Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.63 KB, 115 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác khi chưa
được công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày …. tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Quế


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thu Huyền, người đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện Phúc Thọ, Phòng Kinh tế
huyện Phúc Thọ, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, UBND các xã Vân
Phúc, Thanh Đa, Xuân Phú, chủ nhiệm các HTX nông nghiệp đã giúp đỡ tôi nhiệt
tình trong quá trình thực hiện tại địa phương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và những đồng nghiệp tại Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội, lãnh đạo phòng Trồng trọt thuộc Sở đã
tạo điều kiện về thời gian cũng như tham khảo tài liệu để hoàn thành luận văn này.
Đồng thời cảm ơn đến gia đình đã động viên tinh thần trong quá trình thực hiện luận
văn này.



Hà Nội, ngày …. tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Kim Quế


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN
TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP....................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap ................ 5
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm sản xuất rau theo VietGAP .................................................. 6
1.1.3. Nội dung quản lý sản xuất rau VietGAP ............................................. 10
1.2. Cơ sở thực tiễn về phá triển sản xuất rau an toàn ................................... 16
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản xuất rau RAT trên thế giới .................. 16
1.2.2. Quản lý sản xuất rau VietGAP ở Việt Nam ........................................ 22

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phúc Thọ ................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ ................................... 42
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ........................ 55
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 59
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ................................. 59
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 60


iv

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 60
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 63
3.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Phúc Thọ ........................................................................................... 63
3.1.1. Chủ trương của huyện về sản xuất rau an toàn .................................... 63
3.1.2. Tình hình triển khai áp dụng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Phúc Thọ ......................................................... 65
3.1.3. Công tác quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện ................... 70
3.1.4. Hiệu quả sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn nghiên cứu. .... 78
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
tại huyện Phúc Thọ....................................................................................... 81
3.3.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và của địa phương................... 81
3.3.2. Quỹ đất sạch để phát triển rau VietGAP ............................................. 82
3.3.3. Năng lực và nhận thức sản xuất rau VietGAP của nông hộ ................. 83
3.3.4. Chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất VietGAP ..................... 84
3.3.5. Liên kết “4 nhà” để phát triển sản xuất rau VietGAP .......................... 85
3.3.6. Phát triển hạ tầng vùng sản xuất rau VietGAP .................................... 85

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra giám sát sản xuất rau VietGAP ............................ 86
3.4. Một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
..................................................................................................................... 88
3.4.1. Định hướng ........................................................................................ 88
3.4.2. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

ASEAN GAP

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn ASEAN

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

EUREPGAP


Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Cộng đồng
Châu âu

GCN

Giấy chứng nhận

HTX

Hợp tác xã

FRESHCARE

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Úc

GLOBALGAP

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn được quốc
tế công nhận

JGAP

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Nhật bản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QĐ-TTg


Quyết định của Thủ tướng

QLCL

Quản lý chất lượng

QLNN

Quản lý Nhà nước

RAT

Rau an toàn

SALM

Bộ phận chứng nhận rau quả tươi

VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân


WTO

Tổ chức thương mại Thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp huyện

14

1.2

Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp xã

15

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Phúc Thọ năm 2015


35

2.2.

3.1

3.2

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ
Giai đoạn 2013-2015
Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn năm 2015 huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Diện tích, năng suất, sản lượng rau VietGAP năm 2015
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

44

66

66

Diện tích rau an toàn được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn
3.3

phântheo xã và xứ đồng huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

67

năm 2015

3.4
3.5

3.6

3.7
3.8

Tự đánh giá thực hiện quy trình VietGAP của các hộ
Đánh giá thực hiện tiêu chí sản xuất theo quy trình sản xuất
VietGAP
So sánh giá sản xuất VietGAP và sản xuất thường của rau
cải ngọt và rau su hào (tính cho 1 vụ)
So sánh giá sản xuất VietGAP và sản xuất thường của rau
cải bắp và cà chua (tính cho 1 vụ)
Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất rau VietGAP

