Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Pháp luật về phòng, chống hàng giả thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh an giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.49 KB, 17 trang )

TÓM TẮT
Hàng giả hiện diện khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, phòng chống hàng giả là
cuộc đấu tranh đầy gian nan của các cơ quan nhà nước và người tiêu dùng. Hàng giả
xét trên bình diện chung gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng và sự phát triển của
nền kinh tế. Đối với hàng giả là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không chỉ gây thiệt
hại về hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất của người nông dân, mà còn gián tiếp ảnh
hưởng đến chất lượng, sản lượng nông sản, làm tổn hại danh tiếng hàng nông sản Việt
Nam trên thị trường thế giới. Việc thực hiện đề tài “Pháp luật về phòng, chống hàng
giả- thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang” trong thời gian từ tháng 3/2016
đến tháng 8/2016 tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, với mục tiêu nghiên
cứu các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, các văn bản
về kiểm tra, xử lý nói chung và thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả,
hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại tỉnh An Giang. Đề tài đã tổng hợp số
liệu về hàng giả giai đoạn năm 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh An Giang; phân tích số
liệu và từng trường hợp cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân của hành vi sản xuất, kinh
doanh hàng giả. Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử, phân tích tổng
hợp các văn bản quy phạm pháp luật và đối chiếu so sánh, đề tài nghiên cứu được và
nêu ra được nguyên nhân của vấn nạn hàng giả là do các quy định pháp luật chồng
chéo, chưa rõ ràng, có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau trong việc xử lý hành
vi xâm phạm đối với hàng giả. Thông qua các phương pháp trên, đề tài nghiên cứu khái
quát thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả tại tỉnh An Giang, trong đó có
những chính sách, pháp luật về xuất nhập khẩu tiểu ngạch ảnh hưởng đến công tác
phòng, chống hàng giả.....Kết quả nghiên cứu phát hiện những hạn chế ngay từ khâu
quản lý hoạt động kinh doanh đến công tác phòng chống, xử lý hàng giả, nhất là đối
với sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Với sự tham gia xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hàng giả nói riêng, không xác định được vai
trò của cơ quan chính, do đó các chủ thể quyền bị xâm phạm khó yêu cầu cơ quan phù
hợp xử lý dứt điểm hành vi xâm phạm.

-iii-



Từ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong việc phòng
chống hàng giả tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh An Giang nói riêng, tác giả đề xuất
các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giảnhư: giải pháp
pháp lý điều chỉnh; giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước
về phòng, chống hàng giả, và nhất là phải có sự tham gia hưởng ứng tích cực từ chính
các doanh nghiệp cũng như xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng trong cuộc chiến
chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hiệu quả hơn trên phạm
vi cả nước nói chung, tại tỉnh An Giang nói riêng./.

-iv-


ABSTRACT

Fake goods presence throughout Vietnam and counterfeit prevention is a
difficult challenge for state agencies and consumers. In general, fake goods cause direct
damage to consumers and economic development. Counterfeits such as fertilizer or
plant protection products not only damage farming economic efficiency but also
consequently affect the quality of agricultural production and reputation of Vietnamese
agricultural product in global market. The Research: "Law on counterfeit prevention –
reality in application in An Giang province” carried out from March 2016 to August
2016 at the Department of Market Management of An Giang Province focusing on
studying legal documents on counterfeit prevention; reports/ documents on inspection
and penalty; state management reality in counterfeit prevention and infringement of
industrial property rights in An Giang. The study synthesized data on counterfeiting in
the period 2011- 2015 in An Giang Province; analyzed data for each case to find out
the cause of producing and trading fake goods. Using dialectical and historical
materialism, integrated analysis of the legal documents, comparision and contrast, the
research studied and indicated that the cause of counterfeit production is due to

duplicate and unclear legal provisions, involvement of different agencies in dealing
with counterfeiting. Using the above methods, the study generalized pratice in
counterfeit production and trade in An Giang province including policies and
legislation on small volume import - export affecting anti-counterfeiting... The research
results detected limits on business management and counterfeit goods prevention and
handling especially for fertilizers, plant protection products. For handling infringement
of intellectual property rights in general and counterfeit goods in particular, the role of
responsible agencies is not determined. So, when rights are violated, it is quite difficult
for the entities to request appropriate agencies to terminate the infringement.
From theoretical basis, practical application and legal provisions in counterfeit
goods prevention in Vietnam and in An Giang Province, the author proposes solutions

