Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đảng bộ tỉnh nghệ an lãnh đạo thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư (1995 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ DUNG HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN
ĐOÀN KẾT ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở
KHU DÂN CƢ” (1995-2005)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ DUNG HUYỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN
ĐOÀN KẾT ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở
KHU DÂN CƢ” (1995-2005)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Chuyên nghành
Mã số

: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
: 60 22 56



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN
ĐỘNG "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI Ở
KHU DÂN CƯ" TRONG NHỮNG NĂM 1995 - 2000 ..................................
1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An ..............
1.2. Nội dung, yêu cầu của cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" ..........................................
1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Nghệ An thực hiện
cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở
KDC” trong những năm 1995-2000
1.4. Một số nhận xét .........................................................................
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG
“TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở
KHU DÂN CƯ” TRONG NHỮ NG NĂM 2001- 2005 ............................
2.1. Chủ trương của Đảng về tên gọi và yêu cầu , nội dung mới của
cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống Văn
hoá ở khu dân cư" ...................................................................
2.2. Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong những năm
2001-2005 ................................................................................
2.3. Một số nhận xét .........................................................................
Chƣơng 3: KẾT QỦA, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA
ĐẢNG BỘ NGHÊ ̣ AN TRONG QUÁ T

RÌNH LÃ NH ĐẠO THỰC
HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG: “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ" ............................................
3.1. Kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân doàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ” do đảng bộ Nghệ An
lãnh đạo .....................................................................................
3.2. Ý nghĩa của cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây dựng Đời
số ng văn hóa ở khu dân cư ......................................................
3.3. Một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ Nghệ An lãnh
đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời số ng
văn hóa ở KDC” .......................................................................
Kết luận ................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................
Phụ lục ..................................................................................................

Trang
1

8
8
11
15

41

43

43

50

68

71
71

86

90
99
102
108


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BCHTW

Ban chấp hành trung ương

BCĐ

Ban chỉ đa ̣o

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


CVĐ

Cuộc vận động

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐSVH

Đời sống văn hoá

KDC

Khu dân cư

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS,TS. Trần Kim Đỉnh.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2010.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thi ̣Dung Huyền


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đa ̣i hô ̣i lầ n thứ VI của ĐCSVN đánh dấ u sự nghiê ̣p đổ i mới toàn diê ̣n
đấ t nước theo đinh
̣ hướng XHCN . Cùng với các lĩnh vực khác của đời sống
xã hội, văn hóa đươ ̣c đổ i mới ma ̣nh mẽ cả về nhâ ̣n thức và tổ chức thực tiễn .
Cương liñ h “Xây dựng đấ t nước trong t

hời kỳ quá đô ̣ lên CNXH” ,

Đảng ta xác đinh:
̣ Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chủ trương xã hội hóa

hoạt động văn hóa.
Hô ̣i nghi ̣BCHTW Đảng lầ n thứ

5 (khóa VIII ) đã xác đinh
̣ phương

hướng, nhiê ̣m vu ̣ chung của sự nghiê ̣p văn hóa là : “Phát huy chủ nghiã yêu
nước và truyề n thố ng đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c , ý thức độc lập tự chủ , tự cường
xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quố c XHCN , xây dựng và phát triể n nề n văn hóa Viê ̣t
Nam tiên tiế n , đâ ̣m đà bản sắ c dân tô ̣c , tiế p thu văn hóa nhân loa ̣i , làm cho
văn hóa thấ m sâu vào toàn bô ̣ đời số ng và hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i , vào từng người ,
từng gia đin
̀ h , từng tâ ̣p thể và cô ̣ ng đồ ng, từng điạ bàn dân cư , vào mọi lĩnh
vực sinh hoa ̣t và quan hê ̣ con người , tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần
cao đe ̣p, trình độ dân trí cao , khoa ho ̣c phát triể n , phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa vì mu ̣c tiêu dân giàu , nước ma ̣nh, xã hội công
bằ ng, dân chủ, văn minh” [25, tr.54]. Quán triệt những quan điểm, chủ trương
của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa , các ban nghành từ trung ương
đến các địa phương tron g cả nước đã hế t sức coi tro ̣ng công tác chăm lo, xây
dựng đời sống văn hóa của nhân dân, nhất là ở các KDC. Xây dựng ĐSVH ở
các KDC được coi là bước đi ban đầu và có ý nghĩa to lớn của toàn bộ sự
nghiê ̣p xây dựng nề n văn hóa dân tô ̣c.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC”
do Ủy ban Trung ương MTTQ Viê ̣t Nam khởi xướng là sự phản ánh sinh đô ̣ng
1


