Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.87 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------------

TRẦN THỊ KÊ

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRUYỆN ĐỜNG THOẠI CỦA TƠ HỒI
(Khảo sát qua Tủn tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nợi, 2001)

KHĨA ḶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Nhàn, các thầy cô giảng dạy bộ môn
Văn học thiếu nhi, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học – Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy
cô, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Nhàn – người đã trực tiếp hướng dẫn, chi
bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên


Trần Thị Kế

năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được sự hướng dẫn, chi bảo tận tình của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Nhàn.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Kết quả
nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác.
Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2014

Sinh viên

Trần Thị Kế


MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU
...................................................................................................................
1
1. Lý

do

chọn


1
2. Lịch

sử

2
3. Mục

đích

5
4. Đối

tượng

và

5
5. Nhiệm

vụ

6
6. Phương

pháp

6
7. Cấu


đề
vấn

đề

nghiên
phạm

vi

cứu
nghiên

nghiên

trúc

tài

cứu
cứu

nghiên

cứu

luận

văn


7
NỘI DUNG
Chương 1. Tác giả Tơ Hồi và trụn đờng thoại
...................................................................................................................
8
1.1.

Tác

giả



8
1.1.1. Tiểu

sử

8
1.1.2. Sự
9
1.1.2.1.

nghiệp
Quan

9

Hoài


niệm

nghệ

thuật


1.1.2.2.

Phong

cách

nghệ

thuật

10
1.1.2.3.

Các

tác

phẩm

chính

12

1.1.2.4.

Quá

12
1.1.3. Sáng

trình
tác

sáng
cho

tác
thiếu

và

thành

nhi

tựu

của

nổi


bật

Hoài

13
1.2.

Truyện

15
1.2.1. Nguồn
15
1.2.2. Khái

đồng
gốc

niệm

16
1.2.3. Đặc

điểm

17
1.2.4. Truyện

đồng

khái

truyện


đồng

thoại

thể

loại

của

thoại

thoại

trong

sáng

tác

niệm
ở

Việt
đồng
của

Nam
thoại




Hoài

18
Chương 2. Truyện đồng thoại của Tơ Hồi nhìn từ phương diện
nợi
dung
...................................................................................................................
20
2.1. Tình u thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
...................................................................................................................
20
2.2.
Nội
dung
giáo
dục
về
tình
bạn
...................................................................................................................
23
2.3. Mở rộng nhận thức, giáo dục cho trẻ những bài học về tình cảm, lới
sớng,
đạo
đức
...................................................................................................................
26

Chương 3. Trụn đờng thoại của Tơ Hồi nhìn từ phương diện
nghệ

thuật


...................................................................................................................
39
3.1.
Nghệ
thuật

cấu,
tưởng
tượng
...................................................................................................................
39
3.2.
Nghệ
thuật
nhân
cách
hóa
...................................................................................................................
43
3.3.
Nghệ
thuật
kể
chuyện,

miêu
tả
...................................................................................................................
46
3.3.1.
Nghệ
thuật
kể
chuyện
...................................................................................................................
46
3.3.2.
Nghệ
thuật
miêu
tả
...................................................................................................................
49
3.4.
Nghệ
thuật
sử
dụng
ngôn
ngữ
...................................................................................................................
51
KÊT
LUẬN
...................................................................................................................

58
TÀI
LIỆU
THAM
KHẢO
...................................................................................................................
60


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tô Hoài là một nhà văn tài năng và là tấm gương sáng về lao đợng
nghệ tḥt. Ơng là nhà văn hiện đại có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn
học Việt Nam thế kỷ XX. Ông sáng tác trên nhiều thể loại: Truyện ngắn,
truyện dài, hồi ký, bút ký, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, truyện viết
cho người lớn. Dường như ở thể loại nào, Tô Hoài cũng có đóng góp nổi bật
mang giá trị văn chương đích thực cả về nội dung lẫn hình thức cho nền văn
xuôi cách mạng nước ta.
Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học Việt Nam hiện đại, qua
nhiều năm phát triển, trưởng thành đã đạt được thành tựu to lớn. Tô Hoài là
cây bút quen thuộc của bạn đọc nhỏ tuổi, được xem như người tiên phong cho
bộ phận văn học này với nhiều sáng tác cho thiếu nhi. Ông viết nhiều thể loại
nhưng đặc biệt nổi tiếng ở mảng truyện đồng thoại. Nói đến các sáng tác của
Tô Hoài không thể không nhắc tới Tuyển tập Văn học thiếu nhi (Nxb Hà Nội,
2001). Tập truyện gồm nhiều truyện đồng thoại hấp dẫn.
1.2. Truyện đồng thoại là một thể loại đã có quá trình phát triển lâu dài, đạt
được nhiều thành tựu, có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện
đại. Thường xuyên xuất hiện trong không gian gia đình và lớp học, truyện đồng
thoại trở thành người bạn thân thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần
không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi con người.

