Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.71 KB, 11 trang )

MÔN HỌC

QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
Chủ đề: TÍNH CÁCH BẢN THÂN CÙNG CÁC HÀNH VI ỨNG XỬ CỦA BẠN
Người thực hiện: Đặng Xuân Quang - Nhóm 4

I. GIỚI THIỆU
Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
hay thất bại. Chính vì thế, việc tìm hiểu tính cách và năng lực của con người luôn luôn được đặt
lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những
ưu điểm của mình và ngược lại. Cá nhân cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển
xã hội, là chủ thể của lao động, của mối quan hệ xã hội và của nhận thức. Cá nhân là một con
người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa khả năng riêng có của người đó với chức năng xã hội
do người đó thực hiện. Trong mối quan hệ với tập thể, cá nhân như là “bộ phận” của cái toàn thể,
thể hiện bản sắc của mình thông qua tập thể nhưng không hòa tan vào tập thể.
Phương pháp nghiên cứu:
Sưu tầm tài liệu: lựa chọn từ bài giảng môn học, giáo trình môn học “Quản trị hành vi tổ chức” và các
tài liệu liên quan trên mạng internet.
Nghiên cứu, phân tích: bằng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích các bản chất của vấn đề (ví dụ
của chủ đề), phát hiện, đánh giá các yếu tố thuộc bản chất của vấn đề.
II. PHÂN TÍCH
1.Nguồn năng lượng định hướng:
Sau khi hoàn thành các bài tập Big 5 và MBTL, tôi có thể tự thấy bản thân là người hướng nội. Có nhiều
ý kiến cho rằng trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay, tính cách hướng nội là một nhược
điểm lớn khiến con người không được đánh giá cao. Tuy nhiên, các số liệu thống kê lại chỉ ra rằng có
khoảng 50% dân số thế giới và 40% các nhà lãnh đạo là những người hướng nội, sống nội tâm.
Bên cạnh những nhược điểm như ngại nói trước đám đông hay không giỏi xây dựng các mối quan hệ,
tính cách hướng nội lại có những ưu điểm lớn là khả năng lắng nghe và viết lách. Điểm mấu chốt nằm ở
thái độ và cách nhìn nhận của mỗi cá nhân đối với vấn đề này.
Vậy các nhà lãnh đạo tài ba nhìn nhận và phát huy tính cách hướng nội của họ như thế nào để thành


công?
Biến sự tĩnh lặng thành sức mạnh
Vì sao những người hướng nội lại là những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất?


Câu trả lời là họ biết khai thác các thế mạnh mà những người hướng ngoại không có.
Dưới đây là năm đặc điểm then chốt giúp các nhà lãnh đạo nội tâm phát huy được thế mạnh của mình và
vươn tới thành công.
Nghĩ trước khi nói. Những nhà lãnh đạo nội tâm luôn luôn suy nghĩ trước khi nói ra một điều gì đó.
Ngay cả trong các cuộc đối thoại thân mật thường ngày, họ luôn xem xét ý kiến của những người khác
một cách cẩn trọng, sau đó dừng lại để suy nghĩ trước khi trả lời.
Nhìn chung, những người sống nội tâm đều có cùng một đặc điểm: họ học hỏi từ việc lắng nghe chứ
không học từ việc phát biểu. Phong thái điềm tĩnh và ung dung khiến lời nói của họ có sức nặng và đáng
để lắng nghe. Có một thực tế là một lời nhận xét tinh tế cũng đủ để đưa cả cuộc họp tiến một bước dài.
Thêm vào đó, trong kinh doanh, những lời nói hớ thường phải trả giá rất đắt.
Tập trung vào chiều sâu. Các nhà lãnh đạo nội tâm thiên về chiều sâu nhiều hơn bề rộng. Họ có
xu hướng đào sâu, tìm tòi, nghiền ngẫm thấu đáo một vấn đề rồi mới chuyển sang vấn đề khác. Họ
thích tham gia vào những cuộc đối thoại nghiêm túc hơn là những cuộc tán gẫu vô thưởng vô phạt. Họ
thường đưa ra những câu hỏi sâu sắc rồi chăm chú lắng nghe câu trả lời.
Có thừa sự bình tĩnh. Các nhà lãnh đạo nội tâm thường điềm đạm. Họ thường thể hiện sự điềm tĩnh
trước mọi cuộc khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo nội tâm còn chuẩn bị tinh thần bằng cách không nghĩ về
những gì tiêu cực mà chỉ hình dung về những điều sắp xảy ra một cách tích cực.
Viết nhiều hơn nói. Các nhà lãnh đạo nội tâm thích viết hơn nói. Họ dễ dàng diễn đạt suy nghĩ của
mình bằng việc viết ra giấy. Mặt khác, việc viết lách giúp họ khai thác sức mạnh truyền thông của các
trang mạng xã hội hiện nay, từ đó kết nối hiệu quả với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình. Bằng
việc viết bài chia sẻ như thế, ông đã đạt được cả hai mục tiêu. Một mặt, ông cho mọi người thấy mình là
một nhà lãnh đạo cởi mở và chân thành. Mặt khác, kinh nghiệm được ông chia sẻ là một tài liệu huấn
luyện tuyệt vời cho hàng ngàn nhân viên.
Đam mê sự tĩnh lặng. Các nhà lãnh đạo nội tâm thường nạp năng lượng cho bản thân bằng cách ngồi
một mình. Công việc khiến họ chịu nhiều áp lực nên việc tự “sạc pin” thường xuyên là vô cùng cần

