Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu khả năng tham gia của người dân vào việc thực hiện chương trình REDD và REDD+ trên địa bàn huyện sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.86 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ THỊ KIM LƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO
VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH REDD VÀ REDD+
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ THỊ KIM LƯƠNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO
VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH REDD VÀ REDD+
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
M· sè: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH CHÍNH

Hà Nội, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên
cứu đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Hà Thị Kim Lương


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu khả năng tham
gia của người dân vào việc thực hiện chương trình REDD và REDD+ trên địa
bàn huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy, cô giáo trong trường, những
nhận xét, đóng góp tích cực cũng như động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Lâm Nghiệp,

khoa Sau đại học cùng các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc
biệt trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Lê Minh Chính đã hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình để tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Phòng Kinh tế, Phòng
Tài nguyên môi trường, Hạt kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ,
UBND và các hộ gia đình ở các xã Tả Phìn, Thanh Phú, Bản Khoang đã cung
cấp thông tin và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày tháng 11 năm 2012

Tác giả

Hà Thị Kim Lương


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục các bảng ....................................................................................... viii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 5
1.1. Cơ sở lý luận về REDD và REDD+ ....................................................... 5
1.1.1. Biến đổi khí hậu .............................................................................. 5
1.1.2. Rừng và vai trò của rừng trong công cuộc đáp ứng với biến đổi
khí hậu ........................................................................................... 10
1.1.3. Thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu .......................................... 13
1.1.4. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng,
chống biến đổi khí hậu ............................................................................ 15
1.2. Những vấn đề cơ bản về chương trình REDD+ ................................... 19
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................... 20
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động ................................................................... 20
1.2.3. Cơ chế tài chính và cách thức chi trả ............................................ 21
1.2.4. Yêu cầu kỹ thuật khi tham gia thực hiện chương trình REDD+ ... 22
1.3. Bối cảnh thực hiện REDD, REDD+ trên thế giới và ở Việt Nam ........ 24
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 24
1.3.2. Bối cảnh thực hiện REDD và REDD+ ở Việt Nam ...................... 26


iv

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 32
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ................................................................... 32
2.1.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội ............................................. 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ....................... 37
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 39
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 41

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
3.1. Thực trạng tài nguyên rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Sa Pa
trong những năm gần đây ............................................................................ 44
3.1.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng............................................... 44
3.1.2. Hệ động, thực vật rừng.................................................................. 45
3.1.3. Mức độ tăng, giảm tài nguyên rừng .............................................. 46
3.1.4. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ...................................................... 47
3.1.5. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng ........................................ 49
3.2. Dự kiến các nội dung chủ yếu triển khai chương trình REDD và
REDD+ trên địa bàn huyện ......................................................................... 51
3.2.1. Mục đính, yêu cầu ......................................................................... 51
3.2.2. Các nội dung triển khai chủ yếu.................................................... 52
3.3. Kết quả điều tra .................................................................................... 56
3.3.1. Khả năng tham gia chương trình REDD và REDD+ của người
dân ................................................................................................. 56
3.3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia chương
trình REDD+ của người dân ................................................................... 62


v

3.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai chương trình
REDD và REDD+ trên địa bàn huyện ......................................................... 71
3.3.1. Đánh giá thuận lợi khi triển khai REDD+ tại địa phương ............. 71
3.3.2. Khó khăn và thách thức................................................................. 73
3.4. Gợi ý về chính sách .............................................................................. 76
3.4.1. Đối với địa phương ....................................................................... 76
3.4.2. Với các cấp ngành chỉ đạo, xây dựng, hoàn thiện chương trình ... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
BĐKH
COP

Viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Conferences of the Parties: Hội nghị thượng đỉnh các nước
thành viên (thuộc hiệp định khung về BĐKH)

CDM

Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emission Reduction: Tín chỉ giảm phát thải carbon

CERDA

Centrer of research & development in upland areas : Trung tâm
nghiên cứu và phát triển vùng cao.