Tô Hoài là nhà văn của các loài vật, nhà văn đầu tiên viết về truyện
đồng thoại ở Việt Nam, mà Dế Mèn phiêu lưu ky là một thành công rực rỡ.
Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy, mảng truyện đồng thoại của Tô Hoài
chưa được nghiên cứu thấu đáo và hoàn chinh. Vấn đề này vẫn còn những
khoảng trống có thể nghiên cứu, bổ sung đầy đủ hơn.
Mặt khác, những truyện đồng thoại của Tô Hoài luôn luôn có mặt trong
chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt trong phân môn cho trẻ làm quen

1


với tác phẩm văn học. Là một giáo viên mầm non tương lai, em muốn thông
qua kết quả nghiên cứu của đề tài này để có hướng giúp bản thân tích lũy vốn
tri thức đồng thời giúp trẻ tìm hiểu, cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp,
những bài học ý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giá trị
nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại của Tơ Hồi (khảo sát qua
Tủn tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nội, 2001)” để góp phần khám phá,
khẳng định tài năng của nhà văn, đồng thời có được cách tiếp cận đúng đắn
với truyện đồng thoại của Tô Hoài.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhà văn Tô Hoài là người có nhiều sáng tác hay dành cho thiếu nhi
được cả người lớn yêu thích. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã quan tâm
đến những sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài, trong đó có mảng truyện đồng
thoại.
Truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và gây được tiếng vang với
tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ky của Tô Hoài. Dù vậy, trong giai đoạn từ 1930
đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại,
ngoài đoạn văn ghi nhận về “Mấy truyện nhi đồng có tiếng” của Tô Hoài

trong Nhà văn Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan. Từ năm 1945 đến nay,
truyện đồng thoại được đề cập tới trong một số chuyên luận, giáo trình, một
số tiểu luận, bài viết, lời bình. Đặc biệt, từ đầu những năm 60, khi sáng tác
của Tô Hoài được đưa vào chương trình giảng dạy và học tập thì những công
trình nghiên cứu về truyện của ông cũng xuất hiện nhiều hơn.
- Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (quyển IV,
Nxb Tân Dân, H. 1944) nhận xét: “Truyện ngắn của Tô Hoài không những
đặc biệt về lời văn, cách quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những
đầu đề do ông lựa chọn nữa”. “Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lý,
nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe, tưởng như những truyện ngụ
ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào: ông không phải một
2


nhà luân lý, truyện của ông không để răn đời. Nó là những truyện tả chân về
loài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng bên
trong có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [Theo Phong Lê Vân Thanh, sđd, tr.59].
- Tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1975) nói về đặc điểm truyện đồng
thoại của Tô Hoài như sau: “Trong các truyện đồng thoại (Con mèo lười,
Chim chích lạc rừng, Cá đi ăn thê), Tô Hoài đã phát huy nhân tố tưởng tượng,
phần phong phú nhất trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tô
Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tế với một bút
pháp miêu tả giàu chất trữ tình và chất thơ. Thiên nhiên ở đây màu sắc rực rỡ,
âm thanh náo nức và luôn chuyển động rộn ràng, tươi vui đúng như thị hiếu
hàng ngày của tuổi thơ” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.94].
- Tác giả Trần Hữu Tá trong Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2 (Nxb
Giáo dục, 1990) đã dành cho Tô Hoài những lời khen ngợi: “Tô Hoài có khả
năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên,
cảnh sinh hoạt,... tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của

đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [Theo Phong Lê - Vân Thanh,
sđd, tr.158].
- Trần Đình Nam trong Tạp chí văn học (số 9 – 1995) khẳng định tài
năng thiên bẩm và khả năng quan sát tinh tế đã giúp cho “Tô Hoài có một xêri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá,... được gọi là truyện loài
vật. Truyện loài vật của Tô Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện
đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng – ở nước ta chưa có ai viết về
loài vật được như ông” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.167].
- Nhà văn Hà Minh Đức trong Đi tìm chân ly nghệ thuật (Nxb Văn
học, 1998) cũng đã nhận xét: “Truyện loài vật của Tô Hoài cũng nhằm nói
nhiều với thế giới con người, nhưng kín đáo và có hàm ý sâu xa (...) Tô Hoài
là người biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự

3


nhiên của loài vật (...). Ngòi bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố
lăng, khoe mẽ, đa điệu của một số loài vật. Tác gải không châm biếm đả kích
một đối tượng nào trong các giống loài mà ơng miêu tả. Ơng khơng ghét bỏ
mà cớ tìm thấy ở mỗi loài những nét hay hay, ngộ nghĩnh và miêu tả với chất
dí dỏm. Chất dí dỏm làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động và trong
chiều sâu của cách viết này vẫn là lòng yêu mến các loài vật” [Theo Phong Lê
- Vân Thanh, sđd, tr 469-470].
- Trong bài viết “Vấn đề nhân vật và tư tưởng nhân vật là vấn đề tính
thời đại trong sáng tác” đăng trên Tạp chí văn học (số 6 – 1995), Tô Hoài
cũng đã từng phát biểu quan niệm về đồng thoại: “Tôi nghĩ rằng câu chuyện
sáng tạo nhân vật, phú cho nhân vật ấy một tính nết, một hoàn cảnh thật
không phải là việc ta chợt nghĩ và chi có chủ quan ta muốn làm thế. Cả đối
với những loại sáng tác, loại tưởng tượng, dù khác thường đến như thế nào, ví
dụ sáng tác cho thiếu nhi, người viết tạo ra cái cây, đám khói, một con vật,
một cái gì kỳ quái nhất, tất cả những sáng tạo phong phú đó, theo tôi nghĩ,

