Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.98 KB, 9 trang )

Họ tên học viên: Trần Văn Tám
Lớp: Gamaba01.v03
Môn: Quản trị hành vi tổ chức.
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Đ ịa ch ỉ n ộp b ài: Gamba01.vo3@gríggs.edu.vn

Quản lý suy cho cùng chính là quản lý con người, con người vừa là nhân tố vừa là
mục tiêu, vừa động lực cho sự phát triển xã hội. Trong điều kiện hiện nay việc toàn cầu
hoá nền kính tế, kinh tế của một quốc gia có sự ảnh hưóng và chi phối của kinh tế thế
giới. Việt nam việc phát triển kinh tế cũng căn cứ vào tình hình thực tế của việt nam và
để đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp cho từng thời kỳ phát triển, trong xu thế đổi
mới nền kinh tế hiện nay ở đất nước ta việc phát huy đầy đủ, có hiệu quả nhân tố con
người có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của tất cả các tổ chức. Do đó việc hiểu rõ
về hành vi cá nhân có thể giúp các nhà lãnh đạo điều hành tổ chức của mình một cách
tốt hơn.
Container Store áp dụng một số khái niệm là các nhân tố cơ bản mang tính quyết
định đến hành vi của cá nhân và hiệu quả công việc. Nhân viên được khích lệ bằng
việc được khen thưởng và ghi nhận. Việc tuyển chọn, đào tạo đảm bảo các cá nhân
phát huy hết khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các giá trị bền vững của
dịch vụ khách hàng giúp nhân viên xác định được rõ ràng về vai trò của mình và điều
này giữ họ đi đúng hướng, và những giá trị này duy trì các chuẩn mực đạo đức trong
toàn công ty.
Đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.
Song đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm, tế nhị khiến cho các nhà quản lý luôn cảm
thấy e ngại, nhất là khi họ đưa ra những lời nhận xét không mấy tích cực. Do đó, để
công việc này trở thành một hoạt động bình thường và diễn ra thường xuyên trong
doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải có kỹ năng áp dụng các phương pháp và kỹ thuật
đánh giá nhân viên. Cần phải lượng hoá công việc từ những việc làm không mang tính
định lượng, trong công tác đánh giá chúng ta cần nhìn nhận trên hai khía cạnh, định
tính và định lượng của một nhân viên đảm bảo một công việc nào đó.
Trên thực tế, những phương pháp và hệ thống đánh giá nhân viên thích hợp và được


thiết kế chuẩn xác luôn là nhân tố thiết yếu để phát triển năng lực và động viên tinh
thần làm việc của mọi nhân viên. Đồng thời, nó còn góp phần thu hút và giữ được chân
người tài trong thị trường lao động có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Trong
đánh giá xếp loại nhân viên cần đánh giá một cách trung thực, khách quan không mang
tính chủ quan, không định kiến nhưng cũng không thiên kiến.
Trần văn Tám - Gamba01.v03

1


Bài tập Big 5 và MBTI là hai bài khá thú vị dùng để tự đánh giá về tính cách cùng
các hành vi cư xử của một cả nhân.
Big 5 đưa ra mười ghi nhận tính cách cá nhân, bằng việc đánh dấu vào các ô để thể
hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý tùy theo mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với
bản thân mình. Qua bài Big 5, tôi thấy được mình thuộc nhóm người như thế nào.
Đáng tin cậy, tự chủ; Cảm thông, nồng ấm là những tính cách nổi trội của tôi.
Điểm yếu trong tính cách của tôi đó là “ Lo lắng, dễ phiền muộn”, và hơi “ Thiếu ngăn
nắp, bất cẩn”.
MBTI được xây dựng dựa trên lý thuyết về tính cách con người được giới thiệu
năm 1920 cuả Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sỹ để phân biệt cách con người
cảm nhận về môi trường xung quanh cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin. Bảng câu
hỏi MBTI gộp bốn cặp tính cách làm 16 loại khác nhau. Các chữ cái đầu của mỗi câu
hỏi biểu hiện tính cách của mỗi người. Tôi thuộc loại ESFP. Tức là tính cách hướng
ngoại, các đặc điểm giác quan, các đặc điểm cảm tính, và tính cách lĩnh hội. Thông
thường người ta thấy rằng, ESTJ là một trong những loại phổ biến nhất cho các nhà
quản lý, nghĩa là họ hướng ngoại, có ý thức, biết toan tính và xét đoán. ENTJ được
xem như những nhà lãnh đạo bẩm sinh, ISFJ có tinh thần trách nhiệm cao và tương tự
như vậy. Còn loại ESFP của tôi, có thể nói là một người có tính cách hướng ngoại, rất
thực tế, có tinh thần trách nhiệm tuy nhiên làm việc hơi mang tính cảm tính.
MBTI không đánh giá kiến thức, kỹ năng hay năng lực của con người. Nó cũng

