Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.45 KB, 6 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

LỚP:

GAMBA.M0709

HỌ VÀ TÊN:

PHẠM MINH NGỌC

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:

CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ

E-MAIL:



-------------------------------------------------------------------

BÀI TẬP KIỂM TRA HẾT MÔN
(Môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo)
ĐỀ BÀI SỐ 7:
Vì sao việc xây dựng một tổ chức học tập lại quan trọng? Bạn nên thực hiện các
bước nào để tối đa hóa tiềm năng học tập của một tổ chức?
BÀI LÀM:
Các nhà lãnh đạo có thể nghĩ rằng việc làm cho công ty của mình học tập chỉ là
việc đặt ra một quan điểm rõ ràng, khích lệ nhân viên học tập rồi tổ chức thật nhiều
khoá đào tạo. Quan niệm này không đơn thuần chỉ là thiếu sót mà nó còn rất nguy
hiểm trong bối cảnh sự cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt, công nghệ luôn biến đổi và
sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các công ty cần phải học nhiều hơn


bao giờ hết khi họ phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Mỗi một công ty
phải trở thành một tổ chức học tập.
Ngày nay, chúng ta được biết đến các tên tuổi như Microsoft, Google, Yahoo…,
những công ty đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nhân loại. Vậy điều gì đã
làm cho những Công ty đó trở nên nổi tiếng đến vậy? Câu trả lời thật rõ ràng đó là nhờ
nhân tố con người, nguồn lực của những công ty đó không phải là máy móc thiết bị, tài
nguyên, mà nguồn lực của họ là “chất xám” của những thành viên trong tổ chức, họ là
những nhân tố xây dựng thành công tổ chức của họ trở thành một tổ chức học tập tuyệt
vời.
Qua nghiên cứu môn Phát triển khả năng lãnh đạo, với những nhận thức về môn
học, tôi xin làm rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng một tổ chức học tập, cũng
như đưa ra các bước nhằm tối đa hóa tiềm năng học tập của một tổ chức:

1


Phát triển khả năng lãnh đạo

“Tổ chức học tập” khái niệm này không còn là một khái niệm mới mẻ. Nó đã
rất phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước, và được khởi xướng từ cuốn sách
“Nguyên tắc thứ năm” của tác giả Peter M. Senge, cũng như được nhắc đến trong vô
số những ấn phẩm, các cuộc hội thảo và trên những website khác. Kết quả là tầm nhìn
chiến lược của công ty đã tạo nên những nhân viên thành thạo trongviệc tạo ra, thu
thập và trao đổi kiến thức. Chính họ giúp công ty trở nên thông thoáng, khuyến khích
việc tranh luận một cách cởi mở, suy nghĩ toàn diện và có hệ thống hơn. Những tổ
chức học tập như vậy mới có thể thích nghi với những hoàn cảnh bất ngờ nhanh chóng
hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm thế nào là một tổ chức học tập:
-


Năng lực của con người nhằm đạt được kết quả làm việc như họ mong muốn
luôn được củng cố và mở rộng.

-

Cách nghĩ mới và cởi mở được khuyến khích để phát huy.

-

Con người được tự do phát triển khát vọng tập thể.

-

Các cá nhân luôn tìm cách học tập lẫn nhau
“Tổ chức học tập” là một tổ chức liên tục phát triển những khả năng và năng

lực của nó để thích ứng và thay đổi” - Nguyễn Hữu Lam.
Một tổ chức học tập cần có những đặc điểm cơ bản sau đây:
-

Nắm giữ một tầm nhìn chung.

-

Vứt bỏ đi những tư duy cũ kỹ và lạc hậu.

-

Nhìn tổ chức như một hệ thống của những quan hệ


-

Truyền đạt cởi mở

-

Cùng nhau làm việc để đạt đến một tầm nhìn chung.
Chúng ta có thể xây dựng một tổ chức trở thành một tổ chức học tập theo các

đặc điểm của tổ chức học tập nêu trên, từ đó ta xây dựng một tầm nhìn chung của cả tổ
chức, theo đó rà soát lại toàn bộ lại hệ thống của tổ chức và đưa ra các biện pháp cụ
thể để có thể thực hiện triển khai. Để xây dựng một tổ chức thành một tổ chức học tập

2


Phát triển khả năng lãnh đạo

chúng ta phải thực hiện ba bước cơ bản sau: (i) Tạo lập môi trường học tập; (ii) Cá
nhân học tập; (iii) Xây dựng văn hóa học tập tổ chức. Cụ thể như sau:


Tạo lập môi trường học tập: Bắt đầu từ tầm nhìn của tổ chức, các lãnh
đạo của tổ chức đó quyết tâm xây dựng một môi trường học tập bằng những
chính sách khuyến khích để xây dựng một môi trường hoàn toàn tích cực và
liên tục việc học tập và phát triển kỹ năng, kiến thức. Các biện pháp mà tổ chức
có thể áp dụng để xây dựng một môi trường học tập là:
-

Thường xuyên đào tạo kiến thức và kỹ năng mới


-

Hỗ trợ tài chính cho các thành viên trong các chương trình đào tạo

-

Tổ chức các cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm

-

Xây dựng chế độ lương phù hợp và hấp dẫn

-

Khen thưởng kịp thời các sáng kiến cải tiến và nâng cao năng suất và chất
lượng công việc bằng cả vật chất và tinh thần.

-

Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp tiên tiến và thân thiện, văn hóa
học tập của tổ chức, từ đó làm cho người lao động thấy tự hào và mong muốn
gắn bó, học tập và cống hiến vì sự phát triển của tổ chức của mình.


-

Xây dựng và nuôi dưỡng các cá nhân học tập
Xây dựng và khuyến khích ý thức tự học tập: Tổ chức cần khuyến khích sự phát
triển khả năng, thái độ và sự sẵn lòng học tập của các cá nhân. Chỉ khi tất cả các

cá nhân phát triển được các thói quen gắn với việc học tập lâu dài thì tổ chức
mới có thể phát triển thành một tổ chức học tập. Bằng các chế độ lương, khen
thưởng đã nêu ở trên, kết hợp việc tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức sẽ tạo
điều kiện để các cá nhân nhận thức rõ vấn đề này và tự thân họ sẽ thay đổi thái
độ đối với việc học tập của mình.

-

Đẩy mạnh việc cùng học tập và tham gia của các cá nhân sẽ giúp tăng cường
khả năng giúp đỡ lẫn nhau của họ: Việc tạo ra các phương thức giao tiếp tốt làm
cho mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân được chặt chẽ hơn. Tạo lập một môi
trường để mọi người cùng chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm… trong
công việc. Qua quá trình chia sẻ và xây dựng mối quan hệ trong tổ chức, mọi
3


Phát triển khả năng lãnh đạo

người đều được “nhận” và đều phải “cho”. Tổ chức có thể sử dụng các tiến bộ
của công nghệ thông tin (mạng nội bộ…) để hỗ trợ cho việc chia sẻ thông tin,
kiến thức của các cá nhân.
-

Chuyển từ học tập một chiều sang nâng cao năng lực: Để đạt được điều này là
phải thiết lập được một tầm nhìn rõ ràng và có thể chia sẻ, làm động lực cho
việc học tập. Như vậy thì tất cả các cá nhân có thể vươn tới sự hoàn thiện và tự
chủ phù hợp với tầm nhìn chung. Những tầm nhìn được chia sẻ đó có ảnh
hưởng đến mọi người và làm cho công việc của họ có nhiều ý nghĩa hơn, giúp
họ đạt được điều gì đó có giá trị hơn hẳn so với sự làm việc đơn thuần từ đó
kích thích việc tự học tập một cách sáng tạo.


-

Khuyến khích chuyển từ việc học tập một mình sang kết nối mạng lưới: Tổ
chức cần khuyến khích các nhân viên thiết lập các nhóm làm việc liên phòng
ban để chủ động phát hiện và giải quyết các vấn đề. Việc này được thể hiện qua
lượng thời gian cá nhân tham gia làm việc nhóm và hiệu quả công việc thể hiện
qua đánh giá hàng quí. Việc này ngược lại giúp nhân viên đưa ra các phản hồi
và sáng kiến kịp thời, từ đó đẩy mạnh mối quan hệ tương tác giữa họ, đồng thời
khuyến khích nâng cao kết quả công việc. Cũng cần phải chỉ ra rằng, tất cả các
cá nhân cần phải cởi mở giao tiếp với nhau kể cả lãnh đạo cao cấp. Trước đây,
lãnh đạo cấp cao chỉ đưa ra mệnh lệnh, còn ngày nay họ phải giao tiếp với các
nhân viên, khuyến khích khả năng tiềm ẩn của họ, tạo nên một mạng lưới kết
nối và cải thiện các kết quả học tập.