cũng không phải là một tình cờ hay một sức óc chợt nghĩ” [Theo Vân Thanh,
Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, 2003, tr.289].
Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện thiếu nhi, trong đó có mảng đồng
thoại của nhà văn Tô Hoài, các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác
nhau, song vẫn còn những vấn đề khoa học cho khóa luận của chúng tôi
nghiên cứu. Đặc biệt, việc tìm hiểu truyện đồng thoại của Tô Hoài qua Tuyển
tập Văn học thiếu nhi (2001) cũng là việc làm có ý nghĩa. Dù khả năng còn rất
hạn chế, tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu có liên quan, kế
thừa những kết quả nghiên cứu trước đó để mở rộng và phát huy những vấn
đề về giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng thoại của Tô Hoài. Hy
vọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm tới truyện đồng thoại
nói chung và đồng thoại Tô Hoài nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

4


1. Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện đồng
thoại của Tô Hoài qua tài liệu khảo sát
2. Thông qua giá trị ấy thấy được tác dụng của truyện đồng thoại của
Tô Hoài đối với việc giáo dục nhân cách, giá trị thẩm mĩ cho trẻ
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Về mặt tài liệu
Khóa luận khảo sát Tuyển tập Văn học thiếu nhi của Tô Hoài (Nxb Hà
Nội, 2001)
Tập truyện có 42 truyện và 1 truyện mở đầu gồm mấy mẩu chuyện nhỏ,
trong đó có 25 truyện là đồng thoại gồm các truyện sau:
- Dế mèn, chim gáy, bồ nông (truyện mở đầu gồm 2 truyện nhỏ: Đàn
chim gáy, Chú bồ-nông ở Sa-mác-can)
- Cá đi ăn thê

- Ò ó o
- Ghi chép một ngày
- Cậu miu
- Núi xanh xanh
- Cây bằng lăng
- Cái kiện của lão Trê
- Cánh đồng yên vui
- Gấu ăn trăng
- Cành cạch chơi trăng
- Những chuyện xa lạ
- Bàn Quy và ngựa con
- Mùa xuân đã vê đấy
- Tặng ai hay bắn chim, bẫy chim
- Mải vui quên hết
- Bướm Rồng Bướm Ma
- Chú cuội ngồi gốc cây đa
- Va-xi-a
- Nỗi bực mình của chàng hổ độn cốt rơm
- Núi Gấu
- Bạn lạc đà
- Suối khi
- Hươu vê ở vườn
- Anh cua-rơ đeo số 15
- Người đi săn và con nai
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5


Khóa luận nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại

của Tô Hoài (khảo sát qua các truyện đã nói ở trên).
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khóa luận tìm hiểu những khái niệm cơ bản có liên quan đến luận
văn như: truyện đồng thoại, nhân hóa, ngôn ngữ, nhân vật,...
- Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài
- Những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của truyện đồng thoại Tô
Hoài
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê
- Nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
- Kết hợp các thao tác khoa học khác: phân tích, bình giảng,...
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được
cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Tác giả Tô Hoài và truyện đồng thoại
Chương 2: Truyện đồng thoại của Tô Hoài nhìn từ phương diện
nội dung
Chương 3: Truyện đồng thoại của Tô Hoài nhìn từ phương diện
nghệ thuật

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÁC GIẢ TƠ HỒI VÀ TRỤN ĐỜNG THOẠI
1.1. Tác giả Tơ Hồi
1.1.1. Tiểu sư
Tơ Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920. Quê
nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai (Hà Tây) nhưng tác giả lại lớn lên ở

quê ngoại – làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức (Hà Đông), nay thuộc phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công nghèo, Tô Hoài chi được học
hết tiểu học. Ông đã phải trải qua rất nhiều nghề trước khi đến với sự nghiệp
viết văn: bán hàng, dạy học, kế toán,...
Tô Hoài viết dưới nhiều bút danh: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ
Đột Kích, Hồng Hoa,... Trong đó, bút danh ông tâm đắc nhất và cũng quen
thuộc nhất với độc giả là Tô Hoài – bút danh được lấy từ tên con sông Tô
Lịch và mảnh đất Hoài Đức quê ông.
Tô Hoài bắt đầu với nghề văn bằng một số bài thơ lãng mạn. Song văn
xuôi mới thực sự là “mảnh đất” để ông có thể thỏa sức “khai phá”, sáng tạo.
Ở đây, ông đã phát huy được năng khiếu và sở trường của mình. Các tác
phẩm đầu tay của ông gồm: Nước lên (1940), Giăng thê (1941), Dế Mèn
phiêu lưu ky (1941), O chuột (1942). Trong đó, Dế Mèn phiêu lưu ky là tác
phẩm xuất sắc được cả người lớn và trẻ nhỏ say mê.
Tô Hoài sớm tham gia hoạt động chính trị, từng giữ nhiều chức vụ quan
trọng. Tuy nhiên, viết văn vẫn là sự nghiệp chính của ông. Sáng tác của Tô
Hoài ngày càng phong phú về đề tài và thể loại. Ông đặc biệt thành công ở đề
tài miền núi. Tô Hoài cũng là một trong số ít những nhà văn dành nhiều sáng