viê ̣c hiê ̣n thực hóa đường lố i văn hóa của Đảng vào đời số ng xã hô ̣i

. Do ý

nghĩa chính trị - xã hội to lớn nên CVĐ đã được triển khai , tổ chức thực hiê ̣n
nhanh chóng, rô ̣ng khắ p , đươ ̣c đông đảo các tầ ng lớp nhân dân tham gia mô ̣t
cách nhiệt tình , tự giác và do đó đã ta ̣o mô ̣t bước chuyể n biế n tích cực trên
mọi lĩnh vực của đời số ng xã hô ̣i ở điạ bàn KDC.
Đối với công tác Mặt trận , CVĐ còn có ý nghĩa đổi mới theo tinh t hần
nghị quyết 07 của Bộ Chính trị (Khóa VII) và nghị quyết TW 7 (Khóa IX), lấy
đại đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, lấy lợi ích cuộc sống của nhân dân làm
điểm tương đồng, lấy tiến bộ văn minh và chất lượng cuộc sống ở KDC làm
động lực, cụ thể hơn là “lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho dân”.
Những năm đổ i mới cho thấy, nền kinh tế thị trường một mặt kích thích
và phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, mă ̣t khác chính cơ
chế kinh tế đó đã tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống văn hóa, đạo đức
và tư tưởng của quần chúng nhân dân, tạo nên trở lực lớn trên con đường phát
triể n xã hô ̣i . Thực tế đó đòi hỏi toà n Đảng , toàn dân phải đoàn kết , nỗ lực
chăm lo xây dựng ĐSVH trong mỗi gia đình, mỗi KDC, tạo sức mạnh tổng
hợp để xây dựng thành công nền văn hóa Viê ̣t Nam tiên tiến, đâ ̣m đà bản sắ c
dân tô ̣c.
Để chú trọng hơn nữa việc chăm lo, xây dựng đời sống của nhân dân ở
mỗi KDC, MTTQ Việt Nam đã phát đô ̣ng CVĐ : “Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuô ̣c số ng mới ở KDC ” và sau này được đổi là “ Toàn dân đoàn kết xây
dựng ĐSVH ở KDC” . CVĐ là một hình thức để tăng cường sự nhất trí về
chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các KDC, phát triển sự đồng thuận
xã hội, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. CVĐ thực sự là
một cuộc cách mạng rộng lớn trong thời kì đổi mới đất nước, nó đã khơi dậy
và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và
mỗi cộng đồng dân cư, tạo nên sức mạnh nội lực của của đất nước nhằ m thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
2



cho mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, CVĐ đã thu hút sự quan tâm của các cấp
ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội và đươ ̣c đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia.
Nghê ̣ An là “mô ̣t tỉnh rô ̣ng lớn, có tài nguyên phong phú , có nhân dân
cầ n cù lao đô ̣ng và rấ t cách ma ̣ng” [2, tr.16]. Với thế ma ̣nh đó Nghê ̣ An đã c ó
những đóng góp to lớn vào sự nghiê ̣p chung của dân tô ̣c trong suố t chiề u dài
lịch sử .
Sau khi được tái lập Tỉnh (năm1991), tình hình kinh tế - xã hội của
Nghê ̣ An bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn

, thách thức. Trong

hoàn cảnh đó, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” trở thành
một động lực to lớn thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đoàn kết , khắc
phục khó khăn, đưa tỉnh nhà từng bước vượt qua tình tra ̣ng nghèo , kém phát
triể n, mau chóng trở thành tin̉ h khá của miề n Bắ c, xứng đáng với niề m tin yêu
của cả nước dành cho quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để CVĐ nhanh chóng đi vào cuô ̣c số ng, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An
đã quán triệt và tổ chức triể n khai CVĐ theo chủ trương , hướng dẫn chung
của trên. Đồng thời phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của cơ sở , chỉ
đa ̣o và phố i hơ ̣p chă ̣t chẽ giữa các tổ chức , các lực lượng nhằ m tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắ c trong mọi lĩnh vực đời sống của các KDC trên
toàn tỉnh .
Đề tài luận văn thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời số ng văn hóa ở khu dân
cư.”(1995-2005) là một đóng góp nhỏ của một người con với quê hương
Nghệ An.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Xây dựng ĐSVH nói chung, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở
KDC” nói riêng là một chiến lược cách mạng của Đảng ta.Vì vậy, nghiên cứu về

xây dựng nền văn hóa và CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” đã

3


được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khoa học,nhiều công trình đã
được xuất bản. Có thể khái quát thành các nhóm sau đây:
Một là, các luận án, luận văn: “Xây dựng môi trường văn hóa đơn vị
học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội phòng không”, luận văn cao học
của Nguyễn Duy Súc, Học viện Chính trị quân sự 2001; “Các quy luật phát
triển văn hóa và ý nghĩa trong xây dựng môi trường văn hóa ở Học viện
Chính trị quân sự hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân của Nguyễn
Đình Bắc, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội 2005; “Đảng bộ huyện Từ
Liêm(Hà Nội) lãnh đạo thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây
dựng ĐSVH ở KDC (2000-2005)”, luận văn cử nhân lịch sử của Phùng
Tuấn Hải, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội 2007. Các luận văn đã phần
nào đề cập đến ĐSVH ở các môi trường khác nhau, nêu lên được thực trạng
của ĐSVH và bước đầu tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá
trình thực hiện xây dựng ĐSVH, môi trường văn hóa.
Hai là, một số chuyên khảo, chuyên luận của các nhà khoa học được
đăng trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề xây dựng ĐSVH như: “Xây dựng
môi trường văn hóa - một số vấn đề lí luận và thực tiễn ” của Ban Tư tưởng
văn hóa Trung ương - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004; “Xây
dựng môi trường văn hóa cơ sở” của tác giả Văn Đức Thanh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001; “Nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa tốt
đẹp, lành mạnh, phong phú trong các đơn vị quân đội” của tác giả Đặng Vũ
Hiệp, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 7/1993… Các bài viết đã các nêu các
kháí niệm, định hướng nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đồng
thời đã tổng kết và chỉ ra những kinh nghiệm bước đầu của việc thực hiện
cuộc vận động nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong toàn quốc.

