Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức organizational behavior (17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.44 KB, 4 trang )

Bài kiểm tra hết môn

Môn Quản trị Hành vi tổ chức

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Học viên: Nguyễn Văn Hà
Ngày sinh: 12/04/1969 Lớp: GaMBA V0110
ĐỀ BÀI
Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho doanh
nghiệp/tổ chức hiện nay bạn đang làm việc. Hãy xác định trong doanh nghiệp/tổ chức hiện tại của
bạn, có các vấn đề hay cơ hội gì liên quan đến các chủ đề của môn học hành vi tổ chức? Tại sao?
Bạn có giải pháp gì mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức?
BÀI LÀM
I- Mở đầu
Thông qua việc nghiên cứu về “ quản trị hành vi tổ chức đã cho tôi thấy rằng tổ chức là những
nhóm người làm việc và phụ thuộc lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung”.
Như vậy lãnh đạo bắt đầu từ những hành vi ứng xử. Là một nghệ thuật, nó luôn luôn vận động .
Vì thế người lãnh đạo sẽ không ngừng vận động học tập và thay đổi tư duy để phù hợp với sự phát
triển của xã hội và phù hợp với công việc và vị trí mà mình đang đảm nhiệm.
Môn học quản trị hành vi tổ chức là một vấn đề thực tế, nó gần gủi, không xa lạ, nhưng ngược lại
khi lĩnh hội những vấn đề liên quan đến hành vi tổ chức tôi thật sự nhận thức được tầm quan
trọng “ hành vi ứng xử của chính bản thân mình” trong vai trò lãnh đạo của một tổ chức. Quản trị
hành vi tổ chức (OB) không phải là môn học dành riêng cho các nhà quản lý và người lãnh đạo,
nhưng để thành công trong quản lý và lãnh đạo thì việc học tập và nghiên cứu môn học này phải
có hệ thống và nghiêm túc. Với bản thân tôi Quản trị hành vi tổ chức là cơ hội để tôi nghiên cứu
và xây dựng lại các lý thuyết cá nhân đã được hình thành qua quan sát, trải nghiệm, đánh giá nhìn
nhận và dự báo vấn đề theo phương pháp OB để từ đó đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề
một cách có hiệu quả. Vận dụng những kiến thức hiểu biết lĩnh hội và thu thập được qua nghiên
cứu và học tập môn OB với đơn vị hiện đang công tác, tôi lại càng thấy rõ hơn ý nghĩa của môn
học đã mang lại.
II - Tổng quan về Cục Hải quan Hà Tĩnh


Tên đơn vị: Cục Hải quan tỉnh Hà tĩnh
Địa chỉ : Đường Trần Phú Thành phố Hà tĩnh tỉnh Hà tĩnh
Điện thoại: 0393857317
Fax: 0393855467
Website: http:
Được thành lập năm 1992 trên cơ sở Hải quan nghệ tĩnh tách ra .
Là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Chức năng : quản lý nhà nước về lĩnh vực Hải quan.
Nhiệm vụ : Thực hiện Kiểm tra giám sát hàng hóa , phương tiện vận tải;phòng ,chống buôn
lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa
XK,NK;Thống kê hàng hóa XK,NK;Kiến nghị chủ trương,biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động XK,NK;Xuất cảnh,nhập cảnh;Quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu,nhập khẩu.
Biên chế toàn cục là 150 người trong đó trình độ Đại học và trên đại học chiếm 70% còn lại 30%
trình độ Cao đẳng và trung cấp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 5 phòng ban và 8 chi cục, (đội) trực thuộc .
III – Nội dung chủ đề :”Nâng cao vai trò quản lý,tổ chức nhân sự nhằm tăng hiệu quả công
tác trong cơ quan Hải quan ”
1.Sử dụng quyền lực


