Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình ở 2 xã đồng lâm và sơn dương, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.32 KB, 102 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trần Khánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo
chương trình đào tạo Thạc sỹ khóa 19 giai đoạn 2012- 2014. Trong q trình
thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của Trường Đại học Lâm nghiệp, Bộ phận đào tạo Sau đại học (Đại học Lâm
nghiệp), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Tổ chức, Hành chính
(Viện), UBND xã Đồng Lâm và Sơn Dương (Huyện Hồnh Bồ, Quảng
Ninh)…Tơi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến
PGS.TS. Nguyễn Cúc với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian, hướng dẫn tận tình giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Duy Rương, ThS. Hồng Đức Việt đã
đóng góp nhiều ý kiến có giá trị khoa học cho luận văn.
Để hồn thành luận văn này khơng thể khơng nhắc tới sự giúp đỡ có
hiệu quả của các hộ gia đình xã Đồng Lâm và Sơn Dương, Huyện Hồnh Bồ,
Quảng Ninh đã cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện để tác giả


triển khai thu thập số liệu hiện trường.
Một phần khơng thể thiếu là gia đình, người thân và bạn bè đồng
nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ về mặt tinh thần trong suốt thời
gian thực hiện luận văn. Tôi trân trọng và vô cùng biết ơn!.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Nguyễn Trần Khánh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. v
Danh mục các bảng ..................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 6
1.1. Thông tin chung về trồng rừng sản xuất ...................................................... 6
1.1.1.Thế giới ......................................................................................... 6
1.1.2.Việt Nam ....................................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về trồng rừng sản xuất............................................... 9
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 9
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................. 13
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 40

2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 40
2.1.1. Giới thiệu chung về phát triển lâm nghiệpError! Bookmark not defined.
2.1.2. Vị trí, vai trò đặc điểm tự nhiên .................................................. 40
2.1.3. Đặc điểm tài chính - xã hội ......................................................... 41
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài chính xã hội ............... 44
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 47
2.2.1. Phương pháp tổng quát .............................................................. 47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................. 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 54
3.1. Thực trạng trồng rừng Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn ở 2 xã
Đồng Lâm và Sơn Dương huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh ........................... 54


iv

3.1.1. Điều kiện trồng rừng Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn ........... 54
3.1.2. Nguồn giống trồng rừng Keo lai, keo tai tượng bà Bạch đàn
Urophylla ở xã Đồng Lâm và Sơn Dương ............................................ 55
3.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc ........................................................... 56
3.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai ..................................... 60
3.2.1. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo lai ở 2 xã Đồng Lâm và
Sơn Dương, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh ........................................ 60
3.2.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng Keo tai tượng ở 2 xã Đồng
Lâm và Sơn Dương – Hoành Bồ - Quảng Ninh. ................................... 61
3.2.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Bạch đàn Urophylla 2 xã
Đồng Lâm và Sơn Dương – Hoành Bồ - Quảng Ninh........................... 62
3.3. Đánh giá hiệu quả tài chính và xã hội của rừng trồng Keo lai, Keo tai
tượng và Bạch đàn Urophylla ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương, huyện
Hoành Bồ - Quảng Ninh ....................................................................................... 65
3.3.1. Hiệu quả tài chính.......................................................................... 65

3.3.2. Hiệu quả xã hội .......................................................................... 71
3.3.3. Tổng Hợp hiệu quả tài chính - xã hội .......................................... 77
3.4. Đề xuất một số giải pháp khuyến khích phát triển trồng rừng Keo lai,
Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla ................................................................ 80
3.4.1. Kỹ thuật ...................................................................................... 80
3.4.2. Chính sách ................................................................................. 80
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ................................................................ 88
1. Kết luận .................................................................................................79
2. Tồn tại ...................................................................................................80
3. Kiến nghị ...............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

ACIAR

Trung tâm Nghiên cứu nơng nghiệp quốc tế


2

CHLB

Cộng hồ liên bang

3

HGĐ

Hộ gia đình

4

TT

Tai tượng

5

N/ha

Số cây/ha

6

NPV

Lợi nhuận rịng


7

NPV/năm

Lợi nhuận rịng/năm

8

IRR

Tỷ suất hồn vốn nội tại

9

TB

Trung bình


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1


Các dạng lập địa ở xã Đồng Lâm và Sơn Dương

55

3.2

Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 7 tuổi ở
2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương – Hoành Bồ - Quảng Ninh
Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng keo tai tượng 7 tuổi ở 2 xã
Đồng Lâm và Sơn Dương, huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh
Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Bạch đàn Urophylla 7 tuổi ở
xã Sơn Dương – Hoành Bồ - Quảng Ninh
Tổng hợp biểu sinh trưởng của rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng
và Bạch đàn Urophylla ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương, huyện
Hồnh Bồ - Quảng Ninh
Bảng tổng hợp chi phí và thu nhập của mơ hình trồng rừng Keo lai

