
hiệu, chỉ những khách hàng đặc biệt mới được chủ cửa hàng cho biết để truy cập.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chỉ có ở những cửa hàng dịch vụ Internet mới là nơi thanh
thiếu niên được tự do vào các địa chỉ sex. Những có một nghịch lý đang tồn tại là chính
các máy tính nối mạng tại các gia đình mới chứa đựng hiểm họa của sex nhiều hơn. Các
quán Internet thường phải qua đăng ký với công an văn hóa, do đó sẽ có những sự kiểmv
soát về các loại thông tin văn hóa trên đường truyền đến. Còn tại các gia đình đăng ký
thuê bao mạng thì tương đối tự do, đặc biệt là sự ra đời của hai đường truyền 1269 và
1280 cùng với nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet như: VDC, VNPT, Viettel, FPT,
EVN…việc truy cập càng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nếu làm một chuyến tham quan
cac trang Web tại các máy tính gia đình, chúng ta hẳn sẽ phát hiện ra một dạng sex đáng
sợ hơn, đó là: phim hoạt hình! Những trang Web này có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật, Mỹ,
Hồngkong…Chúng bao gồm nhiều hình ảnh động, có diễn biến kèm âm thanh lồng tiếng
như thật. Những nhân vật hoạt hình này tạo cho người xem cảm giác đáng yêu, ngộ
nghĩnh hơn trong các phim do người đóng. Vì thế, những bộ phim không lành mạnh được
cách điệu qua các nhân vật hoạt hình tạo cảm giác tò mò khó cưỡng nổi đối với bọn trẻ.
Một dạng khác của sex mà ngay cả nhứng đứa trẻ cũng có thể khai thác được ở nhà riêng,
đó là những câu chuyện nhảm nhí và bậy bạ bằng chữ phổ biến rộng rãi trên mạng. Chỉ
cần một đứa trẻ biết được địa chỉ này, nó có thể dễ dàng in ra và bí mật truyền tay cho các
bạn. Các câu chuyện cười bậy bạ được bọn trẻ kể cho nhau nghe một cách thích thú. Bọn
trẻó thể kể tường tận những chuyện làm tình của người lớn một cách chi tiết. Những câu
chuyện này được truyền tay nhau một cách kín đáo mà người lớn khó có thể biết được.
2.3 Cảnh báo thứ hai: Chợ tình trên mạng – một kiểu tiếp thị mại dâm mới
Chúng ta không thể tưởng tượng được những thông tin rao bán dâm, mua dâm trên mạng
Internet lại nhiều đến như vậy. Các thông tin này không chỉ lẩn vào trong các mục “rao
vặt”, hay “câu lạc bộ làm quen” mà có hẳn nhiều trang web chỉ chuyên rao bán tình hoặc
môi giới mại dâm với những cái tên đầy kích dục hoặc có lời giới thiệu thật trắng trợn.
một trang web có cái tên hết sức quê mùa, dân dã là QLN nhưng nội dung tràn ngập từ
ngoài vào trong là những lời quảng cáo mua bán dâm, có kèm theo cả hình ảnh vô cùng
bậy bạ. Ngay ở trang chủ, website này đã có lời giới thiệu cực kỳ trắng trợn, nguyên văn
như sau:”Trong thư mục này, bạn có thể tặng tình cho một người khác giới và cũng có thể
cùng giới. Các bạn có thể không cho mà bán tình hoặc mua tình của người khác cũng
được. QLN sẽ là cầu nối cho bạn”. Tiếp tục click vào những trang bên trong theo chỉ dẫn
là mẫu đăng ký bán tình với đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email kèm theo những lời dặn dò hết sức chuyên nghiệp. Tiếp theo là cả một dãy địa chỉ
những người có nhu cầu mua tình, bán tình. Kèm theo với những lời rao này là ảnh của
họ, đa phần là ảnh nude (ảnh khỏa thân). Những chợ tình như vậy đang “họp” hàng ngày,
hàng giờ một cách công khai và trắng trợn trên mạng. Thêm vào đó là việc truy cập vào
các trang web kiểu như thế này lại hết sức dễ dàng. Chỉ cần gõ đúng địa chỉ, nhấn nút
Enter rồi chờ chừng vài ba giây là cả trang chủ với những lời lẽ và hình ảnh bậy bạ nhất
đã hiện rõ lên mồn một trên màn hình vi tính. Và đáp ứng nhu cầu chợ tình, một đội ngũ
gái gọi qua mạng đã ra đời. Công việc của các cô gái này giờ đây thật đơn giản, gọn nhẹ.
