Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.9 KB, 7 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN

Môn học:

Phát triển khả năng lãnh đạo

Học viên:

Tô Kim Phượng

Lớp:

GaMBA 01.M0709

Đề bài:
Nếu bạn có ý định xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo cho
tổ chức của bạn, bạn sẽ xem xét các loại yếu tố nào?
Bài làm
Trong lý luận và thực tiễn, tương lai của các doanh nghiệp chủ yếu nằm trong
tay các nhà lãnh đạo. Vai trò của các nhà lãnh đạo rất quan trọng và là nhân tố
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều
công ty, doanh nghiệp nhỏ, thậm chí trên bờ vực của sự phá sản, nhưng khi thay
đổi một nhà lãnh đạo có trình độ, có khả năng nhạy bén và năng động đã làm
cho công ty đó khởi sắc và phát triển nhanh và cũng không ít tập đoàn, doanh
nghiệp lớn đã sụp đổ dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo kém hiệu quả.
Tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào nhà lãnh đạo
cao nhất, tất cả các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp đều có vai trò nhất định.
Như vậy phát triển khả năng lãnh đạo cho các cấp quản lý đang là nhu cầu thiết
yếu của các doanh nghiệp.


Các nhà nghiên cứu đã xác định ba hình thức phát triển kỹ năng lãnh đạo:
- Đào tạo chính thức.
- Thông qua các hoạt động phát triển
- Thông qua các hoạt động tự lực.

1


Phát triển khả năng lãnh đạo

Trong đó hình thức đào tạo chính thức chủ yếu diễn ra trong một giai đoạn có
thời gian xác định và thường được thực hiện tách biệt với khu vực làm việc của
các cán bộ quản lý và với sự giảng dạy của các chuyên gia.
Hiệu quả của các chương trình đào tạo chính thức chủ yếu phụ thuộc vào cách
thức thiết kế chương trình đó.
Để thiết kế chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo cần quan tâm đến một số
yếu tố chính sau:
- Đặc điểm của học viên.
- Các mục tiêu học hỏi cụ thể.
- Nội dung đào tạo rõ ràng, bổ ích
- Sắp xếp trình tự nội dung đào tạo phù hợp
- Kết hợp các phương pháp đào tạo có thể áp dụng.
- Các hoạt động theo dõi phù hợp sau đào tạo.
- Các vấn đề thực tế của tổ chức.
1. Đặc điểm của học viên.
Để xây dựng được chương trình đào tạo và phát triển lãnh đạo hiệu quả,
cần phải các định rõ đối tượng học viên sẽ tham gia vào chương trình, hay nói
cách khác, cần phải hiểu rõ chương trình đó được thiết kế để đào tạo cho ai.
Các chương trình đào tạo có thể được thiết kế để phù hợp với từng cấp
lãnh đạo và với nội dung phù hợp với từng thời điểm trong sự nghiệp lãnh đạo

của họ. Các chương trình đào tạo lãnh đạo được xây dựng để phát triển các kỹ
năng và hành vi lãnh đạo chung phù hợp với hiệu quả lãnh đạovà thường dành
cho lãnh đạo cấp thấp hoặc trung bình hơn là các lãnh đạo cấp cao.
Ngoài ra, vấn đề mặt bằng chung kiến thức và năng lực của từng cấp lãnh
đạo, những đặc điểm thời gian liên quan đến chức năng nhiệm vụ của các học
viên sẽ tham gia khóa học cũng cần được xem xét khi thiết kế chương trình.
2. Xác định mục tiêu học hỏi cụ thể.