61

3.3
3.4
3.5

3.6

ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương
3.7 Bảng tổng hợp chi phí và thu nhập của mơ hình trồng rừng Keo tai
tượng ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương
3.8 Bảng tổng hợp chi phí và thu nhập của mơ hình trồng rừng Bạc đàn
Urophylla ở xã Sơn Dương

3.9 Tổng hợp hiệu quả tài chính của rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng
và Bạch đàn Urophylla ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương, huyện
Hoành Bồ - Quảng Ninh
3.10 Nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng ở địa bàn khảo
sát
3.11 Số công lao động tạo từ 1ha rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên
cứu
3.12 Bảng tổng hợp hiệu quả tài chính - xã hội của các mơ hình trồng
rừng tài chính ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn Dương, huyện Hoành Bồ Quảng Ninh

61
63
64

66
67
68
69

73
74
79


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có diện tích đất lâm nghiệp là 16,24 triệu ha chiến gần 50%
tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1

triệu ha năm 1990 lên 3,23 triệu ha năm 2014, nằm trong tốp 10 các nước có
diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới (đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đơng Nam
Á). Ước tính khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang
sống ở vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, trong đó có 12 triệu đồng bào các
dân tộc thiểu số, cuộc sống cịn nghèo khó và phụ thuộc nhiều vào rừng. Vì
vậy, ngành lâm nghiệp cịn có vai trị quan trọng góp phần cải thiện đời sống
và cuộc sống xóa đói giảm nghèo bảo đảm an sinh xã hội cho người dân vùng
miền núi.
Cùng với khai thác, phát triển rừng trồng góp phần tạo nguồn nguyên
liệu, ngành chế biến gỗ Việt Nam có bước nhẩy vọt, Việt Nam đứng thứ 6 thế
giới và thứ 2 châu Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Năm 2013, xuất
khẩu đồ gỗ, lâm sản của Việt Nam đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD tăng 15,3% so
với cùng kỳ và tăng gần 200% so với năm 2007, là một trong những lĩnh vực
có tỷ lệ xuất siêu cao so với cả nước (khoảng 3 tỷ USD, tương ứng
65%). Nhưng trong nhiều năm vừa qua, nguồn cung nguyên liệu gỗ trong
nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu chế biến. Lượng gỗ nguyên liệu
phải nhập khẩu “ròng” gia tăng trong nhiều năm qua theo kim ngạnh xuất
khẩu, chiếm gần 80% nhu cầu sản xuất trong nước. Mâu thuẫn này đang là
nguy cơ cho ngành chế biến gỗ phát triển không ổn định.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về trồng rừng sản xuất
với nhiều giống cây trồng khác nhau như nghiên cứu về cây Keo lai (Lê Đình
Khả và nhiều tác giả khác), một số loài Keo của Nguyễn Hoàng Nghĩa, đánh
giá hiệu quả rừng trồng một số loài cây gỗ lớn (Lương Văn Tiến, Trần Duy


2

Rương và các cộng sự)... Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc, là một trong 3 vùng nguyên liệu đã được hình thành trên cả nước
đã có rất ít cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Các cơng trình nghiên cứu

này cho rằng, kinh doanh rừng sản xuất cần phải quan tâm không chỉ đến
những vấn đề về lâm sinh, mà còn cả những vấn đề về tài chính-xã hội và mơi
trường. Về mặt tài chính, hoạt động kinh doanh rừng sản xuất phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro.
Vấn đề lựa chọn một số loài cây trồng chủ lực phục vụ trồng rừng sản
xuất, trong đó tập trung vào một số lồi cây chính cung cấp gỗ nguyên liệu
phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Ninh và theo yêu cầu của thị
trường tiêu thụ, cũng như trên cơ sở đánh giá tổng hợp về năng suất,chất
lượng và hiệu quả (tài chính, kỹ thuật, xã hội) từng loài cây liên quan cho đến
nay vẫn là một trong những đòi hỏi cấp bách của quản lý, kinh doanh rừng
bền vững hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững và đa chức năng.
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhiều hộ gia đình có
đất lâm nghiệp và trồng rừng sản xuất. Người dân chỉ tập trung vào trồng
rừng và không biết hiệu quả trồng rừng sản xuất như thế nào cho hiệu quả.
Vì vậy đề tài: “Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất quy mơ hộ gia
đình ở 2 xã Đồng Lâm, Sơn Dương và Hoành Bồ ở Tỉnh Quảng Ninh” được
đặt ra nhằm mục đích đánh giá tổng thể thực trạng gây trồng, hiệu quả tài
chính, xã hội và Hiệu quả Tổng hợp tài chính - xã hội nhằm đề xuất một số
giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất ở huyện
Hoành Bồ - Quảng Ninh một cách bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng, hiệu quả rừng trồng một số loài cây như Keo
lai, Keo tai tượng, Bạch đàn Urophylla và đề xuất một số giải pháp nhằm phát