Chỉ cần có một lời nhắn kèm theo một số điện thoại di động của các cô trên mạng là
những người có nhu cầu gọi cho các cô tới tấp. Rồi tự hẹn hò, rồi qua đêm, tự do ngã giá,
tự do thu tiền mà không cần phải qua một tú bà trung gian hay một bọn người bảo kê nào
nên không lo bị ăn chặn tiền. Đó chính là ưu thế của các cô gái gọi qua mạng. Và đây
chính là một dạng môi giới, tiếp thị mại dâm kiểu mới. Và trong số cave mạng này có
một số lượng không nhỏ là thanh niên hoặc sinh viên các trường đại học lớn.
Phần II: Phân tích và xử lý tình huống.
1-Ảnh hưởng của sex đối với lớp thanh thiếu niên
Trong lời cảnh bảo trên, chúng ta có thể nhận ra những hiểm họa đang tiềm ẩn trong các
trang web “đen”, blog ”đen” đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với lớp thanh thiếu
niên. Lúc đầu, các em đến với game online, blog, với Internet với những mục đích trong
sáng như: nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng máy tính, giải trí, chia sẻ tâm tình một
cách lành mạnh va hấp dẫn…Nhưng sau đó, hoặc vô tình, hoặc do tò mò giới tính trỗi
dậy hoặc do những thủ đọan dụ dỗ tinh vi của những kẻ hám lợi và bệnh hoạn như: gởi
các tranh ảnh khỏa thân, các bộ phim sex, gạ tình, mua bán dâm , các em đã trở thành
những nạn nhân hoàn toàn bị động của những dịch vụ qua mạng như chat, e- mail, blog…
Nhiều người chỉ do vô tình qua các hình thức nhắn tin, email... rồi bị cuốn vào guồng.
Chưa đủ bản lĩnh, sức đề kháng nên họ dễ bị ảnh hưởng từ những blog “đen”, xã hội từ
đó cũng dễ bị ảnh hưởng
Thông thường, khi gặp phải những chuyện như vậy, các em thường xấu hổ không dám
nói với bố mẹ, người thân, cứ âm thầm giữ kín nỗi lo sợ, sự xấu hổ của mình. Điều này
gây ra tâm lý bất an trong các em, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Những gì
các em gặp phải đang phải sẽ phá hoại cuộc sống lành mạnh, tâm hồn trong trắng, ảnh
hưởng không nhỏ đến khiếu thẩm mỹ của các em. Việc quảng bá sex và lôi kéo thanh
thiếu niên như đã nói ở trên có thể coi là một hành động quấy rối tình dục. Nhưng tại sao
những kẻ quấy rối tình dục lại tập trung vào lứa tuổi thanh thiếu niên? Đó chính là vì, đây
là lứa tuổi ham hiểu biết, tìm tòi cái mới nhưng lại thiếu kinh nghiệm để thoát khỏi những
cạm bẫy được giăng sẵn bằng những thủ đoạn không thể ngờ. Và nguy hiểm hơn nữa là
vì sự quấy rối tình dụccòn có khả năng tiêm nhiễm. Chắc chắn là các em không tránh
khỏi tò mò và băn khoăn khi chat trực tiếp với những bạn cùng lứa tuổi nhưng có suy
nghĩ rất tự do và lạ về sex ở khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, đã có rất nhiều vu hãm
hiếp thương tâm xảy ra, mà những cô bé, cậu bé tuổi vị thành niên khi bị đưa ra xét xử
trước tòa vẫn còn ngơ ngác không hiểu chính những việc mình đã làm, chỉ trả lời một
cách đơn giản là mình chỉ thử làm, thử bắt chước những gì đã được nhìn thấy trong
phim…Lại cũng có những thanh thiếu niên đã nghiện những gì mình đã tiếp thu được và
trở thành những tội phạm nguy hiểm và bệnh hoạn, luôn gây ra những bất ổn cho xã hội
và làm hại đến những người khác.
Trong lời cảnh báo thứ hai, chúng ta thấy đã xuất hiện một hình thức môi giới và tiếp thị
mại dâm mới mà đối tượng tham gia có cả những người có trình độ văn hóa cao như:
Hoàng Thùy Linh, sinh viên trường
ĐH Sân khấu điện ảnh, là một diễn viên được nhiều thanh thiếu niên mến mộ, Vũ Hoàng
Việt là sinh viên đang du học tại trường Đại học Nebraska tại Omaha theo chương trình
giao lưu văn hóa, và các bị cáo trong vụ án Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” phát tán
video sex lên mạng đều là những sinh viên đại học còn rất trẻ, có tài năng. Lẽ ra, với một
học vấn cao như vậy, với một tương lai tốt đẹp đang mở rộng như vậy, họ phải là lớp
người đi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển một lối sống lành mạnh, nếp sống
văn hóa mới: tiến bộ, lành mạnh, trong sáng, có tổ chức, khoa học, vươn lên bằng trí tuệ
và việc làm chân chính…Nhưng họ đã bị ảnh hưởng của lối sống hưởng thụ, nảy sinh do
quan hệ sản xuất và trao đổi có tính chất hàng hóa, tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.
