TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======
NGUYỄN NGỌC HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM
HAI MẢNH VỎ (MOLLUSCA: BIVALVIA)
TẠI KHU VỰC RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI,
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THANH SƠN
HÀ NỘI, 2017
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trƣờng cho đến khi hoàn thành khóa
luận tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình rất nhiều
để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
ThS. Nguyễn Thanh Sơn, ngƣời thầy đã định hƣớng và tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong Ban chủ nhiệm
Khoa cùng các thầy cô Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội
2, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ Bộ
môn Động vật Không xƣơng sống, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng toàn thể các anh chị học viên cao
học, các bạn sinh viên khác đang học tập, nghiên cứu tại Bộ môn đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động
viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là do nghiên cứu thực
tiễn đảm bảo tính trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình
khoa học, trong các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học, sách
chuyên khảo,… nào khác.
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Viết tắt
1
RNM
Rừng ngập mặn
2
PTN
Phòng thí nghiệm
3
ĐVKXS
Động vật không xƣơng sống
4
ĐVĐ
Động vật đáy
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu động vật Thân mềm Hai mảnh vỏ
(Mollusca: Bivalvia) ........................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình trên thế giới ........................................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 5
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội ở rừng ngập mặn
xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 9
1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội ....................................................................... 12
1.3. Ý nghĩa của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu . 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .................................................................. 15
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 17
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 17
2.5.1. Dụng cụ thu mẫu .................................................................................. 17
2.5.2. Tiến trình thu mẫu................................................................................ 17
2.5.3. Xử lý mẫu ............................................................................................ 18
2.5.4. Phân tích, định loại mẫu ...................................................................... 18
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 19
3.1. Thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ (Mollusca: Bivalvia) tại khu
vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................ 19
3.1.1. Danh lục thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực
nghiên cứu tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................................ 19
3.1.2. Sự đa dạng loài của loài Thân mềm Hai mảnh vỏ tại RNM xã Đồng
Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 22
3.2. Đặc trƣng phân bố của ĐVTM Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu....... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI.............................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 32
PHỤ LỤC
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui, huyện Tiên Yên ............. 9
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực RNM xã Đồng Rui .............. 16
Hình 3.1. Số lƣợng giống và loài của các bộ Thân mềm Hai mảnh vỏ
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................... 23
Hình 3.2. Tỷ lệ (%) số lƣợng theo các bộ thuộc các bậc phân loại của loài
Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu ........................................... 24
Hình 3.3. Mẫu vật Vạng (Geloina coaxans ) tại Đồng Rui ........................... 28
Hình 3.4. Tỉ lệ các loài phân bố theo kiểu sinh cảnh của ĐVTM Hai
mảnh vỏ ở các vùng rừng ngập mặn nghiên cứu ........................................... 29
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần loài thuộc nhóm ĐVTM Hai mảnh vỏ tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................... 19
Bảng 3.2. Số lƣợng và tỉ lệ các taxon thuộc nhóm ĐVTM Hai mảnh vỏ
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................. 22
Bảng 3.3. Thành phần loài có giá trị kinh tế của nhóm ĐVTM Hai mảnh
vỏ tại khu vực nghiên cứu ............................................................................ 27
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) là một dạng hệ sinh thái đặc thù
của bờ biển nhiệt đới. Với nhiều loài cây rừng đa dạng, sống ở vùng triều
ƣa độ muối thấp, rừng ngập mặn là môi trƣờng thích hợp cho nhiều loài
động thực vật vùng triều, đặc biệt là các loài thuỷ sản, chúng tạo nên hệ
sinh thái độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học so với các hệ sinh
thái tự nhiên khác. Rừng ngập mặn đƣợc đánh giá là có tiềm năng kinh tế
và đa dạng sinh học cao, nơi lƣu giữ một nguồn tài nguyên sinh vật phong
phú, có ý nghĩa trong việc cung cấp thực phẩm cho đời sống, đồng thời có
giá trị về mặt khoa học.
Huyện Tiên Yên có vị trí địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội quan trọng
trong tỉnh Quảng Ninh và khu vực Bắc Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế xã hội nơi đây chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy cán cân phát triển
kinh tế không những cho tỉnh mà còn ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của cả
khu vực. Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm phần lớn đƣờng bờ biển
và dải ngập nƣớc ven biển. Nó không chỉ quyết định tới môi trƣờng sống, chỉ
thị các yếu tố đặc trƣng của hệ sinh thái, mà còn là nguồn tài nguyên kinh tế
đa lợi nhuận. Nguồn lợi này đã đƣợc nhân dân vùng biển sử dụng rộng rãi với
các trình độ canh tác khác nhau từ nhiều thế kỷ.