74
75

79

80
87

trên địa bàn huyệnDANH
Phúc Thọ,
thành
phốHÌNH
Hà Nội

MỤC
CÁC
STT
3.1

Tên hình
Sơ đồ quản lý sản xuất rau VietGAP

Trang
72


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có đặc thù là một nước mà nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội.
Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan
tâm, trong đó có sản xuất rau an toàn. Rau có ý nghĩa quan trọng trong việc
cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho
cơ thể con người. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn lao động
trong Nông nghiệp dồi dào, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về sản xuất rau.
Cùng những lợi thế nhất định như thời gian sinh trưởng ngắn, thu nhập bình
quân cao hơn so với lúa, thị trường tiêu thụ ổn định do sử dụng rau xanh là
nhu cầu thiết yếu với người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia
tăng, đã và đang được đề cập đến như một mới nguy hiểm đe dọa trực tiếp
đến sức khỏe cộng đồng. Người tiêu dùng ăn rau sợ ngộ độc bới dư lượng kim
loại nặng, nitrat, vi sinh và thuốc trừ sâu trong rau xanh. Vậy nên, VSATTP

có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người, đến sự duy trì
và phát triển nòi giống của dân tộc và sự phát triển bền vững của nông nghiệp
nước ta, đặc biệt là sau khi nước ta ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế
WTO. Do đó, Bộ NN & PTNT đã ban hành “VietGAP- quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices) cho rau tươi an
toàn tại Việt Nam” nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an
toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.
Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm đã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng cả nước nói chung
và thủ đô Hà Nội nói riêng. Công tác sản xuất rau nói chung vẫn còn mang
tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ chạy theo lợi nhuận, còn chưa chú ý nhiều tới


2

chất lượng rau. Cùng với đó là việc quy hoạch các vùng sản xuất, tổ chức sản
xuất rau còn có những hạn chế kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng
thuốc BVTV, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng,... Cả người sản xuất và
người tiêu dùng vẫn còn lúng túng trong việc đưa ra các quyết định của mình.
Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu
giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì đến sức
khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang
là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng.
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau đạt 12.041 ha, tương
đương 29.000 ha gieo trồng/năm, phân bổ ở 22 quận, huyện, thị xã. Chủng
loại rau khá phong phú với trên 40 loại, có khả năng đáp ứng được khoảng
60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô. Phúc Thọ là một huyện ngoại
thành thuộc trung tâm của thành phố Hà Nội, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và
đô thị hóa nhanh. Trong những năm qua, huyện Phúc Thọ luôn quan tâm chú

trọng đến công tác phát triển sản xuất rau VietGap, đặc biệt là tại vùng rau an
toàn trọng điểm xã Vân Phúc, xã Võng Xuyên. Công tác quản lý sản xuất và
tiêu thụ rau VietGAP ở huyện Phúc Thọ đã đạt được những gì, còn những hạn
chế, tồn tại gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP tại địa bàn huyện Phúc Thọ, Luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý sản xuất rau an toàn đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao
thu nhập cho người sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa bàn huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất rau an toàn trên
địa bàn huyện Phúc Thọ.
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn VietGap
trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phá triển sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu phát triển rau an toàn được thực hiện trên các nội dung:
- Công tác kiểm soát kỹ thuật và quy trình sản xuất rau
- Công tác tổ chức các hoạt động sản xuất
- Công tác quản lý tiêu thụ rau trên thị trường
+ Phạm vi về không gian:
Hiện tại trên huyện Phúc Thọ, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP đang được làm thí điểm mô hình tại 2 xã Vân Phúc, xã Thanh Đa.
Luận văn chọn xã Xuân Phú là xã vẫn có những hộ sản xuất rau thông thường
để đối chiếu so sánh với với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
+ Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp và nghiên cứu trong khoảng thời gian
từ năm 2013 đến năm 2015;


4

Các số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 12/2015 đến tháng 3 năm
2016.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rau an toàn
- Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên
địa bàn huyện Phúc Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản xuất rau an
toàn trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
- Giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Phúc Thọ.



5

Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
1.1.1. Một số khái niệm
Theo Bộ NN&PTNT (2008), VietGAP (gọi tắt là VietGAP; Vietnamese
Good Agricultural Practices) nghĩa là “ thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho rau của Việt Nam” là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ
chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP
cho rau an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và
FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau Việt Nam tham gia thị
trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền
vững [4].
Vùng sản xuất rau an toàn áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát,
đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của
nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên
rau, quả. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở
chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn [11].
Sản xuất rau VietGAP là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào bao gồm
lao động, đất đai, giống, phân bón,... để tạo ra các sản phẩm đầu ra là RAT đạt
tiêu chuẩn VietGAP nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người [11].
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác
trên các diện tích đất có hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại dưới mức
cho phép, được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là
quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm



6

bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý đặt ra.
Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân
bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế,
thời điểm phù hợp và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho
phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng
không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng [11].
Cũng theo Hoàng Xuân Phương (2010) thì trong đời sống hàng ngày,
rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Rau sạch là danh từ chung để gọi các
loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác đặc biệt, như rau thuỷ canh,
rau “hữu cơ”... Tuy nhiên, mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm của rau hữu cơ, rau thuỷ canh cao hơn nhiều so với rau an toàn.
Tuy nhiên sản lượng rau hữu cơ, rau thủy canh ở nước ta hiện nay rất nhỏ,
phần lớn chỉ giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học [11].
1.1.2. Đặc điểm sản xuất rau theo VietGAP
1.1.2.1. Rau VietGAP
VietGAP cho rau an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/
GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau Việt
Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất
nông nghiệp bền vững. Về đặc điểm các tiêu chuẩn làm cơ sở cho rau
VietGAP như sau:
- GAP: Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà
bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết
mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông
nghiệp và khách hàng của họ. Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập
trung vào 4 tiêu chí sau: tiêu chuẩn về KTSX, tiêu chuẩn về ATTP, môi
trường làm việc, truy nguyên nguồn gốc [18].



7

* EUREPGAP/GLOBALGAP:
Theo Nguyễn Văn Quyền (2010), Đặng Thị Thu Thảo (2014) thì:
GLOBALGAP (EUREPGAP) (Europ – retailer Produce Working
Group Good Agricultural Practices) được dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ
chức) bán lẻ Châu Âu quy định ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
(GAP). EUREPGAP(GLOBALBAP) có 3 nhóm tiêu chuẩn chủ yếu: tiêu
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường làm việc [15,18].
Tiêu chuẩn này được áp dụng toàn cầu trên sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản gồm 14 điểm chính như sau: Truy nguyên nguồn gốc; Lưu trữ
hồ sơ và kiểm tra nội bộ; Giống; Lịch sử của vùng đất và việc quản lý vùng đất
đó; Quản lý đất và các chất nền; Sử dụng phân bón; Tưới tiêu và bón phân qua
hệ thống tưới tiêu; BVTV; Thu hoạch; Vận chuyển, bảo quản sản phẩm; Quản
lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng; Sức khỏe an toàn và an sinh
xã hội của người lao động; Các vấn đề môi trường; Mẫu đơn khiếu nại.
Tiêu chuẩn GAP của các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) áp dụng
quy trình này thì rau quả được phép nhập vào các nước thành viên ASEAN.
Tháng 3/2006, 6 nước đại diện ASEAN và Úc trên cơ sở thực tiễn thực hiện
dự án “ Hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN ” đã đề xuất và được
chứng nhận ASEAN GAP áp dụng cho các nước ASEAN.
ASEAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành NN tốt trong quá trình
gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau tươi trong khu
vực Đông Nam Á. Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục
tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại tới ATTP, môi
trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động
và chất lượng rau quả.
Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hoà các chương
trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương



8

mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu nhằm cải
thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì cung cấp thực
phẩm an toàn và bảo tồn môi trường. Cấu trúc của ASEANGAP gồm 4 phần:
ATTP; Quản lý môi trường; Đảm bảo sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi
xã hội của người lao động; Chất lượng rau quả.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau VietGAP
Rau nói chung và rau VietGAP nói riêng là cây ngắn ngày, rất phong
phú về chủng loại, mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc BVTV, sử
dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học. Rau
VietGAP đòi hỏi nhiều công lao động, đặc biệt là lao động chân tay.
Rau VietGAP là ngành sản xuất mang tính hàng hóa cao, sản phẩm rau
có chứa hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ bị dập nát, hư hỏng, khó bảo
quản và vận chuyển. Năng suất và chất lượng dinh dưỡng trong rau giảm dần
qua thời gian. Sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP nhìn chung vẫn mang tính
thời vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là mọi lúc mọi nơi.
Theo Bộ NN&PTNT (2008), thì sản xuất rau theo VietGAP phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
(1) Đánh giá lựa chọn vùng sản xuất: Vùng sản xuất rau, quả áp dụng
theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản
xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước... Vùng sản xuất rau, quả
có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc
phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
(2) Giống và gốc ghép: Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống và gốc ghép
tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý
cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý…