Xây dựng văn hóa học tập tổ chức
Điều cần thiết để tạo nên một tổ chức học tập là không chỉ nuôi dưỡng các cá

nhân học tập mà còn tạo ra một môi trường khích lệ và hướng dẫn việc tự học tập. Các
điểm chủ chốt trong việc phát triển một tổ chức học tập bao gồm:
-

Thiết lập một mạng lưới học tập: Trước đây, vai trò của các doanh nghiệp trong
việc tạo ra một môi trường học tập thường như một cơ quan chỉ huy quan sự ban bố các mệnh lệnh, đào tạo cán bộ, khuyến khích họ học tập. Ngày nay, vai
trò đó đã thay đổi, ví như một nhà sinh thái , luôn tìm kiếm để kiến tạo ra môi
trường học tập tốt nhất có thể, hỗ trợ và khuyến khích cá nhân học tập và vươn

4



Phát triển khả năng lãnh đạo

lên, cung cấp các kênh, các cơ hội học tập đa dạng, tạo nên một mạng lưới “học
tập sáng tạo”.
-

Chia sẻ trong nhóm là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển tổ chức: Sau 25 năm
nghiên cứu, Noel M. Tichy- một giáo sư của trường Đại học Kinh doanh
Michigan, đã đưa ra một kết luận đơn giản nhưng rất sâu sắc. Nguyên nhân
thắng lợi của các doanh nghiệp thành công đó là lãnh đạo cấp cao đã luôn nuôi
duỡng các vị trí quản lý ở tất cả các cấp độ trong công ty. Các nhà lãnh đạo
đóng vai trò then chốt trong việc nuôi duỡng một tổ chức học tập. Một lãnh đạo
học tập thành công tác động tới nhân viên của họ ở ba cách sau:
=> Các ý tưởng: Những nhà lãnh đạo học tập thành công có những ý tưởng rất
rõ ràng về môi trường cạnh tranh, sự phát triển của công ty và họ sẵn sàng thảo
luận những ý tưởng đó với người khác. Những cá nhân này sẽ sẵn lòng truyền
bá các ý tưởng làm nền tảng cho tầm nhìn chung.
=> Giá trị: Những nhà lãnh đạo học tập không chỉ có nhận thức đối với các giá
trị của tổ chức mà còn nỗ lực hết sức để đảm bảo các giá trị đó được biến thành
thái độ và mục tiêu chung. Đồng thời, những cá nhân này trở thành mô hình
mẫu về nhận thức mà lời nói và hành động thể hiện các giá trị của họ.
=> Khả năng cảm nhận và nghị lực: Những nhà lãnh đạo học tập thành công
không chỉ bản thân họ có khả năng cảm nhận và yêu thích sự thử thách mà còn
có khả năng khuyến khích những người khác bằng sự say mê và hành động của
chính họ, tạo ra khả năng cảm nhận đáng tin cậy, có thể sử dụng để khơi dậy
các mong muốn. Họ cũng có khả năng trong việc chuyển đổi tình thế bất lợi
thành có lợi.


-

Thiết lập có hệ thống văn hóa học tập của tổ chức: Các tổ chức học tập luôn
định hướng vào việc nuôi dưỡng thói quen học tập suốt đời. Mức độ của việc
học tập liên tục tạo nên sự thống nhất cho các cá nhân, các nhóm nhỏ và trong
toàn thể tổ chức. Do đó, quá trình học tập sẽ làm tăng mức độ tương tác giữa
các nhân viên, nó cho phép thiết lập mối quan hệ bền chặt hơn giữa các nhân
viên, giữa cá nhân và doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho việc xây dựng
một nền văn hóa công ty tốt đẹp.

5


Phát triển khả năng lãnh đạo

Muốn thúc đẩy nền văn hóa học tập trong bất kỳ tổ chức nào, chúng ta có thể sử
dụng các phương pháp tiếp cận như: áp dụng công nghệ thông tin, giảm bớt cấp bậc
kiểm soát, coi trọng và chấp nhận các ý kiến của nhân viên, tạo ra một môi trường
khuyến khích các sáng kiến, thay đổi mô hình quản lý của tổ chức, đề cao tầm quan
trọng của hoạt động nghiên cứu phát triển, cung cấp các kênh trao đổi chung, khen
thưởng cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc...
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức và quốc gia, sự đòi hỏi ngày càng cao của khách
hàng…,tất cả những điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức phải thay đổi không ngừng.
Chìa khóa để thay đổi là khả năng tự học tập. Chúng ta học tập để thích nghi với sự
thay đổi không ngừng của thế giới và hơn thế nữa chúng ta học tập vì sự tiến bộ của
mỗi cá nhân và loài người.

6




×