3

triển trồng rừng sản xuất một số loài cây trên ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiểu quả trồng rừng sản
xuất;
- Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng rừng sản xuất (Keo lai, Keo tai
tượng, Bạch đàn) ở 2 xã Đồng Lâm, Sơn Dương, Hoành Bồ - Quảng Ninh
trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng sản xuất các giống Keo lai,
Keo tai tượng và Bạch đàn)
- Đánh giá được hiệu quả tài chính, xã hội của rừng trồng sản xuất ở 2
xã Đồng Lâm, Sơn Dương, Hoành Bồ - Quảng Ninh và những vấn đề đặt ra;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất
phù hợp với điều kiện sinh thái bảo đảm kinh doanh rừng bền vững hiện nay
ở 2 xã Đồng Lâm, Sơn Dương, Hoành Bồ - Quảng Ninh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc, là một trong 03 vùng nguyên liệu đã được hình thành trên cả nước,
lấy lồi cây nghiên cứu: Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Đánh giá được hiệu quả tài chính, xã hội và
Hiệu quả Tổng hợp tài chính - xã hội của một số lâm phần trồng Keo lai, Keo
tai tượng và Bạch đàn Urophylla 7 tuổi điển hình, ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn
Dương thuộc Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành tại 2 xã Đồng Lâm, Sơn
Dương, Hoành Bồ - Quảng Ninh.


4

- Phạm vi về thời gian: Tổng quan tài liệu được sử dụng số liệu của các
năm từ 2009-2013. Số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn của năm

2013.
Giới hạn nghiên cứu:
- Đề tài phỏng vấn 60 HGĐ trồng rừng Keo lai, Keo Tai tượng và Bạch
đàn Urophylla và 02 cán bộ thôn, 02 cán bộ xã đại diện cho địa bàn nghiên
cứu.
- Đề tài đánh giá thực trạng trồng và sinh trưởng của một số mơ hình
Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla với luân kỳ kinh doanh 7 năm
trồng ở xã Đồng Lâm và Sơn Dương huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh.
- Đánh giá hiệu quả tài chính - xã hội của một số mơ hình Keo lai, Keo
tai tượng và Bạch đàn Urophylla với luân kỳ kinh doanh 7 năm trồng ở xã
Đồng Lâm và Sơn Dương huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh.
- Hiệu quả xã hội đề tài chỉ tập trung vào đánh giá mức độ chấp nhận
của người dân trồng rừng sản xuất và hiệu quả về việc giải quyết việc làm góp
phần xóa đói giảm nghèo.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất ở một số địa điểm nghiên cứu
thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Điều kiện trồng rừng sản xuất
- Nguồn giống
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc
- Đánh giá sinh trưởng và năng suất của các mơ hình trồng rừng sản
xuất
4.2. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất ở 2 xã Đồng Lâm và Sơn
Dương, Hồnh Bồ - Quảng Ninh
Hiệu quả tài chính


5

Hiệu quả xã hội

Tổng hợp Hiệu quả tài chính - xã hội
4.3. Khuyến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất
ở tỉnh Quảng Ninh
- Giải pháp về đất đai
- Giải pháp về tài chính
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về khoa học công nghệ
- Đề xuất phương pháp đánh giá rừng sản xuất
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 chương
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm tài chính xã hội tỉnh Quảng Ninh và phương pháp
nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


6

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về trồng rừng sản xuất
1.1.1.Thế giới
Thế giới đã mất hơn 13 triệu hécta rừng, chủ yếu do chuyển đổi diện tích rừng
sang mục đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ cịn chiếm 31% diện tích các châu
lục trên tồn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hécta. Đó là những dữ liệu
mới nhất về rừng trên thế giới do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO)
về hiện trạng rừng toàn cầu nghiên cứu. Việt nam nằm trong top 10 các nước
(đứng thứ 9 thế giới và thứ 3 Đơng Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất
thế giới. Rừng trồng đóng góp 50% Trữ lượngsản xuất gỗ trên thế giới, trên

thế giới diện tích trồng rừng thương mại tập trung chủ yếu vào 9 lồi
cây/nhóm lồi cây ( 74%): pinus 32%, cunninghamia 11%, eucalyptus 8%,
Acacia 5%, tectona 4%; picea 4%; larix 4%, castanea 3% và populus 3%.
CHLB Đức kinh doanh rừng tập trung chủ yếu (76%) vào diện tích 4 lồi cây
gồm: Vân sam (28,2%), Thơng (23,3%), Giẻ (14,8%) và Sồi (9,6%). Diện tích
rừng hỗn giao chiếm 73%.
1.1.2.Việt Nam
Từ năm 1993 diện tích rừng đã tăng lên liên tục thơng qua các chương
trình trồng rừng và phục hồi rừng quốc gia : Chương trình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc - Chương trình 327- (1993-1998), Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng (1998-2010) và thông qua các dự án ODA Lâm nghiệp, cũng như một số
dự án trồng rừng FDI. Căn cứ Quyết định số 1739 /QĐ-BNN-TCLN ngày 31
/ 7 /2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện
trạng rừng tồn quốc năm 2012 diện tích rừng đạt 13.862.043ha, tương ứng tỷ
lệ che phủ rừng 40,7%. Tỷ lệ che phủ rừng các năm:


7

Diện tích rừng trồng đạt 3.428.200 ha, trong đó tỉnh Quảng Ninh có diện
tích là 176.454ha. Rừng trồng có tăng trưởng ngày càng cao, tuy nhiên năng
suất và chất lượng rừng trồng chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển tài
chính - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho cơng nghiệp chế biến và
xuất khẩu. Nhìn chung, trữ lượng rừng trồng của Việt Nam không cao.
Hiện nay sản lượng khai thác gỗ khoảng 2-3 triệu m3/năm, trong đó
khai thác gỗ rừng trồng chiếm tới khoảng 90%. Giai đoạn này có thể xem là
thời kỳ đột phá của ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam chỉ đạt 219
triệu USD, năm 2007 đạt gần 2,5 tỷ USD, năm 2012 đạt 4,67 tỷ USD và năm
2013 đạt 5,6 tỷ USD. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản

phẩm gỗ Việt Nam đó tăng lên nhiều lần. Tuy nhiên khoảng 80% nguồn
nguyên liệu phục vụ chế biến lâm sản xuất khẩu phải nhập khẩu từ nước
ngồi.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này của cả nước năn 2012
đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2011. Với sản lượng xuất
khẩu tăng hằng năm, cùng với thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở, xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ
2 ở Châu Á và đứng đầu Đơng Nam Á. Tuy nhiên, trong tổng diện tích rừng
khoảng 13,8 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên chiếm 74,5%, rừng trồng 25,5%,
rừng mới trồng (chưa đạt tiêu chuẩn rừng và khơng được tính tỷ lệ che phủ
rừng) chiếm gần 2,7%, mật độ cây lấy gỗ còn thấp. Do vậy, việc nhập khẩu
gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn khá lớn, ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm gỗ. Các loài gỗ nhập khẩu rất phong phú và đa dạng
gồm : gỗ từ rừng trồng, rừng tự nhiên; gỗ cây lá rộng, cây lá kim và gỗ lớn,
gỗ nhỏ: bạch đàn các loại, keo các loại, thơng các loại, tếch, giổi, chị, căm xe,
lim, hương, trắc, tống quán sủi và sồi... từ 26 nước thuộc châu Á, châu Phi,


8

châu Mỹ, châu Âu và châu Úc. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu, đặc biệt cho
sản xuất đồ mộc xuất khẩu, đồng thời với việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu
nhập khẩu thích hợp và ổn định, chúng ta cần có chiến lược và lộ trình phát
triển và sử dụng hợp lý nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, trong đó đặc biệt
lưu ý trồng rừng nguyên liệu công nghiệp thay thế nhập khẩu từ một số loài
gỗ rừng trồng và về lâu dài góp phần cung cấp gỗ lớn.
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 đã xác định nhiệm vụ [9] :
- Trồng rừng sản xuất mới 0,75 triệu ha đến năm 2010 và 1,0 triệu ha

cho giai đoạn sau. Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng trung bình đạt
15 m3 gỗ/ha/năm
- Sản lượng gỗ khai thác trong nước 20 - 24 triệu m3/năm , trong đó có
10 triệu m3 gỗ lớn..Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD
- Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng đạt 2 tỷ USD
Định hướng phát triển đối với trồng rừng sản xuất: (i)đẩy mạnh trồng rừng
tài chính đa mục đích, gắn với phát triển cơng nghiệp chế biến lâm sản và trên
cơ sở nhu cầu thị trường, (ii) tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản
xuất ổn định và hiệu quả tài chính cao, (iii) tập trung cải thiện nhanh chóng
năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ
thuật thâm canh rừng, (iv) chú trọng xây dựng các vùng rừng nguyên liệu công
nghiệp tập trung và quản lý sử dụng bền vững, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc
nhanh và cây gỗ lớn dài ngày và (v) khuyến khích gây trồng các lồi cây đa
mục đích và lâm sản ngồi gỗ, chú trọng phát triển các loài là cây lợi thế của
Việt Nam.


9

1.2. Tình hình nghiên cứu về trồng rừng sản xuất
1.2.1. Trên thế giới
Để nâng cao năng suất và chất lượng trồng rừng, các nhà khoa học trên
thế giới đã tập trung nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như giống, điều kiện gây
trồng, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phân vùng sinh thái, tăng trưởng và sản
lượng rừng… cho tới các chính sách, thị trường và cơng nghệ chế biến.
Theo Lê Đình Khả (1999) [21] đến trước năm 1996, trên thế giới vẫn
chưa có các nghiên cứu về tính chất vật lý, cơ học cũng như về tính chất bột
giấy của Keo lai. Chưa có những nghiên cứu về chọn lọc cây đầu dịng và
khảo nghiệm dịng vơ tính để từ đó chọn tạo ra các dịng tốt nhất để phát triển
vào sản xuất.