-v-


to improve the effectiveness of counterfeit goods prevention including legal
adjustment; administration and state management on anti-counterfeiting; and
especially the active involvement of businesses as

well as building consumer

confidence in the fight against counterfeiting and infringement of industrial property
rights throughout the country and in An Giang province./.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG GIẢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ ...............................................................................4
1.1. Khái quát về hàng giả và pháp luật về phòng, chống hàng giả .......................4
1.1.1. Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả ...............................................4
1.1.1.1. Khái niệm hàng giả ..................................................................... 4
1.1.1.2. Phân loại hàng giả ....................................................................... 7
1.1.2. Những tác hại của hàng giả đối với kinh tế- xã hội, người tiêu dùng và
doanh nghiệp.....................................................................................................14
1.1.2.1. Đối với kinh tế- xã hội............................................................... 14

-vii-


1.1.2.2. Đối với người tiêu dùng............................................................. 15
1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp ................................................................ 15

1.2. Khái niệm pháp luật về phòng, chống hàng giả ............................................16
1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................16
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về phòng, chống hàng giả ........................... 16
1.2.1.2. Nội dung pháp luật về phòng, chống hàng giả ............................ 17
1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả .......19
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ 20
2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về phòng, chống hàng giả ...........20
2.1.1. Thực trạng pháp luật phòng, chống hàng giả tại Việt Nam ...................20
2.1.2. Các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu tiểu ngạch ảnh hưởng đến
công tác phòng, chống hàng giả .......................................................................31
2.2. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng phòng chống
hàng giả .................................................................................................................33
2.2.1. Thẩm quyền của các cơ quan phòng, chống hàng giả ............................33
2.2.1.1. Cục Quản lý thị trường- Bộ Công Thương.................................. 33
2.2.1.2. Tổng Cục Hải quan ................................................................... 34
2.2.1.3. Cục Cảnh sát kinh tế thuộc Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm . 35
2.2.1.4. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ........................................ 36
2.2.1.5. Thanh Bộ Thông tin và truyền thông .......................................... 37
2.2.1.6. Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, cấp huyện ................................... 38
2.2.2. Cơ chế thực thi và công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong
việc thực thi pháp luật về chống hàng giả ........................................................38
2.2.2.1. Cơ chế thực thi .......................................................................... 38
2.2.2.2. Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật
chống hàng giả ...................................................................................... 40
2.3. Kinh nghiệm chống hàng giả ở một số nước trên thế giới ............................41
2.3.1. Pháp luật Châu Âu về chống hàng giả ...................................................41

-viii-



2.3.1.1. Các chiến lược của EU .............................................................. 41
2.3.1.2. Tại Thụy sỹ............................................................................... 42
2.3.2. Chiến lược của Hoa Kỳ ..........................................................................43
2.3.3. Pháp luật Thái Lan về chống hàng giả ...................................................43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN .......................................................................................................46
3.1. Đặc điểm của tỉnh An Giang tác động đến công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống hàng giả ......................................................................................................46
3.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................46
3.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ........................................................................46
3.2. Thực trạng quản lý và phòng chống hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
trên địa bàn tỉnh An Giang ....................................................................................48
3.2.1. Thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh An Giang .48
3.2.2. Thực trạng quản lý và phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại tỉnh
An Giang...........................................................................................................57
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả ................................................................................................................59
3.3.1. Nhóm các giải pháp pháp lý điều chỉnh phòng, chống hàng giả ............59
3.3.1.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chống hàng giả, hàng
kém chất lượng, xâm phạm quyền SHTT ................................................ 59
3.3.1.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng ngừa và chống sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền SHTT .. 64
3.3.1.3. Tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan thực thi, giữa
các cơ quan thực thi và các Hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng
giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền SHTT ................................. 65
3.3.1.4. Tăng cường năng lực thực thi, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ
quan thực thi ......................................................................................... 65

-ix-



3.3.1.5. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong việc
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình ...................................................... 69
3.3.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phối hợp đấu tranh phòng,
chống hàng giả giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ......................... 70
3.3.2. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện công tác chỉ đạo và quản lý Nhà nước ..70
3.3.2.1. Đối với Quốc Hội ...................................................................... 70
3.3.2.2. Đối với Chính phủ ..................................................................... 71
3.3.2.3. Đối với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia ............................................. 71
3.3.2.4. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ........................................... 71
3.3.2.5. Đối với Bộ Tài chính ................................................................. 71
3.3.2.6. Đối với chính quyền địa phương tỉnh An Giang .......................... 71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC .................................................................................................................80