Thứ ba, Các bài viết về cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng
ĐSVH mới ở KDC như: “Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

4


dựng ĐSVH ở KDC” của tác giả Đặng Văn Lợi - Tạp chí Mặt trận tháng 62003; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC ở huyện
Chiêm Hóa năm 2006”, Tạp chí Thông tin công tác Mặt trận tháng 4-2007;
“Phú Thọ nâng cao chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
ĐSVH ở KDC” của tác giả Bích Thủy - Tạp chí Thông tin công tác Mặt trận
tháng 4-2007; “Sự năng động sáng tạo là yếu tố cần thiết để đẩy mạnh cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH mới ở KDC” của tác giả Ngô
Văn Lời - Tạp chí Mặt trận tháng 12-2004; “Quỳnh Phụ đẩy mạnh phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” của tác giả Anh Tuấn - Tạp chí
Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC. Các bài viết đã chú ý tổng kết
những kết quả của các địa phương trong CVĐvà nêu lên được những kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện.
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quá trình xây dựng
nền văn hóa cũng như CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH mới ở KDC”
của Đảng nhưng đến nay còn ít công trình nghiên cứu tổng kết về Đảng bộ địa
phương lãnh đạo xây dựng ĐSVH nói chung và cuộc vận động nói riêng. Các
công trình nghiên cứu đó là nguồn tư liệu qúy để tác giả tham khảo phục vụ
cho quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng bô ̣ Nghê ̣ An lañ h đa ̣o thực hiê ̣n CVĐ
toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a) Mục đích nghiên cứu:
- Phân tić h quá trình Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo toàn dân thực hiệnCVĐ
“Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” trong những năm1995-2005.
- Bước đầu tổng kết những thành tựu và một số kinh nghiệm trong
quá trình lãnh đạo thực hiện CVĐ của Đảng bộ Nghệ An trong những năm

1995-2005.

5


b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.
- Nội dung và yêu cầu của CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở KDC”.
- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Nghệ An trong quá
trình thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” trong
những 1995-2005.
- Tổng kết và rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tin̉ h
ủy Nghệ An lãnh đạo toàn dân thực hiện CVĐ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng nghiên cứu:
Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo toàn dân thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn
kết xây dựng ĐSVH ở KDC”(1995-2005).
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh Nghệ An trong quá trình
thực hiê ̣n CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC”.
- Thực hiê ̣n CVĐ qua 2 giai đoa ̣n (1995-2000) và (2000-2005) với 2
tên go ̣i khác nhau.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
a) Nguồn tài liệu:
Để thực hiện luận văn , tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu là
các văn kiện Đảng ; các báo cáo tổng kết , các phân tích đánh giá của các cơ
quan Đảng và Nhà Nước; Văn kiện Đại hội, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ
Nghệ An, Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An trong thời kì từ 1995-2005; các báo
cáo tổng kết về CVĐ và các tác phẩm, bài viết có liên quan về tỉnh Nghệ An ;

và các tài liệu khảo sát thực tế.

6


b) Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp luận sử học kết hợp với
phương pháp lôgic. Bên ca ̣nh đó , luâ ̣n văn còn sử dụng các phương pháp cu ̣
thể như: tổng hợp, so sánh, đối chiếu để viết luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn:
- Về mặt khoa học: Luận văn nêu nội dung, yêu cầu của CVĐ, từ đó
phân tích chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết
xây dựng ĐSVH ở KDC”của Đảng bộ Nghệ An.
- Thực tiễn: Luận văn làm rõ quá trình Đảng bộ Nghệ An lãnh đạo thực
hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC” (1995-2005).
Đó là một phong trào thi đua yêu nước , một CVĐ mang nhiều ý nghĩa sâu
sắc, đem lại hiệu quả thiết thực , phát huy sức mạnh nội tại của người dân ở
mỗi KDC để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu , kết luận , danh mục tài liệu tham khảo , luận văn
gồm 3 chương; 10 tiế t.
Chương 1. Đảng bô ̣ Tin̉ h Nghê ̣ An lañ h đa ̣o cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng Toà n dân
đoàn kế t xây dựng cuô ̣c số ng mới ở khu dân cư” trong những năm 1995-2000.
Chương 2. Đảng bô ̣ tin̉ h Nghê ̣ An lañ h đa ̣o cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng Toàn dâ
đoàn kế t xây dựng đời số ng văn hóa ở khu dân cư” trong những năm

2001-

2005.

Chương 3. Kế t quả , ý nghĩa và mô ̣t số kinh nghiê ̣m của Đảng bô ̣ Nghê ̣
An trong quá trin
̀ h lañ h đa ̣o thực hiê ̣n cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng Toàn dâ n đoàn kế t xây
dựng đời số ng văn hóa ở khu dân cư”.

7


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG
“TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG CUỘC SỐNG MỚI
Ở KHU DÂN CƢ” TRONG NHƢ̃ NG NĂM 1995-2000
1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An.
Nghệ An là tỉnh ở phía Bắc miền Trung. Sau một thời gian dài được
sáp nhập với Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh , đến năm 1991 Nghệ An đươ ̣c
tái lập.
Hiện nay, Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.490 km2, phía Bắc giáp
Tỉnh Thanh Hóa với đường biên dài 196,13 km; Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
với đường biên dài 92,6 km; phía Tây có 419 km đường biên giới với nước
bạn Lào; phía Đông có bờ biển dài 82km.
Nằm ở phía Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình khá phức
tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ TâyBắc xuống Đông - Nam. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện
Kỳ Sơn . Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn Tỉnh . Hệ thống
giao thông mặc dù đã được chú ý đầ u tư cải tạo , xây dựng nhưng nhìn chung
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khí hậu ở Nghệ
An khá khắc nghiệt, lắm mưa nhiều nắng, hạn hán, bão lụt thường xuyên đe
dọa và tàn phá nặng nề. Có thể nói điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Nghệ An
không có mấy sự ưu đãi như một số tỉnh thành khác.
Dân số Nghệ An hơn 3,1 triệu người. Sau nhiều lần thay đổi và phân
chia một số đơn vị hành chính đến nay Nghệ An có 20 đơn vị hành chính cấp