Lối sống này, thường nặng về quan hệ hàng hóa, tiền bạc và hưởng thụ cá nhân, nó
hướng giới trẻ hành động nhằm thỏa mãn các nhu cấu liên quan đến những quan hệ, lợi
ích ca nhân, mà coi nhẹ lợi ích của cộng đồng xã hội. Cũng như nếp sống văn hóa của họ
không thiên về sự thỏa mãn về nhu cầu tinh thần, đạo đức mà vì nhu cầu tiêu dùng có tính
vật chất nhiều hơn. Đó là ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, của văn hóa và lối
sống đồi trụy phương Tây vào nước ta, vào thế hệ thanh thiếu niên của chúng ta. Từ đó,
do không thắng được những cám dỗ, do tâm lý chưa vững vàng, tò mò, hiếu kỳ, dễ dãi vì
không am hiểu pháp luật mà họ trở thành một loại tội phạm mới.
Một câu chuyện buồn, một lối sống buông thả đã phải trả giá, những giọt nước mắt muộn
màng của diễn viên Hoàng Thùy Linh, những bị can trẻ tuổi do thếu hiểu biết về luật
pháp trong vụ án “truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy”cuối cùng cũng đã cúi đầu nhận tội
chờ sự phán xét của pháp luật. Những lo ngại của các bậc phụ huynh về câu chuyện Vàng
Anh bỗng chốc trở thành mối quan tâm của rất nhiều người trong một cảnh báo về nguy
cơ phát tán văn hóa phẩm đồ trụy lên mạng. Đó là vi phạm pháp luật, là việc hình sự và
nguy hiểm hơn cả là nó di hại qúa lớn đến cả một lớp trẻ - tương lai của đất nước. Chặn
tin đen, phim đen, web đen, blog đen trogn thời IT quả là rất khó, song khó chúng ta cũng
phải làm cho bằng được.
2-Thực trạng của công tác quản lý văn hóa thông tin và dịch vụ văn hóa
Trên tinh thần luôn coi trọng vai trò của văn hó trong qúa trình xây dựng và phát triển đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách chiến lược về văn hóa. Những chính
sách này được thể hiện một cách rõ nét trong một loạt những văn bản pháp luật được Nhà
nước ban hành theo trình tự thời gian gắn với công cuộc đổi mới đất nước trong những
năm vừa qua.
Nghị quyết Trung ương IV (khóa VII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, thể hiện tầm cao của xã hội và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc”.
Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) tiếp tục khẳng định vị trí, tầm quan trọng của văn
hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa phải nhằm xây dựng và phát triển nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo
đức, tâm hồn, lối sống, tình cảm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát
triển xã hội”.
Điều 30, chương III trong Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội bảo tồn và
phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy những
giá trị của nền văn hiến của dân tộc Việt Nam…Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân
loại…Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa”.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong tình hình đất nước phát triển mạnh mẽ dưới sự tác
động của cơ chế thị tường, Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm: “Xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện vể chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài
hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự
hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy ý chí tự
cường xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
Những tư tưởng chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta đã được cụ thể hóa trong các văn bản
quy phạm pháp luật cho từng lĩnh vực cụ thể của văn hóa, nhằm xây dựng một thể chế
văn hóa để quản lý tốt lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, để tăng cường quản lý các
hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh công tác bài trừ một số tệ nạn xã hội
nghiêm trọng, Nhà nước ta đã hành một số các văn bản sau:
* Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động
văn hóa và dịch vụ văn hóa, Nghị định 87/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, đẩy mạnh bài trừ tệ nạn xã hội.
* Chỉ thị 814/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ
cương trong các hoạt động văn hóa.
* Nghị định 31/CP ngày 21/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa thông tin.
* Chỉ thị 09/2000 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ Công
an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Du
lịch, Tổng cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng trong công tác quản lý các hoạt động văn
hóa và dịch vụ văn hóa
* Nghị định 55/2001/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư 02 của Bộ Văn hóa – Thông tin
về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet vào năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm
đưa vào Internet những nội dung trái với thuần phong mỹ tục, đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng…”.
* Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003.