7


tác cho thiếu nhi. Những sáng tác cho trẻ của Tô Hoài được tuyển chọn in
trong Tuyển tập văn học thiếu nhi (1999) – 2 tập.
Hơn 90 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi nghề, Tô Hoài đã có khối
lượng tác phẩm đáng nể với hơn 170 đầu sách. Nhiều tác phẩm của ông được
dịch ra nước ngoài, trong đó, Dế Mèn phiêu lưu ky được dịch ra hàng chục
thứ tiếng trên thế giới.
Với sự lao động miệt mài không ngừng nghi, với những đóng góp cho

nền văn học nước nhà, Tô Hoài đã được nhận nhiều giải thưởng cao quý và
vinh dự được là một trong số 14 nhà văn được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa – nghệ thuật (đợt 1 – năm 1996).
1.1.2. Sự nghiệp
1.1.2.1. Quan niệm nghệ thuật
Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Tô Hoài đã hướng ngòi bút vào
những chuyện đời thường xung quanh mình. “Viết về cuộc đời của chính
mình, của nhiều người quanh mình đã là một định hướng nghệ tḥt của Tơ
Hoài” [12, tr.178]. Ơng ln quan niệm phải tìm thấy trong chính cuộc sống
và những con người bình dị chất liệu cho ngòi bút.
Cuộc sống sinh hoạt đời thường đã trở thành nguồn chất liệu không bao
giờ vơi cạn trong sáng tác của Tô Hoài. Những sự việc, tình huống bình dị
trong đời sống đã đi vào các trang viết của ông: Đó là nạn tảo hôn ( Vợ chồng
trẻ con), nạn ma chay, cưới xin (Quê người), tục đấu vật, bắn nỏ, thổi kèn, tục
cướp vợ, trình ma, phạt vạ,...(Đảo hoang, Nỏ thần, Vợ chồng A Phủ, Cứu đất
cứu mường, Miên Tây,...).
Viết về cuộc đời của chính mình, của nhiều người quanh mình chính là
một định hướng nghệ thuật của Tô Hoài. Việc phát hiện những sự việc trong
đời sống và đưa vào trang văn là cái tài của Tô Hoài mà không phải nhà văn
nào cũng làm được.
1.1.2.2. Phong cách nghệ tḥt
• Khơng gian nghệ thuật và đối tượng khám phá được thể hiện tập trung

8


Các tác phẩm của Tô Hoài tập trung khai thác các đề tài về cuộc sống
người lao động nghèo ở ngoại thành Hà Nội và vùng núi cao Tây Bắc. Việc
thâm nhập vào cuộc sống của người dân ở mỗi vùng miền giúp Tô Hoài am
hiểu nhanh chóng và sâu sắc phong cách sinh hoạt, những phong tục của các

dân tộc, từ đó khai thác triệt để, đưa vào trang viết tạo nên dấu ấn riêng của
mình. Ông cũng là một trong số ít các nhà văn có sở trường viết truyện loài
vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng, có khi chi là những con vật bé nhỏ,
gần gũi với sinh hoạt của con người được nhân cách hóa xuất hiện trong các
tác phẩm của ông luôn thu hút người đọc. Tiêu biểu có: Nhà nghèo, Truyện
Tây Bắc, Người ven thành, Nhớ Mai Châu, Đôi Gi đá, Võ sĩ Bọ Ngựa,....
• Lới viết đậm màu sắc dân tợc
Hệ thống thành ngữ, quán ngữ có tần số xuất hiện cao trong các sáng
tác của Tô Hoài: gà trống nuôi con, ngậm đắng nuốt cay, gọt gáy bôi vôi, mả
táng hàm rồng,...
Cách kể chuyện, dẫn truyện của ông hấp dẫn người đọc. Trong các
sáng tác của nhà văn, người kể chuyện khi đứng ngoài câu chuyện, khi lại
tham gia vào câu chuyện để tự kể về chính mình. Dù đứng ở vị trí nào, người
kể chuyện cũng luôn giữ khoảng cách nhất định với đối tượng, vừa thể hiện
được tâm lý nhân vật mà vẫn đảm bảo đượm tính khách quan cho câu chuyện.
Tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu lưu ky, Chuyện Nỏ thần,...
Tô Hoài thường đi sâu vào khám phá và thể hiện những truyền thống
tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp của con người Việt: lòng yêu nước, khí phách anh
hùng dân tộc, thủy chung,.. đi sâu phản ánh cuộc sống sinh hoạt với những
phong tục, tập tục các vùng miền Tổ quốc. Tiêu biểu có các truyện: Núi cứu
quốc, Nhà Chư, Đảo hoang, Chuyện ông Gióng, Vợ chồng A Phủ,...
• Khả năng quan sát tinh tế
Đây là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong quá trình sáng tác văn học,
được thể hiện từ những truyện loài vật ông viết trước cách mạng và càng được
phát huy ở các sáng tác sau này. Mỗi trang viết của ông không chi mang lại

