Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.21 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Họ và tên học viên: Hoàng Thị Tâm
Lớp: GaMBA01.V03
A - BÀI LUẬN:
Trong cuộc sống xã hội loài người nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói
riêng luôn cần thiết tồn tại việc tổ chức các cộng đồng hay các nhóm người nhằm đạt được hiệu
quả tối ưu trong hành động. Hành vi tổ chức nghiên cứu về những ảnh hưởng của cá nhân, nhóm
và cấu trúc đến hành vi trong các tổ chức, với mục đích là áp dụng những kiến thức này vào việc
nâng cao hiệu quả của tổ chức. Môn quản trị hành vi tổ chức cung cấp những kiến thức cơ sở cần
thiết cho các nhà quản lý dựa trên nền tảng của nghiên cứu tâm lý học, xã hội học, giúp các nhà
quản trị hiểu biết về những nguyên nhân, yếu tố tác động, cả bên trong và ngoại cảnh, dẫn đến
những hành vi của các cá nhân, các nhóm trong tổ chức, hay những phương pháp quản trị tốt nhất
để đạt được mục đích như mong muốn.
Sau khi học môn Quản trị hành vi tổ chức, tôi hiểu rằng mỗi chúng ta cho dù ở vị trí nào
trong hoặc liên quan đến tổ chức, cũng cần có kỹ năng quan hệ con người tốt để có thể quản lý
được cấp dưới, giao tiếp với cấp trên, quản trị thành công sự thay đổi của tổ chức, con người.
Những kiến thức kỹ năng này càng có ý nghĩa thực tiễn hơn trong bối cảnh nên kinh tế Việt Nam
hiện nay khi các doanh nghiệp, các tổ chức đang buộc phải đổi mới để không ngừng phát triển.
Mỗi con người có những cá tính và các giá trị riêng của mình. Cá tính và giá trị cá nhân đặt
nền móng cho hiểu biết của chúng ta về hành vi cá nhân trong tổ chức. Hiểu và xử lý tốt những
vấn đề về cá tính và các giá trị của con người là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công
của mỗi cá nhân và tổ chức.
Do đó, đánh giá bản thân mình hoặc đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với
những người làm công tác quản lý. Song đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm, tế nhị khiến cho
những người quản lý luôn cảm thấy e ngại, nhất là khi họ đưa ra những nhận xét không chính xác
sẽ làm cho công việc không đạt kết quả như mong muốn.
Với kinh nghiệm trên 25 năm công tác trong ngành tài chính ngân hàng, cương vị là Phó
giám đốc phụ trách khối kinh doanh, dịch vụ, marketing, lĩnh vực này đòi hỏi phải thường xuyên
giao tiếp nhiều. Vì vậy khi học xong môn Quản trị hành vi tổ chức, cũng như làm các bài tập thực
hành, bản thân tôi đã nắm được những kiến thức thiết thực phục vụ cho công tác hằng ngày tại cơ


quan. Tôi hiểu được mô hình hành vi tổ chức, hiểu được các yếu tố liên quan đến cấp độ cá nhân
như: đặc tính; tiểu sử; khả năng; tính cách; học tập; nhận thức; giá trị; thái độ; sự hài lòng và động
viên đã ảnh hưởng thế nào đến hành vi cá nhân trong tổ chức. Đồng thời giúp tôi giải thích được
những ảnh hưởng của các thành viên trong nhóm như mô hình hành vi nhóm, truyền thông, lãnh
đạo, quyền lực và xung đột đến kết quả công việc và sự hài lòng của tổ chức hay cá nhân.
1