FAO

Food and Agriculture Organization: Tổ chức lương thực và
nông nghiệp của Liên hợp Quốc

FCPF

Forest Carbon Partnership Facility: Quỹ đối tác carbon trong
lâm nghiệp

GHGs

Greenhouse Gases: Khí nhà kính

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change: Ủy ban liên chính
phủ về biến đổi khí hậu

IUCN

The International Union for Conservation of Nature: Liên minh
bảo tồn thiên nhiên thế giới

MRV

Monitoring-Report-Vertification: Hệ thống theo dõi, báo cáo,
kiểm chứng

PES


Payment for Environmental Service: Chi trả dịch vụ môi trường

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Degradation: Giảm


vii

phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nước
đang phát triển.
RECOFTC The Center for People and Forests: Trung tâm vì Con người và
Rừng
REL
UNEP

Reference Emissions Level: Mức giảm phát thải tham chiếu
United Nations Environment Programme: Chương trình môi
trường Liên hợp quốc

UNFCCC

The United Nations Framework Convention on Climate
Change: Hiệp định khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp
quốc

WMO

World Meteorological Organization: Tổ chức khí tượng thế giới



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Các nhóm xã trên địa bàn huyện Sa Pa

38

2.2

Phân vùng chọn mẫu điều tra

39

3.1

Khả năng tham gia chương trình của người dân

56

3.2


Khả năng tham gia theo độ tuổi của mẫu điều tra

57

3.3

Khả năng tham gia theo đặc điểm trình độ văn hóa

58

3.4

Khả năng tham gia theo đặc điểm giới tính

59

3.5

Khả năng tham gia theo đặc điểm cơ cấu dân tộc

59

3.6

Khả năng tham gia theo dạng hộ

60

3.7


Đóng góp của rừng vào thu nhập hộ điều tra

61

3.8

Giải thích các biến phân tích

63

3.9

Kiểm định mức độ tin cậy của mô hình

66

3.10 Mức độ dự báo chính xác của mô hình

66

3.11 Kiểm định các hệ số hồi quy của mô hình

67

3.12 Mô phỏng thay đổi xác suất tham gia chương trình REDD+

69

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
1.1

Tên hình
Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu 1860 - 2000

Trang
8


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang được coi là mối đe dọa môi trường
nghiêm trọng nhất mà hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt. Báo cáo
đánh giá thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công
bố năm 2007 kết luận rằng: Sự nóng lên của khí hậu trái đất hiện nay là một
thực tế và sẽ tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự gia tăng
nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (GHGs) trong khí quyển. Sự phát thải khí
nhà kính chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động của con người, đặc biệt là từ nửa
cuối thế kỷ 20 cho đến nay.
Những tác động có thể xảy ra đối với sức khỏe, kinh tế cũng như môi
trường sống của chúng ta khiến chúng ta phải hành động. Để chống lại sự
biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ sinh thái trên
trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở
RiodeJaneiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ
thể hóa bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống
biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các

nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, việc tăng cường trồng rừng tại các
khu đất trống ở vùng nhiệt đới được biết đến như là một biện pháp hiệu quả
để giảm khí CO2, một trong những khí nhà kính chính trong khí quyển
(Dyson, 1977) [25]. Tuy nhiên, thực tế thì tài nguyên rừng trên thế giới đang
ngày càng suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng rừng. Riêng ở
các nước đang phát triển, hàng năm lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái
rừng chiếm khoảng 20% so với tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính trên toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, một cơ chế tài chính thích hợp là điều
cần thiết để khuyến khích quản lý rừng bền vững tại các nước đang phát triển.


2

Được hình thành từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho các nước
đang phát triển để làm giảm phát thải khí CO2 từ ngành rừng, sáng kiến về
chương trình REDD được đưa ra tại Hội nghi ̣ các nước thành viên lầ n thứ 11
(COP11) của Công ước khung Liên hợp quố c về Biến đổi khí hâ ̣u (UNFCCC)
tổ chức tại thành phố Montreal, Canada năm 2005. REDD là tên viết tắt của
cụm từ tiếng Anh "Reducing Emission from Deforestation and Forest
Degradation in Developing Countries" nghiã là “ Giảm phát thải khí nhà kính
thông qua các nỗ lực ha ̣n chế mấ t rừng và suy thoái rừng ở các nước đang
phát triển”. Tại các cuộc hội đàm quốc tế gần đây, các nước đã bổ sung thêm
3 nội dung cho REDD và được gọi là REDD+ ( gồm bảo tồn, tăng đa dạng sinh
học; Tăng cường dự trữ Carbon từ rừng; Quản lý rừng bền vững). Như vậy,
ngăn chặn mất rừng, suy thoái rừng là mô ̣t trong những biê ̣n pháp hữu hiêụ của
Liên hiệp quố c nhằ m bảo vê ̣ trái đấ t khỏi hiể m họa do biế n đổ i khí hâ ̣u.
Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc, Việt Nam sẽ là một trong
những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình biến đổi khí
hậu. Theo thống kê chính thức, Việt Nam đã mất khoảng 6,3 triệu ha rừng từ
năm 1943 đến năm 1995. Kể từ đó, Việt Nam duy trì xu hướng phát triển tất