2


Phát triển khả năng lãnh đạo

Các mục tiêu phải miêu tả rõ hành vi, kỹ năng và kiến thức mà học viên
thu được từ chương trình đào tạo.
Học viên phải hiểu rõ tại sao việc đào tạo lại cần thiết cho học viên và
chương trình đào tạo giúp họ nâng cao được hiệu quả lãnh đạo.
Bên cạnh đó, có thể xác định các mục tiêu đào tạo là những kết quả mà
học viên cần phải đạt được như một yêu cầu nhiệm vụ.
Có thể đặt mục tiêu cao hơn mức độ thông thường học viên có thể đạt
được để thúc đẩy sự cố gắng nỗ lực của học viên.
3. Nội dung đào tạo phải rõ ràng, bổ ích
Nội dung đào tạo phải được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức và năng
lực hiện tại của học viên.
Phải có các chủ đề rõ ràng, có tầm quan trọng nhất định và phải thực sự
cần thiết cho vị trí lãnh đạo hiện tại cũng như chuẩn bị cho sự thăng tiến sang
một cấp lãnh đạo cao hơn trong tương lai của các học viên.
Cần đưa những tình huống cụ thể và phù hợp để minh họ cho từng chủ đề.
Tăng cường minh họa bằng cách giới thiệu các mô hình, biểu đồ. Sau mỗi chủ đề
cần có tổng kết các nội dung chính giúp cho học viên hiểu rõ vấn đề hơn.

Các vấn đề đưa ra phải phù hợp để chọc việ có thể áp dụng vào điều kiện
thực tế của tổ chức mình.
4. Sắp xếp thứ tự nội dung đào tạo phù hợp.
Nội dung đào tạo phải được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp và theo một
logic hợp lý.
Sau mỗi khái niệm, nguyên tắc, qui trình là các hoạt động, bài tập thực
hành ứng dụng vào thực tế giúp học viên hiểu rõ lý thuyết.
Những nội dung phức tạp cần được chia nhỏ giúp học viên dễ tiếp thu.
Khối lượng kiến thức cung cấp phải phù hợp với thời gian của mỗi buổi
học. Cần sắp xếp thời gian nghỉ hợp lý giữa các buổi học.
5. Kết hợp hợp lý các phương pháp đào tạo.

3


Phát triển khả năng lãnh đạo

Phương pháp đào tạo phải phù hợp với kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành
vi, năng lực hiểu và nhớ các thông tin phức tạp của học viên.
Phương pháp đào tạo phải phù hợp với điều kiện và môi trường đào tạo có
sự linh hoạt chuyển đổi từ hoạt động giảng bài sang thảo luận, làm bài tập. Tránh
những bài giảng quá dài sẽ làm mất cảm hứng và sự tập trung của học viên.
Một số phương pháp đào tạo kỹ năng lãnh đạo có thể được áp dụng:
 Phương pháp xây dựng mô hình vai trò và hành vi:
- Phương pháp này sử dụng kết hợp chứng minh và đóng vai
trò để tăng các kỹ năng giao tiếp.
- Cơ sở của phương pháp này là lý thuyết học hỏi xã hội.
- Có thể hình dung phương pháp này giống như cách huấn
luyện thể thao giữa huấn luyện viên và các vận động viên.
Trong đó giảng viên sẽ đóng vai trò huấn luyện viên sẽ làm

mẫu và giải thích rõ các điểm cần học hỏi cho học viên. Và
sau đó học viên sẽ tham gia đóng vai trò như một vận động
viên để thực hành. Các học viên sẽ thực sự vận động và tham
gia vào quá trình đào tạo và học chứ không chỉ ngồi nghe một
cách thụ động. Và cũng giống như trong huấn luyện thể thao,
có thể đào tạo những vận động viên có thành tích tốt hơn vả
huấn huyện viên, với cách đạo tạo này, học viên có thể có các
quyết định sáng tạo hơn cả giảng viên khi tham gia đóng vai
trò.
 Phương pháp xây các trò chơi kinh doanh và tình huống mô phỏng:
- Phương pháp này đòi hỏi học viên phải phân tích những vấn
đề phức tạp và đưa ra các quyết định.
- Các trò chơi kinh doanh chú trọng đến thông tin định lượng
tài chính và được sử dụng để thực hành kỹ năng phân tích và
đưa ra quyết định.
4


Phát triển khả năng lãnh đạo

- Các bài tập mô phỏng chú trọng đến kỹ năng giao tiếp và các
kỹ năng liên quan đến kinh nghiệm và đưa ra quyết định.
 Phương pháp thảo luận các bài tập tình huống.
- Các tình huống là sự miêu tả các sự kiện trọng một tổ chức. Thông
thường các bài tập này dựa trên các sự kiện có thức và có thể biến
đổi để phục vụ mục đích giảng dạy hiệu quả hơn.
- Bài tập tình huống giúp phát triển kỹ năng quản lý cho học viên, giúp
học viên hiểu rõ hơn các tình huống mà lãnh đạo có thể gặp phải.
- Bài tập tình huống cho thấy một vấn đề có thể được nhận thức khác
nhau đối với các cá nhân có giá trị, lợi ích và nhân định khác nhau.