huyện (1 thành phố, 2 thị xã, 17 huyện trong đó có 11 huyện miền núi ) với
478 xã, phường, thị trấn; 5795 khối, xóm, bản. Đồng bào sống ở miền núi hơn
1,4 triệu người trong đó các dân tộc thiểu số trên 40 vạn người. Tỉnh có 24
vạn đồng bào theo đạo công giáo, trên 1 vạn tín đồ đạo phật.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghệ An được mọi
8


người biết đến với truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chống
ngoại xâm; cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, phòng chống
thiên tai. Trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc, Nghệ An được coi là một trong
những cái nôi của cách mạng, là mảnh đất anh hùng, là địa bàn gây dựng nên
nhiều phong trào yêu nước như nghĩa quân của Tây Sơn đã dừng chân nơi đây
để tập hợp quân sĩ, là quê hương của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 nổi
tiếng… Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Nghệ An trở thành mảnh đất
thép chống trả, đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ,
là huyết mạch quan trọng để quân và dân miền Bắc chi viện cho chiến trường
miền Nam đánh thắng kẻ thù xâm lược, thống nhất Tổ quốc.
Do vị trí xung yếu trong sự nghiệp giữ nước và sự khắc nghiệt của điều
kiện tự nhiên đã hun đúc ở người dân nơi đây truyền thống yêu nước, đoàn
kết cộng đồng, tương thân tương ái. Truyền thống đó được chứng minh trong
lịch sử Nghệ An và của dân tộc. Mỗi khi có giặc ngoại xâm hay bị thiên tai
tàn phá người Nghệ An lại đoàn kết, hiệp lực, không ngại hy sinh gian khổ,
cùng nhau chống giặc và lao động xây dựng cuộc sống, góp công, góp của,
góp người giúp đỡ nhau, ủng hộ các nhà yêu nước, hưởng ứng các phong trào
cách mạng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên
thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, phong trào cách mạng ở Nghệ
An nói riêng.
Bên cạnh truyền thống đoàn kết, giúp đỡ và yêu thương nhau, Nghệ An
còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Thực tiễn lịch sử của dân tộc đã

chứng kiến nhiều người học giỏi, đỗ cao ra giúp làng , giúp nước, họ đã đóng
góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng , lịch sử văn hóa của dân tộc như bà chúa
thơ nôm Hồ Xuân Hương, Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc, Đặng Thai Mai,
Đặng Thúc Hứa...
Những truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân Nghệ An được lưu truyền,
gìn giữ, phát huy trong điều kiện lịch sử mới. Đó là những giá trị tốt đẹp để
giáo dục các thế hệ trẻ phát huy truyền thống của địa phương góp sức mình
9


vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Bên cạnh người dân bản địa sinh sống lâu năm, còn có không ít
người dân các địa bàn khác đến cư trú trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng người
đó làm tăng thêm tính muôn màu nhiều vẻ, tạo nên một bản sắc văn hóa
Nghệ An đa dạng và phong phú. Nhiều làng nghề được củng cố và phát
triển thêm như: làng đan nứa, trúc Xuân Nha (Hưng Nguyên ); làng rèn Nho
Lâm (Diễn Châu ); làng nồi đất Trù Sơn

(Đô Lương); làng mây tre đan

(Nghi Lộc)… nhiều sản phẩm thủ công nghiệp, nhiều lễ hội truyền thống,
nhiều phong tục tập quán được nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế
biết đến và tôn vinh.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Các di
tích đó gắn liền với các danh nhân và các kỳ tích lịch sử của địa phương.
Nhiều di tích đã cho thấy truyền thống lịch sử của Nghệ An đậm tính nhân
văn và mang tính giáo dục tinh thần cách mạng cao cho các thế hệ trẻ về sau
như: khu di tích Kim Liên gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Khu di tích Mai Hắc Đế, Đền Cuông - An Dương Vương; Hang Thẩm Ồm,
Phượng Hoàng - Trung Đô, khu di tich lịch sử Truông Bồn… Nơi đây là quê

hương của nhiều nhà cách mạng lỗi lạc như: Mai Thúc Loan, Lê Hồng Phong,
Hồ Tùng Mậu, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Sỹ Sách… Đặc biệt, Nghệ An là
quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại, người sáng lập
ĐCSVN, sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , sáng lập Mặt trận dân
tô ̣c Thống nhất Việt Nam , người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới. Đây là niềm vinh dự tự hào, động lực tinh thần to lớn của nhân
dân Nghệ An trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương.
Sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi
xướng, lãnh đạo đã và đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi
sâu sắc. Thực tế đó vừa tạo ra thời cơ, đồng thời cũng đặt ra nguy cơ, thách
thức cho đất nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng.
Phát huy truyền thống Xô viết Nghệ - Tĩnh anh hùng, với tinh thần
10


đoàn kết, yêu nước, cách mạng, hiếu học, cần cù, trung thực, tự hào là quê
hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nghệ An đã và đang nêu cao
ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội
hướng tới mục tiêu đưa tỉnh nhà thoát nghèo