Ngay khi các Nghị định, Chỉ thị vừa được ban hành, nghành Văn hóa – Thông tin đã phối
hợp cùng các Bộ, Nghành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân cả nước đã tổ chức triển khai các hoạt động, các phong trào văn hóa đạt được
nhiều kết qủa tốt trong việc xây dựng một nền văn hóa lành mạnh và phòng chống các tệ
nạn xã hội. Các dịch vụ văn hóa nhìn chung đã hoạt động có nề nếp và lành mạnh hơn.
Việc các cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa
và các dịch vụ văn hóa ngày càng được tăng cường. Việc kiểm tra, kiểm soát các vi phạm
hoạt động dịch vụ văn hóa do lực lượng liên nghành ở Trung ương và địa phương phối
hợp, được tiến hành chặt chẽ, kiếm tra gắn với xử lý hành chính, thu giữ tang vật, thiết
lập biên bản, hồ sơ, chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ việc
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa đạt được như đã nói ở trên, có một thực tại không thể
phủ nhận là dưới ảnh hưởng của tốc độ phát triển kinh tế thị trường và cơ chế hội nhập
một cách mạnh mẽ, với những tác động của sự phát triển công nghệ thông tin, vẫn đang
tồn tại những hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, ảnh hưởng rất xấu
đến đời sống xã hội. Thậm chí, những hoạt động quảng bá, môi giới và tiếp thị tình dục
như đã nói ở trên có xu hướng thâm nhập ngày càng sâu rộng trong các bộ phận dân
chúng ở mọi tầng lớp, mọi giới, đặc biệt là trong lớp thanh thiếu niên của chúng ta.
Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính của hiện tượng này như sau:
Thứ nhất, mặc dù chúng ta đã có rất nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực
này nhưng nhìn chung các văn bản đó còn viết chưa cụ thể để tạo điều kiện cho người
quản lý thực thi công việc một cách dễ dàng. Ví dụ, Nghị định 87, 88/CP của Chính phủ
được viết rất chung chung, nhất là trong phạm vi xử phạt hành chính. Chẳng hạn như
điều 5 NĐ 88/CP có quy định: ”Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với một trong các
hành vi sau”:
1. Chiếu phim, băng đĩa hình đã có quyết định cấm lưu hành, có quyết định thu hồi.
2. Chiếu phim, băng đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, trong điều khoản này lại cần phải làm rõ được các yếu tố sau:
* Lọai phim, băng hình nào nằm trong quyết định cấm lưu hành và thu hồi?
* Lọai phim sex đến mức độ nào thì bị coi là khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực
nhưng lại chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự?
* Vi phạm đến mức nào thì phạt 30 triệu đồng, mức nào thì phạt 50 triệu đồng ?
Hay trong Nghị định số 31/NĐ-CP, trong chương II, mục 3, điều 25 “Vi phạm quy định
về phát hành phim, băng đĩa hình” có ghi:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ đối với một trong các hành vi
sau:
* Mua băng hình, đĩa hình không dán nhẵn hoặc dán nhẵn giả với số lượng từ 10 bản
đến 20 bản …
Ta có thể thấy có sự mâu thuẫn khi tên của văn bản thì nói về quy
định phát hành phim ảnh, nhưng điều khoản áp dụng thì lại xử phạt người mua…
Hay như Nghị định 55/2001/NĐ- CP do Chính phủ ban hành và Thông tư 02 của Bộ Văn
hóa – Thông tin về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet vào năm 2001 đã được đánh giá
là một bước phát triển quan trọng trước sự phát triển của Internet với tư duy “quản lý
phải theo kịp sự phát triển” thay cho “quản lý tới đâu, phát triển tới đó” được áp dụng
trước đây thì với sự phát triển nhanh chóng của Internet tại thời điểm này, Nghị định 55
cùng những văn bản, chính sách nhằm cụ thể hóa Nghị định 55 đã bộc lộ những điểm bất
cập. Đó là tại thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 55 thì blog chưa phát triển rộng
rãi như hiện nay nên Nghị định chưa chỉ đích danh việc quy định nội dung blog một cách
cụ thể.
Nhiều vấn đề xuất hiện từ thực tế triển khai Internet cho tới thời điểm này là câu hỏi lớn
cần sự trả lời từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn, như với việc phân loại
và quản lý các doanh nghiệp Internet Việt Nam, có tới 8 đối tượng đang được đưa vào
tầm quản lý của Internet Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối
(IXP); doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP); doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ ứng dụng Internet (OSP); doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên Internet
(ICP); đại lý Internet; doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến; doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ điện thoại Internet và người sử dụng dịch vụ Internet.