cả các kiểu rừng vào khoảng 2% mỗi năm. Tuy nhiên, ngay cả khi tỷ lệ rừng
che phủ đã tăng, chất lượng rừng vẫn không ngừng suy thoái. Trong khi đó,
những khu rừng có diện tích giảm rõ rệt và bị suy thoái nghiêm trọng lại là
những khu rừng chứa nhiều carbon nhất.
Để thử nghiệm và thể chế hoá thực hiện REDD, Việt Nam đã được
Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây
dựng và thực hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009. Với
mục tiêu chính là phòng chống biến đổi khí hậu, chương trình còn gián tiếp
hỗ trợ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội nhờ tăng thu
nhập cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù tất cả các ý tưởng


3

đơn giản đó khi biến thành hành động thì trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Xong với kỳ vọng để cộng đồng sống trong rừng và gần rừng nỗ lực tham gia
giảm mất rừng và suy thoái rừng, Việt Nam coi REDD là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Sa Pa là một huyện miền núi phía Bắc, thuộc tỉnh Lào Cai, một địa
danh du lịch nổi tiếng của cả nước. Khí hậu và cảnh quan môi trường nơi đây
có vai trò rất quan trọng, không những góp phần tạo ra môi trường sống trong
lành mà còn tạo điều kiện phát triển du lịch, đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, bên cạnh việc tài
nguyên rừng ngày càng suy giảm khí hậu Sa Pa cũng có những thay đổi bất
thường. Cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí
hậu, cùng với lòng nhiệt huyết và quyết tâm giảm khí thải qua REED và
REDD+ nhưng vẫn còn đó những quan ngại, băn khoăn về tính khả thi của
chương trình, tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu khả năng tham gia của
người dân vào việc thực hiện chương trình REDD và REDD+ trên địa bàn
huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai"

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu khả năng tham gia của người dân vào chương trình REDD
và REDD+ trên địa bàn huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai nhằm góp phần thúc đấy
việc triển khai thực hiện chương trình.
- Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về REDD và REDD+
 Dự kiến được nội dung chủ yếu triển khai chương trình REDD và
REDD+ trên địa bàn huyện.


4

 Làm rõ được khả năng tham gia của người dân vào việc thực hiện
chương trình REDD và REDD+

 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện
chương trình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
+ Khả năng tham gia của người dân đối với người chương trình REDD
và REDD +
+ Tài nguyên rừng và khí hậu Sa Pa những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu khả năng tham gia
chương trình REDD và REDD+ của các hộ gia đình sống trong rừng và
gần rừng.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu một số xã trên
địa bàn huyện Sa Pa.

+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu
thứ cấp thời kỳ 2009 - 2011; số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra các hộ gia
đình năm 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tham gia của người dân đối với
chương trình REDD và REDD trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về REDD và REDD+
1.1.1. Biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm và biểu hiện
* Khái niệm
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết
(thường là 30 năm, WMO). Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu
so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian
dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người
làm thay đổi thành phầncủa khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu).
* Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các

vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển [12].


6

1.1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên
toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người (theo "Các lý
thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ XIX" do những nhà
khoa học Thụy Điển nghiên cứu). Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ
năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các
nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển
ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà
kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
* Hiệu ứng nhà kính được hiểu như sau
Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm tới 78% khối
lượng khí quyển, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% là các khí khác
(acgon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêôn, hêli, hyđro, ôzôn v.v...) và hơi
nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí này có vai trò rất quan trọng
đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, các chất khí nói trên có khả năng hấp
thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này
lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ
hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất
khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời
chiếu tới mặt đất.

Các chất khí nói trên đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là
các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái
đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33 0C, tức là nhiệt độ trung bình
bề mặt trái đất sẽ khoảng -18 0C.
Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có
các khí nhà kính được gọi là "hiệu ứng nhà kính".


