Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.48 KB, 6 trang )

Hành vi tổ chức

Lớp GEMBA01.V03
Học viên: Trần Thanh Sơn
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC.
TÊN CHỦ ĐỀ:

Hành vi Tổ chức và những giá trị ứng dụng vào thực tiễn
Hành vi tổ chức (OB) nghiên cứu những người mọi người suy nghĩ, cảm nhận
và hành động bên trong liên quan đến các tổ chức. Các học giả OB đã nghiên cứu một
cách hệ thống các đặc tính của cá nhân, nhóm và cấu trúc ảnh hưởng tới hành vi trong
tổ chức với một cơ sở kiến thức làm nền tảng trong quá trình hoạt động (Gồm năm nền
tảng chính là Nền tảng đa môn học; Nền tảng nghiên cứu hệ thống; Nền tảng ngẫu
nhiên; Nền tảng phân tích ở nhiều cấp độ; Nền tảng ở hệ thống mở).
Tổ chức tồn tại từ khi con người làm việc cùng nhau và phụ thuộc lẫn nhau để
đạt được mục tiêu chung, ví dụ những cung điện đồ sộ được xây dựng từ năm 3.500
trước công nguyên đã được xây dựng thông qua hành vi tổ chức của nhiều người,
những người thợ thủ công và thương nhân ở thành Rome cổ đại đã lập nên các phường
hội với những người được bầu, Giám đốc điều hành của Apple Computer và Pixar
Animation Studio nói “ Công ty là một trong những phát minh kinh ngạc nhất của loài
người”. Qua đó ta thấy được sức mạnh của hành vi tổ chức.
Tổ chức được hiểu một cách đơn giản là những con người làm việc cùng nhau
để đạt được mục tiêu chung. Thông qua việc nghiên cứu hành vi tổ chức đã giúp tôi dự
đoán và hiểu được các sự kiện tổ chứng để từ đó áp dụng vào thực tiễn, củng cố và
nâng cao kiến thức, những kỹ năng cơ bản hay những phương pháp quản trị tốt nhất để
đạt được mục đích mong muốn như: Nắm bắt được những vấn đề chính liên quan đến
nhóm, làm việc theo nhóm, những ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, cách giao
tiếp, cách tạo động lực cho nhân viên… Thông qua nghiên cứu môn học giúp tôi có
thể dễ dàng hơn khi đối mặt với thách thức về mặt tổ chức trong môi trường kinh tế xã
hội hiện nay.


Binh pháp Tôn Tử có nói: “ Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Như vậy,
để quản trị hành vi tổ chức, trước hết mỗi cá nhân phải thực sự hiểu rõ về bản thân
mình. Bạn là ai? Tính cách cá nhân như thế nào? Sở trường của bạn là gì? Việc nhận
rõ bản thân vô cùng quan trọng vì nó giúp bạn hành xử phù hợp hơn với các tình
huống. Và “Muốn nâng cao mình, trước tiên phải nhận rõ mình. Chỉ có nhận rõ mình
1


Hành vi tổ chức

mới quyết định được là phải làm gì, cần gắng sức trên những mặt nào?”. Trong thực tế
cuộc sống, người nào lựa chọn cho hướng đi hợp với tính cách, hợp với sở trường thì
rất dễ thành công.
Là một cán bộ công tác trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, hiện tại với cương
vị là Phó trưởng phòng quan hệ khách hàng, tôi cần hiểu rõ về bản thân mình và các
hành vi tổ chức. Tôi rất thích quan điểm về lãnh đạo có năng lực là biết giảm đi cái tôi
và nuôi dưỡng tinh thần lãnh đạo của người khác. Với thiên hướng hướng ngoại, cởi
mở và thân thiện tôi sẽ có nhiều thuận lợi trong giao tiếp, đàm phán và sẵn sàng hợp
tác. Cũng như với ý chí độ vững vàng về tâm lý cao giúp tôi vững tin để theo đuổi
mục tiêu đến cùng và luôn thể hiện mức độ cởi mở. Có trí tưởng tượng tốt, sáng tạo và
luôn tìm kiếm sự hứng thú với vấn đề văn hoá và giáo dục mới.
Hiểu được bản thân, chế ngự được bản thân thì mới chế ngự được người khác.
Khi đã hiểu về bản thân, mình sẽ có sự tự điều chỉnh các hành vi thích ứng với các
tình huống. Đồng thời, việc hiểu bản thân cũng giúp chúng ta hiểu về người khác. Từ
đó, trong thực tiễn công tác tôi sẽ tham gia đề xuất với Ban giám đốc, lãnh đạo phòng
bố trí nhân viên phù hợp với sở trường và tính cách của từng người để đạt hiệu quả
công việc cao nhất.
“Người tài, có sở trường cũng có sở đoản; nếu đã dùng sở trường của họ thì
đừng băn khoăn về sở đoản của họ! Lòng người có mặt trung thực cũng có mặt giả
dối; nếu đã tin ở sự trung thực của họ thì đừng nghi sự giả dối của họ. Ý chính ở đây