, “mau chóng trở thành một

trong tỉnh khá của miền Bắc” như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
hằng mong muốn. Để mau chóng đưa mục tiêu đó thành hiện thực, Đảng
bộ và nhân dân Nghệ An phải tiến hành đồng thời nhiều giải pháp, huy
động mọi lực lượng cùng tham gia trong đó việc quán triệt và tổ chức
thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” có ý nghĩa
hết sức quan trọng.
1.2 Nội dung, yêu cầu của Cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây
dƣṇ g cuộc sống mới ở khu dân cƣ”.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh địa bàn KDC có vị trí, vai trò to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội, là nơi triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm
chứng các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà
nước, nơi thể hiện tâm tư nguyện vọng, ý chí của nhân dân, nơi sáng tạo,
giữ gìn và truyền bá các giá trị văn hóa. Vì vậy, CVĐ toàn dân đoàn kết
xây dựng ĐSVH ở địa bàn dân cư là chủ trương đúng đắn nhằm khai thác
mọi tiềm năng to lớn về vật chất và tinh thần trong cộng đồng dân cư để
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu mà Đảng đã xác định.
CVĐ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC được hình thành
trên cơ sở kế thừa, phát huy, mở rộng và nâng cao các phong trào thi đua
yêu nước, các CVĐ đã có từ trước đến nay của Mặt trận, của các tổ chức
thành viên và của các ngành. CVĐ nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân,
thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lấy sức dân mà xây dựng
cuộc sống cho dân”, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi người, mỗi gia đình,
mỗi cộng đồng dân cư trên cơ sở phát huy truyền thống “đoàn kết cộng
đồng”,“tương thân tương ái”,“tình làng nghĩa xóm”,“lá lành đùm lá rách”
giúp nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và KDC
11


giàu mạnh, văn minh.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi phải phát động một phong trào
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng ứng tích cực.
Để từng bước đem lại kết quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi kế
hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở từng điạ

phương và trong cả

nước; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đồng thời, đổi mới
công tác vận động quần chúng thi đua yêu nước trong thời kì đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đáp ứng những yêu cầ u của sự nghiê ̣p đổ i mới đấ t nước , Hội nghị
lần thứ 2 Ủy ban MTTQ Việt Nam (khóa IV) đã quyết định mở CVĐ
“Toàn dân đoàn kết xây dựng cuôc sống mới ở KDC” với những nội dung
chủ yếu sau:
Một là, Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, huy động được nhiều
nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sát
hợp. Bảo đảm ở mỗi KDC ngày càng có số đông hộ khá giả, không còn hộ
đói, giảm hẳn hộ nghèo, tăng hộ giàu.
Hai là, Đoàn kết phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương
thân, tương ái, có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và nhân đạo, từ thiện.
Bảo đảm cho những người có công với nước, các gia đình thương binh, liệt sĩ,
người già cô đơn, trẻ mồ côi, những nạn nhân chất độc hoá học do chiến tranh
và những người bất hạnh trong cuộc sống đều được chăm lo chu đáo bằng
việc thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước với sự giúp đỡ của cộng
đồng dân cư.
Ba là, Đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỉ cương, mọi người sống
và làm việc theo pháp luật, theo quy ước, hương ước của cộng đồng; thực
hiện tốt quy chế dân chủ. Bảo đảm ở KDC không còn tệ nạn xã hội và tội
phạm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hòa giải tại chỗ những mâu thuẫn
nội bộ, cảm hóa những người lầm lỗi, mọi người đều tích cực tham gia bảo vệ
12


an ninh Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Bốn là, Đoàn kết xây dựng ĐSVH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc và thuần phong mĩ tục trong nhân dân, bảo vệ các di sản văn hóa,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Bảo đảm ở KDC thực hiện tốt nếp
sống văn hóa lành mạnh. Bảo đảm việc cưới, việc tang, lễ hội lành mạnh, tiết

kiệm; trong quan hệ ứng xử tôn trọng và cởi mở; có điểm giải trí, vui chơi
công cộng và hoạt động văn hóa, văn nghệ lành mạnh, tiến bộ; đường làng
ngõ xóm phong quang, sạch sẽ; mọi hộ gia đình sống hòa thuận, quan hệ xóm
giềng tốt đẹp, không còn nhà ở dột nát, phần đông số hộ có điện, có nước sạch
dùng trong sinh hoạt, có phương tiện nghe nhìn. Có nhiều gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa.
Năm là, Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và thực
hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người. Bảo đảm
mọi người dân trong độ tuổi đều biết chữ, mọi trẻ em đến trường đúng độ tuổi
và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, học sinh nghèo được giúp đỡ, học
sinh giỏi được bảo trợ, không có người sinh con thứ ba, mọi trẻ em được tiêm
phòng đúng lịch”[48, tr.422].
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC”
là CVĐ lớn của thời kì đổi mới đất nước hướng tới việc chăm lo, phát triển
đời sống của nhân dân. Trước những yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách của
công cuộc đổi mới đất nước là giải phóng sức sản xuất, bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người trên cơ sở pháp luật hóa và xã hội hóa đời sống kinh tế xã
hội, nhằm thực hiện một bước công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Đồng
thời, xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng chung của các tầng lớp nhân dân
có cuộc sống cộng đồng ổn định , lành mạnh, nhân ái , xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, có đời sống ấm no hạnh phúc.
Xuất phát từ yêu cầu đó, MTTQViệt Nam, với chức năng chủ yếu của
mình là phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên và các cơ quan
của Đảng, nhà nước, phát huy truyền thống sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
13


phấn đấu cho “ý Đảng - lòng dân” sớm thành hiện thực trên đất nước ta, từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, mọi gia đình ở từng
KDC trong cả nước.