Một trong những vấn đề thể hiện sự tụt hậu trong chính sách quản lý đại lý Internet. Mặc
dù đã có Thông tư 02- sản phẩm kế thừa ccs văn bản quản lý liên quan đến Internet từ
trước đến nay và là văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành trước đây về quản ly, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Song các
đại lý Internet và đối tác luôn tìm cách “lách” các quy định của các cơ quan quản lý nhà
nước. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi và hoàn thiện chính sách như thế nào để có thể quản lý
chặt chẽ mà vẫn thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới là vấn đề đau đầu với các nhà
quản lya.
Cho ra đời một nghị định mới là cần thiết nhưng vấn đề đặt ra là nghị địnhh đó vừa phải
đáp ứng được yêu cầu quản lý, vừa không ngăn cản sự phát triển của Internet.
Một ví dụ nhãn tiền là quản lý game online tại Việt Nam. Cách đây khoảng một năm,
chuyện này cũng “nhức đầu” và tốn giấy mực chẳng kém chuyện blog. Nhà quản lý các
đối tượng có liên quan đã phải ngồi lại để cuối cùng đưa ra “Thông tư quản lý trò chơi
trực tuyến game online”. Thế nhưng đến nay, những quy định trong Thông tư này chưa
được thực hiện một cách triệt để, thực ra, đúng như các nhà quản lý bày tỏ: Thông tư ra
đời, trước hết với ý nghĩa giáo dục, định hướng là chính…
Thực tế cho thấy bản thân các văn bản pháp quy này chưa đầy đủ để tự phát huy tốt tính
pháp lý của mình mà còn cần phải có những văn bản hướng dẫn kèm theo. Mà việc ban
hành các văn bản hướng dẫn này khong phải lúc nào cũng được tiến hành nhanh, gọn, lại
kèm theo những quy trình triển khai cồng kềnh như in ấn tài liệu, đăng công báo, chuyển
tải tới cac cơ quan chức năng, các địa phương, nghiên cứu, áp dụng…Có khi những văn
bản hướng dẫn này tới được cơ sở thì bản thân những văn bản chính thức mf nó đi theo
hướng dẫn đã trở nên lạc hậu và được thay thế bởi những văn bản mới.
Rõ ràng là với những điều khoản không thống nhất, không cụ thể như vậy đã tạo ra
những kẽ hở của luật, để cho một số những cán bộ công chức thừa hành lợi dụng để tham
nhũng, từ đó dẫn đến luật pháp đã bị vo hiệu hóa. Từ đó, cũng đặt ra cho các nhà quản lý
vấn đề về phẩm chất tư cách đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng của đội
ngũ những người làm công tác văn hóa.
Nhà nước đã ban hành các văn bản luật để thực hiện, các cơ quan chức năng đã thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử phạt ca vi phạm, nhưng các vi phạm vẫn tiếp tục gia
tăng. Điều này cho thấy việc xử phạt chưa đủ mạnh, hầu như việc xử lý vi phạm mới chỉ
dừng lại ở mức “phạt cho tồn tại”, phạt rồi lại cho phép hoạt động hoặc chỉ tiến hành theo
từng đợt hoặc theo phong trào, chỉ làm rầm rộ lúc đầu, dẫn đến tình trạng coi thường
pháp luật, coi thường công tác quản lý của nhà nước.
Thứ hai, trong tình hình mạng truyền thông toàn cầu được sử dụng ngày một rộng rãi như
hiện nay thì chúng ta vẫn chưa có một biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn văn hóa
thông tin qua mạng. Theo ý kiến trao đổi của hai nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất
nước ta hiện nay là Công ty điện toán và Truyền số liệu (VDC) và Công ty truyền thông
FPT, các chuyên gia về kỹ thuật và an ninh mạng đều khẳng định các trang web có nội
dung độc hại hoàn toàn có thể được ngăn chặn tại ccs máy chủ của các nhà cung cấp dịch
vụ Internet bằng fire wall (gọi là bức tường lửa). Tường lửa có thể hiểu một cách đơn
giản là một thứ rào chắn. Theo quy định của Nhà nước thì tại các điểm kết nối Internet đi
quốc tế đều phải có fire wall. Tuy nhiên, đối với những người sử dụng Internet thành thạo
thì việc vượt qua tường lửa là một việc không qúa khó. Chưa kể tới các trang web luôn
sẵn sang và dễ dàng thay đổi địa chỉ liên tục để đối phó với tường lửa. Có nghĩa là nếu
hôm nay bị tường lửa ngăn chặn thì ngày mai, các trang web ấy, cũng có nội ding ấy
nhưng nó sẽ được núp dưới một địa chỉ khác và thế là tường lửa cũng bị vô hiệu hóa.