Bài kiểm tra hết môn

Môn Quản trị Hành vi tổ chức

Những nhà lãnh đạo biết cách sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình thường sẽ thành công
hơn những người không làm được điều này. Họ có khả năng khiến người khác phải làm theo ý
mình, biết cách tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên.Xây dựng những mục tiêu cụ thể , có tính
khả thi :
Khi đạt được những mục tiêu này, nhà Lãnh đạo sẽ cảm thấy mình có ảnh hưởng nhất định đối với

người khác, được người khác đánh giá cao. Phân chia những mục tiêu lớn này thành nhiều mục
tiêu nhỏ , cụ thể và dễ dàng thực hiện.
2. Xác định các công cụ, các nguồn lực cần thiết để tạo ra ảnh hưởng từ bên trong và bên
ngoài :
Đây chính là là những công cụ, những nguồn lực hỗ trợ nhà Lãnh đạo trong việc thể hiện quyền
lực và ảnh hưởng của mình . Đừng vội nói rằng tôi chẳng có thứ gì để thể hiện quyền lực. Có thể
bạn đang có một số công cụ để thể hiện quyền lực, nhưng vì khiêm tốn không nhận thức được hay
do không quan tâm mà bạn không sử dụng chúng hoặc chưa sử dụng chúng đúng cách. Những
yếu tố này được gọi là nội lực.
Ở một số trường hợp khác, bạn có thể sử dụng các ngoại lực, để tăng cường ảnh hưởng của mình.
Thử kiểm tra xem bạn có những yếu tố sau đây hay không: óc phán đoán, khả năng sáng tạo, tri
thức dồi dào, sự thông minh, sự quyết đoán, quan hệ xã hội rộng, kiến thức chuyên môn sâu , tài
chính vững mạnh, một quá khứ có nhiều thành công, danh tiếng, địa vị nghề nghiệp, uy tín, khả
năng lãnh đạo.
Thực tế ít ai có thể hội tụ đủ được tất cả các yếu tố trên, nhưng khi có nhiều nội lực cũng như
ngoại lực, nhà lãnh đạo càng có nhiều khả năng tạo ra ảnh hưởng lên người khác.
3. Sử dụng và xác định các kỹ thuật tạo ra ảnh hưởng :
Hãy vận dụng kỹ thuật dưới đây để tạo ra ảnh hưởng lên người khác một cách hiệu quả:
- Tạo quan hệ tốt với những người xung quanh mình :
Điều này có nghĩa là mình cần phải tìm hiểu cảm xúc của người khác, hiểu được người khác
đồng thời bày tỏ cảm xúc của mình với họ. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế
nào về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở
thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn đánh giá như thế nào về họ,
phong cách và hiệu quả làm việc của họ. Khi chia sẻ những thông tin như vậy với mọi người, bạn
làm cho họ biết được những giá trị chính là gì, mình ghi nhận những thành công và chỉ ra những
vấn đề cần điều chỉnh và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.
- Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội: Nhà Lãnh đạo cần phải tạo ra một môi trường làm việc
mà trong đó, mọi người cảm thấy vì những mục đích chung vì lợi ích cộng đồng tập thể, từ đó sẽ
làm việc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết.
Khi biết kết hợp nổ lực của mọi người để cùng giải quyết các vấn đề hay lập ra các chương trình

hành động cho tương lai, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn và họ có
thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức của nhau.
Khi công việc trở nên có hiệu quả, nhà lãnh đạo trở thành người có sức thuyết phục, có ảnh
hưởng cao, bởi vì chính họ đã tạo nên những nhóm làm việc hiệu quả như vậy.
- Xử sự hợp lý: Kỹ thuật này khuyên nhà lãnh đạo phải quản lý các nhân viên bằng cách xử sự
theo lý lẽ vững chắc. Khi giải thích các vấn đề, các ý tưởng, các quy trình làm việc, nhà lãnh đạo
phải trình bày với các nhân viên một cách rõ ràng, kiên quyết và không nên để lộ cảm xúc. Mặt
khác, nhà lãnh đạo phải kích thích họ đặt câu hỏi và bày tỏ mối quan tâm, sau đó giải thích những
điều không chắc chắn, những vấn đề phức tạp một cách có logic.
- Quyết đoán nhưng không ép buộc : Khi nhà lãnh đạo đặt ra các vấn đề, khẳng định một điều gì
đó, hay khi chia sẽ ý tưởng với các nhân viên mà không làm cho họ cảm thấy bị ép buộc, bị hạ
thấp, anh ta sẽ được họ khâm phục vì đã biết cách bày tỏ ý nghĩ và cảm xúc của mình cùng sự cân