9


cho người đọc hiểu biết về thiên nhiên, về đời sống phong tục tập quán, nét

khác biệt trong văn hóa các dân tộc mà còn lôi cuốn độc giả bởi những hình
ảnh, chi tiết đặc sắc có được từ sự quan sát ti mi, tinh tế. Đó là bức tranh thiên
nhiên khi dữ dội, khắc nghiệt, khi thơ mộng. Khi miêu tả ngoại hình và diễn
biến tâm lý các nhân vật, Tô Hoài đã lựa chọn những chi tiết độc đáo, giàu
sức gợi để tác động mạnh đến nhận thức và tình cảm của người đọc: Hình ảnh
kiêu căng của chú Dế Mèn, hình ảnh chim Bói Cá kệch cỡm, phô trương (Dế
Mèn phiêu lưu ky). Chính sự quan sát tinh tế đã giúp tác giả lột tả được đặc
điểm các nhân vật mợt cách sâu sắc, nởi bật.
• Đặc sắc trong sư dụng ngôn ngữ
Trong các sáng tác của mình, Tô Hoài luôn có ý thức sử dụng lời ăn
tiếng nói hằng ngày của quần chúng lao động. Tuy nhiên, ông không mang
nguyên văn những lời nói của nhân dân vào trang viết mà lựa chọn, trau chuốt
ngôn ngữ mỗi khi đặt bút. Tô Hoài luôn tích cực trau dồi học hỏi ngôn ngữ
trong cuộc sống đời thường của nhân dân các vùng miền để có cách sử dụng
ngôn ngữ thích hợp khi viết về mỗi vùng đất, mỗi đối tượng, mỗi loại nhân
vật khác nhau. Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ giàu hình
ảnh, từ địa phương,...
Hệ thống từ ngữ thông tục, thành ngữ, quán ngữ,... được sử dụng khéo
léo, giọng điệu suồng sã, dí dỏm, tự nhiên,... Tất cả đã giúp sáng tác của Tô
Hoài vừa gần gũi, mang hơi thở cuộc sống bình dị, vừa sinh động, kỳ thú.
1.1.2.3. Các tác phẩm chính
Trước cách mạng:
Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện – 1941), Quê người (truyện dài – 1941), O
chuột (tập truyện ngắn – 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn – 1942), Cỏ dại
(hồi kí – 1944).
Sau cách mạng:
Núi cứu quốc (tập truyện – 1948), Ngược sông Thao (phóng sự – 1949),
Xuống làng (tập truyện – 1950), Truyện Tây Bắc (tập truyện – 1953), Khác
trước (tập truyện – 1957), Mười năm (tiểu thuyết – 1958), Thành phố Lê-nin


10


(bút kí – 1964), Miên Tây (tiểu thuyết – 1967), Lên Sùng Đô (bút kí – 1969),
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết – 1971), Người ven thành (tập truyện –
1972), Tự truyện (hồi kí – 1978), Quê nhà (tiểu thuyết – 1981), Những ngõ
phố, người đường phố (tiểu thuyết – 1982),...
Sáng tác cho thiếu nhi:
Vừ A Dính (truyện - 1962), Kim Đồng (truyện - 1976), Đảo hoang (tiểu
thuyết – 1980), Chuyện Nỏ thần (tiểu thuyết – 1984), Nhà Chư (tiểu thuyết –
1985), Tuyển tập văn học thiếu nhi (truyện – 2 tập – 1999).
Lý luận, kinh nghiệm sáng tác:
Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963),
Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997),...
1.1.2.4. Quá trình sáng tác và thành tựu nổi bật
Tô Hoài chính thức vào nghề năm 1940 với truyện ngắn Nước lên. Đến
nay, ông đã có khối lượng sách đáng khâm phục với trên 170 đầu sách. Hành
trình sáng tác của ông có thể chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng.
Trước cách mạng
Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài
đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này
bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941),
Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thê (1943) Nhà nghèo (1944 ).
Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại
chính là: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo.
Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch,
Tuổi trẻ, Đôi gi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực..., người đọc nhận thấy,
nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày
tỏ mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, bình yên trong xã hội.
Mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng đã được nhà văn miêu

tả chân thật và sinh động. Đó là cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp
người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người
thợ thủ công bị phá sản,... Tô Hoài đã bày tỏ khát vọng thoát khỏi cảnh bế tắc
và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.