Phân tích Peroxydase isozym của Keo lai và hai lồi bố mẹ cho thấy Keo
lai thể hiện tính trung gian giữa hai loài keo bố mẹ (Kiang Tao et al, 1989)
[43].
Theo thơng báo của Tham 1976 [50] thì cây lai thường cao hơn cả hai
loài bố mẹ, song vẫn giữ hình dáng kém hơn Keo lá tràm.
Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp, Pinso và Nasi (1991) [47]
thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả
yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo
lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn
xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River
(Quensland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi thì khơng
đồng đều so với trị số trung bình và cịn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dầu
một số cây xuất sắc có khá hơn.
Pinso và Nasi, 199) [47] đã nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng của cây Keo lai, và thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ


10

tròn đều của thân, vv.. ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho
rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại.
 Giống cây trồng
Nhờ những cơng trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới nay ở
nhiều nước đã có những giống cây trồng năng suất cao gấp 2 – 3 lần trước đây
như ở Braxin đã tạo được những khu rừng có năng suất 70 – 80m3/ha/năm.
Tại Cơng Gơ năng suất rừng trồng cũng đạt 40 – 50 m3/năm/ha. Theo Covin
(1990) tại Pháp, Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng đạt năng
suất 40 -50 m3/ha/năm. Theo Swoatdi, Chamlong (1990) tại Thái Lan rừng
Tếch cũng đạt sản lượng 15 – 20 m3/ha/năm.
Năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu thí nghiệm trồng Keo lai bằng cây con

được nhân giống từ nuôi cấy mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm
(Umboh et al.1993). Kết quả cho thấy sinh trưởng tốt hơn so với Keo tai
tượng và Keo lá tràm.
Cây Keo lai cịn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây
đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990).
Về hình thái cây Keo lai đã được nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng
Keo lai xuất hiện lá giả sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm
(Rufelds, 1988[56], Gan, E và Sim Boom Liang, 1991 [46]).
Rufeld, 1987[56] nghiên cứu và đưa ra nhận xét, cây Keo lai có thể
khơng có ưu thế lai về sinh trưởng, hoặc có ưu thế lai như cao hơn và to hơn
các loài bố mẹ.
Griffin, 1988)[50] đã tiến hành nhân giống Keo lai bằng hom hoặc nuôi
cấy mô bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm 6 Benzyl amino purine (BAP) 0,5 mg/l và cho ra rễ trong phịng hoặc nền cát
sơng 100% với khả năng ra rễ đến 70% (Darus, 1991) và sau một năm cây mơ
có thể cao 1,09m.


11

Năm 1997 Somyos Kijkar, Montagu và các cộng sự [51] đã nghiên cứu
hình thái và sinh trưởng của Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá
tràm tại Trung tâm giống cây rừng ASEAN và loài bố mẹ được trồng ở tại
Thái Lan. Thí nghiệm được trồng ở 3 vị trí những cấp tuổi khác nhau như:
4,5; 6,5; 9,5 tuổi. Trong đó cấp tuổi ở 6,5 và 9,5 được trồng từ hạt cây Keo
lai, còn lại ở cấp tuổi 4,5 được trồng bằng cây nhân giống vơ tính có chọn lọc.
Kết quả chỉ ra rằng đặc tính hình thái của cây lai được thể hiện tính trung gian
giữa cây bố và cây mẹ. Sinh trưởng giữa các loài cây đó được biến đổi rất lớn
trong 3 nhóm và với cây bố mẹ. Giống lai sinh trưởng nhanh hơn giống bố
mẹ, cây lai vơ tính sinh trưởng nhanh nhất.
 Về kỹ thuật lâm sinh

Matthew, J Kelty năm 1995 đã nghiên cứu xây dựng mơ hình trỗng hỗn
giao giữa cây gỗ với cây họ đậu. Đặc biệt ở Malaysia các nhà nghiên cứu đã
xây dựng rừng nhiều tầng hỗn loài trên 2đối tượng: rừng Keo tai tượng và
rừng Tếch, đã sử dụng 23 lồi cây có giá trị trồng theo băng và phương thức
hỗn giao khác nhau.
Evans J. (1992) đã nghiên cứu về mật dộ trồng rừng sản xuất Papua New
Guinea cho Bạch đàn E. deglupta, tác giả chỉ ra rằng sau 5 năm trồng đường
kính bình qn của các cơng thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật
độ, nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng mật độ thấp vẫn nhỏ hơn công
thức ở mật độ cao.
 Về mơi trường
Đến nay trên thế giới có một số cơng trình nghiên cứu về hiệu quả mơi
trường của rừng. Giá trị mơi trường của rừng bao gồm phịng hộ mơi trường,
cải tạo độ phì đất và đặc biệt là hấp thụ khí CO2