không đánh giá trí thông minh của từng người. Hơn thế nữa, mục tiêu của MBTI không
phải sử dụng như một công cụ để lựa chọn, đề bạt nhân viên hay xác định vị trí công
việc cho từng người. MBTI được xem là công cụ đánh giá con người hiệu quả khi mà
các kết quả của nó được ứng dụng một cách hiệu quả trong công việc. Nói cách khác,
các kết quả có thể thúc đẩy sự học hỏi, tìm tòi của mọi người và vì vậy dẫn tới những
giao tiếp thành công hơn cũng như nhiều phương pháp giải quyết vấn đề thích hợp
nhất.
Sau khi làm hai bài Test Big 5 và MBTI, tôi nghĩ có thể sử dụng các thông tin trong
đó để định hướng cho các hành vi cư xử của mình trong trong công việc.
Tôi tự nhận thấy là một người đáng tin cậy, tự chủ; cảm thông, nồng ấm. Đây cũng
chính là điều mà rất nhiều người đánh giá về con người tôi. Luôn sẵn sàng lắng nghe,
chia sẻ tâm sự của mọi người một cách thấu hiểu và cảm thông là một điều rất tốt, nhất
là các nhà lãnh đạo trong tổ chức. Tôi mới chỉ là trưởng một nhóm nhỏ trong tổ chức,
nhưng việc lắng nghe các thành viên trong nhóm đã tạo ra một không khí làm việc rất
thoải mái. Tôi nghĩ cách lắng nghe, cảm thông như vậy là điều rất tốt nếu sau này tôi
được đảm nhận một vị trí cao hơn, tôi có thể lắng nghe từ các nhân viên của mình; tạo
một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện. Tính hướng ngoại, nhiệt huyết là một đặc
tính rất cần thiết đối với một nhà lãnh đạo tương lai, chấm điểm 5 cho tính cách này tôi
thấy vẫn chưa đạt, tôi nghĩ để có thêm sự gắn kết giữa mọi người trong tổ chức của
Trần văn Tám - Gamba01.v03

2


mình, nâng cao tầm hiểu biết và các mối quan hệ xã hội cần phải sống hướng ngoại
hơn nữa.
Bài MBTI giúp tôi nhận ra những hành vi cư xử của mình. Đúng vậy, mỗi con
người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự
nhiệt tình, con người và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy
nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng. Với tính cách hướmg ngoại của mình,