7

Các cuộc nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Mauna Loa Observatory
(Hawai) năm 1958 đặt ở độ cao 3.345m đã chứng minh được khí CO 2 là
nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ (chiếm 50%-60% các khí gây
hiệu ứng nhà kính). Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10
nghìn năm, nồng độ các khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO 2 chưa
bao giờ vượt quá 300ppm (phần triệu). Chỉ riêng lượng phát thải khí CO 2 do
sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình từ 6,4 tỷ tấn carbon
(~ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn carbon (~ 45,9 tỷ
tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 - 2005. Như vậy, sự tăng lên của hàm
lượng khí nhà kính từ thời kỳ tiền công nghiệp đến nay làm tăng hiệu ứng nhà
kính trong khí quyển dẫn đến sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu và kéo
theo những hậu quả khác được khẳng định là do các hoạt động của con người.
1.1.1.3. Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) công bố năm 2007 nhận định rằng:
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có và
rất rõ ràng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ không khí và đại
dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng
lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.
Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là

0,740C, lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 - 2000, trong đó
riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,50C, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.
Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/thập kỷ, gấp gần 2
lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1850 1899 đến 2001 - 2005 là 0,760C (0,58 - 0,950C).


8

Khoảng 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất
trong chuỗi số liệu quan trắc bằng máy kể từ 1850. Nhiệt độ trung bình bề
mặt toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000 như sau:

Hình 1.1. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu 1860 - 2000
- Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình
1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ
10 năm 1993 - 2003. Tổng cộng, mực nước biển dâng quan trắc được là
0,31m (± 0,07)/100 năm gần đây.
- Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ
trung bình 2,7%/1 thập kỷ. Riêng trong mùa hè là 7,4%/1 thập kỷ. Diện tích
cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ 1990,
riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.
- Ở Bắc cực, khối băng có độ dày khoảng 3km đang mỏng dần và đã
mỏng đi 66cm. Ở Nam cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những
núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Ở Greenland, những lớp băng vĩnh cửu tan
chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), nhiệt độ trung bình những năm gần đây đã tăng 1,5


9

C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và diện tích lớp băng vĩnh cửu


0

giảm 40%, lớp băng hàng năm thường dày 1,2m nay chỉ còn 0,3m.
1.1.1.4. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có
những điểm đáng lưu ý sau :
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung
bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập
kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó
(1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3
nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,30C và cao
hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,50C.
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung
bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở
các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng
20 cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong
hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm
2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7
trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp
dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994,
12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu
trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo


10


dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nông nghiệp.
- Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
- Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ
1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây[5].

1.1.2. Rừng và vai trò của rừng trong công cuộc đáp ứng với biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Vai trò của rừng trong công cuộc đáp ứng với biến đổi khí hậu
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [4].
Quản lý tốt tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với
tình trạng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và những cánh rừng thực chất có
mối liên quan mật thiết với nhau. Những thay đổi khí hậu toàn cầu đang gây
ảnh hưởng đến các khu rừng, do nhiệt độ hàng năm của trái đất tăng cao hơn
đã làm thay đổi mô hình lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt
xảy ra với tần suất nhiều hơn. Tuy nhiên, những cánh rừng, trực tiếp là cây
xanh giúp thu giữ carbon và biến đổi chúng nhờ quá trình quang hợp, giữ vai
trò chủ yếu trong việc giảm khí nhà kính, từ đó giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Và
ngược lại, khi rừng bị phá huỷ hoặc bị khai thác quá mức, bị đốt cháy, chúng
sẽ trở thành nguồn phát thải khí nhà kính.
Ngày nay, theo quan sát của các nhà khoa học đã cho thấy trong hệ sinh
thái rừng có 5 loại bể chứa Carbon là: sinh khối trên mặt đất (cây trồng và các
thảm thực vật khác); sinh khối dưới mặt đất (thảm mục, thảm tươi); rác; gỗ