Theo một chuyên gia về an ninh mạng của VCD thì từ trước tới nay việc ngăn chặn bằng
tường lửa hoặc các biện pháp khác sẽ do các nhà cung cấp dịch vụ chặn tại máy chủ. Còn
danh sách các địa chỉ cần chặn thì phải do các nhà chức năng ra lệnh còn các nhà cung
cấp chỉ là người thực hiện. Nhưng hiện nay, việc ngăn chặn các thông tin độc hại thuộc
lĩnh vực văn hóa thông tin này đng bị bỏ ngỏ. Khi nghành văn hóa còn chưa có đủ các
phương tiện kỹ thuật và đội ngũ quản lý văn hóa thông tin mạng mạnh cả về số lượng và
trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại để đảm trách công việc này một
cách hữu hiệu, chưa có một bộ phận chuyên trách để tìm, săn lung các địa chỉ đen về văn
hóa ở trên mạng để ra lệnh ngăn chặn kịp thời thì tường lửa cũng trở nên vô dụng và các
trang web kiểu đã nêu ở trên vẫn mặc sức hoành hành…
Thứ ba, mặc dù xây dựng một nền văn hóa lành mạnh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn xã hội nhưng chúng ta vẫn chưa làm thật tốt vấn đề này, Nhà trường, gia đình
và xã hội chưa phối hợp thật chặt chẽ, đồng bộ, hiệu qủa trong việc tuyên truyền, giáo
dục thanh thiếu niên những kiến thức cần thiết về văn hóa, về giới tính, đầu tư nhiều hơn
cho vui chơi giải trí lành mạnh, xây dựng cho các em một quan niệm đúng đắn về cái đẹp
và mong muốn vươn tới cái đẹp, đủ sức mạnh tránh xa những cuốn hút không lành mạnh.
Phần III: Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa và dịch
vụ văn hóa thông tin
Để tăng cường quản lý hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ văn
hóa thông tin trên mạng nói riêng trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay , nhất là trong cơ
chế thị trường , trong cơ chế giao lưu, hội nhập, chúng ta phải phối hợp đồng bộ nhiều
biện pháp:
* Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ xung,
điều chỉnh hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Các văn bản này phải là cơ sở pháp
lý cụ thể , vững chắc , đủ thẩm quyền cho hoạt động của các cơ quan chức năng quản lý
văn hóa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa mà không cần có những văn bản hướng
dẫn kèm theo. Trong các điều khoản về sử phạt hành chính các vi phạm , cần tính đến các
mức phạt khác nhau nhưng phải đạt được mục đích răn đe , phòng chống được việc tái vi
phạm của các cơ sở dịch vụ văn hóa . Hệ thống văn bản đầy đủ , cụ thể và phủ hợp sẽ là
công cụ hữu hiệu đầu tiên để chấn chỉnh những lộn xộn trong các hoạt động dịch vụ văn
hóa.
* Tổ chức và sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa , có cơ chế , chính
sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm về các cơ quan văn hóa. Kiện toàn đội ngũ cán
bộ thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ Trung ương đến cơ sở đảm bảo đủ về số
lượng , tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn, kiến thức khoa
học công nghệ thông tin …cho đội ngũ cán bộ này.Tăng đầu tư ngân sách cho ngành và
hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành và nâng cao chất lượng trang thiết bị hiện đại
phục vụ cho công tác kiểm tra, thẩm định.Thành lập một bộ phận chức năng phụ trách
vấn đề an ninh văn hóa trên mạng, kiện toàn về mặt nhân sự và cơ sở vật chất để bộ phận
này có thể nhanh chóng đi vào hoạt động.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh văn
hóa. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như Công an, Lao động – Thương binh
và xã hội, Thương Mại, Tài Chính, Du lịch, Hải quan, Bộ đội biên phòng để ngăn chặn
văn hóa phẩm đồi trụy nhập lậu vào thị trường nước ta. Tập trung kiểm tra truy quét tệ
nạn xã hội trong các cơ sở dịch vụ văn hóa và có biện pháp sử lý nghiêm khắc đối với các
cơ sở dịch vụ văn hóa vi phạm nhiều lần…Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được
tiến hành thường xuyên, không mang tính hình thức tạo tâm lý coi thường pháp luật của
chủ các cửa hang kinh doanh và dịch vụ văn hóa.