thiết. Những quãng thời gian nghỉ ngơi như vậy tuy ngắn ngủi nhưng có thể giúp họ lấy lại khả năng tư
duy sáng suốt, óc sáng tạo, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Đặc biệt khi áp lực lên cao, tính cách
hướng nội giúp họ phản ứng một cách tích cực thay vì tiêu cực. Tất cả những điều này giúp các nhà lãnh
đạo nội tâm hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất và đáp ứng được kỳ vọng của mọi người.
Những phân tích trên có thể giúp ích cho các nhà quản lý và những người làm việc trong các lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật, tài chính, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong những ngành nghề mà đàn ông chiếm ưu
thế. Hãy biết tận dụng tối đa tố chất bẩm sinh của bản thân để tiến xa hơn, khai thác triệt để các mối
quan hệ cũng như gia tăng giá trị cho tổ chức của bạn!
2. Sự phán xét

2
Trang /11


Lý trí thường được dùng khi mang ý nghĩa đối lập với tình cảm, ví dụ: "Anh ta là người sống thiên về lý
trí hơn là tình cảm". Lý trí được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tư duy và cảm xúc.
Còn lý tính được đối với niềm tin khi muốn nói về sự đối lập giữa tri giác chủ động và tri giác thụ động.
Trong văn học, lý trí thường được đối lập với tình cảm, cảm xúc, ước muốn, nhu cầu, hay sự say mê.
Những người khác lại coi lý trí như là một công cụ của những điều trên - công cụ để đạt được cái mà
người ta muốn. Chỉ có trong con người, các lựa chọn đôi khi được thực hiện dựa trên một liên tưởng
nhân tạo của các ý niệm thay cho một liên tưởng chưa bị kiểm soát của các kinh nghiệm thô. Kiểu liên
tưởng này có "cảm giác" khác với khi ta bị chiếm lĩnh bởi một cảm xúc mạnh mẽ được hỗ trợ bởi "tình
cảm" thô. Điều đối lập cũng rất đặc biệt: đôi khi ta cảm thấy một cảm xúc mạnh mẽ đã chiến thắng các
lý luận của chúng ta một cách "phi lý" mặc dầu cảm xúc đó đã không còn luận cứ xác đáng nào; hoặc
khi nó chưa kịp là chủ đề của tranh luận thì hành động đã xảy ra (chẳng hạn trong trường hợp phản xạ).
Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách tách bạch, khách quan. Nó hoạt động
dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất
luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách cảm tính và chút
nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ
khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi

người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch
về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách
được lựa chọn. Tôi chọn việc hình thành sự phán xét dựa trên lý trí.