11

chết và Carbon hữu cơ trong đất, trong rễ cây. Các thảm thực vật đã thu giữ
một trữ lượng CO2 lớn hơn một nửa khối lượng chất khí đó sinh ra từ sự đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Và từ nguyên liệu Carbon này
hằng năm thảm thực vật trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô
thực vật. Khám phá này càng khẳng định thêm vai trò hệ sinh thái rừng trong
việc làm giảm lượng CO2 trong khí quyển [14].
1.1.2.2. Vai trò của các kiểu rừng
Theo Gifford và cộng sự [15], trong chu trình Carbon toàn cầu, lượng
Carbon lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tỷ tấn;
trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 tỷ tấn và hầu hết lượng Carbon trên trái
đất được tích lũy trong sinh khối cây rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới. Từ
những nghiên cứu trong lĩnh vực này, Woodwell và Pecan [16] đã đưa ra kết
luận lượng Carbon được lưu giữ trong kiểu rừng mưa nhiệt đới là cao nhất,
chiếm hơn 62% tổng lượng Carbon trên bề mặt trái đất, trong khi đó đất trồng
trọt chỉ chứa khoảng 1%. Điều đó chứng tỏ rằng việc chuyển đổi từ đất rừng
sang đất nông nghiệp sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng lượng khí phát
thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo
vệ rừng tự nhiên nói chung, rừng nhiệt đới nói riêng và những chương trình
khuyến khích nông dân sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp.
1.1.2.3. Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới và ở Việt Nam
Suy thoái rừng là sự thay đổi mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến cấu
trúc hoặc chức năng của khu rừng, từ đó làm suy giảm khả năng cung cấp các
sản phẩm hoặc dịch vụ rừng. Trong phạm vi mối quan hệ với biến đổi khí
hậu, suy thoái rừng được hiểu là kết quả của sự mất trữ lượng các-bon từ hệ
sinh thái.



12

* Suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO): tổng diện tích
rừng trên thế giới hiện nay khoảng 4 tỉ ha, chiếm gần 30% diện tích đất toàn
cầu. Hàng năm trên toàn thế giới bị mất đi khoảng 13 triệu ha rừng (trong đó
có khoảng 0,4% là rừng nguyên sinh) và con số này vẫn chưa có dấu hiệu
giảm, đặc biệt là trong những năm gần đây những vụ cháy rừng có qui mô lớn
đã xảy ra ngày càng nhiều hơn trước.
Từ đó, tổ chức này đã cảnh báo: nạn phá rừng lấy đất sản xuất, làm nhà
ở, nhất là nạn khai thác rừng lấy gỗ một cách bừa bãi và hiểm họa cháy rừng
hiện làm cho trái đất ngày càng bị sa mạc hóa, nhiều động thực vật quý hiếm
đã và đang bị diệt chủng. Các chuyên gia khí tượng trên thế giới cũng cho
biết, nhiệt độ trung bình trên thế giới từ đầu năm 2007 đã cao hơn mức nhiệt
độ trung bình của thế kỷ XX là khoảng 0,720C, gây ra hạn hán kéo dài, mưa
lớn, bão tuyết, lũ lụt và sụt lở đất … diễn ra trong những năm trở lại đây
thường xuyên hơn. Phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân chính làm
cho lượng CO2 tăng lên - Đây là một trong những nguyên nhân làm biến đổi
khí hậu trái đất [20].
* Suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam
Diện tích rừng Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng trong
một vài thập kỷ gần đây.
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha
(Maurand, 1943), với tỷ lệ che phủ là 43,8%; trên mức an toàn sinh thái là
33%. Năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm
1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ
lệ che phủ là 28%. Năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là
33% (Jyrki và cộng sự, 1999). Diện tích rừng bình quân cho 1 người là 0,13
ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở Đông Nam Á (0,42%) [18]



13

Trong giai đoạn 2000-2005, độ che phủ rừng tăng bình quân 2,1%/năm.
Năm 2008 độ che phủ rừng toàn quốc tăng lên 38,2% tương đương với diện
tích rừng tăng lên 2.568.000 ha. Đến năm 2011, Việt Nam có 13.515.064 ha
rừng, trong đó rừng đặc dụng là 2.011.261ha (chiếm 15%), rừng phòng hộ
4.644.404 ha (chiếm 37%), rừng sản xuất 6.677.105 ha (chiếm 47%), còn lại là
ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp: 182.294 ha (chiếm 1%). Trong số đó
có 76% là rừng tự nhiên, 24% rừng trồng, độ che phủ rừng toàn quốc đạt
39,7% [3].
Việt Nam là một trong số ít quốc gia Châu Á có mức tịnh tiến diện tích
rừng, do đó Việt Nam được đánh giá là đang ở giai đoạn thứ tư trong đường
cong diễn biến rừng, tức là diện tích rừng đang tăng. Song số liệu cho thấy
phần lớn diện tích là rừng trồng thuần loài, còn rừng tự nhiên còn lại thì trong
tình trạng là rừng nghèo hoặc đang trong quá trình tái sinh. Hơn thế nữa, xu thế
chủ đạo vẫn là phương thức phát triển và quản lý rừng manh mún và do vậy
ngày càng có nhiều diện tích rừng bị suy thoái [21].
1.1.3. Thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu
Từ những năm 1980, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu hành động
chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Năm 1988, Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã thành lập
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhằm cung cấp cho các nhà
hoạch định chính sách những thông tin khoa học tin cậy có liên quan.
Năm 1990, IPCC xuất bản một báo cáo khẳng định rằng sự biến đổi khí
hậu là một mối đe dọa đối với toàn nhân loại và kêu gọi một hiệp ước quốc tế.
Đại hội đồng liên hợp quốc đáp ứng lời kêu gọi này bằng việc chính thức phát
động đàm phán công ước khung về sự biến đổi khí hậu. Kết quả là tháng
6/1992 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
đã ra đời.