11


Sau cách mạng
Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác, thể hiện
rõ ở cả chủ đề và đề tài. Ơng đã hướng đến mợt không gian rộng lớn hơn, đến
với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là
miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh những thành công ở các mảng truyện ngắn, tiểu thuyết,
ký,...Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiều tác phẩm cho thiếu nhi như : Con
mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chư,… Ở mảng sáng
tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô Hoài vẫn có được cách cảm
nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của
tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biết bao kỳ thú.
1.1.3. Sáng tác cho thiếu nhi của Tơ Hồi
Tơ Hoài là một trong số ít nhà văn dành sự ưu ái đặc biệt đến đọc giả
thiếu nhi. Ông viết nhiều loại truyện, nhiều đề tài, cho nhiều lứa tuổi. Sáng tác
cho thiếu nhi của Tô Hoài trải dài theo sự nghiệp văn chương của ông. Nhân
vật của tác phẩm chủ yếu xoay quanh ba đối tượng: Loài vật, những tấm
gương thiếu nhi yêu nước và từ những câu chuyện trong truyền thuyết, dã sử.
Truyện loài vật của Tô Hoài dành cho thiếu nhi chủ yếu được viết dưới
hình thức đồng thoại, mang một sắc thái riêng, phù hợp với tâm lý, nhận thức
của trẻ. Những bài học tình cảm, nhận thức được các em đón nhận một cách
nhẹ nhàng.
Trước cách mạng, truyện viết về loài vật của Tô Hoài thực chất là

truyện về xã hội loài người: Dế Mèn phiêu lưu ky, Đám cưới chuột, Dê và
Lợn, Trê và Cóc, Võ sĩ Bọ Ngựa,... Có thể nói, những sáng tác đồng thoại đầu
tay của ông đã thu hút rất nhiều bạn đọc, không chi riêng trẻ thơ mà cả người
lớn cũng đều say mê.
Sau cách mạng, tiếp nối thành công đã có ở giai đoạn trước, một loạt
truyện đồng thoại ra đời: Con mèo lười, Cá đi ăn thê, Ò ó o, Đàn chim gáy,
Cậu Miu,... đã tái hiện bức tranh sinh động về cuộc sống mới. Viết về tấm
gương yêu nước nhỏ tuổi có Vừ A Dính, Kim Đồng,...

12


Những năm 80 của thế kỷ XX, Tô Hoài cho ra mắt bộ ba tiểu thuyết
Đảo hoang (1980), Chuyện nỏ thần (1984), Nhà Chư (1985). Đây là những
truyện được sáng tạo dựa trên những truyền thuyết có sẵn, thể hiện sức mạnh
con người trong cuộc chiến chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và
xây dựng cuộc sống, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân
tộc cho trẻ.
Tô Hoài sáng tác nhiều cho thiếu nhi nhưng đáng chú ý nhất vẫn là
mảng truyện đồng thoại. Ở đó là những câu chuyện về thế giới loài vật nhưng
sâu xa hơn chính là xã hội con người. Mỗi câu chuyện mang lại một bài học
nhỏ mà thấm thía về tình cảm, đạo đức, lối sống được ẩn dưới những trang
viết của tác giả. Truyện đồng thoại của Tô Hoài không chi có nội dung sâu
sắc mà còn được xây dựng bởi bút pháp nghệ thuật tài hoa.
1.2. Truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại được coi là một thể loại đặc biệt của văn học thiếu
nhi, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và tưởng tượng.
Nhân vật chính trong truyện thường là các loài vật, thực vật và các vật vô tri
vô giác được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực. Qua cái
thế giới vừa hư vừa thực đó truyện đồng thoại nhằm biểu hiện cuộc sống sinh

hoạt của con người. Truyện đồng thoại thường gắn gọn, vui tươi, dí dỏm, có
nhiều yếu tố bất ngờ, thú vị.
1.2.1. Nguồn gốc khái niệm
Theo Hoàng Vân Sinh, “từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ
Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh” [17, tr.1].
Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là Dowa, dịch sang Hán
ngữ là “đồng thoại”.
Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác
phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em. Về sau, đồng thoại được hiểu “là văn học
huyễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một thể loại độc lập” [Hoàng Vân

13


Sinh, 2001, Nhi đồng văn học khái luận, tr.1], có địa vị quan trọng trong văn
học nhi đồng.
Theo lí thuyết Trung Hoa, đồng thoại nảy sinh từ trong dân gian
và được tiếp nối trong thời hiện đại. Do vậy, kho tàng đồng thoại Trung Hoa
gồm có đồng thoại dân gian và đồng thoại hiện đại. Đồng thoại dân gian là
những sáng tác của quần chúng nhân dân, phản ánh những yêu cầu bức thiết
của nhân dân muốn thoát khỏi ách bóc lột, mong ước về tự do, hạnh phúc.
Đồng thoại hiện đại là những sáng tác của các nhà văn dựa trên cơ sở của
đồng thoại dân gian, hoặc là chất liệu, hoặc là nguyên tắc nghệ thuật.
Có thể nhận thấy, trong cách hiểu của người Trung Hoa, đồng thoại
thực chất là truyện cổ tích.
1.2.2. Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam
Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu
tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan Hải tùng thư
xuất bản, 1932).
Theo kết quả khảo sát, hầu hết các bộ Từ điển Hán – Việt, Từ điển

Tiếng Việt đều có mục từ “đồng thoại”.
Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh và nhiều từ điển khác định nghĩa
đồng thoại là “truyện chép cho trẻ em”.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học lại xem đồng thoại là một
thể loại văn học: “Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các
vật vô tri được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí
tưởng tượng của các em” (Viện Ngôn ngữ học, 2001, Từ điển tiếng Việt,
tr.344).
Trong bài viết “Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại”, Vân Thanh đã đưa
ra định nghĩa như sau: “đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng. Ở đây, các tác giả thường
dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những vật vô tri, lồng cho chúng