Đồng Rui là một xã đảo thuộc huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Hiện
nay, rừng ngập mặn xã Đồng Rui có diện tích khoảng 4.900 ha chủ yếu là
rừng tự nhiên, đƣợc coi là hệ sinh thái RNM điển hình của khu vực phía bắc
Việt Nam, đƣợc đánh giá là nơi có hệ sinh thái đa dạng nhất nhì miền Bắc
với giá trị kinh tế cao. Đây cũng chính là môi trƣờng thuận lợi cho các thủy
hải sản sinh sống và phát triển, là môi trƣờng sống thuận lợi cho các quần xã
sinh vật trong đó các nhóm Động vật Không xƣơng sống cỡ lớn. Một số loại
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
1
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Thân mềm Hai mảnh vỏ (Mollusca: Bivalvia), Chân bụng (Mollusca:
Gastropoda) không chỉ có ý nghĩa đối với hệ sinh thái mà còn có giá trị kinh
tế nhƣ thực phẩm và mỹ nghệ. Cho đến nay, việc nghiên cứu về thành phần
loài, sự phân bố các loài thủy sinh ở RNM xã Đồng Rui mới chỉ tập trung
nhiều ở nhóm cá, động thực vật nổi nhƣng nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ
chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì vậy, tôi lựa chọn hƣớng nghiên
cứu: “Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ (Mollusca:
Bivalvia) tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh” để xác định thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ
(Bivalvia) tại khu vực rừng ngập mặn này.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại khu
vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Xác định đƣợc các loài Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá trị
kinh tế tại khu vực RNM xã Đồng Rui.
Đƣa ra một số nhận định sự phân bố của loài ở các điểm nghiên cứu
trên khu vực nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài dựa vào hình thái ngoài của Thân mềm Hai
mảnh vỏ tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những dẫn liệu thành phần loài của nhóm Thân mềm
Hai mảnh vỏ để làm cơ sở cho việc bảo vệ tính đa dạng của nhóm sinh vật
này tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
2
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Kết quả của đề tài góp phần cung cấp những tƣ liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu về nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ sau này tại khu vực RNM xã
Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đƣa ra các giải pháp nhằm bảo
tồn, xây dựng quy hoạch, khai thác hợp lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên tại khu vực nghiên cứu.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
3
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu động vật Thân mềm Hai mảnh
vỏ (Mollusca: Bivalvia)
1.1.1. Tình hình trên thế giới
Động vật Thân mềm (Mollusca) từ trƣớc thế kỉ XVIII có nhiều tác giả
nghiên cứu về mặt phân loại học, sinh thái học, nguồn gốc phát sinh nhƣng
nói chung chƣa đƣợc đầy đủ. Mãi đến thế kỉ XVIII cùng với việc phát triển
khoa học kĩ thuật và các khoa học khác thì phân loại động vật học mới đƣợc
chú ý. Nhiều tác giả muốn thống nhất các tên gọi trong phân loại học các
nhóm động vật nhằm mục đích nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi rộng hơn.
Bởi vậy những ngƣời đặt nền móng cho nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda), Thân mềm Chân rìu (Pelecypoda) là một loạt các tác giả có uy
tín về phân loại học mà đến nay vẫn có giá trị sử dụng nhƣ Linnaeus (1758);
Hinaphruy (1786); Roding (1789); Solander (1807); Lamark (1807); Link
(1807); Green (1849); G.B. Sowerby (1858).
Tài liệu đầu tiên đƣợc mô tả tƣơng đối hoàn chỉnh các loài Thân mềm
Hai mảnh vỏ và Chân bụng trên thế giới đƣợc G.B. Sowerby và tập thể các
tác giả xuất bản lần đầu vào năm 1839 với tiêu đề “Cochological Manual”.
Sau đó đƣợc bổ sung và tái bản nhiều lần, lần tái bản gần đây nhất vào năm
1996 tại Anh. Nhiều tài liệu về Thân mềm Chân bụng và Thân mềm Hai
mảnh vỏ ở nhiều quốc gia xuất bản nhƣ ở Pháp có “Lescoquillages” của S.