* Tuy nhiên, tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp tình thế, chú
trọng vào mặt “Chống” của quá trình xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, chúng ta cần
đẩy mạnh hơn nữa, coi trọng hơn nữa mặt “ Xây” của quá trình này, vì đây là cách làm
hiệu quả, là giải pháp cơ bản, lâu dài bền vững nhất. Nếu chúng ta “ Xây” được một môi
trường , một nền văn hóa lành mạnh, chúng ta sẽ “ Chống” được những hiện tượng phi
văn hóa. Những biện pháp đúng đắn và mang tính khả thi trong qúa trình “ Xây” này thể
hiện trong những việc làm sau:
* Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội; tăng cường việc làm cho người dân, đặc biệt cho
lớp trẻ. Ngày càng nâng cao thu nhập, mức sống và phúc lợi xã hội, giảm bớt sự chênh
lệch giữa giàu nghèo, giữa nông thôn và thành thị..khi có công ăn việc làm chân chính,
khi cuộc sống được bảo đảm, chúng ta sẽ hạn chế được sự phát triển của các tệ nạn xã
hội.
* Thống nhất xác lập được chuẩn mực văn hóa và giá trị văn hóa, văn minh của toàn xã
hội, của gia đình và cộng đồng hiện nay, giúp cho mọi người,đặc biệt là lớp trẻ biết phân
biệt, lựa chọn những giá trị văn hóa đích thực và thích hợp cho mình trong cuộc sống
phong phú nhưng cũng đầy phức tạp hiện nay.
* Tạo dựng những môi trường văn hóa lành mạnh (văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp
trong cộng đồng, văn hóa trong gia đình và văn hóa xã hội).Môi trường văn hóa cộng
đồng, xã hội, biết lấy kỷ cương pháp luật của xã hội và tập quán, nếp sống văn minh của
cộng đồng , gia đình, tập thể lao động, làng, xã, cơ quan, trường học làm nền tảng để giáo
dục và rèn luyện thế hệ trẻ theo mẫu hình văn hóa dân tộc , nhưng vẫn đảm bảo tính văn
minh thời đại, thích ứng được nhu cầu phát triển và văn hóa cho thanh niên và giá trị
nhân văn của xã hội, dân tộc.
* Chú trọng khai thác và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các lễ hội
truyền thống, hướng về cội nguồn mang tính bản địa độc đáo, tính đặc thù sâu sắc, đồng
thời biết tiếp nhận có chọn lọc văn hóa hiện đại, mang tính nhân văn của các dân tộc
khác.
Trong việc tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh đã nói ở trên, chúng ta phải chú trọng
cả 3 yếut tố:Gia đình, nhà trường và xã hội bởi vì 3 yếu tố nàu đều có tác động mạnh mẽ
đến việc hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn của lớp trẻ, những chủ nhân tương
lai của cả một đất nước, một dân tộc:
* Gia đình có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành nếp thói quen, lối sống
văn hóa đầu tiên cho lớp trẻ. Sự gắn bó huyết thống với mối quan hệ gần gũi, yêu thương,
quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau trong mặt đời sống sẽ tạo ra một
môi trường sống an toàn cho trẻ cả về chất, tinh thần, tâm lý. Đây sẽ là cái nôi văn hóa
đầu tiên của một con người xã hội tương lai.Trong guồng quay hối hả và nghiệt ngã của
cơ chế thị trường, mỗi gia đình, mỗi ông bố, bà mẹ cần nhận chân những giá trị hữu hình
và vô hình chân chính cần thiết cho một gia đình hạnh phúc. Đó là, bên cạnh việc hỗ trợ
nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp chung của cơ quan, của cộng đồng, của xã hội, vừa để tạo
dựng cho gia đình mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hãy biết cân đối thời gian và
sức lực cho cuộc sống tình cảm và tinh thần của gia đình bằng những việc làm cụ thể,
thiết thực nhất: quan tâm đến tâm tư tìh cảm của những người than trong gia đình, con
cái. Đón bắt được những diễn biến tâm lý, nhu cầu văn hóa của con trẻ để đáp ứng được
hoặc uốn nắn, xây dựng những quan niệm và nhận thức đầu tiên về vẻ đẹp, hình thành
khiếu thẩm mỹ cho trẻ…giành thời gian kiểm tra giám sát con trẻ trong việc vui chơi giải
trí, nhất là trong việc chúng tiếp cận với máy vi tính có nối mạng, tham gia chò trơi điện
tử , đọc sách, hướng dẫn định hướng cho con trong việc khai thác những chương trình bổ
ích trên mạng và phòng ngừa mặt tiêu cực của chúng. Đó chính là biện pháp phòng ngừa
đầu tiên nhưng lại rất lâu bền trong việc chống lại sự thâm nhập luồng văn hóa độc hại
đối với lớp trẻ của chúng ta.