3. Cách lĩnh hội- Trực giác hay giác quan
Đối với bản thân tôi dùng trực giác của mình khi đối diện với một quyết định có xác suất không
chắc chắn cao, thử ước tính một phạm vi các kết quả có thể xẩy ra ta thường đưa ra một phán xét của
riêng mình nhưng tham khảo một số quan điểm của những người hiểu biết và nhiều kinh nghiệm nhất.
Phần giác quan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi
tiết cảm nhận được của hiện tại. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó
dựa trên thực tại, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập
lại từ các sự kiện trong quá khứ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn
giải và hình thành mô hình tổng quát của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và
các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên các khả năng, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán tương lai.
Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng
bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Thu hẹp thời gian, sản xuất theo đơn đặt hàng, chấp nhận các chiến thuật hạn chế rủi ro, và ra quyết định
theo từng giai đoạn là bốn cách để quản lý rủi ro trong việc ra quyết định. Trực giác - một quy trình
trong tâm thức để đánh giá tình huống và đưa ra kết luận mà không có sự can thiệp của thông tin hay
phân tích thực tế - có vẻ như ngày càng quan trọng hơn khi một người phải xử lý nhiều quyết định phức
tạp với những điểm không chắc chắn và mơ hồ ở mức độ cao nhất. "Nhiều người nhất trí rằng con người
càng leo cao lên nấc thang nghề nghiệp trong công ty thì họ sẽ cần các bản năng kinh doanh nhiều hơn.
Nói cách khác, trực giác là một trong những yếu tố phân biệt người đàn ông với một cậu bé". Nhiều
người đã dùng những từ ngữ khác nhau như "óc phán đoán nghề nghiệp", "trực giác", "bản năng", "tiếng
nói bên trong" và "linh cảm" để phản ánh cách ra quyết định. Ông cũng thừa nhận trực giác luôn cần
3
Trang /11


thiết với các quyết định liên quan đến chiến lược, nguồn nhân lực và phát triển sản phẩm hơn là với

những quyết định khác như sản xuất và tài chính.
Trực giác của chúng ta được hình thành dựa trên ký ức, hình tượng ngưỡng mộ, kinh nghiệm tích lũy,
suy nghĩ đã định hình trong quá khứ và những định kiến cá nhân lâu dài. Chúng ta nên tin tưởng vào
trực giác đến mức độ nào? Chắc chắn là chúng ta biết đến những thành công của các quyết định dựa vào
trực giác, như bốn trường hợp ví dụ nêu trên. Đó là những câu chuyện vĩ đại và đáng nhớ. Nhưng trong
thực tế, không chuyên gia nào khuyên chúng ta chỉ nên quyết định dựa vào trực giác. Trực giác thường
phụ thuộc nhiều vào thành kiến và xu hướng suy nghĩ của mỗi cá nhân. Eric Bonabeau đề cập: "Bất kỳ
ai nghĩ rằng trực giác là thứ thay thế cho lý do đều đang tự cho phép mình rơi vào ảo tưởng đầy mạo
hiểm. Tách rời khỏi sự phân tích chặt chẽ, trực giác sẽ trở thành một hướng dẫn không đáng tin cậy và
dễ dàng thay đổi - có thể dẫn đến thất bại cũng nhiều như dẫn đến thành công"
4.Xu hướng với thế giới bên ngoài- Tính cách đánh giá
Đối với xu hướng hành xử với bên ngoài tôi chọn xu hướng chính là tính cách đánh giá. Mọi
người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận)
để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy
vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với
thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới
bên ngoài với một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết
định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành. Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài như nó
vốn có và sau đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế
hoạch.
III. KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XƯ
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống,
có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của
con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức
độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời.
Quyết định đến hành vi ứng xử của con người đối với các vấn đề, các mối quan hệ, tuân theo một sơ đồ
sau:

4
Trang /11



- Hành vi ứng xử của một người như thế nào có thiên hướng tùy thuộc phần nhiều vào tri thức của họ, có
thể gọi đó là người duy lí. Người như thế thường có thái độ và xử sự theo cách và khả năng hiểu, nhận
thức được vấn đề đến đâu: hiểu, biết, phù hợp với nhận thức của mình thì hành động, ngược lại thì
không.
- Theo thiên hướng tùy thuộc nhiều vào lợi ích, loại ứng xử này tạm gọi là duy lợi. Người duy lợi thấy
việc gì có lợi cho mình thì hành động, không thì thôi, đứng ngoài cuộc. Chủ nghĩa thực dụng và tinh vi
hơn là cơ hội thuộc loại này.
- Loại hành vi ứng xử chủ yếu xuất phát từ tín ngưỡng hay niềm tin, có thể coi là duy tín, hay tín điều
chủ nghĩa. Điều đó không nhất thiết xuất phát từ tri thức, mà có thể xuất phát từ tiềm thức hay vô thức.
Bởi vậy dễ bị rủ rê, lôi kéo, huyễn hoặc, lợi dụng bởi những luận thuyết mơ hồ, tệ hơn là bởi những tà
thuyết không có luận cứ khoa học.
- Người ứng xử thiên về tập tính hay thói quen sống thuộc nhóm người ít sáng tạo, thích lựa chọn những
gì dễ dàng, có sẵn, chủ nghĩa kinh nghiệm. Những thói quen khi được xã hội hóa, trở thành tiền lệ, tập
quán hành xử của cộng đồng có tác dụng vô cùng to lớn. Nó sẽ là vật cản vô hình, dai dẳng khi là thói
quen lạc hậu, trì trệ. Nó phá hoạt cả xã hội khi là thói quen xấu. Nó làm xã hội trật tự tiến bộ nếu là
những thói quen của kỉ cương, của đạo đức và của văn minh.
Như vậy hành vi ứng xử của con người tuân thủ theo các qui luật tâm lí. Trên cơ sở thừa nhận
những mệnh đề sau:
- Sự vật hiện tượng nào, cá thể nào cũng có khuynh hướng tiến tới trạng thái ổn định, cân bằng động,
của riêng nó (vi mô) và của môi trường (vĩ mô)
- Sự cân bằng của vi mô và của vĩ mô có thể là khác nhau trong những thời điểm khác nhau (sự lệch
pha). Mỗi cá thể cần phải tự điều chỉnh để phù hợp với trạng thái cân bằng của vĩ mô chứ không phải là
ngược lại.
- Với mỗi cá thể, sự tồn tại trước mắt quan trọng hơn sự phát triển lâu dài. Tuy nhiên sự phát triển làm
cho sự tồn tại đi đến trình độ cao hơn về chất
- Sự tự bảo vệ để tồn tại, trong đó các điểm yếu không được phép bộc lộ, mâu thuẫn nội tại được ngụy
trang. Sự tự hoàn thiện để phát triển, trong đó cái bất hợp lí cần phải được thay đổi, mâu thuẫn nội tại
cần phải giải quyết

- Mỗi cá thể có một năng lực, cơ hội ứng xử riêng, cung cách hội nhập riêng tùy theo cách mà nó chọn là
tồn tại hay phát triển, bởi vậy nó sẽ có khuynh hướng bộc lộ hay giấu mình.
Một số quy luật trong hành vi ứng xử
a. Qui luật bù trừ: thông thường về tiến trình, hình thức ( biểu hiện bên ngoài ) thế nào thì nội dung
(phẩm chất bên trong) thế ấy. Nội dung có sẵn hoặc phải tích lũy trong một thời gian lâu dài, để đến một
lúc nào đó đi đến thay đổi hẳn về chất theo chiều hướng mạnh mẽ, bộc lộ. Hình thức là cái khiến cho nội
dung dễ được tồn tại trong môi trường luôn ở trong động thái cạnh tranh và đào thải, với chiều hướng
chính danh và giản dị. Khi nội dung chưa đủ mạnh và hoàn thiện thì hình thức có khuynh hướng ngụy
tạo, giả trang, phân thân (biến hóa) để thích ứng nhanh với các sắc thái nhất thời của môi trường, khả dĩ
bù đắp cái thiếu hụt của nội dung. Ví dụ nghèo hay nói đến nhân nghĩa, dốt hay nói chữ, không hiểu biết
nhiều thì ưa nói to tát, người bé nhỏ hay nói đến những cái cao, hoành tráng, không có quyền lực và sức
mạnh thì hay mượn lời người có địa vị.v.v...
b. Qui luật Bất thường: Khi người ta có điều gì cảm thấy bất ổn do sự khiếm khuyết về nội dung hay
hình thức, trước một hoàn cảnh, một tình huống có đột biến hay không được dự liệu trước, người ta cố
5
Trang /11