Peter Dance đƣợc nhà xuất bản Lasouse Bordas xuất bản năm 1997…
Ở khu vực Malaysia phải kể đến các công trình nghiên cứu về Thân
mềm từ những năm 1889 của Aldrich, tiếp đến là Benthem Jutting (1949,
1960), Berry (1963, 1974), Brandt (1968, 1974), Chan (1996)… Các tác giả
đã thống kê đƣợc hơn 150 loài Gastropoda và Bivalvia, trong đó có 6 bộ và
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
4
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
20 giống Gastropoda; 5 bộ và 12 giống Bivalvia. Riêng nhóm Thân mềm Hai
mảnh vỏ (Bivalvia) trên thế giới, theo tổng kết của Arthur E. Bogan (2008)
cho thấy có ít nhất 19 họ thuộc 3 phân lớp Bivalvia sống ở nƣớc ngọt. Riêng
bộ Unioniformes có 6 họ, 180 giống và 800 loài sống trong môi trƣờng nƣớc
ngọt [26]. Nhiều tác giả khác, trong đó có Graf (2000), Hoeh et al. (1998,
1999, 2001)… đã sử dụng phân tích ADN để xác định chủng loại phát sinh và
tính đa dạng của nhiều họ Bivalvia nhƣ Margaritiferidae, Unionidae.
Ở khu vực Châu Á bao gồm các nƣớc ven bờ tây Thái Bình Dƣơng
đều có các công trình nghiên cứu nhóm này về phân loại học. Điển hình nhƣ
Trung Quốc có Trƣờng Tỷ (1960) với các tài liệu mô tả hình thái vỏ và phân
bố của hàng trăm loại Thân mềm Hai mảnh vỏ ở vùng biển Trung Quốc. Ở
Nhật Bản có nhiều tác giả nghiên cứu về nhiều nhóm Động vật Không xƣơng
sống của vùng biển nƣớc ngọt Nhật Bản đƣợc xuất bản chung trong cuốn
“Bách Khoa Toàn Thƣ Nhật Bản” năm 1985.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới. Phía Đông và Nam đều
giáp biển, có nhiều vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng… tạo nên khu
hệ động vật phong phú về thành phần loài. Nhóm Thân mềm có nhiều loài
đem lại lợi ích kinh tế cao. Các công trình nghiên cứu về nhóm động vật này
đã đƣợc bắt đầu khá sớm ở nƣớc ta và nó thƣờng gắn với việc nghiên cứu
động vật đáy và vùng triều. So với các Động vật Không xƣơng sống khác, trai
ốc nƣớc ngọt Việt Nam trong thời kì trƣớc năm 1945 đã đƣợc nghiên cứu
nhiều hơn cả. Trƣớc năm 1954 các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết
do ngƣời nƣớc ngoài tiến hành. Những công trình điều tra nghiên cứu phân
loại học trai ốc biển đầu tiên là của tác giả Martyn et Chemnite (1784), Ficher
(1891) và sau đó là Serne (1937). Năm 1937, Viện Hải Dƣơng học Nha Trang
đƣợc thành lập đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các nhóm động vật vùng biển
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
5
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Đông, trong đó có nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ. Đặc biệt là công trình tổng
quan của Dawydoff (1952) về sinh vật đáy biển Đông Dƣơng và của Saurin
(1960 – 1962) về trai ốc vùng Quần đảo Hoàng Sa. Trong tổng số loài trai ốc
hiện nay ở miền Bắc Việt Nam, sau khi đã tu chỉnh đã có 79 loài đã tìm thấy
trƣớc năm 1945, số loài mới đƣợc bổ sung sau này chỉ có hơn 20 loài. Các kết
quả nghiên cứu về trai ốc nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam từ trƣớc năm 1945
đã đƣợc Đặng Ngọc Thanh tu chỉnh về phân loại học và trình bày trong luận
án tiến sĩ sinh học (1967) và sau đó trong sách “Khu hệ Động vật không
xƣơng sống nƣớc ngọt Bắc Việt Nam”[16].
Từ năm 1946 đến 1969, Tổng cục Thủy sản tổ chức các cuộc điều tra
nguồn lợi đặc sản vùng triều từ Móng Cái đến Quảng Bình trong đó có nhiều
loại Thân mềm Hai mảnh vỏ. Để hoàn thiện việc điều tra vịnh Bắc Bộ, Viện
nghiên cứu động vật Thân mềm ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng và thu
thập 140 loài trai ốc biển.
Sau giai đoạn năm 1954, Viện nghiên cứu Hải Phòng đƣợc thành lập.
Từ đó cho đến nay hệ động vật đáy vịnh Bắc Bộ trong đó Thân mềm Hai
mảnh vỏ và Chân bụng đã đƣợc chú ý nghiên cứu nhiều bởi những tác giả
trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc biệt trong những năm 1959, 1960 và 1962,
đoàn nghiên cứu biển Việt – Trung tiến hành điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ
và đƣa ra danh sách loài của nhiều nhóm, trong đó có 143 loài trai biển và
nhiều loài ốc biển.
