Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.47 KB, 10 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo
Học viên: Phan Quang Phu
Lớp:

GaMBA01.M0709

Đề bài:
Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn là gì? Vì
sao? Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố chất
lãnh đạo bạn đã được biết.

BÀI LÀM
Tố chất và kỹ năng là những từ thường được mọi người nói đến khi đề cập về một
ông chủ hoặc một người lãnh đạo hoặc một nhà quản lý. Những tố chất gì, những kỹ
năng gì, mà một ông chủ cần có thì mỗi người có một cách nhìn nhận và đánh giá khác
nhau, nhưng tất cả đều hướng đến mục đích chung đó là hiệu quả lãnh đạo, quản lý của
ông chủ.
Để hiểu một cách rõ nét về tố chất và kỹ năng của một ông chủ, trước hết chúng ta
sẽ xem xét các khái niệm “Tố chất” là gì? “Kỹ năng” là gì? và như thế nào thì được gọi là
”Ông chủ”?
Như trong “Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: “Ông chủ” là danh từ dùng để chi
người sở hữu về một tài sản hoặc người quản lý các công việc hoặc người bỏ tiền thuê
người làm cho mình (nhà lãnh đạo hoặc quản lý).
1



Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

Còn “Tố chất” là tính từ dùng để chi tính chất sẵn có của con người, thường là về
mặt trí tuệ (Trích “Từ điển Tiếng Việt”). Còn theo giáo trình của Griggs thì “Tố chất là
thuật ngữ nói đến đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí,
nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví
dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chín chắn và mức độ nhiệt tình”.
“Kỹ năng” là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn (Trích “Từ điển
Tiếng Việt”), Còn theo giáo trình của Griggs thì “ Kỹ năng là một thuật ngữ nói đến khả
năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả , kỹ năng bị quy định bởi yếu tố di
truyền và học hỏi”.
Như vậy, Tố chất và Kỹ năng của một Ông chủ lý tưởng được hiểu là những tố
chất và kỹ năng của một nhà lãnh đạo lý tưởng.
Theo giá trình của Griggs: “Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người
khác để hiểu, nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, quá
trình hỗ trợ nỗ lực tập thể, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung”. Điều đó có nghĩa
là chúng ta sẽ nghiên cứu những tố chất và kỹ năng để hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả
cao nhất.
I.

Mô hình “ Năm Tố chất” của nhà lãnh đạo:
Trong suốt chiều dài của quá trình nghiên cứu tố chất lãnh đạo, các học giả đã đưa

ra nhiều lý thuyết về tố chất của nhà lãnh đạo, tuy nhiên mô hình “Năm Tố chất” được
các học giả chú ý và quan tâm nhiều nhất.
Có thể nói, việc miêu tả người lãnh đạo trên phương diện cá nhân thường dễ dàng
hơn nếu có một khung khái niệm tổng hợp các phẩm chất phù hợp. Nghiên cứu có tính

phù hợp nhất đó là mô hình “ Năm Tố chất”. Các phẩm chất được định nghĩa rộng rãi
trong mô hình phân loại này đó là: 1.Tính sôi nổi, 2.Tính kỷ luật, 3.Tính nhất trí, 4.Tính
ổn định tâm lý, 5.Tính mở.
Với 5 nhóm phân loại phẩm chất tương ứng với các tố chất cụ thể của người lãnh
đạo là sự xuất hiện, sự thăng tiến... Cụ thể như sau:

2


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

Bảng 1: Sự tương ứng giữa mô hình 5 tố chất lớn tương ứng với các tố chất cụ thể
TT
Mô hình 5 tố chất lớn
Các tố chất cụ thê
1
Tính sôi nổi
Hướng ngoại
Mức độ sinh lực và hoạt động
Nhu cầu quyền lực (quyết đoán)
2
Tính kỷ luật
Có thể tin cậy
Tính liêm trực
Nhu cầu thành tích
3
Tính nhất trí
Vui tươi lạc quan

Cảm thông, giúp đơ
Nhu cầu phụ thuộc
4
Tâm lý
Sự ổn định về tâm lý
Tự trọng
Tự chủ
5
Tính mở
Tò mò và ham học hỏi
Tư duy mở
Luôn có tư duy học hỏi

Tuy nhiên, nếu bất kỳ một nhân tố nào trong năm nhân tố nêu trên không đồng
nhất hoặc tố chất không cùng mối quan hệ với hành vi thì việc đánh giá, giải thích hiệu
quả của nhà lãnh đạo cũng không chính xác, đó chính là mặt hạn chế của mô hình nêu
trên.