Đặc biết sau khi làm xong bài test “MBTI and BIG 5” và có kết quả “ENTJ", căn cứ các
tiêu chí của bài test.
1- Đánh giá về bản thân:
Các bài tập đã giúp tôi hiểu thêm và rõ hơn về tính cách bản thân, với thiên hướng, hướng
ngoại tôi luôn tỏ ra tự tin, cởi mở và thân thiện trước mọi người, sôi nổi và nhiệt tình, năng động
sáng tạo, giám làm, vị tha và làm việc vì lợi ích chung, từ đó đã giúp tôi thuận lợi trong giao tiếp,
đàm phán và định hướng công việc, nghề nghiệp của mình một cách đúng đắn. Khi đã hiểu về bản
thân, mình sẽ có sự tự điều chỉnh các hành vi thích ứng với các tình huống, đồng thời, việc hiểu
bản thân cũng giúp chúng ta hiểu về người khác. Từ đó, trong thực tiễn điều hành lãnh đạo hoạt
động ngân hàng tôi sẽ bố trí nhân viên phù hợp với sở trường và tính cách của từng người để đạt
hiệu quả công việc cao nhất.
Từ phân tích kết quả bài tập đã cho thấy con người tôi hội tụ bốn tính cách, đó là: Hướng
ngoại (E) Trực giác (N), Lý trí (T), và Đánh giá (J). Trên thực tế, các phát hiện trên đã làm tôi bất
ngờ, nhưng tôi nghĩ rằng tính cách của mỗi người hoàn toàn có thể thay đổi phụ thuộc vào nhận
thức, mục tiêu, môi trường, thời gian, việc lựa chọn lối sống và định hướng nghề nghiệp. Với các
mặt mạnh và điểm yếu thông qua kết quả trắc nghiệm trên, tôi cần định hướng và điều chỉnh các
hành vi cư xử của mình trong tương lai để đảm bảo mục tiêu và định hướng của bản thân.
2- Định hướng hành vi cư xử trong tương lai:
Là một con người hướng ngoại (E), nhiệt huyết, thân thiện và cởi mở, luôn say mê công
việc. Thích được giao lưu với thế giới bên ngoài, với phương châm “Đi một ngày đàng, học một
sàng khôn “Tôi thích giải quyết các công việc một cách nhanh chóng đôi lúc là thiếu suy nghĩ.
Nên trong tương lai tôi phải điều chỉnh suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định vấn đề.

Tôi sử dụng nhiều đến trí tưởng tượng (N), để tạo ra các phong cách khác nhau, tôi thường
nghĩ rằng tương lai mọi việc sẽ thay đổi, chính vì vậy công việc hôm nay làm sẽ không bao giờ là
hoàn hảo cả. Tôi thấy sự thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với việc đoán
biết ý nghĩa của nó .
Tôi thường dùng lý trí (T) để giải quyết công việc, dùng cảm xúc để truyền đạt công việc
đối với tôi công việc luôn luôn hiện hữu trong đầu, kèm theo đó là cách giải quyết sao cho nó hiệu
quả. Tính cách lý trí theo tôi là một điểm mạnh cần phát huy của bản thân, tính cách này hội tụ
nhiều đặc điểm rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức, nó cho phép chúng ta ra những quyết
định đúng đắn.
Đánh giá (J), theo tôi, là tính cách đáng có đối với mỗi cá nhân chúng ta, vì tính cách này
cho phép chúng ta định hướng, lập kế hoạch công việc tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động và
tránh stress và có mục tiêu hoàn thành rõ ràng.
Trên đây là những định hướng về các hành vi cư xử trong tương lai mà bản thân cần hướng
tới để tự hoàn thiện mình.
3- Các ví dụ về kết quả và hành vi cư xử:
*- Ví dụ về tính cách hướng ngoại: Trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp tôi luôn cởi mở,
thân thiện, gần gũi cùng thẳng thắn trao đổi công việc cùng nhân viên và bố trí công việc phù hợp
2


với khă năng, năng lực của họ, những cán bộ nhanh nhẹn, năng động sẽ được phân công vào bộ
phận kinh doanh hay là maketing; những nhân viên cẩn thận, chu đáo sẽ làm các công việc chuyên
về tính toán hay sổ sách; còn những nhân viên trẻ trung, xinh đẹp, có tài ăn nói sẽ trực tiếp giao
dịch với khách hàng.
*- Ví dụ về tính cách lý trí: Nghiệp vụ ngân hàng tương đối đa dạng đôi khi rất phức tạp,
trong công việc, khi đưa quyết định tôi thường cố gắng tìm ra những lý do thực tế và cố gắng tách
rời bởi các tác động về tình cảm. Khi phát sinh mâu thuẫn trong tác nghiệp giữa cá nhân hay các
bộ phận cũng là điều dễ hiểu. Vận dụng các kiến thức về hành vi tổ chức tôi đã hướng các nhân
viên hay các bộ phận tìm ra tiếng nói chung trên quan điểm hiệu quả công việc là trên hết. Từ sự
trung gian đó các nhân viên và các bộ phận đã tìm được tiếng nói chung, giải quyết công việc

nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.
*- Ví dụ về đánh giá: Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn liên quan đến việc xây dựng
kế hoạch và cân đối vốn hàng tháng, quý và năm, cho nên trong công việc, tôi thường lập kế
hoạch chi tiết, tỉ mỉ, trên có cơ sở đó giao cụ thể từng phần việc cho các phòng, tổ và cán bộ nhân
viên kịp thời, từ đó có cớ sở quyết toán, có chính sách khen thưởng, kịp thời sẽ rất phấn khởi bởi
họ biết rằng kết quả phấn đấu nỗ lực của họ đã được ghi nhận. Họ cảm thấy vinh dự và tự hào với
những người xung quanh. Điều đó thôi thúc họ cố gắng làm việc tốt hơn và những người khác
cũng sẽ cố gắng hơn để được khen thưởng. Nhân viên cũng sẽ rất vui khi nhận được lời khen ngợi
của sếp và họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn để nhận được nhiều lời khen hơn. Việc khen thưởng và
khích lệ nhân viên phải luôn đi đôi với nhắc nhở, phê bình nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm
vụ. Việc phê bình nhân viên cũng cần có phương pháp và tế nhị để họ nhận ra khuyết điểm của
mình và tự giác sửa chữa. Có thể áp dụng phương pháp phê bình bắt đầu bằng một lời khen làm
cho họ cảm thấy mình được đối xử công bằng, làm tốt tất được khen, làm không tốt ắt bị chê.
Phương pháp đó là “Hãy bắt đầu bằng lời khen và đánh giá chân thành”, động viên khuyến khích
nhân viên.
Tạo cơ hội cho nhân viên, giúp nhân viên thăng tiến, khuyến khích động viên nhân viên
phấn đấu để giành lấy những vị trí cao hơn, mức lương cao hơn. Điều đó sẽ tạo được động lực
phấn đấu, môi trường làm việc cạnh tranh, tinh thần nhân viên hăng hái hơn rất nhiều.
4 -Phân tích và giải thích các hành vi cư xử của mình:
Tôi là người thẳng thắn, điều này đôi khi làm cho người đối diện cảm giác khó chịu, nhưng
tôi biết cách làm cho người đối diện tin vào những lời tôi nói hoàn toàn là sự thật .Vì sao ư ? Tôi
cần thể hiện sự ngay thẳng, chính trực, và vô tư trong tất cả các hành động của mình. “Hành vi
gian dối sẽ không thể truyền tải niềm tin tới các nhân viên trong tổ chức được”. Tôi cần chứng
minh cho các nhân viên thấy sự hợp lý trong những hành động của mình, chúng đều được dựa trên
những nguyên tắc đạo đức nhất định. Tôi luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người. “Thành kiến
là kẻ thù của sự công bằng”. Tôi thích có những khoảng không yên tĩnh để suy nghĩ lại mình .
Kết luận : Như vậy, có thể nói rằng kiến thức về môn học Quản trị hành vi tổ chức giúp
cho tôi rất nhiều trong việc nhận rõ bản thân cũng như thực tiễn điều hành hoạt động kinh doanh
Ngân hàng. Chắc chắn rằng, sau khi nhận thức đầy đủ các hành vi tổ chức tôi sẽ điều hành hoạt
3



động ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn. Tôi xin gửi tới chương trình GeMBA, tới thầy cô giáo
lời cảm ơn chân thành sâu sắc đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học và đầy tính thiết
thực.
B- PHỤ LỤC KẾT QUẢ BÀI TẬP
BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Tôi tự nhận thấy mình

1

2

3

4

5

6

7

x

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
x

2. Chỉ trích, tranh luận


x

3. Đáng tin cậy, tự chủ
x

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con người
phóng khoáng
x

6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm
x

8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo


1 = Cực kỳ phản đối; 2 = Rất phản đối; 3= Phản đối; 4 = Trung lập; 5= Đồng ỳ; 6 =Rất
đồng ý; 7 = Cực kỳ đồng ý.

(MBTI )
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi
E

N

T

J

4


5



×