14


những tình cảm của con người. (Cũng có khi nhân vật là người). Qua thế giới
không thực mà lại thực đó, tác giả lồng cho chúng những tình cảm và cuộc
sống của con người. Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương đó chính là những
yếu tố không thể thiếu được trong đồng thoại” [18, tr 282-283].
Nhà văn Trần Hoài Dương trong bức thư gửi Viện Văn học Việt Nam
ngày 13/3/2007 có viết: “Từ đồng thoại vốn là mượn của Trung Quốc. Theo
đúng nghĩa của họ là để chi “những truyện chép cho trẻ em”, nhất là với lứa
tuổi nhỏ, cho nhi đồng. Nhưng lâu nay ở ta, đồng thoại được hiểu là loại
truyện viết mang tính nhân cách hóa loài vật, đồ vật, mang nhiều ẩn dụ, ngụ
ngôn... Tôi dùng truyện tưởng tượng là không muốn dùng một khái niệm
nước ngoài đã bị hiểu sai đi, mang một nghĩa khác nhiều với nguyên ý ban
đầu của nó”.
Như vậy, khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam được sử dụng chủ
yếu theo nghĩa hẹp: Truyện đồng thoại là một thể loại hiện đại dành cho trẻ

em, sư dụng loài vật, đồ vật và các vật vô tri được nhân cách hóa làm nhân
vật chính, có quan hệ gần gũi với nhiêu thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn.
1.2.3. Đặc điểm thể loại của đồng thoại
Nói về đặc điểm của truyện đồng thoại không thể không nói tới các yếu
tố sau đây:
Thứ nhất, thế giới nhân vật của đồng thoại đa số được chọn lọc chủ yếu
từ thế giới loài vật. Nhìn lại kho tàng truyện đồng thoại, có thể dễ nhận thấy
trong đó nhân vật cũng có khi là con người nhưng chủ yếu vẫn là các loài vật
quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống được gán tính cách con người: Dế Mèn
phiêu lưu ky, Đám cưới chuột, Dê và Lợn, Trê và Cóc, Võ sĩ Bọ Ngựa,... (Tô
Hoài), Bài học tốt, Trong một hồ nước, Những chiếc áo ấm,... (Võ Quảng),
Cô Bê 20 (Văn Biển), Chuyện chú trống choai (Hải Hồ),...
Thứ hai, sự hư cấu, tưởng tượng bay bổng kỳ diệu là đặc trưng của
đồng thoại. Thế giới đồng thoại được dệt lên từ những tưởng tượng nhưng

15


tuyệt không xa rời thực tế. Chính những sự việc, tình huống có thực cuộc
sống là cái nền, là cơ sở hình thành những liên tưởng thú vị, độc đáo.
Thứ ba, nhân hóa là đặc điểm không thể thiếu của truyện đồng thoại.
Loài vật trong truyện đồng thoại được gán cho tính cách như con người phù
hợp đặc điểm thực của mỗi loài vật trong cuộc sống. Qua tấm gương các
nhân vật đó mà trẻ cảm nhận và phân biệt được điều gì đúng, điều gì sai, việc
nên làm và không nên làm. Nghệ thuật nhân hóa đã giúp truyện đồng thoại
mang đậm ý nghĩa nhân sinh.

1.2.4. Truyện đồng thoại trong sáng tác của Tơ Hồi
Đờng thoại là mảng trụn vô cùng phong phú trong các sáng tác của
Tô Hoài.

Dưới dạng trao đổi kinh nghiệm, Tô Hoài đã đôi lần phát biểu ý kiến về
truyện đồng thoại. Theo ông, truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành
cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật
trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát
li sinh hoạt thật có của loài vật”, đồng thời “không xa rời cái nhìn theo thói
quen của các em”. Hình thức nhân hóa loài vật này đem lại cho thể loại khả
năng diễn tả những vấn đề của đời sống một cách hình tượng, ý vị.
Theo Tô Hoài, những yêu cầu mà một tác phẩm dành cho các em phải
đạt được, đó là: Nội dung giáo dục, nghệ thuật đẹp và vui, giàu tưởng tượng,
giàu chất thơ... Tô Hoài kết luận: “Như vậy, đồng thoại là loại truyện có cơ
hội tung hoành nhất về những mặt đó” (Tôi viết đồng thoại: Dế Mèn, Chim
Gáy, Bồ Nông).
Trong các bài viết của mình, Tô Hoài đã nêu quan điểm viết truyện
đồng thoại: Về nhân vật, đối tượng yêu thích nhất của Tô Hoài là các con vật
gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Về nội dung, ông muốn đem vào đồng