9

(3) Quản lý đất và giá thể: Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh
giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể; Cần có biện pháp chống xói
mòn và thoái hóa đất; Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và
giá thể; Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong
vùng sản xuất,…
(4) Phân bón và chất phụ gia: Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm
hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và
lưu trong hồ sơ…; Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu
nguy cơ gây ô nhiễm lên rau…; Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý
(ủ hoai mục); Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và
phải được bảo dưỡng thường xuyên,…
(5) Nước tưới: Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau;
Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng;
Ngoài ra còn các quy định về việc không sử dụng các nguồn nước ô nhiễm
để tưới cho rau; Việc thay thế nguồn nước khi không đạt yêu cầu..
(6) Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật): Đây là yếu tố có ảnh
hưởng đến rau an toàn, được quy định bởi 16 mục từ đối với người lao động,
cơ quan chuyên môn, việc ghi chép, sử dụng trong danh mục cho phép, thời
gian cách lý,…cho đến việc kiểm tra định kỳ.
(7) Nhân lực: bao gồm các quy định về an toàn lao động, điều kiện làm
việc, phuc lợi xã hội, đào tạo…
(8) Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên gốc và thu hồi sản phẩm[4].
Theo Hoàng Xuân Phương (2010), thì các điều kiện để sản xuất rau an
toàn bao gồm:
(1) Đất trồng: Phải cao ráo, thoát nước tốt có tầng canh tác dày (20-30
cm). Không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa

trang, khu dân cư đông đúc… Không nhiễm các hoá chất độc hại cho con
người và môi trường.


10

(2) Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nếu nước từ các ao hồ
sông rạch thì phải sạch, lưu thông tốt. Không dùng nước thải từ khu công
nghiệp, thành phố, bệnh viện, ao tù nước đọng.
(3) Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục,…)
đã ủ hoai mục. Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân hoá học, đảm bảo
hàm lượng đạm (N) dưới mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới trên từng
loại rau. Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinh trưởng.
(4) Thuốc BVTV: Không sử dụng thuốc bộ cấm sử dụng, có thể sử dụng
thuốc sinh học hay vi sinh, nhất thiết phải đảm bảo thời gian cách ly [11].
1.1.3. Nội dung quản lý sản xuất rau VietGAP
1.1.3.1. Ý nghĩa của quản lý sản xuất rau an toàn
Vấn đề ngộ độc thực phẩm có liên quan đến quá trình sản xuất sản
phẩm ngày càng gia tăng trên thế giới và trong nước. Trong xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập thế giới, vấn đề chất lượng, vệ sinh và ATTP là yếu tố
hàng đầu thể hiện năng lực cạnh tranh làm cho sản phẩm có thể tồn tại và
mở rộng thị trường. Các yếu tố toàn cầu cũng như khu vực ngày càng đòi hỏi
các sản phẩm nông sản phải có chất lượng và độ an toàn tuyệt đối. Mức độ ô
nhiễm VSV và tồn dư hoá chất, kháng sinh, kim loại nặng trong nông
sản thực phẩm hiện nay đã ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con người và môi trường. Việt Nam đã là thành viên của tổ
chức WTO (Tổ chức thương mại Thế giới) từ năm 2007. Là thành viên WTO,
Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cam kết áp dụng tiêu
chuẩn về VSATTP, các nước trong WTO có thể sử dụng VSATTP như rào
cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của

họ nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước [18].
Người tiêu dùng hiện nay rất lo lắng về an toàn thực phẩm, đặc biệt là
sản phẩm rau. Họ luôn quan tâm đến nguồn gốc rau và chất lượng rau an toàn,


11

quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, cũng như giá trị dinh dưỡng.
Sản xuất VietGAP hiện nay đã tạo được cho niềm tin cho người tiêu dùng, và
vấn đề đặt ra là việc tiếp tục mở rộng diện tích và quản lý như thế nào để vừa
giải quyết được bài toán an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất.
2.1.3.2. Nội dung quản lý sản xuất VietGAP
Quản lý sản xuất rau VietGAP bao gồm có quản lý vĩ mô và quản lý vi
mô. Quản lý vĩ mô đó là sự tham gia vào công tác quản lý của các cơ quan
thuộc chính quyền Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất rau VietGAP,
còn quản lý vi mô đó là quản lý của tổ chức, cá nhân trong sản xuất rau
VietGAP.
* Quản lý vĩ mô