- Bài tập tình huống giúp cho giáo viên xác định được kỳ vọng của
học viên,
- Giáo viên có thể đặt các câu hỏi để khuyến khích và lôi kéo sự tham
gia thảo luận của các học viên.
- Tập trung đề cập tính phức tạp của các vấn đề và xác định các
phương án giải quyết khác nhau.
- Yêu cầu học viên liên hệ bài tập tình huống với công việc thực tế của họ.
6. Các hoạt động theo dõi phù hợp sau đào tạo.
Cũng giống như các chương trình đào tạo thông thường, chương trình đào
tạo và phát triển lãnh đạo cho tổ chức cũng cần được đánh giá các kết quả đạt
được của từng học viên đối với mục tiêu đào tạo đã đặt ra.
Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để học viên có thể vận dụng các vấn đề đã
học vào thực tế công việc.
Xác định hiệu quả của chương trình đào tạo thông qua sự tiến bộ, thay đổi
kết quả công việc của các cá nhân sau khi được đào tạo, cũng như hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp là một vấn đề rất khó nhưng
cần được xem xét và có các biện pháp đánh giá.

5


Phát triển khả năng lãnh đạo

Doanh nghiệp của tôi hiện tại cũng đang có chương trình đào tạo xây dựng
lực lượng cán bộ nguồn. Trong đó sau khi tham gia các khóa đào tạo, bên cạnh
các bài kiểm tra, các học viên được giao nhiệm vụ thực hành quản lý một đơn vị
tương đương với mục tiêu của chương trình học. Cụ thể, với chương trình đào tạo
cán bộ nguồn cho chức danh giám đốc Chi nhánh. Sau khi kết thúc khóa đào tạo
trang bị các kiến thức cơ bản. Các học viên được giao nhiệm vụ thực hành làm
giám đốc Chi nhánh trong thời gian 3 tháng. Trong thời gian đó, học viên phải

đảm nhiệm vai trò một giám đốc thực sự dưới sự giám sát của lãnh đạo cấp trên.
Qua đó, học viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào công
việc điều hành cụ thể và có cơ hội để chứng minh năng lực thực tế của mình.
Đối với các học viên đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong thời gian thực
tập, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt, có cơ hội được bổ nhiệm lãnh đạo
như một phần thưởng xứng đáng cho kết quả đào tạo. Điều này thực sự là động
lực để các cá nhân nỗ lực phấn đấu rèn luyện.
7. Các vấn đề thực tế của tổ chức.
Khi xây dựng một chương trình đào tạo phát triển lãnh đạo cần lưu ý đến
các thực tế của tổ chức.
Chương trình đào tạo phải phù hợp với qui mô, mô hình tổ chức và chiến
lược phát triển lâu dài của tổ chức.
Bên cạnh đó vấn đề tài chính dành cho hoạt động này cũng cần được xem
xét để đảm bảo tính khả thi của chương trình.
Kết luận:
Một chương trình đào tạo hiệu quả phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Các mục tiêu học hỏi cụ thể.
- Nội dung đào tạo rõ ràng, bổ ích
- Sắp xếp trình tự nội dung đào tạo phù hợp
- Kết hợp hiệu quả các phương pháp đào tạo.
- Có cơ hội thực hành tích cực.

6


Phát triển khả năng lãnh đạo

- Có ý kiến phản hồi thích đáng và kịp thời
- Tăng sự tự tin cho học viên.
- Áp dụng được vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo – Đại học Griggs.
Giáo trình quản trị nhân sự - Đại học Griggs
Sách Quản trị nhân sự - Tác giả Nguyễn Hữu Thâm – Nhà xuất bản lao động.
Hà Nội, 26/12/2010
Tô Kim Phượng

7



×