Bài kiểm tra hết môn

Môn Quản trị Hành vi tổ chức

nhắc thích đáng đến cảm xúc của người khác. Trong trường hợp này, các nhân viên cũng sẽ
thường xuyên chia sẽ với nhà lãnh đạo những thắc mắc, quan tâm của họ, bởi vì họ tin rằng sếp
của họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực.
- Là người đáng tin cậy: Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả
năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được thể hiện một cách
chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm của các nhân viên
một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm
thấy tin tưởng khi làm theo những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối
với họ.
- Tuân thủ văn hoá của tổ chức: Hiểu và hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức một cách làm
hiệu quả nhất để khiến người khác phải làm những điều mà mình mong muốn. Khi là một tấm
gương về cách hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức, tất nhiên lãnh đạo phải được các nhân viên

tôn trọng.
Bản thân tôi quan niệm về người lãnh đạo thành công : là người chịu khó tìm tòi học khỏi và luôn
luôn phải biết cách rút kinh nghiệm, có kinh nghiệm về chuyên môn và về đời sống xã hội, linh
hoạt, có nghị lực, trung thực, có sức khỏe tốt, trí tuệ cao, có năng lực đạt được mục tiêu đề ra, sẵn
sàng chịu trách nhiệm cá nhân, có khả năng đóng vai trò là một cố vấn và tư vấn sáng suốt, có tính
tự tin, bình tĩnh khi gặp rắc rối về quan hệ hoặc khi có sự cố về tổ chức, có tính kiên trì, có chí
theo đuổi mục đích đến cùng, thái độ giao tiếp niềm nở, thân mật nhưng dứt khoát với mọi
người…Lãnh đạo cũng là nghệ thuật và một người lãnh đạo giỏi cần áp dụng nghệ thuật trong
lãnh đạo.
III. các giải pháp thực hiện.
1.Phong Cách Lãnh đạo
- Lãnh đạo và quản lý khác nhau ở mục đích, nền tảng kiến thức, những kỹ năng được yêu cầu và
mục tiêu. Chúng ta phân biệt lãnh đạo là những người mang tính cá nhân khi định hướng cho
những thành viên trong nhóm hơn là quản lý. Họ suy nghĩ theo hướng toàn diện hơn. Chúng tôi
đưa ra giả thiết rằng lãnh đạo là những người chú trọng vào các giá trị, kỳ vọng và hoàn cảnh.
Ngược lại, quản lý lại tập trung vào điều khiển và kết quả. Lãnh đạo tác động cấp dưới và các
nhóm cấu thành bằng cách cho phép cấp dưới hoạt động theo ý chí, chứ không phải thông qua cơ
chế quyền lực mang tính hình thức.
- Quyền lực và xung đột : là hai yếu tố gắn liền trong mọi tổ chức và có thể hữu ích hoặc phá hủy
một tổ chức. Người lãnh đạo phải nhận thức được hai yếu tố này để giải quyết hài hòa hai yếu tố
trên để xung đột trở công việc tốt hơn và phát triển hơn.
2. Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức.
Đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên,liên tục. Trong giai đoạn hiện nay hội nhập kinh
tế quốc tế,toàn cầu hoá đòi hỏi công chức Hải quan không những tinh thông nghiệp vụ mà còn
giỏi ngoại ngữ, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước trên thế giới.Là người gác cửa nền kinh tế
đất nước,nhưng đồng thời cũng là nhà “Ngoại giao” đầu tiên đón những vị khách,những nhà đầu
tư đến việt nam và cũng là người cuối cùng tiễn khách rời khỏi việt nam.
3. Xây dựng văn hoá ứng xử của công chức Hải quan ,Coi doanh nghiệp và khách XNC là
đối tác hợp tác,là bạn đồng hành.
Đối với doanh nghiệp, khách xuất nhập cảnh phải:

- Văn minh lịch sự khi tiếp xúc;
- Công tâm tận tụy khi thi hành công vụ;
- Nhanh chóng chính xác khi giải quyết công việc;
- Thấu hiểu chia sẻ khi khó khăn;


Bài kiểm tra hết môn

Môn Quản trị Hành vi tổ chức

- Coi doanh nghiệp và khách XNC là đối tác hợp tác.
4. Đánh giá mức độ Hoàn thành tốt công việc.khen thưởng,kỷ luật rõ ràng và minh bạch.
Xây dựng ý thức trách nhiệm cao với tổ chức và hạn chế những hành vi gây cản trở công việc
hiển nhiên là những điểm mấu chốt dẫn đến thành công của tổ chức;
Chuyên cần: Hành vi liên quan đến công việc. Các yếu tố hoàn cảnh cũng liên quan đến sự duy trì
sự chuyên cần của nhân viên.
Ứng dụng lý thuyết hành vi cá nhân trong tổ chức là:
Hỗ trợ nhân viên phát huy các hành vi tốt, thúc đẩy hiệu quả công việc và các mặt khác của tổ
chức, giảm thiểu tối đa các hành vi gây hại cho tổ chức;
Đề ra các quy chế điều hành khoa học quy định tính kỹ luật trong công việc cũng như sự phối hợp
giải quyết các công việc trong tổ chức: xây dựng các quy trình quản lý chất lượng.
Quản lý nhân viên theo mô hình thích hợp: phát huy tính sáng tạo của nhân viên;
Hoàn thiện quy chế trả thưởng hợp lý: Trả thưởng theo kỳ, theo các ý tưởng sáng tạo nâng cao
năng suất lao động. Hình thức trả thưởng cũng phải thực hiện rất phong phú: trả thưởng bằng tiền,
bằng hiện vật, bằng các kỳ nghỉ, bằng các phiếu ghi nhận, bằng sự thăng tiến của nhân viên;
Khuyến khích sự sáng tạo trong công việc, tạo môi trường “nuôi dưỡng" các sáng kiến kinh
nghiệm;
Chế độ nghỉ ngơi của nhân viên phải được thực hiện đầy đủ: nghỉ ngơi đủ giờ giấc, các chế độ
nghỉ phép của nhân viên phải được thực hiện đủ.
5. Tổ chức thực hiện

- Các quy chế liên quan đến các giải pháp trên được thực hiện bằng văn bản và được Lãnh đạo
Cục phê duyệt đồng thời phổ biến đến các phòng ban,chi cục. Các điều chỉnh phải được chỉnh sửa
và duyệt lại bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền tương đương;
- Các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, tạo tính hiệu quả cao, thúc đẩy các
giải pháp mới.
- Các giải pháp được lập thành kế hoạch và tổ chức đánh giá hiệu quả chung.
-Định kỳ 3 tháng,6 tháng và hằng năm tổng kết đánh giá tổ chức thực hiện từ đó khắc phục tồn
tại ,yếu kém .phát huy điểm mạnh ,tính tích cực .
IV. Kết luận
Năng lực hành vi của cá nhân trong tổ chức là một yếu tố quan trọng tổ chức, ảnh hưởng đến sự
phát triển của tổ chức, bởi con người là trung tâm,
Do đó nếu phân tích và hiểu biết hành vi cá nhân trong tổ chức một cách thấu đáo, dựa vào tình
hình thực tế tại tổ chức, áp dụng các quản lý nhân một cách hợp lý sẽ tạo nên sự gắn kết của cá
nhân đối với tổ chức đó, đưa tổ chức hoàn thành những mục tiêu đã định. Do vậy môn QTHVTC
là một môn học bổ ích giúp cho mọi người và nhất là các nhà lãnh đạo, nâng cao năng lực,tầm
quản lý doanh nghiệp,cơ quan.



×