Bao gồm việc tổ chức quy hoạch, sắp xếp một cách khoa học các yếu
tố sản xuất và phối hợp điều hòa hoạt động của những nguồn lực đầu vào
như: sắp xếp những nguồn lực đất đai canh tác, đầu tư kết cấu hạ tầng, sắp
xếp tổ chức nguồn lao động, hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật,
tư liệu sản xuất... phục vụ cho sản xuất rau VietGAP phát triển, thực hiện
các mục đích và mục tiêu đã xác định trong những điều kiện cụ thể.
Như vậy, QLNN trong sản xuất rau VietGAP có vai trò to lớn và không
thể thiếu được trong quá trình phát triển, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan,
nội tại của sự phát triển rau VietGAP. Việc quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn
rau VietGAP đi theo hướng nào, tốc độ phát triển ra sao lại tuỳ thuộc hướng
phát triển chung của nền nông nghiệp và nền kinh tế đất nước, tuỳ thuộc

hướng phát triển của địa phương của vùng miền. Những chức năng chủ yếu
QLNN đối với sản xuất rau VietGAP là định hướng phát triển rau VietGAP;
ban hành các chính sách, cơ chế để thúc đẩy phát triển sản xuất rau VietGAP;
điều chỉnh các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia vào các khâu sản xuất
và tiêu thụ rau; hỗ trợ, giúp đỡ và bổ sung những khâu cần thiết hoặc then
chốt trong quá trình phát triển sản xuất rau VietGAP [18].


12

Công cụ quản lý vĩ mô hay công cụ QLNN đối với sản xuất rau
VietGAP là những công cụ được sử dụng để quản lý bao gồm pháp luật kinh
tế của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô, kế hoạch phát triển SX&TT
rau VietGAP hay các chương trình dự án phát triển sản xuất rau VietGAP. Hệ
thống công cụ QLNN về sản xuất rau VietGAP là những phương tiện được
Nhà nước sử dụng theo những phương thức nhất định nhằm định hướng,
khuyến khích và phối hợp các khâu sản xuất rau trong chuỗi giá trị
rau VietGAP đạt tới các mục tiêu tổng thể ở tầm quản lý vĩ mô.
Quản lý sản xuất rau VietGAP ở góc độ vi mô đó là hệ thống các biện
pháp sử dụng tới mức tối đa toàn bộ nguồn đầu vào bao gồm: đất đai, tiền
vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ và nguồn sản xuất vật chất trong một cơ sở
sản xuất (hộ, tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh nghiệp) nhằm bảo đảm sự ăn
khớp và hiệu quả trong quản lý sản xuất rau VietGAP và định ra những tỷ lệ
nhất định giữa tất cả các bộ phận của cơ sở sản xuất rau VietGAP. Quản lý
sản xuất rau VietGAP bao gồm tất cả các mặt công tác của một cơ sở sản xuất
như tổ chức quản lý cung ứng vốn, đất đai, tổ chức quản lý lao động, tổ chức
cung ứng giống rau, vật tư, kỹ thuật…[18].
QLNN về sản xuất rau VietGAP được phân cấp từ TW đến địa phương.
Ở cấp Trung ương thì Bộ NN&PTNT quản lý về sản xuất, còn các Bộ Công
Thương chỉ quản lý lưu thông trên thị trường, Bộ Y tế quản lý về Vệ sinh an

toàn thực phẩm. Như vậy, có thể nói Bộ NN&PTNT là Bộ chủ quản chịu
trách nhiệm về quá trình sản xuất rau theo VietGAP, cụ thể như sau:
(1) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ QLNN trong suốt quá trình sản xuất đến
khi rau VietGAP được đưa ra thị trường.
(2) Thanh tra, kiểm soát ATTP các khâu từ sản xuất rau VietGAP;
QLNN về BVT theo quy định;
(3) Cục trồng trọt: Tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến

quy trình sản xuất theo hướng GAP. Hoàn thiện các quy định QLNN về sản


13

xuất và tiêu thụ rau VietGAP. Kiến nghị về việc xử lý vi phạm pháp luật của
hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong sản xuất và tiêu thụ rau
VietGAP.
(4) Cục BVTV: Thực hiện chỉ đạo sản xuất rau VietGAP, quản lý sản
xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc BVTV.
(5) Cục QLCL nông lâm thủy sản: Quản lý ATTP rau VietGAP theo
chuỗi.
(6) Trung tâm khuyến nông quốc gia:Thực hiện đào tạo, tập huấn,
xây dựng mô hình trình diễn,… về rau VietGAP.
Công tác quản lý sản xuất rau VietGAP được phân cấp quản lý. Quản lý
sản xuất rau VietGAP có vai trò quyết định đến phát triển sản xuất rau
VietGAP trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong
việc thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chung. Cơ quan chuyên môn
chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất rau VietGAP là Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, cụ thể:
(1) Thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương; Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định các điều