II. Ba nhóm kỹ năng của nhà lãnh đạo:

Phương pháp phân loại kỹ năng lãnh đạo, quản lý được các học giả chấp nhận
rộng rãi nhất dựa trên nguyên tắc phân loại 03 kỹ năng là: 1.Kỹ năng chuyên môn nghiệp
vụ, 2.Kỹ năng giao tiếp, 3.Kỹ năng nhận thức.
3


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709


Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng này bao gồm kiến thức về phương pháp,
các quá trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị tổ chức. Kỹ
năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết về tổ chức (các qui định, qui tắc, hệ thống
quản lý, đặc điểm của nhân viên), hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của tổ chức (đặc tính
kỹ thuật, những ưu và nhược điểm). Kiến thức này có thể thu được thông qua sự kết hợp
giữa đào tạo chính quy và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Việc tiếp thu kiến thức nghiệp vụ tốt đòi hỏi phải có trí nhớ tốt các chi tiết và khả
năng học hỏi tài liệu kỹ thuật nhanh. Người lãnh đạo và quản lý thành công phải có khả
năng thu thập thông tin và ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ trong trí nhớ để
huy động và sử dụng bất kỳ lúc nào cần.
Việc hiểu biết và nắm bắt rõ nét những đặc thù chuyên môn nghiệp vụ là cơ hội và
lợi thế của nhà lãnh đạo khi xây dựng chiến lược về lĩnh vực, sản phẩm của mình kinh
doanh và thực hiện, bởi khi đó người lãnh đạo hiểu rất rõ về điểm mạnh điểm yếu của
mình cũng như các đối thủ. Và như Tôn Tử nói “ biết mình, biết người, trăm trận không
thua”.
Kỹ năng nhận thức (hay tư duy): bao gồm khả năng phân tích, tư duy logic, xây
dựng khái niệm, tư duy quy nạp, tư duy suy diễn. Nhìn chung, kỹ năng nhận thức bao
gồm khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng trực giác, có
tính sáng tạo và khả năng hiểu được ý nghĩa và trận tự trong các dữ liệu mập mờ, không
chắc chắn.
Kỹ năng nhận thức được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm
các bài kiểm tra năng khiếu, các bài kiểm tra tình huống khác nhau.
Một người tư duy ít phức tạp thường nhìn nhận mọi việc dưới hai mầu đen và
trắng và thường gập khó khăn khi tìm hiểu các yếu tố kết hợp lại với nhau như thế nào để
tạo thành một tổng thể có ý nghĩa. Ngược lại, một người có tính phức tạp trong tư duy
cao có khả năng nhìn nhận sự việc với nhiều mầu sắc khác nhau và họ có khả năng xác

4



Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

định các mối quan hệ phức tạp và dự báo các sự kiện trong tương lai dựa trên xu hướng
hiện tại.
Các kỹ năng về nhận thức là cần thiết trong lập kế hoạch, tổ chức và giải quyết
vấn đề. Trách nhiệm của nhà quản lý là biết cách phối hợp các bộ phận chuyên môn trong
tổ chức. Để phối hợp hiểu quả thì nàh lãnh đạo phải hiểu rõ mối liên hệ giữa các bộ phận
và kết quả tương tác giữa các bộ phận với nhau.
Người lãnh đạo và quản lý hiệu quả thường kết hợp trực giác và tư duy phù hợp
với hoàn cảnh để đưa ra các quyết định. Trực giác là một quá trình bên trong con người
có thể diễn ra đột ngột mà không có tư duy nhận thức, đó là kết quả của kinh nghiệm liên
quan đến việc giải quyết các vấn đề tương tự. Trực giác là đặc biệt hữu ích khi đưa ra các
quyết định trong hoàn cảnh mơ hồ, không rõ ràng, thông tin hạn chế và nhiều yếu tố
không chắc chắn.
Kỹ năng giao tiếp (kỹ năng xã hội): bao gồm các kiến thức về hành vi của con
người và các quá trình của nhóm, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người
khác, khả năng truyền đạt rõ ràng và thuyết phục.
Kỹ năng giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự thăng tiến.
Các điểm yếu về kỹ năng giao tiếp chính là lý do khiến nhiều nhà quản lý đi đến thất bại.
Kỹ năng này có thể nói sẽ phân biệt những nhà lãnh đạo và quản lý thành công với nhà
quản lý không thành công trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều đó cho thấy vai trò rất quan
quan trọng của kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp có thể hiểu đó là những kỹ năng về sự đồng cảm, sức lôi cuốn,
hiểu biết xã hội, tế nhị, sự khéo léo trong ngoại giao, tính thuyết phục và khả năng giao
tiếp bằng lời nói. Đó là những yếu tố cần thiết để phát triển và duy trì các mối quan hệ
hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng sự và người bên ngoài tổ chức. Một người quản lý
cần hiểu rõ mọi người, có sức lôi cuốn, tế nhị, có tài ngoại giao thường có nhiều mối
quna hệ hợp tác hơn những người thiếu nhạy cảm và thiếu tế nhị.

Kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng để gây ảnh hưởng đối với người khác. Sự đồng
cảm, hiểu biết xã hội đồng nghĩa với khả năng hiểu động cơ, giá trị và tình cảm của
5


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

người khác. Hiểu rõ những gì người khác mong muốn và cách họ nhìn nhận vấn đề là yếu
tố cần thiết để lựa chọn và áp dụng chiến lược gây ảnh hưởng phù hợp khi giao tiếp với
họ. Tính thuyết phục và kỹ năng giao tiếp giúp cho người lãnh đạo, quản lý thực hiện
chiến lược gây ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp giúp tăng tính hiệu quả cảu các hành vi định hướng mối quan
hệ. Kỹ năng giao tiếp giỏi giúp cho nhà quản lý lắng nghe một cách chăm chú, thông cảm
những vấn đề các nhân, sự phàn nà, sự phê bình của người khác. Sự thông cảm và hiểu
biết xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp hiểu rõ cảm xúc và quan điểm của người khác và
giúp giải quyết các xung đột mang tính chất xây dựng.
Kỹ năng thực sự khi làm việc với người khác phải là hành động tự nhiên, liên tục
vì nó liên quan đến sự nhạy cảm không chi ở thời điểm đưa ra quyết định mà còn trong
hành vi hàng ngày của các nhân... Bởi một nhà lãnh đạo nói và làm có tác động nhất định
đối với cộng sự của mình, nên bản chất của người đó cũng sẽ được nhìn thấu. Vì vậy, để
thành công, kỹ năng này phải được phát triển tự nhiên và không có sự kiểm soát của ý
thức, được thể hiện nhất quán và liên tục trong mọi hành động của cá nhân đó.
Tầm quan trọng của các kỹ năng nói trên trong các tình huống cụ thể được biểu
hiện thông qua hình ảnh dưới đây:

6



Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

III. Phẩm chất và kỹ năng giữa người lãnh đạo và người không phải là lãnh đạo:

Nhà nghiên cứu Slogdill cho rằng: “ Một người không thể trở thành lãnh đạo nếu
chi có sự kết hợp của một số tố chất...”. Điều đó có nghĩa là không xác định bất kỳ tố chất
cụ thể nào cần và đủ để đảm bảo cho sự lãnh đạo thành công, nhưng nó vẫn có những tố
chất có ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý.
Khi kết hợp một số tố chất có ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo và một số kỹ năng
của một nhà lãnh đạo sẽ làm tăng khả năng thành công chứ không đảm bảo chắc chắn sự
thành công đó. Một người lãnh đạo có một số tố chất nhất định có thể thành công trong
hoàn cảnh này nhưng lại không thành công trong hoàn cảnh khác.
Dưới đây là bảng miêu tả những “Tố chất” và “Kỹ năng” của một nhà lãnh đạo để
phân biệt với người không phải là lãnh đạo.

7


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

Bảng 2: Phẩm chất của nhà lãnh đạo để phân biệt với người không phải là lãnh đạo
Phẩm chất
Kỹ năng
Thích ứng tốt với tình hình
Thông minh (lanh lợi)
Tinh táo trong môi trường xã hội


Có kỹ năng dựa trên khái niệm

Tham vọng, định hướng mục tiêu

Sáng tạo

Quyết đoán

Giỏi ngoại giao và tế nhị

Hợp tác

Nói năng lưu loát

Có thể tin cậy

Hiểu biết công việc

Thể hiện quyền lực

Có đầu óc tổ chức

Năng động

Có sức thuyết phục

Kiên trì

Có kỹ năng giao tiếp


Tự tin
Chịu được áp lực, căng thẳng
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
IV. Quan điêm về “Tố chất” và “Kỹ năng” của một Ông chủ lý tưởng