là, bởi họ có sở trường ở một lĩnh vực nào đó nên ta mới giao việc cho họ; họ non kém
ở lĩnh vực khác nào có hại gì đâu! Bởi họ có lòng trung nên ta mới dùng họ; họ giả dối
với người khác nào có hại gì cho ta đâu” .
Nghiệp vụ ngân hàng tương đối đa dạng đôi khi rất phức tạp. Vì vậy, việc phát
sinh các mâu thuẫn trong khi tác nghiệp giữa cá nhân hay các bộ phận cũng là điều dễ
hiểu. Vận dụng các kiến thức về hành vi tổ chức tôi đã hướng các nhân viên hay các
bộ phận tìm ra tiếng nói chung trên quan điểm hiệu quả công việc là trên hết. Từ sự
trung gian đó các nhân viên và các bộ phận đã tìm được tiếng nói chung, giải quyết
công việc nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn liên quan đến việc phân chia lợi ích
giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, là cán bộ quan hệ khách hàng, việc đàm phán
với khách hàng xảy ra thường xuyên và rất quan trọng. Khi thực hiện việc đàm phán
phải cân đối lợi ích của cả hai bên, của lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong nhiều
trường hợp, phải chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt vì lợi ích lâu dài. Kiến thức về
2


Hành vi tổ chức

hành vi tổ chức cũng sẽ giúp ích cho tôi trong các cuộc đàm phán với khách hàng tốt
hơn.
Một vấn đề khác đó là giảm stress cho nhân viên cũng đã được tôi áp dụng
thường xuyên. Là một lãnh đạo phòng còn trẻ, Bản thân tích cực tham gia các hoạt
động của đoàn, là Phó bí thư phụ trách mảng hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,
việc tổ chức các buổi đi chơi, dã ngoại, liên hoan hay hát Karaoke vào dịp cuối tuần
cũng rất tốt. Hay có thể phát động các phong trào thể thao: bóng đá, bóng bàn, bóng
chuyền, cầu lông, tenis,…giao lưu giữa các khối trong Ngân hàng cũng làm cho mọi
người vui vẻ hơn, thoải mái hơn và gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống cũng như
trong công việc.
Về tổ chức bộ máy hoạt động của phòng quan hệ khách hàng do tôi phụ trách,

tôi bố trí nhân viên trong các bộ phận theo các tổ hoặc nhóm có người đứng đầu dẫn
dắt hoạt động. Việc tổ chức làm việc theo tổ hay nhóm đã tạo ra sự độc lập, chủ động
trong công việc đồng thời tạo ra sự thi đua với các tổ, nhóm khác. Ngoài ra tôi khuyến
khích việc tạo ra từng “cặp đôi” trong công việc. Điều này có nghĩa là hai người cùng
làm một công việc như nhau có thể gắn bó, chia sẻ thường xuyên với nhau trong công
việc đồng thời có thể hỗ trợ, giúp đỡ, thay thế lẫn nhau khi người kia gặp khó khăn
hay vắng mặt.
Vấn đề, đề xuất khen thưởng và khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên cũng
hết sức quan trọng. Phần thưởng đôi khi không phải nhiều nhưng giá trị và ý nghĩa của
nó lại rất lớn. Người Việt Nam ta có câu: “ Mười đồng tiền công không bằng một đồng
tiền thưởng”. Khi nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc của mình nếu được khen
thưởng kịp thời sẽ rất phấn khởi bởi họ biết rằng kết quả phấn đấu nỗ lực của họ đã
được ghi nhận. Họ cảm thấy vinh dự và tự hào với những người xung quanh. Điều đó
thôi thúc họ cố gắng làm việc tốt hơn và những người khác cũng sẽ cố gắng hơn để
được khen thưởng. Nhân viên cũng sẽ rất vui khi nhận được lời khen ngợi của sếp và
họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn để nhận được nhiều lời khen hơn.
Việc khen thưởng và khích lệ nhân viên phải luôn đi đôi với nhắc nhở, phê bình
nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc phê bình nhân viên cũng cần có phương
pháp và tế nhị để họ nhận ra khuyết điểm của mình và tự giác sửa chữa. Có thể áp
dụng phương pháp phê bình bắt đầu bằng một lời khen làm cho họ cảm thấy mình
được đối xử công bằng, làm tốt tất được khen, làm không tốt ắt bị chê. Phương pháp
đó là” Hãy bắt đầu bằng lời khen và đánh giá chân thành”.