kiện và cấp GCN đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP; Thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP, kiểm tra chất lượng rau VietGA.
(2) Chi cục BVTV: Cấp GCN đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP; Chỉ
đạo sản xuất rau VietGAP. Thực hiện phân tích, kiểm định chất lượng rau
VietGAP. Quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại các vùng trồng
rau VietGAP tập trung.
(3) Chi cục QLCL nông lâm thủy sản: Chủ trì và phối hợp tổ chức
kiểm tra, giám sát về VSATTP và chất lượng rau VietGAP.0945299888
(4) Trung tâm khuyến nông tỉnh: Thực hiện công tác nghiên cứu
thực nghiệm những tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng mô hình trình
diễn rau VietGAP bền vững, phù hợp địa bàn.


14

Trong công tác quản lý sản xuất rau VietGAP tại các tỉnh thành, cấp
huyện là cấp quản lý trung gian trong sản xuất rau VietGAP giữa cấp tỉnh
và cấp cơ sở, nhằm đảo bảo tính chặt chẽ, hệ thống và tính phân cấp trong
công tác quản lý sản xuất rau VietGAP. Nội dung quản lý chủ yếu của cấp
huyện được thể hiện chi tiết trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp huyện
Chủ thể

Nội dung quản lý
- Chỉ đạo UBND các phòng,ban chuyên môn, xã, phường, thị trấn
thực hiện các quy định về quản lý sản xuất rau VietGAP; chịu

1.UBND
huyện


trách nhiệm về QLCL trong các khâu sản xuất.
Phối hợp với Sở, Ban, Ngành tăng cường công tác QLNN về sản
xuất rau VietGAP trên địa bàn;
- Tham mưu UBND xây dựng các chủ trương, kế hoạch,… quản

2. Phòng

lý sản xuất rau VietGAP.

Kinh tế
- Quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất rau
3. Trạm

- Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, quản lý và chịu trách nhiệm về chất
lượng rau VietGAP trên địa bàn.

BVTV

- Kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc

4. Trạm

BVTV
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức các hoạt động khuyến

Khuyến

nông liên quan đến VietGAP trên địa bàn.

nông


Nguồn: Đặng Thị Thảo (2014)
Cấp xã là cơ quan quản lý cuối cùng trong hệ thống QLNN về sản xuất
rau VietGAP. Đây là cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trực tiếp quản lý
công tác sản xuất rau VietGAP trên địa bàn xã, đồng thời cũng chịu sự quản
lý của các cơ quan cấp trên về sản xuất rau VietGAP. Nội dung quản lý sản
xuất rau VietGAP của cấp xã được thể hiện ở bảng 1.2 dưới đây:


15

Bảng 1.2: Quản lý sản xuất rau VietGAP cấp xã
Chủ thể

Nội dung quản lý

1. UBND

- UBND cấp xã cấp trực tiếp thực hiện vai trò QLNN về rau

cấp xã

VietGAP tại cơ sở. Chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các HTX, các
ban, ngành đoàn thể xã phối hợp thực hiện quản lý sản xuất rau
VietGAP trên địa bàn xã.

2.

Dự báo - Tổng hợp báo cáo kịp thời tình hình sâu bệnh hại trên rau


viên BVTV

VietGAP, tham mưu cho UBND xã các biện pháp phòng trừ hiệu
quả theo hướng dẫn của Trạm BVTV cấp huyện;
- Phối hợp khuyến nông viên thực hiện nhiệm vụ QLCL rau
VietGAP, quản lý công tác gắn tem VietGAP.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh

3. Khuyến

bón,huấn,
thuốctuyên
BVTV
trên địa
xã. hướng dẫn, giám
-giống,
Thamphân
gia tập
truyền,
vậnbàn
động,

nông viên

sát các hộ thực hiện tốt quy trình VietGAP.
- Phối hợp thực hiện gắn tem rau VietGAP, kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn xã.