12

Nhiều nghiên cứu đã khẳng vai trò to lớn của rừng trong việc bảo vệ mơi
trường như chống xói mịn, giảm bồi lắng, điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt,
cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước (Hamilton và King, 1983).
Phân tích hiệu quả của rừng việc hạn chế xói mịn cho thấy nếu được
rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mịn, rửa trơi, kiểm sốt dịng chảy có thể
lên tới 80 USD/ha/năm (Cruz et al, 1988).
Liên quan đến vai trị của rừng trong hấp thụ khí nhà kính Brown và
Pearce (1994) đưa ra các số liệu đánh giá lượng carbon và tỷ lệ thất thoát đối với
rừng nhiệt đới. Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn carbon/ha
.Rừng trống có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3
đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nơng nghiệp.
Hiệu quả mơi trường của rừng cịn được biểu hiện thơng qua việc duy trì

và cải thiện độ phì đất, duy trì sức sản xuất của lập địa và ổn định năng suất
rừng. Đối với vùng đất trống đồi núi trọc, việc trồng và phục hồi hồi rừng có
những ảnh hưởng tích cực đến độ phì đất (Smith.C.T 1994).
 Về tài chính - chính sách và thị trường
Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) đã nghiên cứu và dẫn ra rằng
rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở hữu sau:
- Sở hữu cơng cộng hay sở hữu Nhà nước
- Sở hữu cá nhân: Rừng trồng thuộc hộ gia đình, cá nhân, HTX,
doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗ.
- Sở hữu tập thể; Rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội.
Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình
thực tế trong những năm qua ở Trung Quốc đã đưa ra một số cơng cụ chủ
đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng là:
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hóa
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà


13

nước
- Giảm thuế đánh vào các lâm sản
- Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng
- Phát triển quan hệ hợp tác giữa người dân với các công ty để phát
triển trồng rừng
Narong Mahannop (2004) ở Thái Lan, Ashadi và Nina Mindawati
(2004) ở Indonesia, các tác giả đã cho biệt hiện nay ở các nước Đơng Nam Á
có 3 vấn đề lớn được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia
trồng rừng là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi rừng trồng

- Nâng cao hiểu biết đã nắm bát kỹ thuật của người dân.
Tóm lại: Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan về
kỹ thuật nhân giống, trồng rừng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các chính
sách có liên quan và có giá trị tham khảo cao.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Điều kiện gây trồng
Nghiên cứu về khả năng chịu hạn của một số giống Keo lai ở giai đoạn
non và đối chứng với Keo tai tượng và Keo lá tràm, cho thấy rằng trong các
giống nghiên cứu, có 2 giống BV10 và BV32 có khả năng chịu hạn tốt nhất.
Tác giả cũng đưa ra nhận định Keo lai và Keo lá tràm có khả năng chịu hạn
tốt hơn Keo tai tượng (Lê Đình Khả, 1999) [21].
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên hai loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, đã chỉ ra rằng loại đất khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác
nhau, mặc dù đã được áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như nhau,
nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ
(Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2004) [11] .


14

Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) [32] đã xây dựng mơ hình trồng
rừng thâm canh và đề xuất các tiêu chuẩn xác định lập địa rừng trồng gồm:
các loại đất khác nhau, độ dốc và kiểu địa hình, độ dày tầng đất và quần hệ
thực vật ưu thế. Tác giả đã đưa ra kết luận lập địa và năng suất rừng trồng có
mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng nói chung và
cây Keo lai nói riêng là rất quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu mới quan tâm chủ yếu vào khâu tuyển chọn các giống
Keo lai thích hợp cho trồng rừng trên một số khu vực mà chưa tập trung giải
quyết vấn đề toàn diện từ chọn giống đến xác định điều kiện gây trồng và khả

năng sinh trưởng của Keo lai.
Theo tiêu chuẩn ngành 04TCN 74-2006 về điều kiện gây trồng Keo lai
thích hợp và nơi mở rộng như sau:
Điều kiện khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm thích hợp là 22-270C, mở rộng là 15 – 210C
- Lượng mưa hàng năm thích hợp là 1500 – 2500mm, mở rộng 1300 < 1500, >2600 – 2800mm
- Số tháng có lượng mưa >100mm thích hợp là 5 – 6, mở rộng là <5 và
>6
Điều kiện địa hình
- Độ cao trên mặt nước biển
+ Thích hợp ở miền Bắc ≤ 300m, miền Nam và Tây Nguyên ≤ 500m
+ Nơi mở rộng ở miền Bắc là >300 – 500m, miền Nam và Tây
Nguyên là >500 – 800m
+ Độ dốc thích hợp là ≤200, mở rộng là 20 - 300
Điều kiện đất đai và thực bì


15

+ Loại đất thích hợp là đất xám, đất feralit, mở rộng là đất phù sa, đất
dốc tụ.
+ Thành phần cơ giới thích hợp là đất thịt nhẹ đến thịt nặng, mở rộng là
đất sét nhẹ đến sét trung bình.
+ Độ dày tầng đất thích hợp là ≥100cm, mở rộng là 50-100cm.
+ Độ pHKcl thích hợp là 4,5 – 6,5, mở rộng là 4 – 4,5 và 6,5 -7
+ Thực bì thích hợp là đất cây bụi, có cây gỗ tái sinh tự nhiên rải rác,
độ tàn che khoảng 10%, mật độ cây tái sinh khoảng 1000 cây/ha, rừng sau
khai thác; mở rộng là đất trảng cỏ.
1.2.2.2. Giống cây trồng rừng
Những nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng

thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là của Lê Đình
Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, Hà Huy Thịnh (1999, 2000) đã nghiên cứu,
tuyển chọn các xuất xứ của giống Keo lai tự nhiên, Bạch đàn và lai giống
nhân tạo giữa các các loài Keo, Kết quả là đã tạo ra các dịng lai có sức
sinh trưởng tốt gấp 1,5 – 2,5 lần các loài cây bố mẹ, năng suất rừng trồng
ở một số vùng đạt từ 20 – 30 m3/ha/năm, có nơi đạt đến 40m3/ha/năm.
Khảo nghiệm về chọn tạo giống và nhân giống Lê Đình Khả cùng cộng
sự năm 2003 đã tuyển chọn được 6 dòng Keo lai tự nhiên có sinh trưởng tốt
nhất để đưa vào khảo nghiệm ở các vùng sinh thái. Kết quả khảo nghiệm là
tất cả ở các nơi được gây trồng keo lai đều sinh trưởng gấp từ 1,5 đến 4 lần
Keo tai tượng và Keo lá tràm.
Nghiên cứu về khả năng chịu hạn của một số giống Keo lai ở giai đoạn
non và đối chứng với Keo tai tượng và Keo lá tràm, cho thấy rằng trong các
giống nghiên cứu, có 2 giống BV10 và BV32 có khả năng chịu hạn tốt nhất.
Tác giả cũng đưa ra nhận định Keo lai và Keo lá tràm có khả năng chịu hạn
tốt hơn Keo tai tượng Lê Đình Khả (1999) [20].


16

Nghiên cứu khảo nghiệm 16 giống Keo lai được tuyển chọn để trồng
rừng ở Đông Nam Bộ trên các loại đất khác nhau đã qua canh tác cây lương
thực ngắn ngày, đất bỏ hoang hoá, đất quảng canh, đã cho thấy sinh trưởng
của một số giống Keo lai về đường kính, chiều cao qua các năm đều cao hơn
Keo tai tượng đối chứng. Từ kết quả khảo nghiệm này tác giả đã lựa chọn
được những giống Keo lai tốt nhất có thể nhân giống đại trà cho trồng rừng ở
Đơng Nam Bộ và các địa phương có điều kiện lập địa tương tự (Phạm Văn
Tuấn và cộng sự, 2001)[41].
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên hai loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, đã chỉ ra rằng loại đất khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác

nhau, mặc dù đã được áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như nhau,
nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ (
Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2004) [11] .
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) [32] đã xây dựng mơ hình trồng
rừng thâm canh và đề xuất các tiêu chuẩn xác định lập địa rừng trồng gồm:
các loại đất khác nhau, độ dốc và kiểu địa hình, độ dày tầng đất và quần hệ
thực vật ưu thế. Tác giả đã đưa ra kết luận lập địa và năng suất rừng trồng có
mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Nguyễn Việt Cường (2002) đã nghiên cứu khá toàn diện về lai giống 3 loài
bạch đàn Urophylla, Camaldulensis và Exserta.Tác giả cho biết từ 9 tổ hợp
lai và 5 dòng bạch đàn lai đã chọn được 7 tổ hợp lai đạt năng suất từ 20 – 27
m3/ha/năm, gấp 1,5 – 2 lần giống sản xuất hiện nay. 3 dòng Bạch đàn lai 81,
85 và HH có năng suất vượt các giống PN2 và PN 14 từ 23 – 84%. Ngoài
ra, năm 2004 Lê Đình Khả và các cộng sự (1999) nghiên cứu về khả năng
chịu hạn của một số dòng Keo lai ở giai đoạn tuổi non và đối chứng với Keo
tai tượng và Keo lá tràm. Kết quả cho thấy 2 dịng BV10 và BV32 có khả
năng chịu hạn tốt nhất.


17

1.2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Giống lai ở Ba Vì được lấy từ khu khảo nghiệm giống keo trồng năm
1984. Cây mẹ là Keo tai tượng xuất xứ Mossman (thuộc bang Queensland,
Australia) có vĩ độ là 16o20’N, kinh độ 145o24’ Đ, lượng mưa hàng năm là
800 – 1200mm/năm. Cây bố là Keo lá tràm được đưa vào gây trồng trước đây
không rõ xuất xứ hoặc thuộc xuất xứ Oenpelli (bang Northern Territory,
Australia) ở vĩ độ 12o20’N, kinh độ 133o04’Đ với lượng mưa hàng năm
khoảng 1300 – 1700mm.
Nghiên cứu về đặc điểm chính của cây Keo lai đời thứ nhất (F1) và tính