che dấu điều ấy trước đối tác. Nhưng càng làm như thế thì càng bộc lộ sự ngụy tạo, giả trang hay phân
thân của hình thức, sự kém cỏi đi của nội dung. Nếu tình trạng đó kéo dài, trong môi trường hỗn tạp
không có chuẩn mực, người ta có thể trở thành kẻ trí trá và cơ hội chuyên nghiệp vì họ phải tập trung
phần lớn tinh lực vào tạo hình thức chứ không phải là củng cố nội dung
c. Qui luật điểm yếu: ở đây là điểm yếu cơ bản của một cá nhân. Trong một xã hội không có tính giao
lưu cao thì người ta khó biết được chính xác và kịp thời điểm yếu, điểm mạnh của mình là gì. Còn trong
một môi trường thiên nhiên xã hội có mối quan hệ qua lại khăng khít của sự giao lưu, cạnh tranh và đào
thải thì mỗi cá nhân trước hết biết rất rõ điểm yếu của mình là gì. Điểm mạnh có khi còn chưa thể bộc lộ
thì đương nhiên điểm yếu phải che dấu thật kĩ, không để đối phương phát hiện ra. Bởi vậy cách bộc lộ
kiểu ễnh ương kêu tiếng bò rống, khỉ học tiếng hổ gầm hay chim sẻ muốn xù lông như đại bàng nhiều
khi lại là nhược điểm lớn của sự ngụy trang. Cách ứng xử tinh vi hơn là nó giành cho mình một vai trò
gì đó trong cộng đồng, điểm yếu đó của cá nhân sẽ có nhiều khả năng được bảo vệ cao bởi cộng đồng

nhờ vai trò của cá nhân trong cộng đồng ấy, kiểu xấu chàng hổ ai, hoặc như con ong chúa trong tổ của
mình vậy. Cách khác là bằng tiểu xảo đánh đồng cá nhân với tập thể để làm yếu đi sự tấn công vào điểm
yếu của họ.
IV. THÁI ĐỘ VỚI CÔNG VIỆC
Phấn đấu để đạt được thành công trong công việc là một con đường dài và gian khổ. Chúng ta đã
đặt ra kế hoạch, nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như bạn nghĩ khiến bạn cảm thấy cuộc sống thật
muôn vàn khó khăn, vất vả. Sự phân công lao động trong xã hội hiện đại ngày càng rõ ràng và đầy thử
thách. Chúng ta đã thực sự đáp ứng được những yêu cầu do công việc đề ra chưa?
Chúng ta cần biết rõ khả năng và sở thích của bản thân để phát huy tốt nhất thế mạnh của mình. Đồng
thời phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn có liên quan, không ngừng rèn luyện và hoàn
thiện chính mình.
1. Với cấp trên: Tôi là nhân viên trẻ tuổi, không được bàn tán bình luận về cấp trên. Khi mắc khuyết
điểm không được trốn tránh, phải nhận lỗi và quyết tâm sửa chữa. Đi làm, đi họp phải đúng giờ, là yêu
cầu đầu tiên. Khi được cấp trên giao việc, bạn cần nỗ lực hoàn thành tốt. Lễ phép trong phòng làm việc
là yếu tố cần thiết, tuyệt đối không được cư xử tùy tiện.
2. Với các đồng nghiệp: Tôi cần thể hiện tinh thần hợp tác qua lời nói và hành động. Phải có thái độ
công bằng, gần gũi tươi cười, thông cảm. Trong công việc khi có va chạm cần thông cảm lẫn nhau và
cùng tìm cách giải quyết.
Sống trong một tập thể, bạn phải có thái độ cư xử chân thành, gần gũi chào hỏi các đồng nghiệp, tạo bầu
không khí thân thiện. Cần có thái độ nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ khi làm việc. Trước những sự việc
nghiêm trọng càng cần bình tĩnh khi giải quyết, tránh xung đột.
Trong quá trình làm việc, nếu có khúc mắc sai sót, khuyết điểm cần mạnh dạn nhận lỗi và sửa chữa,
tránh đổ lỗi cho người khác. Tôi luôn muốn tham gia các buổi giao lưu gặp gỡ giữa các đồng nghiệp
nhằm tăng thêm sự hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
3. Ngày càng tiến lên: Sau những nỗ lực học tập, tôi hy vọng sẽ đạt được những thành tích trong công
tác. Khi lựa chọn công việc, bạn nên tìm hiểu lựa chọn cẩn thận, đồng thời không ngừng tự tu dưỡng,
rèn luyện bản thân để đạt được những thành tích cao trong công việc.
Nếu ai có suy nghĩ rằng, bản thân họ hơn hẳn những người khác thì hãy nhanh chóng điều chỉnh lại cách
nghĩ đó. Cho dù tôi lựa chọn bất kỳ công việc nào, hãy luôn tâm niệm rằng “biển học vô bờ”, tôi mới có
thể vượt qua tất cả và gặt hái được những thành công.