-x-


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLTT:

Quản lý thị trường

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

QLNN:


Quản lý nhà nước

UBND:

Ủy ban nhân dân

TNHH SXTMDV: Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ
TP HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

EU:

Liên minh châu Âu (European)

TRIPS:

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on trade- Related aspects of
IPR- TRIPS)

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization)

ACTA:

Hiệp định chống thương mại hàng giả (Anti-Counterfeiting
Trade Agreement)


WIPO :

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property

Organization)
STOP:

Sáng kiến chiến lược chống hoạt động vi phạm bản quyền có
tổ chức(Strategy Targeting Organized Piracy)

-xi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên bảng
Kết quả kiểm tra, xử lý hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ giai đoạn 5 năm (2011- 2015)
Tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật vi phạm giai đoạn 5 năm (2011- 2015)

-xii-

Trang
52


52


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng
kinh tế, hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng phát triển, hình thành thị
trường sôi động với nhiều loại hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước
và mở rộng xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thị
trường đang gây nhức nhối và thách thức đối với Việt Nam, đó là nạn sản xuất và
buôn bán hàng giả.
Hàng giả hiện nay xuất hiện ở khắp nơi từ nông thôn đến thành thị và ngay cả
trong siêu thị với đủ chủng loại. Thực tế, bất kỳ loại hàng hoá nào cũng có nguy cơ
bị làm giả từ hàng tiêu dùng, vật tư, phân bón cho đến thuốc chữa bệnh, các mặt hàng
thực phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Hành vi vi phạm pháp luật này thể
hiện sự phức tạp ở quy mô, mức độ, tính chất bởi phương thức và thủ đoạn ngày càng
tinh vi hơn gây khó khăn cho các cơ quan thực thi và người sử dụng khó phân biệt
đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của
người tiêu dùng, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các doanh nghiệp
làm ăn chân chính, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an
ninh lương thực, sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi sinh, môi trường.
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các
Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất
và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với các thủ
đoạn ngày càng tinh vi hơn, nhất là hàng giả được sản xuất từ các quốc gia lân cận thâm
nhập vào thị trường Việt Nam, việc xử lý dứt điểm những hành vi này luôn gặp nhiều
khó khăn. Trong khi đó, cơ chế quản lý cũng như chế tài xử lý trong lĩnh vực này chưa
đủ sức răn đe, gây khó khăn và làm hạn chế hiệu quả của các cơ quan thực thi.
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới, hàng giả không còn là vấn đề

của riêng một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu. Trước vấn nạn này, ở Việt

-1-


Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản xuất, kinh
doanh hàng giả, nhất là việc kiểm soát việc mua bán hàng giả qua biên giới nhằm
đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật
về phòng, chống hàng giả- thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang" là
cần thiết trong xu thế hội nhập.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phòng, chống hàng
giả và các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối
với các vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp,
đặc biệt là thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm
sở hữu công nghiệp ở tỉnh An Giang trong thời gian qua, kiến nghị các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Đồng thời, trong quá trình
nghiên cứu cũng có tổng hợp kinh nghiệm của các nơi khác ở nước ta và một số nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ cần phải thực hiện là:
- Khái quát tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng giả. Từ đó, xác định các nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của việc
sản xuất, buôn bán hàng giả ở Tỉnh An Giang hiện nay.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của các cơ quan thực thi trong đấu
tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Kiến nghị giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác chống sản
xuất, buôn bán hàng giả và làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về hàng giả, chống hàng giả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất,

buôn bán hàng giả; các quy định của pháp luật về phòng, chống hàng giả.
- Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; việc áp dụng pháp luật về
phòng, chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Chi cục Quản lý thị

-2-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), “Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối
cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”,
tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học, 30(1), tr. 44-53.
[2]. Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang (2012), Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả năm 2011.
[3]. Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang (2013), Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả năm 2012.
[4]. Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang (2014), Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả năm 2013.
[5]. Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang (2015), Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả năm 2014.
[6]. Ban chỉ đạo 389 tỉnh An Giang (2016), Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian
lận thương mại và hàng giả năm 2015.
[7]. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường (2011), Sổ tay chống hàng giả và thực
thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, NXB thông tin và truyền thông, Hà Nội.
[8]. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường (2015), Báo cáo chuyên đề về công
tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của lực
lượng Quản lý thị trường năm 2015.
[9]. Bộ Công Thương, Cục quản lý thị trường (2015), Báo cáo kết quả Hội nghị
tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống phân bón giả, kém chất lượng

năm 2015.
[10]. Bộ Công Thương, Cục quản lý thị trường (2016), Báo cáo kết quả Hội nghị
tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống phân bón giả, kém chất lượng
6 tháng đầu năm 2016.
[11]. Bộ Tài chính (2000), Thông tư 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý sử dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả.