Để phát huy vai trò, ý nghĩa và nâng cao hiệu quả CVĐ, Ủy Ban
MTTQViệt Nam xác định một số yêu cầu:
Thứ nhất, Nội dung của CVĐ phải toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Do đó, trong quá trình thực hiện, các
nội dung không tách rời nhau mà đan xen , thúc đẩy lẫn nhau, hướng vào mu ̣c
tiêu chung là nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân . Toàn
bộ nội dung của CVĐ thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bồi dưỡng sức
dân với huy động sức dân, vì lợi ích của dân, bằng sức dân và do dân tự quản.
Ở đây lợi ích của mỗi con người, mỗi gia đình trong cộng đồng dân cư và lợi
ích của đất nước là nhất quán. Mỗi nội dung của CVĐ vừa có tính định hướng
những trọng tâm, vừa có tính định lượng qua những chỉ tiêu hướng dẫn. Vì vậy,
cần phấn đấu bảo đảm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của nhân dân
trong vùng, trong KDC, vận động mọi người dân tham gia phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể.
Thứ hai, CVĐ diễn ra ở KDC do ban Mặt trận chủ trì phối hợp với các
cấp ủy ở mỗi KDC để động viên mọi người, mọi nhà tham gia một cách tự
nguyện, bình đẳng, hợp tác và trung thực, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.
Sở dĩ, CVĐ được thực hiện bắ t đầ u từ mỗi KDC , vì KDC là những địa bàn
nhỏ, ở đây những con người , những gia đình cư trú khá ổ n đinh
̣ , quan hê ̣ và
thực hiện cuộc sống đời thường của mình. Ở môi trường này, con người có cơ
hội gần gũi, hiểu biết những hoàn cảnh, điều kiện sống của nhau, từ đó thể hiện
các mối quan hệ về lợi ích, về trách nhiệm của mình trong cộng đồng dân cư.
Địa bàn dân cư là nơi Ban công tác Mă ̣t trâ ̣n và cấp ủy có điều kiện để
phát huy đầy đủ thế mạnh của sự phối hợp lực lượng và đoàn kết toàn dân,
tiếp xúc vận động được mọi người, mọi nhà bằng phương pháp thuyết phục
có lí lẽ, có lợi cho dân và tiếp nhận được đầy đủ tâm tư, ý nguyện và sức sáng
14



tạo của nhân dân trong xây dựng cuộc sống mới.
Thứ ba, Đây là CVĐ mang tính toàn dân, với quy mô rộng khắp toàn
quốc, kéo dài trong nhiều năm do Uỷ ban Mặt trận chủ trì phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức thành viên và chính quyền các cấp để tiến hành bằng sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Mục đích và nội dung của CVĐ có khả năng thu hút sự quan tâm của
toàn dân vì nó bắt nguồn từ lợi ích, nguyện vọng, lương tâm và trách nhiệm
của mọi người, của mọi gia đình và cộng đồng dân cư. Vì vậy, CVĐ phải có
bước đi thích hợp với từng vùng, từng thời kì bằng sự nỗ lực phấn đấu và
sáng tạo của nhân dân trong nhiều năm. Quá trình thực hiện các nội dung của
CVĐ phải trở thành quá trình tự quản của cộng đồng dân cư, để qua từng
năm, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi KDC có thể tự đánh giá được hiệu quả
thiết thực, nhận ra những tiến bộ cụ thể liên quan đến lợi ích và trách nhiệm
của mình, đây chính là động lực nuôi dưỡng CVĐ phát triển bền vững.
1.3 Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Nghệ An thực hiện cuô ̣c
vâ ̣n đô ̣ng “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ”
trong nhƣ̃ng năm 1995-2000.
1.3.1 Yêu cầu khách quan của cuộc vận động.
Sau khi tái lâ ̣p , Nghệ An phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách.
Nền kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, năng lực sản xuất
kinh doanh của các đơn vị còn yếu , một số đơn vị thua lỗ kéo dài , chậm khắc
phục. Đời sống của cán bộ hưu trí và một bộ phận nhân dân ở nông thôn, nhất
là miền núi gă ̣p nhiều khó khăn . Số hộ đói chiếm tỉ lệ khá cao . Số người
trong độ tuổi lao động không có viê ̣c làm

chiếm 30%. Là một tỉnh nghèo,

tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An còn chậm và thấp so với bình quân
của cả nước. Sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh; công nghiệp chuyển
biến còn chậm; hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thực sự gắn với sản


15


xuất nông nghiệp và công nghiệp, chưa tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa.
Kinh tế đối ngoại còn nhiều bất cập. Việc thu ngân sách chưa đáp ứng nhu
cầu chi thường xuyên; mức sống người dân còn thấp đặc biệt là các vùng
nông thôn và miền núi.
Trước tác động của nền k inh tế thi ̣trường cùng xu thế hội nhập quốc
tế và giao lưu mở rộng trên các lĩnh vực đã làm cho sự thâm nhập của văn
hóa phương tây vào xã hội Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng
ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhìn nhận các giá tri ̣truyền thống
những thuần phong mỹ tu ̣c trong các tầng lớp nhân dân