4. Tích lũy kiến thức: Để nâng cao kiến thức hiểu biết trong cuộc sống, tôi phải không ngừng tích luỹ
6
Trang /11


và học hỏi kinh nghiệm. Trước hết, tôi hãy ghi chép tất cả những kiến thức và những sự việc mới mẻ.
Khi rỗi mở ra đọc để ghi nhớ. Với cách làm này, kiến thức của tôi sẽ ngày càng sâu rộng, sẽ dần hệ
thống hoá được những kiến thức toàn diện.
Thứ hai, tôi cũng cần ghi lại những sai lầm và thất bại, tổng kết nguyên nhân thất bại và ghi nhớ bài học
kinh nghiệm để tránh lặp lại.
5. Kiên trì những nguyên tắc trong công việc như tự làm chủ thời gian của mình, cần biết sắp xếp thời
gian sao cho hợp lý để hoàn thành được nhiều công việc cùng một lúc như vừa làm vừa học.
Tôn trọng ý kiến của người khác, đôi khi bạn chịu ảnh hưởng của môi trường công tác, khi có lời
khuyên chân thành, nên tiếp thu và xem xét lại chính mình. Khi đi làm cũng cần tránh những cạm bẫy,
không nên dễ dàng tin những lời quảng cáo. Chú ý quan sát cơ sở vật chất, có biện pháp đảm bảo an
toàn để tránh những trở ngại nảy sinh trong công việc.
V. TÓM LẠI
Đôi khi chúng ta tự hỏi, tại sao thế giới này lại có quá nhiều mối bất đồng, quá nhiều sự lường
gạt và nỗi sợ hãi, sự nghèo đói và nỗi bất hạnh,…? Chúng ta than phiền cuộc sống chỉ đầy rẫy những lo
toan, những thao thức, lại luôn khắc nghiệt với mình đến nỗi chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ một
niềm vui nào trong đời.
Đôi khi, chúng ta sống ích kỷ, thờ ơ và vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Chúng ta luôn gào lên một
câu hỏi: "Xã hội đã mang đến cho tôi những gì?", mà chưa bao giờ tự hỏi bản thân: "Mình có thể làm gì
có ích cho xã hội?".
Trong cuộc sống, chắc chắn bạn luôn mong muốn được quan tâm, đồng cảm, được chia sẻ và yêu
thương. Vậy, tại sao bạn không làm như vậy với những người khác?
Có một câu danh ngôn rất hay : "Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với
mình". Những biểu hiện của sự quan tâm, chia sẻ, dù chỉ là rất nhỏ thôi, cũng có thể trở thành những sợi
dây bện chặt tình cảm cộng đồng. Chính những mối ràng buộc qua lại đó sẽ là nền tảng của mối quan hệ
thân ái, cùng nhau sống trong hòa bình, cùng nhau hợp tác và phát triển. Khi đó, mỗi người sẽ dễ dàng