-75-


[12]. Bộ Khoa học và công nghệ (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN, ngày
12/12/2012 của Bộ Khoa học và công nghệ, quy định việc kiểm tra nhà nước về
chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
[13]. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2014), Thông tư số 45/2014/TTBNNPTNT số: 45/2014/TT-BNNPTNT.
[14]. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư liên
tịch số: 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015.
[15]. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2015), Thông tư số 21/2015/TTBNNPTNT số: 21/2015/TT-BNNPTNT.
[16]. Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường số 11 huyện Thoại Sơn, Báo
cáo hồ sơ ông Đào Hữu Dũng.
[17]. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang (2015), Báo cáo công tác Quản lý thị
trường năm 2015 và phương hướng năm 2016.
[18]. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, Báo cáo công tác Quản lý thị trường
6 tháng đầu năm 2016 và phương hướng 6 tháng cuối năm 2016.
[19]. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính
phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ về sở hữu công nghiệp.
[20]. Chính phủ (2006), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính
phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
[21]. Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính

phủ, quy định về nhãn hàng hóa.
[22]. Chính phủ (2009), Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
[23]. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
[24]. Chính phủ (2013), Nghị định số 08/2013/NĐ-CP, ngày 10/01/2013, quy định về
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

-76-


[25]. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính
phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012.
[26]. Chính phủ (2013), Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính
phủ, về quản lý phân bón.
[27]. Chính phủ (2013), Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón,
vật liệu nổ công nghiệp.
[28]. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
[29]. Chính phủ (2013), Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính
phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường
và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
[30]. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch và quảng cáo.
[31]. Chính phủ (2013), Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

[32]. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
[33]. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 của Chính
phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
[34]. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh công tác
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
[35]. Đảng bộ tỉnh An Giang (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X.

-77-


[36]. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật đại cương.
[37]. Hiệp định chống thương mại hàng giả (ACTA).
[38]. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(Agreement on trade- Related aspects of IPR- TRIPS)
[39]. Hội đồng Bộ trưởng (1982), Nghị quyết 188/HĐBT, ngày 23/11/1982 “về
tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và Quản lý thị trường” của Hội
đồng Bộ trưởng.
[40]. Hội đồng bộ trưởng (1991), Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội
đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động
sản xuất, buôn bán hàng giả.
[41]. Hội đồng bộ trưởng (1983), Nghị định số 46-HĐBT, ngày 10/5/1983 của Hội
đồng Bộ trưởng.
[42]. Hội đồng nhà nước (1982), Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng
giả, kinh doanh trái phép.
[43]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị
Mác-Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (tập 1),

NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
[44]. Lê Nết (2006), Luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Tp HCM.
[45]. Quốc hội (1985), Bộ Luật hình sự năm 1985.
[46]. Quốc hội (2005), Luật thương mại 2005.
[47]. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ 2005.
[48]. Quốc hội (2009), Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
[49]. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009.
[50]. Quốc hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
[51]. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
[52]. Thủ tướng Chính phủ (1999), Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 của
Thủ tướng Chính phủ, về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.
[53]. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg, ngày 08/9/2008 của Thủ
tướng Chính phủ, về một số biện pháp cấp bách chống giả, hàng kém chất lượng.

-78-


[54]. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010
của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng
sản phẩm hàng hóa”.
[55]. Trường Cán bộ thương mại trung ương, Bộ Thương mại (2004), Tài liệu bồi
dưỡng kiểm soát viên chính thị trường (tập 1).
[56]. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư
pháp (2008), Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCABTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
[57]. UBND tỉnh An Giang (2016), Chỉ thị số 1718/CT-UBND ngày 24/6/2016 của
UBND tỉnh An Giang, về việc tăng cường đấu tranh chống hàng giả, hàng kém
chất lượng.
Trang web

[58]. Thụy

sỹ

đi

đầu

chống

hàng

giả

bảo

vệ

bản

quyền,

< Ngày truy cập: 02/7/2016.
[59]. Chống hàng nhái cuộc chiến toàn cầu, Ngày truy cập: 23/08/2016.

-79-




×