14

UNFCCC được ký kết tại Hội nghị Phát triển và Môi trường Liên hợp
quốc (Hội nghị thượng đỉnh Trái đất) tại Rio de Janeiro, Brazil và có hiệu lực
từ tháng 3/1994. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là ổn định nồng độ các khí
nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các
nước tham gia phải có cam kết chung về các hành động chống lại sự biến đổi
khí hậu, điều chỉnh theo điều kiện của từng quốc gia nhằm triển khai thực
hiện Công ước. Công ước chia các nước tham gia theo 2 nhóm: Các bên Phụ
lục I và Các bên ngoài Phụ lục I. Các bên Phụ lục I bao gồm các nước công
nghiệp, những nước về mặt lịch sử được coi là có nhiều các hoạt động gây ra
sự biến đổi khí hậu. Các bên ngoài Phụ lục I chủ yếu bao gồm các nước đang
phát triển. Công ước đưa ra nguyên tắc bình đẳng và yêu cầu Các bên trong
Phụ lục I phải dẫn đầu trong việc tới năm 2000 phải giảm mức phát thải khí
nhà kính của họ.
Nghị định thư Kyoto là một nghị định của UNFCCC được phê chuẩn
tại Kyoto, Nhật Bản tháng 12 năm 1997, có hiệu lực vào ngày 16/2/2005 sau
khi Cộng hoà Liên bang Nga phê chuẩn. Nghị định đưa ra nghĩa vụ bắt buộc
mang tính pháp lý cho 38 nước công nghiệp bao gồm 11 nước Trung và Đông
Âu, giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống một mức trung bình dưới 5,2%
so với mức của năm 1990. Hiện đã có hơn 170 quốc gia trên thế giới tham gia
Nghị định thư Kyoto, nhưng chỉ có 60% cam kết giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính trên toàn cầu.
Việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống một mức trung bình
dưới 5,2% thực sự là trách nhiệm nặng nề đối với những quốc gia công
nghiệp hóa. Vì vậy, 3 cơ chế mềm dẻo đã được đưa ra nhằm giúp những nước
này có thể đạt được mục tiêu, đồng thời mang lại sự phát triển bền vững cho
những quốc gia đang phát triển. Đó là cơ chế đồng thực hiện (JI - Joint

Implementation), cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (IET - International


15

Emission Trade) và cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development
Mechanism).
Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia công
nghiệp hóa với nhau, còn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có thể tiếp nhận đầu tư từ các nước
phát triển để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, hạn chế
tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang nông nghiệp,
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp, tiến tới mục tiêu
phát triển bền vững [9].
1.1.4. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng,
chống biến đổi khí hậu
1.1.4.1. Tham gia các công ước Quốc tế
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa và hạn chế tối thiểu thiệt
hại gây ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia các công ước, các
chương trình hành động nhằm bảo vệ khí hậu.
Chính phủ Việt Nam phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc
về biến đổi khí hậu ngày 16 tháng 11 năm 1994; Nghị định thư Kyoto được
phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002. Các văn bản cụ thể liên quan đến việc
thực thi các công ước này: Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương
có liên quan thực hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế CDM;
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ký một số cam kết quốc tế nhằm

tham gia các nỗ lực khắc phục những vấn đề môi trường. Những cam kết
quan trọng gồm Công ước về đa dạng sinh học (CBD) ký kết năm 1992 thông


×