16


thoại một nội dung xã hội. Trước năm 1945, Tô Hoài sử dụng hình thức đồng
thoại nhằm bóng gió gửi gắm những tư tưởng yêu nước, yêu tự do,... Sau cách
mạng, hàng loạt truyện đồng thoại được Tô Hoài sáng tác đã bộc lộ cái nhìn
ngỡ ngàng với những đổi thay của cuộc sống và niềm tự hào, yêu mến quê
hương đất nước.
Tiểu kết chương 1
Vốn xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ, Tô Hoài có điều kiện
được trải nghiệm, thấu hiểu cuộc sống của những con người bình dị. Điều đó
đã hình thành nên ở Tô Hoài quan niệm hết sức cao đẹp về sự nghiệp cầm
bút: Phải tìm thấy trong chính cuộc sống đời thường chất liệu cho ngòi bút
của mình. Hơn nửa thế kỷ sống và cầm bút, dường như niềm say mê văn

chương trong ông chưa bao giờ vơi cạn. Ông đã sáng tác không ngừng nghi,
để lại cho kho tàng văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm đồ sộ.
Tô Hoài là một trong những nhà văn tâm huyết với sáng tác văn học
nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng; là người mở đầu cho sự hình thành,
phát triển thể loại truyện đồng thoại ở Việt Nam. Và cho đến nay, ông vẫn
sáng tác bền bi, khó có nhà văn nào viết truyện đồng thoại thành công hơn Tô
Hoài. Với những cống hiến của mình, Tô Hoài xứng đáng nhận được lòng tin
yêu, ngưỡng mộ của thế hệ hôm nay và mai sau.

17


CHƯƠNG 2
TRỤN ĐỜNG THOẠI CỦA TƠ HỒI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Nếu ở giai đoạn trước cách mạng, Tô Hoài đã sáng tác Dế mèn phiêu
lưu ky khiến cả trẻ em và người lớn đều say mê thì từ sau Cách mạng Tháng
Tám 1945, trong dòng phát triển chung rất mạnh mẽ của văn học thiếu nhi nói
chung và mảng truyện đồng thoại nói riêng, Tô Hoài tiếp nối thành tựu đã có
ở giai đoạn trước, cho ra đời hàng loạt tác phẩm đồng thoại đa dạng về đề tài.
Tô Hoài nói truyện loài vật nhưng “xét đến cùng lại vẫn là hình ảnh phản
chiếu thế giới loài người”.
Có thể thấy, nổi bật trong tập truyện là những truyện đồng thoại nói về
tình cảm bạn bè, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, những truyện
có nội dung giải thích các hiện tượng tự nhiên, mở rộng nhận thức, giáo dục
trẻ những bài học vê đạo đức, lối sống,...
2.1. Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
Trước hết, đề tài này được thể hiện qua việc ca ngợi vẻ đẹp của quê
hương đất nước, vẻ đẹp con người trong thời kỳ đổi mới.


18


Vào những năm 60 của thế kỷ XX, miền bắc Việt Nam bắt đầu công
cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cuộc sống mới. Dưới ánh sáng của chế độ
mới, đất nước đã có những đổi thay kì diệu. “Nông thôn ngày nay đã khác
trước, những công cuộc làm ăn đương thay đổi cả đồng ruộng và đời sống”.
Tô Hoài khắc họa những thay đổi trong thời kỳ đầu hòa bình qua nhiều chi
tiết đời thường.
Chim gáy trong Đàn chim gáy trước đây chi bay về đồng theo mùa gặt.
Xưa có hai vụ nên “tháng năm chim gáy đi ăn đôi, tháng mười chim gáy về
theo đàn”. Từ khi miền Bắc bước vào phát triển nền kinh tế hợp tác hóa nông
nghiệp, “đồng ta lại cầy cấy được nhiều vụ, thì con chim cũng đổi tính, nó
theo đàn ra ăn quanh năm” (Đàn chim gáy). Hình ảnh “con chim béo mượt,
những con chim no ấm của mùa gặt hái quanh năm” không chi đại diện cho
sự no đủ mà chính là hình ảnh con người đang vươn lên xây dựng cuộc sống
mới; là lời khẳng định tương lai tươi đẹp đang hình thành.
Trong truyện Cá đi ăn thê, những chú Rô Ron đã bắt gặp điều rất kì lạ
khiến chúng cảm thấy tò mò: Những bác Cá Ngão to lớn, trắng nhoáng ngoài
sông vốn “chi biết quanh quẩn ao nọ, hồ kia chứ chẳng đủ can đảm và sức
khỏe để giong ruổi đi chơi xuân đường xa” nay lại vào được trong đồng
ruộng. Và điều kì lạ ấy được tác giả lý giải: “Máy điện trạm bơm Đan Hoài
lấy nước sông Hồng vào nông giang đã đưa cả cá lên theo”. Nhờ hệ thống
thủy lợi được xây dựng mà mỗi khi tháng ba mưa mới xuống, những đàn cá
ngoài sông, đàn cá trong đồng lại được gặp nhau trong niềm hân hoan của
ngày hội. Không khí vui tươi ấy chính là tiếng hát ngợi ca sự phát triển của
ngành nông nghiệp, cũng là sự phát triển của đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nông thôn đang “thay da đổi thịt” hàng
ngày, khiến “Mỗi lần được về quê, chúng tôi lại đem ra tinh vô khối cái mới
lạ, vô khối chuyện kể” (Ò...ó...o). Việc những chú gà trống bỗng dưng gáy

vào buổi tối được tác giả giải thích: Ánh sáng đèn điện của nhà máy đã làm gà

19


×