, gây
nhất là

. Nhiều người còn

xem nhẹ việc giáo dục nếp sống văn hóa dẫn đến phát sinh nhiều hiện
tượng tiêu cực. Nhiều gia đình cán bộ có chức, có quyền vì động cơ hiếu
danh vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang, đám giỗ linh đình, phô trương, có
trường hợp thực chất là bán cỗ thu tiền. Một số gia đình tuy hoàn cảnh khó
khăn nhưng sợ bị “ma chê, cưới trách” nên cố gồng mình, bươn bả vay
mượn cốt sao cho khỏi thua kém.
Về đời sống tinh thần , do điề u kiê ̣n kinh

tế khó khăn nên một bộ

phận dân cư trong tỉnh chưa quan tâm đế n chuyện học hành của con em


;

thờ ơ với các vấn đề xã hội. Vì vậy, tình trạng mù chữ và tái mù vẫn chiếm
tỉ lệ khá lớn, nhất là ở các huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số cư trú. Nhiều địa bàn dân cư trong tỉnh, các tổ chức đoàn thể hoạt động
chỉ là hình thức, chưa có sức vận động thuyết phục. Nhiều vùng dân cư
chưa có điện thắp sáng, sinh hoạt xóm làng còn buồn tẻ, vẫn còn tình trạng
“đèn nhà ai nấy rạng”. Tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ
nhân dân trên từng địa bàn KDC chưa tốt. Trong các KDC vẫn xảy ra tình
trạng nhà giàu khinh nhà nghèo, cho vay nặng lãi, khinh thị các gia đình
khó khăn, xa lánh những người lầm lỗi. Các hộ đói nghèo và các gia đình
chính sách chưa được cộng đồng dân cư quan tâm, giúp đỡ. Nhiều KDC

16


khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, đã tạo nên bức tranh chênh lệch
trong đời sống dân cư.
Là một tỉnh có nền văn hóa phát triển đa dạng phong phú, với nhiều lễ
hội trong năm. Bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động lễ hội còn nặng
về hình thức, phô trương, tốn kém, rườm rà, ít hiệu quả. Có hiện tượng lợi
dụng việc chuẩn bị tổ chức lễ hội để chạy chọt “môi giới”, “cò mồi” trong xin
kinh phí, vật tư để kiếm chác, tư túi. Trong quá trình tổ chức lễ hội các vấn
nạn như cờ bạc, bói toán, mê tín dị đoan không những không bị ngăn chặn mà
trái lại là dịp để phát sinh. Lễ hội diễn ra còn dài, rườm rà, nhiều nơi có lễ mà
không có hội hoặc phần hội sơ sài, đơn giản, chưa khai thác và phát huy hết ý
nghĩa giáo dục trong các phong tục tập quán, các ngành nghề truyền thống và
các trò chơi dân gian. Thậm chí một số nơi hình thức rước kiệu thái quá ảnh
hưởng tới các lễ nghi truyền thống, làm cho một số người mê tín vào sự ứng

nghiệm của thần linh.
Ở các KDC trong tỉnh, công tác vệ sinh môi trường chưa được coi
trọng và tổ chức thường xuyên, chưa tạo thành nề nếp; nhiều cá nhân, hộ gia
đình chưa có ý thức vệ sinh công cộng, vứt rác xuống sông, hồ hoặc các bãi
đất trống làm mất cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của
nhân dân trong các KDC. Đặc biệt, do tác động của nền kinh tế thị trường, ở
một số huyện đã xây dựng nhiều công ty, xí nghiệp hoạt động sản xuất, bên
cạnh những thuận lợi mà nó mang lại như giải quyết việc làm cho lao động
thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, các công ty, xí nghiệp
vì lợi nhuận cục bộ hay chưa nhận thức đầy đủ vai trò của môi trường sống
đối với sức khỏe cộng đồng đã thiếu quan tâm xây dựng biện pháp và đầu tư
thích đáng cho việc xử lí chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường gây
bất bình trong nhân dân .
Trong tỉnh, có nhiều huyện địa hình dân cư trũng , thấp, đường sá chật
hẹp, chắ p vá , lầy lội, vừa ảnh hưởng đến giao lưu đi lại vừa làm mất cảnh
17


quan môi trường và sức khỏe của người dân.
Tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân xảy ra ở nhiều nơi , có một
số vụ kéo dài không giải quyết dứt điểm , gây nghi ky ̣ , bức xúc trong nhân
dân. Đặc biệt, tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình trong KDC
chưa được khắc phục; các cuộc cãi vã, chửi bới, ẩu đả còn xảy ra làm mất tình
làng nghĩa xóm, gây trở ngại cho đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng đến tình
hình an ninh trật tự trong KDC.
Với vị trí giáp giới với Lào, bờ biển dài, nơi giao lưu thông thương
trong Nam, ngoài Bắc; cùng với địa hình rộng lớn, phức tạp nên Nghệ An là
địa bàn thuâ ̣n lơ ̣i cho hoa ̣t đô ̣ng buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma túy phát
triể n ma ̣nh. Hâ ̣u quả của tình hình này là số người nghiện ma túy tăng nhanh
và lan rộng khắp 19/19 huyện, thành, thị nhất là ở các huyện miền núi như

Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, các huyện ven thành phố Vinh như Hưng
Nguyên, Nghi Lộc. Tệ nạn ma túy đã kéo theo các tệ nạn xã hội khác phát
triển như: trộm cắp, tống tiền, cướp giật, giết người, cố ý gây thương tích…
Sự gia tăng phức tạp các tệ nạn xã hội đã làm cho ĐSVH - đạo đức xã hội
xuống cấp đến mức đáng lo ngại. Chỉ tính đến năm 1995 đã phát hiện 1406 vụ
vi phạm pháp luật hình sự. Cùng với đó, tệ nạn rượu chè, cờ bạc, số đề đã trở
nên phổ biến trên khắp các địa bàn dân cư, trong các giới, các lứa tuổi, kể cả
trong cán bộ, công nhân viên chức, gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh
hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Thực trạng tiêu cực trong đời sống nhân dân đã đặt ra yêu cầu bức thiết,
những nhiê ̣m vu ̣ nă ̣ng nề , phức ta ̣p cho Đảng bộ, các cơ quan đoàn thể và mọi
tầng lớp nhân dân Nghệ An . Trách nhiệm của Đảng bộ Tỉnh lúc này là phát
huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân

, chăm lo cải thiện mọi lĩnh vực

trong đời sống xã hô ̣i , nhanh chóng đưa tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng đói
nghèo, phát triển toàn diện và bền vững.

18


1.3.2 Chủ trương của Đảng bộ Nghệ An thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở KDC”
được Ủy ban MTTQViệt Nam phát đ ộng vào tháng 11-1995. Thông tri số
04TT/TWMT đã nêu lên 5 nội dung của CVĐ. Các nội dung của CVĐ đề cập
đến các lĩnh vực của đời sống nhân dân như: chăm sóc sức khỏe ban đầu, xóa
đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, thanh toán nạn mù
chữ, phổ cập tiểu học, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình…Đây là

CVĐ lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm mục đích xã hội hóa các lĩnh
vực trong đời sống xã hội , thể hiện trách nhiê ̣m cao của Đảng, nhà nước và
các đoàn thể trong việc chăm lo cuộc sống của nhân dân. CVĐ đáp ứng kịp
thời nguyện vọng của nhân dân, vì thế đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,
được mọi tầng lớp nhân dân trên mọi vùng miền của cả nước đón nhận và
hưởng ứng nhiệt thành.
Sau khi tiế p nhâ ̣n thông tri về CVĐ , Tỉnh ủy Nghê ̣ An đã ra thông tri
số 33TT/TU về việc chỉ đạo CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở KDC”. Thông tri nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tuyên truyền ,
giáo dục nhằ m giúp nhân dân hiểu rõ mục đích , yêu cầu và các nội dung của
CVĐ: “Thông qua CVĐ để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức quần
chúng”[35,tr.392]. Đồng thời chỉ rõ: “thông qua CVĐ, tư tưởng đoàn kết phải
được thể hiện rộng rãi, xuyên suốt và coi đó là mục tiêu, phương thức của
CVĐ. CVĐ là sự thống nhất trong hệ thống chính trị, ở đó phải thể hiện được
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, có sự phối hợp với chính quyền các cấp với Mặt
trận, các đoàn thể để thực hiện tốt các nội dung của CVĐ. Đặc biệt, cần gắn
liền CVĐ với CVĐ xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, phát huy
truyền thống tốt đẹp của mỗi vùng quê với truyền thống dân tộc để xây dựng
gia đình, làng bản, khối phố ngày càng giàu đẹp”[35, tr.392].
Thực hiê ̣n thông tri của Tỉnh ủy , MTTQTỉnh phối hợp với UBND tổ
19


chức triển khai nhiều cuộc họp với các ban ngành và các huyện để quán triệt
mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp tiến hành CVĐ. Quá trình triển
khai đã cơ bản thống nhất tư tưởng, xác định đây là CVĐ có quy mô rộng lớn,
có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, nội dung khá toàn diện và yêu cầu cao,
đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục rộng khắp, với sự tham gia của
mọi tổ chức, mọi lực lượng.

Để nhanh chóng đưa CVĐ vào cuộc sống, đồng thời thực hiện thông tri
của Tỉnh ủy Nghệ An, UBND Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đa ̣o CVĐ và ra quy
chế hoạt động của BCĐ cuộc vận động . Ban chỉ đa ̣o CVĐ có nhiệm vụ phối
hợp với Đảng bộ các huyện chỉ đạo quán triệt và tuyên truyên, phổ biến các
nội dung của CVĐ vào nhân dân ở các KDC nhằm thu hút đông đảo nhân dân
tham gia . Các thành viên trong BCĐ được phân công nhiệm vụ cụ thể

, có

trách nhiệm xây dựng kế hoạch , triển khai phong trào gắn với chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, gắn với các phong trào xã hội khác của từng địa
phương, đơn vị như: “xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng
nông thôn mới”…
Xác định đây là CVĐ có ý nghĩa to lớn theo tinh thần của Nghị Quyết
số 07 của Bộ Chính trị (khóa VII) và nghị quyết TW7 (khóa IX) “lấy đại đoàn
kết toàn dân tộc làm sức mạnh, lấy lợi ích cuộc sống nhân dân làm điểm
tương đồng, lấy tiến bộ văn minh và chất lượng cuộc sống ở KDC làm động
lực, lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho dân”

. Tỉnh ủy Nghê ̣ An xác định

“thực hiện tốt CVĐ là giải pháp hiệu quả để thực hiện tốt công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”[35, tr.392].
Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đã đưa CVĐ “Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở KDC” thành một trong những nội dung chính của
Đại hội. Đại hội xác định, để thực hiện tốt CVĐ cần phải phát triển văn hóa xã hội. Phát triển văn hóa - xã hội đòi hỏi phải gắn với việc chăm sóc, bồi
20



×