phân ly, thối hố của chúng trong đời thứ 2 (F2), tác giả đã đánh giá như sau:
cây lai đời F1 có hình thái trung gian giữa bố, mẹ và có ưu điểm nổi bật là có
ưu thế lai về sinh trưởng, cây lai F2 có biểu hiện thối hố và phân ly khá rõ
rệt thành các dạng cây khác nhau, có sinh trưởng kém hơn cây lai đời F1 và
có biến động lớn về đường kính. Tác giả đã đưa ra khuyến cáo về trồng rừng
Keo lai không dùng hạt làm giống mà chỉ dùng phương pháp nhân giống bằng
hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh cho những giống Keo lai đã được chọn lọc
và khảo nghiệm (Lê Đình Khả, 1997) [19].
Tiến hành nghiên cứu lập bảng sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho
rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước. Kết quả cho thấy,
tại các cấp đất Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở tuổi 7 - 8.
So với bố mẹ, Keo lai có tăng trưởng bình quân cao hơn từ 1,2 – 2 lần, tác giả
đã đưa ra căn cứ để đánh giá tình hình sinh trưởng của Keo lai ở các vùng
nghiên cứu là cơ sở để định hướng phát triển quy mô trồng rừng cho lồi cây
này (Nguyễn Trọng Bình, 2005) [10].
Điều tra trồng rừng Keo lai sản xuất ở một số vùng sinh thái ở nước ta
đưa ra kết quả như sau: chất lượng và sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau
5 và 15 tháng tuổi có tỷ lệ sống cao, bình quân đạt 89%; chất lượng cây trồng


18

về sinh trưởng thể hiện rõ nét và cao, tỷ lệ cây tốt bình quân đạt 88,5%, trong
khi tỷ lệ cây xấu bình quân là 4,5%, tốc độ sinh trưởng nhanh và lượng tăng
trưởng hàng năm cao, có thể trồng rừng ở nhiều nơi trên cả nước (Đoàn Hoài
Nam, 2003) [27].
Đoàn Hoài Nam (2003) [26] đã tiến hành điều tra sinh trưởng, dự đoán
sản lượng của Keo lai tại vùng Đơng Nam Bộ, cho thấy tăng trưởng bình qn
về Lượng của Keo lai lớn hơn 27m3/ha/năm. Như vậy, cây Keo lai là cây mọc
nhanh có thể đáp ứng được yêu cầu về trồng rừng cơng nghiệp. Bên Kạnh đó,

tác giả đã xây dựng được quan hệ của một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản của
rừng trồng Keo lai vùng Đơng Nam Bộ góp phần làm cơ sở cho việc lập bảng
cấp đất, sản lượng và tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng phục vụ kinh doanh rừng
trồng Keo lai.
Nguyễn Huy Sơn và các cộng sự (2005)[34] đã nghiên cứu về đặc
điểm sinh trưởng và tuổi thành thục công nghệ của Keo lai ở vùng Đông
Nam Bộ cho thấy kết quả: sau 5 năm tuổi, Keo lai sinh trưởng nhanh, tăng
trưởng bình quân về đường kính đạt từ 2,38 - 2,52cm/năm và chiều cao đạt
3,14 - 3,56m/năm. Tăng trưởng bình quân đạt từ 27 - 36m3/năm, số lượng
cây hai thân xuất hiện nhiều ở một số giống trên một đơn vị diện tích có ý
nghĩa trong việc nâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp.
1.2.2.4. Kỹ thuật lâm sinh
Trước đây các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một số ít các lồi
cây như Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ đề, Thơng nhựa, Thông đuôi ngựa… Gần
đây, cùng với sự tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng, một số nhà nghiên
cứu đã tập trung vào nghiên cứu các loài cây mọc nhanh. Các cơng trình có
thể kể đến như:
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự, 2001 đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả đề


19

án 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên”. Đề tài tập trung
nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch đàn Urophylla, Bạch đàn trắng
Camaldulensis và Tereticornis, Keo mangium, Keo lai tại vùng Trung tâm
Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu đã giải quyết được nhiều
các vấn đề cơ sở khoa học cho thâm canh rừng trồng như làm đất, bón phân,
phương thức và kỹ thuật trồng.
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) nghiên cứu, đánh giá năng suất rừng

trồng Bạch đàn E. Urophylla trên ba loại đất khác nhau ở khu vực Tây
Nguyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh như nhau nhưng Bạch đàn E. Urophylla sinh trưởng ở đất nâu
đỏ tốt hơn ở đất phù sa cổ.
Ngơ Đình Quế và cộng sự (2001) đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân
chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt
Nam. Phạm Đình Tam cùng cộng sự (2005) đã thực hiện đề tài “Điều tra,
đánh giá xác định tập đồn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng
lập địa chủ yếu trong các vùng tài chính lâm nghiệp tồn quốc”. Đề tài đã
đánh giá thực trạng và hiệu quả trồng rừng sản xuất của các loài cây trồng gỗ
lớn đang được sử dụng ở các vùng tài chính lâm nghiệp trong tồn quốc và đề
xuất được tập đồn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả phù hợp với các điều
kiện lập địa chủ yếu trong một số vùng tài chính lâm nghiệp trọng điểm..
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (1994), nghiên cứu đánh giá tiềm năng
sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Kết quả chỉ ra rằng vùng Đông
Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn. Đất ở vùng
này rất thích hợp với các lịai cây cung cấp gỗ nguyên liệu như một số loài
Bạch đàn, keo và rất thích hợp với trồng cây gỗ lớn như Tếch, Sao, và Dầu
nước.


×