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của một số học thuyết nổi tiếng về tố chất
và kỹ năng của một nhà lãnh đạo nói chung, mang tính lý luận cơ bản. Tuy nhiên để vận
dụng các học thuyết nêu trên vào thực tiễn là cả một nghệ thuật, tùy vào sự khôn ngoan
và khéo léo của mỗi nhà lãnh đạo cũng như tùy vào những hoàn cảnh khác nhau.
Với thực tế và kinh nghiệm trong công việc, em cho rằng một ông chủ lý tưởng
thông thường sẽ có những tố chất và kỹ năng cơ bản sau đây:
1. Mức độ sinh lực và sức chịu đựng áp lực:
Sức khỏe luôn là tài sản quý giá nhất của mỗi con người. Là một ông chủ thì áp
lực rất nhiều so với một người không phải là ông chủ, không phải là một nhà lãnh đạo, vì
thế sức khỏe và khả năng chịu đựng áp lực sẽ làm cho nhà lãnh đạo có bản lĩnh và nghị
lực để đạt thành công lớn.
2. Sự tự tin:

8


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

Con người mất niềm tin là mất tất cả, là ông chủ, là một nhà lãnh đạo mà mất niềm
tin thì những người đi theo (nhân viên) sẽ không có động lực, không có khí phách vươn
lên trong công việc cũng như trong những lúc khó khăn, không có khả năng cạnh tranh.
3. Biết tập trung vào vấn đề cần giải quyết:

Một ông chủ, một nhà lãnh đạo sẽ rất thành công khi biết tập trung lựa chọn giải
quyết vấn đề, biết việc gì quan trọng, biết việc gì cần giải quyết trước, việc gì sau.
4. Ổn định về mặt tâm lý:
Trong kinh doanh, nếu tâm lý không ổn định, cảm xúc luôn dao động, thiếu tự tin
thì sẽ rất dễ dàng mắc sai lầm. Vì vậy tâm lý của một ông chủ cần thiết phải ổn định, luôn
bình tâm trước mọi biến động mới có thể đưa ra cách giải quyết sáng suốt, khôn ngoan
nhất.
5. Động cơ quyền lực cao:
Không có mong muốn quyền lực thì không thể là ông chủ, một nhà lãnh đạo tốt
được, đó là một tố chất không thể thiết của một ông chủ lý tưởng được. Hầu như tất cả
các tỷ phú trên thế giới đều có đặc điểm này.
6. Tính liêm chính:
Là ông chủ, là người lãnh đạo mà không liêm chính thì không thể bảo nhân viên trung
thực được, chắc chắn nhân viên dưới quyền cũng là những người như vậy, khó có thể
bền vững và lâu dài được. Vì vậy đã là ông chủ thực sự thì không thể không liêm
chính.
7. Kỹ năng giao tiếp tốt:
Từ ngàn đời nay, kỹ năng này luôn luôn là quan trọng. Từ cá nhân cho đến tổ chức
lớn nhỏ đều cần phải có kỹ năng này. Lãnh đạo giỏi cũng phân biệt cơ bản qua kỹ năng
này, đó thực sự là một lợi thế rất lớn.
8. Kỹ năng nhận thức:
9


Phát triển khả năng lãnh đạo

GaMBA01.M0709

Tư duy sẽ phân biệt đẳng cấp, thứ bậc giữa người này và người khác, giữa ông chủ
này và ông chủ khác. Một kỹ năng nhận thức, tư duy xuất sắc sẽ là kỹ năng của một ông

chủ lý tưởng.
9. Khả năng truyền cảm hứng xuất sắc:
Lãnh đạo khác quản lý cơ bản chính ở yếu tố này, người lãnh đạo giỏi là người có
trong mình ngọn lửa nhiệt huyết có khả nanwg lan tỏa và “sưởi ấm” những người xung
quanh. Họ có tài thuyết phục, thu phục nhân nhân tâm khiến mọi người làm việc hết
mình vì mục tiêu của ông chủ, của nhà lãnh đạo.
Kết luận: Với những “Tố chất” và “Kỹ năng” của một Ông chủ, một nhà Lãnh đạo nói
chung và quan điểm về một Ông chủ lý tưởng nói riêng, thực sự đây là nội dung có ý
nghĩa và có giá trị khi em ứng dụng vào công việc của mình.
Em xin trân thành cảm ơn Thầy Cô giáo và chương trình MBA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-

Tài liệu phát triển khả năng lãnh đạo của Chương trình MBA.

-

Slide bài giảng.
- Một số thông tin trên các Web diễn đàn tài chính như saga.vn; vtv.vn;
neu.edu.vn; doanhnhan360; Nguoilanhdao; vnexpress.net; vneconomy;

10



×