* Phát huy vai trò của nhà trường trong việc cung cấp những kiến thức cần thiết trong
mọi lĩnh vực và trong công tác giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh, sinh viên. Đối
với những kiến thức cần thiết phải cung cấp cho lớp trẻ từ trước đến nay, do nhiều quan
niện phong kiến từ lâu đời, do đặ điểm tính cách của người phương đông,chúng ta vẫn
chưa coi trọng giáo dục giới tính cho con trẻ. Chúng ta né tránh,hoặc có đề cập đến
nhưng rất hình thức,chỉ cung cấp những kiến thức cơ sở về lĩnh vực này. Nhưng chúng ta
không thể ngăn cản được việc con em chúng ta vì tò mò, hoặc cả vì vô tình đã đến với
những luồng văn hóa phẩm độc hại mà thiếu những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình.
Đã đến lúc bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét việc giáo dục giới tính một cách nghiêm
túc hơn,bài bản hơn trong chương trình giáo dục phổ thông và phải tiến hành ngay trong
thời gian tới. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Đội thiếu niên,
Hội cha mẹ học sinh, Ban cán sự lớp…trong nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau
trong việc giáo dục nếp sống văn hóa, tạo ra những hoạt động bổ ích hấp dẫn để xây dựng
được nếp sống văn hóa tốt đẹp cho thanh thiếu niên.
* Để xây dựng một môi trường xã hội trong sạch, chúng ta cần phải nâng cao dân trí
pháp luật, để mổi người dân hiểu pháp luật, tuyên truyền vận động , giáo dục con em
mình thói quen “ sống và làm theo pháp luật”. Điều này giúp cho người dân hiểu được cái
gì đuợc phép làm, cái gì không được phép làm, và như vậy sẽ hạn chế bớt việc vi phạm
pháp luật. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh, ngăn chặn , đẩy lùi và loại bỏ văn hóa
độc hại ra khỏi đời sống cộng đồng. Các tổ chức xã hội tiếp tục tăng cường phát động, tổ
chức các phong trào, các cuộc vận động, các chương trình, dự án để xây dựng nếp sống
văn hóa trong cộng đồng dân cư như chúng ta đã làm và đạt được hiệu quả tốt như : Xây
dựng gia đình, làng, ấp văn hóa, văn minh; nuôi con khoe, dạy con ngoan,bảo vệ môi
trường, phòng chống ma túy,mại dâm, HIV…Tạo dư luận xã hội rộng rãi để giáo dục và
điều chỉnh các hành vi của tuổi trẻ. Định ra các chuẩn mực trong quan hệ, ứng sử theo
định hướng đạo đức xã hội. Uốn nắn sai lệch, hướng hành vi theo đúng chuẩn mực của
đạo đức xã hội. Nâng cao tuyên truyền giáo dục văn hóa qua các phương tiện thông tin
đại chúng, bằng cách này cung cấp kiến thức về văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa
dân tộc nói riêng…cho người dân và cho lớp thanh thiếu niên của chúng ta.
*
KẾT LUẬN
Tóm lại, tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa là nhằm
xây dựng và giữ gìn một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa
thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển kinh tế, trong xu thế đất
nước này càng tăng cương hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới,
sự lựa chọn con đường phát triển một nền văn hóa dân tộc cùng với sự tiếp thu những
tinh hoa của văn hóa thế giới là con đường đúng đắn nhất để bảo vệ tự do, độc lập, và chủ
quyền dân tộc, đất nước. Có những cá nhân vì lợi ích vật chất hẹp hòi đang làm vấy bẩn
môi trường văn hóa lành mạnh của chúng ta. Có những thế lực thù địch đang phá hoại xã
hội chúng ta bằng những hoạt động được gọi là” diễn biến hòa bình”, muốn đầu độc thế
hệ trẻ của chúng ta bằng lối sống đồi trụy mang đến một nền văn hóa khác, làn băng loại
những giá trị đạo đức xã hội ta. Chính vì vậy, quản lý văn hóa, xây dựng văn hóa là
nhiệm vụ quan trọng là trách nhiệm không chỉ của riêng ngành văn hóa mà là nhiệm vụ
của toàn đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành toàn xã hội, của mỗi gia đình và của mỗi
cá nhân chúng ta.
Quản lý nhà nước về văn hóa trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi sử dụng
đồng bộc các biện pháp kinh tế, giáo dục, hành chính nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Chúng ta phải nhanh chóng hoàn chỉnh cơ cấu luật pháp; điều chỉnh, bổ xung, hoàn thiện
luật pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý văn hóa; xây
dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đội ngũ thanh tra văn hóa thực sự có tâm,
có tài, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị
hiện đại để thực thi công việc có hiệu quả. Nhà nước phải tăng cường đầu tư ngân sách
cho ngành văn hóa…Có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, miễn dịch với những thâm nhập của văn hóa ngoại lai
nhằm gìn giữ môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh, xứng đáng là một quốc gia, dân tộc có nghìn năm văn hiến.