4. Hợp tác


- Quản lý, giám sát sản xuất, tổ chức tập huấn kỹ thuật rau



VietGAP.
- Chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, thủ tục pháp lý, ký
kết hợp đồng rau VietGAP.

(Nguồn: Đặng Thị Thảo (2014))
Quản lý của các hộ, tổ chức tham gia sản xuất rau VietGAP: quản lý
các yếu tố đầu vào như đất, giống(hạt giống, cây con), dụng cụ gieo
trồng, phân bón, quản lý dịch hại(thuốc BVTV, nước, công cụ rải thuốc),
dụng cụ vật liệu canh tác, dụng cụ thu hoạch, đồ chứa, người thu hoạch,
tiền vốn nguồn sản xuất vật chất(hộ, tổ hợp tác, HTX, trang trại, doanh
nghiệp sản xuất rau VietGAP) nhằm bảo đảm sự ăn khớp và hiệu quả trong
QLSX rau VietGAP và định ra những tỷ lệ nhất định giữa tất cả các bộ


16

phận của cơ sở sản xuất VietGAP. Mỗi tác nhân khác nhau thực hiện vai
trò quản lý ở các mức độ khác nhau theo mục đích của tác nhân. Mục tiêu
chung là cung cấp rau VietGAP đảm bảo cho người tiêu dùng, đảm bảo lợi
ích hài hòa của các bên tham gia tiêu thụ rau VietGAP.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phá triển sản xuất rau an toàn
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản xuất rau RAT trên thế giới
Vấn an toàn thực phẩm, cũng như rau an toàn được các nước trên thế
giới hết sức quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và sự
phát triển giống nòi. Vì vậy, các nước đã ban hành các chính sách, cơ chế
quản lý sản xuất từ rất sớm.

Marcus Mergenthaler và cs (2006) thì tình hình quản lý sản xuẩt rau an toàn
một của Thái Lan, Đài Loan như sau:
* Thái Lan:
Để phát triển rau an toàn, Thái Lan đã có chiến lược phát triển dài hạn:
Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, ban hành các chính sách khuyến khích
sản xuất như ưu tiên vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và ứng dụng các kỹ
thuật, công nghệ mới. Xây dựng các tiêu chuẩn cho các nông sản tiêu thụ trong
và ngoài nước và khuyến khích áp dụng thực hiện nông nghiệp tốt (GAP).
Thái Lan cũng ban hành các chính sách nhằm quản lý chất lượng sản
phẩm, thực hiện các thủ tục giám sát “từ đồng ruộng đến bàn ăn”, xây dựng
thương hiệu, chứng nhận các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với yêu cầu, tổ chức
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cả
trong nước và nước ngoài. Thái lan thực hiện “Chương trình nông nghiệp hữu
cơ quốc gia” với tổng kinh phí lên tới trên 1 tỷ Baht cho 3 năm từ 2004-2007.
Tháng 8 năm 2007 Văn phòng Nội các Chính phủ đã phê duyệt thêm 2
chiến lược tăng cường nông nghiệp hữu cơ ở Thái Lan, bao gồm:


17

(i) Thành lập Uỷ ban phát triển nông nghiệp hữu cơ: tổ chức này chịu
trách nhiệm hoạch định chính sách, điều hành, điều phối các cơ quan quốc gia
có thẩm quyền và các bên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát
triển thị trường lớn và tăng cường hệ thống cấp phép và chứng nhận an toàn
vệ sinh thực phẩm.
(ii) Đưa ra các biện pháp, chính sách đa chiều tầm quốc gia nhằm vận
động nông dân tham gia sản xuất rau an toàn.
(iii) Phối hợp tích cực với các Chính phủ các nước đang nhập khẩu
thuộc khối EU và Nhật Bản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp giấy
chững nhận và tăng thêm tính cạnh tranh của nông dân trong các công đoạn

sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Đồng thời Chính phủ cũng thường xuyên trao
đổi với các nước để sản phẩm rau an toàn của Thái Lan thâm nhập thị trường
dễ hơn.
(iv) Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan đã kết hợp với các địa phương,
các tổ chức, các thành phần kinh tế tư nhân để khai thác các dự án thí điểm về
nông nghiệp an toàn trong đó có rau an toàn.
Với các chính sách đúng đắn, Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu
nông sản thứ 4 trên thế giới. Sản phẩm rau an toàn của Thái Lan không những
được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa, mà còn xuất khẩu tới 52 nước trên
thế giới [27]
* Ở Đài Loan:
Đài Loan quy định hạn điền các hộ sở hữu không quá 3 hecta lúa nước,
6 hecta ruộng khô có độ mầu mỡ trung bình. Diện tích vượt quá hạn điền, Nhà
nước trưng thu, bán lại cho người lĩnh canh, thanh toán trong vòng 10 năm
với lãi suất 4%/năm.
Chính phủ cho nông dân vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng
các biện pháp canh tác bền vững. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính


18

sách khuyến khích các hộ nông dân tham gia vào các Hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP. Sau 10 năm khuyến nông đã có 1.726 Hợp
tác xã, chiếm 39% các Hợp tác nông nghiệp tham gia thực hiện GAP.
Viện Nghiên cứu chất độc và hoá chất nông nghiệp được giao kiểm tra
dư lượng chất độc trong nông sản thực phẩm. Đài Loan triển khai áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các hợp đồng giữa HTX và nông
dân[27]
* Nhật Bản:
Sáng kiến nông nghiệp tốt của Nhật Bản (JGAI) do một nhóm các nhà

sản xuất của thành lập vào tháng 4 năm 2005, để thiết lập một hệ thống đảm
bảo an toàn cho các sản phẩm nông sản bằng việc thiết lập một tiêu chuẩn
chung về thực hành nông nghiệp tốt tại Nhật Bản – JGAP. Bộ Nông nghiệp
Nhật Bản 2006, JGAP đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia, điều này có nghĩa
là nhiều nhà bán lẻ tư nhân và hệ thống GAP của Bộ Nông nghiệp sẽ cùng
chung một tiêu chuẩn. Nó quyết định việc quy chuẩn JGAP với
GLOBALGAP nhằm tăng cường sự công nhận của các nhà bán lẻ trong nước
và quốc tế. Việc quy chuẩn với GLOBALGAP đã hoàn thành vào tháng 8
năm 2007.
Hệ thống JGAP được chia ra làm bốn phần:
+ An toàn thực phẩm, bao gồm điểm kiểm soát phân bón, hạt giống,
mua bán sản phẩm.
+ Xem xét về môi trường bao gồm: nước, đất, năng lượng và địa điểm
liền kề.
+ Phúc lợi và an toàn của người lao động bao gồm mức lương tối thiểu
và đào tạo.
+ Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm sự lưu trữ sổ sách và truy xuất
nguồn gốc.


19

JGAP do một ủy ban điều hành quản lý, uỷ ban có quyền cao nhất trong
định hướng chính sách của JGAP. Ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật để
xây dựng các tiêu chuẩn và các quy định chung và một Hội đồng với đại diện
rộng rãi của các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ. Việc cấp giấy
chứng nhận do bên tư nhân thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành.
JGAP mang đến cơ hội cho nông dân Nhật Bản bởi nó phản ánh đặc điểm
riêng biệt của nề nông nghiệp Nhật Bản, về quy mô của trang trại, các vấn đề
pháp lý và môi trường, thể chế và ngôn ngữ. Những thách thức đối với JGAP là

việc thực hiện GAP trong số nông dân sản xuất nhỏ với chi phí thấp, tổ chức
nông dân và hài hòa tất cả hệ thống GAP riêng rẽ của các nhà bán lẻ [27]
* Malaisia
Malaysia đã phát triển một số chương trình đảm bảo chất lượng cho
những người sản xuất ban đầu thông qua một loạt hệ thống chứng nhận tự
nguyện bao gồm: bộ phận chứng nhận rau quả tươi (SALM). Việc tiến hành
các tiêu chuẩn GAP ở Malaysia đã được bắt đầu bằng việc Bộ Nông nghiệp
(DOA) đưa vào sử dụng hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của
Malaysia (SALM) năm 2002. SALM là một chương trình chứng nhận các
trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt động theo phương thức
bền vững và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản phẩm
an toàn cho tiêu dùng. SALM bao gồm ba hướng chính:
+ Thiết kế môi trường của trang trại.
+ Các phương thức thực hành tại trang trại.
+ Sự an toàn cho sản phẩm trang trại.
Theo 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá và trong đó 17 loại ghi
chép phải được duy trì. Những thông tin thường trực tại các trang trai được
chứng nhận SALM bao gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất
lượng của nước tưới, việc làm đất bao gồm cả khử trùng đất, quá trình bón


×