từ bỏ những nhu cầu vật chất tầm thường của bản thân để nhường chỗ cho những lợi ích chung to lớn
của cộng đồng.
Nếu mỗi người trong chúng ta đều cống hiến hết mình cho tình yêu và sự sống trên trái đất này, nhân
loại sẽ vĩnh viễn được sống trong hòa bình. Và trên thế giới này sẽ không còn nghèo đói, bất hạnh và
khổ đau.
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục
tiêu, v.v mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự
trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa
tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung
thực.
Mỗi ngày, tôi phải tự đấu tranh với chính mình để giữ tính trung thực trong trận chiến vô hạn giữa cái
đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu vốn có trong cuộc sống này. Đáng buồn là mọi hình thái của sự không
trung thực vẫn cứ ngày ngày vây quanh chúng ta. Thế giới quảng cáo bủa vây chúng ta bằng những
thông điệp mập mờ của sự không trung thực. Để tạo ấn tượng tốt đối với người khác, chúng ta có
khuynh hướng xây dựng một hình ảnh khác với con người thực của mình.
Một lý do nữa khiến tất cả chúng ta phải đấu tranh chống lại sự không trung thực là chúng ta thường
không muốn phải làm việc vất vả nhưng lại muốn hưởng thụ nhiều. Những thông điệp quảng cáo thường
nói rằng với sự phát triển của xã hội ngày nay thì chúng ta hoàn toàn xứng đáng được tận hưởng mà
không nhất thiết phải mất nhiều công sức. Nhưng thành công thực sự đều đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ và sự
quyết tâm của chúng ta.
Vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện nhân cách, bản lĩnh để có thể đứng
vững trong cuộc sống, để xây dựng cuộc sống có ích và đầy ý nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7
Trang /11


1. Sách "Quản trị hành vi tổ chức" của trường đại học Griggs biên soạn
2. Website :
-


www.Tamlyhoc.net

-

www.vnexpress.net

-

www.dantri.com.vn

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây. Hãy đánh dấu
vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu
thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp
hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
5. Sẵn sàng trải nghiệm, một

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

1

2

3

4

5

6

7

*
*
*
*
*
*
*
*
*

*

8
Trang /11


MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:

Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai mặt. Một
mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại
hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều thiên về
nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ,
có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo
trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động




Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư" để

thế giới bên ngoài


tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người



hay sự việc của thế giới bên ngoài


Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi như
"đóng lại" với thế giới bên ngoài

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:


Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần giácquan (S) của bộ não chúng

ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại,
tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó
cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực
giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các
thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC
KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan
niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô
thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới các cơ

Các đặc điểm trực giác


hội hiện tại


Sử dụng các giác quan thông thường và tự

cơ hội tương lai



động tìm kiếm các giải pháp mang tính thực
tiễn

Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới các
Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá
các triển vọng mới là bản năng tự nhiên



Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ

9
Trang /11




Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và các

cảnh, và các mối liên kết


sự kiện trong quá khứ


Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm trong

lý thuyết



quá khứ


Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang tính

Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu

Thích các thông tin rành mạch và rõ ràng;

không thống nhất và với việc đoán biết ý

không thích phải đoán khi thông tin "mù

nghĩa của nó

mờ"
Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích
thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành
kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận
một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới
những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử
dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy

nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ


Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý



trong một tình huống cần quyết định


người khác trong một tình huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ



cần phải hoàn thành.




Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng tới
Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng của
con người.

Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và




Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một cách tự nhiên

quan trọng



Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu cực với sự

Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự

không hòa hợp.

nhiên và bình thường trong mối quan hệ
của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

10
Trang /11


Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá
(suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành
động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối
quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp

cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra
quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo,
kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá

Tính cách lĩnh hội



Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.



Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn thành





hoạch; vừa làm vừa tính.

các phần quan trọng trước khi tiến hành.



Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời hạn




Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm việc

cuối.


Thoải mái tiến hành công việc mà không cần lập kế

tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để



quản lý cuộc sống.

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự mềm
dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

i


n

t

j

11
Trang /11



×