tôi nghĩ là phù hợp với những công việc năng động, cần sự giao tiếp xã hội. Mục tiêu
sau này của tôi là trở thành một nữ doanh nhân, và tôi nghĩ tính cách hướng ngoại phù
hợp với một người làm trong lĩnh vực kinh doanh.
Tôi có thiên hướng sử dụng các đặc điểm về giác quan (S) để xử lý công việc. Đó là
việc sử dụng các giác quan thông thường và tự động tìm kiếm các giải pháp mang tính
thực tiễn; tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và các sự kiện trong quá khứ. Luôn
ứng biến được từ các kinh nghiệm trong quá khứ; thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng, không thích phải đoán khi thông tin mù mờ. Đây là một tính cách rất thực tế,
nhìn nhận sự việc như nó vốn có để đưa ra cách xử lý nhanh, có hiệu quả; theo tôi là
một điều rất quan trọng trong kinh doanh ngành nghề mà tôi lựa chọn trong tương lai.
Một tính cách mang các đặc điểm cảm tính trong một số trường hợp có thể phù
hợp, nhưng cũng có những lúc không hay lắm. Ví dụ tôi đưa ra cách giải quyết một
vấn đề theo hướng A, nhưng các thành viên trong nhóm lại muốn đi theo hướng B. Tôi
không thể dựa vào mình là trưởng nhóm để quyết định được, cần phải để cho từng
thành viên trong nhóm trình bày ý kiến của mình, nếu thấy hướng giải quyết của mọi
người là hợp lý thì nên chọn. Khi đã tham gia vào một tập thể, bạn đừng nên bảo thủ
với ý kiến của mình.. Tôi có thể vừa nêu ý kiến của bản thân vừa lắng nghe người khác
điều đó thể hiện sự nhẫn nại. Đây không phải là lấy ý kiến theo số đông mà là tìm kiếm
sự đồng thuận cao nhất trong nhóm để đưa ra hướng giải quyết vấn đề một cách tốt
nhất. Đây là mặt tốt của đặc điểm cảm tính. Ngược lại , trong một số trường hợp làm
việc theo cảm tính có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm. Cách nhìn nhận sự
việc của mọi người là khác nhau, đừng vì người khác không có ý kiến chung với mình
mà có thái độ coi thường. Hãy biết tôn trọng những người xung quanh, nhưng cũng
nên có những ý kiến cá nhân, không nên gió chiều nào xoay chiều ấy. Biết được mình
là một người mang đặc điểm cảm tính sẽ giúp tôi loại bỏ được những hành động mang
cảm xúc cá nhân, cảm tính để nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn, hợp lý hơn.
Tôi rất tâm đắc với “ Q4 – Xu hướng hành xử của bạn”, bởi vì những đặc điểm mà
MBTI đưa ra trong “ tính cách lĩnh hội” rất đúng với con người của tôi. Ví dụ như khi
nhận được bài tập này, trong những ngày đầu tôi rất thoải mái thu thập các thông tin về
vấn đề hành vi cá nhân, thậm chí tôi không thể bắt tay vào viết được vì thấy thời gian

vẫn rất thoải mái. Cho đến tận ngày liền kề nộp bài, tôi mới bắt tay vào viết, lúc này
các ý tưởng hình thành trong đầu tôi mới thoát ra được để viết thành lời. Trong công
việc cũng vậy, tôi luôn thoải mái tiến hành công việc mà không cần lập kế hoạch, vừa
làm vừa tính; thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp; thoải mái đón nhận áp lực
Trần văn Tám - Gamba01.v03

3


về thời hạn, làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần…Phong cách lĩnh hội (P) đón nhận
thế giới bên ngoài “ như nó vốn có” và sau đó đón nhận và hoà hợp, mềm dẻo, kết thúc
mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch. Với tính cách lĩnh hội, công việc
có thể được hoàn thành với kết quả bất ngờ, bởi vì khi tiến hành công việc một cách
thoải mái, không có áp lực, được tự do sáng tạo theo ý của mình có thể đưa ra những ý
tưởng mới mẻ, độc đáo. Tuy nhiên, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, thực tế
bản thân tôi đã vấp phải điều này. Tôi được giao phải hoàn thành bản báo cáo về một
kế hoạch mới, đến hạn ngày cuối cùng để nộp,tôi đã sẵn sàng bắt tay vào viết thì được
giao đi thực tế một ngày cho kế hoạch khác. Vậy là tôi không thể hoàn thành bản báo
cáo đúng thời hạn, làm việc như vậy rất bị động. Cách làm việc như trên đôi khi còn
không mang lại kết quả như mong muốn, vì thời gian quá ít, không có một kế hoạch
chi tiết được lập ra có thể dẫn đến việc xử lý công việc một cách vội vã, làm cho xong.
Nhìn nhận được mình là người mang tính cách lĩnh hội, giúp tôi đánh giá được phong
cách làm việc của mình, từ đây tôi có thể biết cách tự điều chỉnh các hành vi của bản
thân. Ví dụ như khi thực hiện một công việc quan trọng, không thể không lập kế hoạch
chi tiết và chuẩn bị các phần quan trọng trước khi tiến hành.
Tự đánh giá bản thân là rất cần thiết cho cá nhân cũng như tổ chức để hoạt động
ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả. Nó giúp chúng ta thấy được những giá trị, tính
cách tốt để phát huy, ngược lại, cho chúng ta thấy những điểm chưa phù hợp để khắc
phục. Đây cũng là biện pháp giúp chúng ta bố trí sắp xếp các nhân viên trong tổ chức
theo nhóm công việc phù hợp với tính cách để tạo nên một tập thể gắn kết, làm việc có

hiệu quả, phát huy tối đa những điểm mạnh và hạn chế những khuyết điểm của từng cá
nhân nhằm tạo sự đồng thuận hình thành động lực cho sự phát triển của tổ chức.
Phụ luc:

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong
bảng dưới đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự
đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức
độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù
hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Trần văn Tám - Gamba01.v03

4


Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt
huyết
2. Chỉ trích, tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn


1

2

3

5

6

x
x
x
x

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con
người phóng khoáng

x

6. Kín đáo, trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn
định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x

Trần văn Tám - Gamba01.v03


4

x
x
x
x

5

7


MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người
đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt
tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy
nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết
mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài
một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc
Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong
hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại
Tính cách hướng nội
• Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét • Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành
sau
động
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối • Thường cần một khoảng "thời gian

giao tiếp với thế giới bên ngoài
riêng tư" để tái tạo năng lượng
• Thường cởi mở và được khích lệ bởi • Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn
con người hay sự việc của thế giới
đôi khi như "đóng lại" với thế giới
bên ngoài
bên ngoài
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi • Thích các mối quan hệ và giao tiếp
trong mối quan hệ con người
một – một
Chọn điều phù hợp
nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?
Phần giácquan
(S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết
cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi
tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp
những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ.
Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình
thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các
mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao
gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và
quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi
người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Trần văn Tám - Gamba01.v03


6


Các đặc điểm giác quan
Các đặc điểm trực giác
• Tinh thần sống với Hiện Tại, chú
• Tinh thần song với Tương Lai,
ý tới các cơ hội hiện tại
chú ý tới các cơ hội tương lai
• Sử dụng các giác quan thông
• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo
thường và tự động tìm kiếm các
ra/ khám phá các triển vọng mới
giải pháp mang tính thực tiễn
là bản năng tự nhiên
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự
thông tin và các sự kiện trong quá
bố trí, ngữ cảnh, và các mối liên
khứ
kết
• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh
• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu
nghiệm trong quá khứ
biết mang tính lý thuyết
• Thích các thông tin rành mạch và
• Thoải mái với sự không cụ thể, dữ
rõ ràng; không thích phải đoán
liệu không thống nhất và với việc

khi thông tin "mù mờ"
đoán biết ý nghĩa của nó
Chọn điều phù hợp
nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não
chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các
nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận
lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH
và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng
tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của
chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi
chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo
những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ
Các đặc điểm cảm tính
• Tự động tìm kiếm thông tin và
• Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh
sự hợp lý trong một tình huống
hưởng tới người khác trong một tình huống
cần quyết định
cần quyết định
• Luôn phát hiện ra công việc và
• Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và
nhiệm vụ cần phải hoàn thành.
phản ứng của con người.

• Dễ dàng đưa ra các phân tích
• Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một
giá trị và quan trọng
cách tự nhiên
• Chấp nhận mâu thuẫn như một
• Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng
Trần văn Tám - Gamba01.v03

7


phần tự nhiên và bình thường
trong mối quan hệ của con
người
Chọn điều phù hợp nhất:

tiêu cực với sự không hòa hợp.

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng
cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để
chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của
mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối
quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm.
Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu
tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu,
hoàn thành.

Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón
nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá
Tính cách lĩnh hội
• Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi
• Thoải mái tiến hành công việc mà
hành động.
không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa
• Tập trung vào hành động hướng công
tính.
• Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi
việc; hoàn thành các phần quan trọng
trước khi tiến hành.
kết hợp
• Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời
xa thời hạn cuối.
hạn; làm việc tốt nhất khi hạn chót tới
• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu
gần.
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.
Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

E

N

F

P

Q1. Hướng ngoại (E), Q2 .Trực giác (N), Q3. Lý trí (F), Q4. Đánh giá (p)
Trần văn Tám - Gamba01.v03

8


Trần văn Tám - Gamba01.v03

9



×