3


Hành vi tổ chức

Tạo cơ hội cho nhân viên, giúp nhân viên thăng tiến, khuyến khích động viên
nhân viên phấn đấu để giành lấy những vị trí cao hơn, mức lương cao hơn. Điều đó sẽ

tạo được động lực phấn đấu, môi trường làm việc cạnh tranh, tinh thần nhân viên hăng
hái hơn rất nhiều.
Như vậy, có thể nói rằng kiến thức về môn học hành vi tổ chức giúp cho tôi rất
nhiều trong việc nhận rõ bản thân cũng như thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Chắc chắn rằng, sau khi nhận thức đầy đủ các hành vi tổ chức tôi sẽ tham gia điều
hành hoạt động ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn..

Tài liệu tham khảo:
(1)

Giáo trình Quản trị hành vi tổ chức.

(2)

Giáo trình hành vi tổ chức của trường ĐHKTQD

(3)

Internet

(4)

Một số sách báo khác.

Big 5
Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết.
2.Chỉ trích, tranh luận.
3.Đáng tin cậy, tự chủ.
4. Lo lắng, dễ phiền muộn.

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con
người phóng khoáng.
6. Kín đáo, trầm lặng.
7. Cảm thông, nồng ấm.
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn.
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định.
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo.

1

2

3

4

5

6

7
x
x
x

x
x
x
x
x

x
x

MBTI
4


Hành vi tổ chức

Tính cách cá nhân:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động (x)



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư"


thế giới bên ngoài (x)


để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người



hay sự việc của thế giới bên ngoài (x)


Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

quan hệ con người (x)
Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới các



cơ hội hiện tại (x)




các cơ hội tương lai

Sử dụng các giác quan thông thường và tự



phá các triển vọng mới là bản năng tự

thực tiễn (x)

nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và




Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ
cảnh, và các mối liên kết

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm



trong quá khứ (x)


Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám

động tìm kiếm các giải pháp mang tính

các sự kiện trong quá khứ (x)


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết

Thích các thông tin rành mạch và rõ ràng;



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu

không thích phải đoán khi thông tin "mù


không thống nhất và với việc đoán biết

mờ" (x)

ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

5


Hành vi tổ chức

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất?
Các đặc điểm suy nghĩ


Các đặc điểm cảm tính


Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý
trong một tình huống cần quyết định (x)



người khác trong một tình huống cần quyết định



Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ
cần phải hoàn thành. (x)



Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng của
con người.



Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và
quan trọng



Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng tới

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một cách tự
nhiên (x)



Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự
nhiên và bình thường trong mối quan hệ

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu cực với sự
không hòa hợp.


của con người (x)
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào?
Tính cách đánh giá

Tính cách lĩnh hội



Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động. (x)



Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn





kế hoạch; vừa làm vừa tính.

thành các phần quan trọng trước khi tiến hành.




Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp(x)

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời hạn



Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm việc

cuối.


Thoải mái tiến hành công việc mà không cần lập

tốt nhất khi hạn chót tới gần (x).

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để



quản lý cuộc sống.

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự mềm
dẻo, tự do và đa dạng (x).

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)


Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

E

S

T

P

6



×