Năm 1971 đến 1972, Viện nghiên cứu Hải Phòng tiếp tục điều tra động
vật đáy vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng có độ sâu từ 5 đến 30m nƣớc,
phát hiện thêm nhiều loài Thân mềm, trong đó có 92 loài Thân mềm Hai
mảnh vỏ. Trong thời gian từ 1963 đến 1972 cùng với viện nghiên cứu này và
trạm nghiên cứu hải sản còn tiến hành nghiên cứu một số loại trai, ốc biển
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
6
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
kinh tế nhƣ hàu song, sò biển, trai ngọc nhằm phục vụ cho kĩ thuật nuôi trồng
các đối tƣợng này.
Năm 1978 – 1979, Viện nghiên cứu biển còn nghiên cứu 2 loài Thân
mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế ở ven biển Hải Phòng là Tu hài (Lutraria
philippimarum) và Vẹm xanh (Mytiluss maragdinus). Sau những năm này,
các nghiên cứu về Thân mềm Hai mảnh vỏ có tính chất nghiên cứu lẻ tẻ về
từng vùng, tập trung nhiều vào các loài gây nuôi có giá trị kinh tế, phục vụ
cho xuất khẩu sang Trung Quốc. Gần đây nhất năm 1996 khi nghiên cứu động
vật đáy trong hệ sinh thái vùng ngập mặn phía Tây vịnh Bắc Bộ.
Năm 1990, Nguyễn Chính xác định khu hệ động vật Thân mềm ở
vùng biển Nam Việt Nam (từ Quy Nhơn trở vào Cần Thơ) ở độ sâu từ vùng
triều đến 50 mét nƣớc có 731 loài trong đó Bivalvia có 217 loài [2].
Năm 1996, Nguyễn Chính nghiên cứu, tổng kết và giới thiệu 88 loài
Thân mềm có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, trong đó Bivalvia có 24
loài. Mỗi loài tác giả đều mô tả đặc điểm hình thái, địa lý phân bố và giá trị
kinh tế [2].
Năm 1999 trong nghiên cứu “Điều tra sự phân bố của một số loài
nhuyễn thể Hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá trị kinh tế ở vùng Kiên Giang”,
Trần Quang Minh và Nguyễn Đình Huy đã xác định một loài hàu phân bố tại
vùng biển Kiên Giang đó là Cassostrea sp. [13].
Từ những dẫn liệu trên cho thấy nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ nƣớc
mặn tuy chƣa đƣợc nhiên cứu đầy đủ trên phạm vi toàn vùng biển và ven bờ
biển Việt Nam nhƣng phần nào đã phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và
nuôi trồng. Từ năm 2001, công tác nghiên cứu, điều tra bổ sung, thu thập
phân tích mẫu vật và tu chỉnh về phân loại trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam đã
đƣợc thực hiện trong Chƣơng trình nghiên cứu khoa học cơ bản (giai đoạn
2001-2003). Các kết quả nghiên cứu hoàn thiện làm cơ sở soạn thảo động vật
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
7
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
chí trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam. Hai năm thực hiện đề tài, bên cạnh phân tích
các mẫu vật đã có và lƣu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì việc
thu thập mẫu vật và bổ sung tại một số địa phƣơng ở Việt Nam đƣợc triển
khai ở các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận. Tại các địa bàn này,
trong thời gian trên những mẫu vật thuộc hai họ Ốc Nhồi (Pilidae) và Ốc Vặn
(Viviparidae) đã đƣợc thu thập nghiên cứu. Về phân loại học của 2 họ này đã
đƣợc tu chỉnh nhiều.
Năm 2001, Nguyễn Xuân Dục đƣa ra danh mục 352 loài động vật Thân
mềm Hai mảnh vỏ thuộc 143 giống, 43 họ, 8 bộ, 3 lớp phụ: Protobranchia,
Pteriomorphia, Heterodonta trong "Thành phần loài và phân bố của động vật
Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở vịnh Bắc Bộ". Với mỗi loài đều có dẫn
liệu về địa điểm, thời gian thu mẫu, độ sâu và chất đáy nơi thu mẫu [5].
Năm 2001, Nguyễn Văn Chung trong "Thành phần loài và phân bố
của động vật Thân mềm Hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ (Việt
Nam)" đã thống kê đƣợc khoảng 120 loài động vật Thân mềm, trong đó
lớp Hai mảnh vỏ có khoảng trên 30 loài [3].
Năm 2002, Trần Kim Hằng trong đề tài hiện trạng nghề nuôi Nghêu
một số tồn tại và đề xuất hƣớng phát triển ở vùng ven Tiền Giang và Bến Tre
đã xác định nghề nuôi Nghêu ở Tiền Giang và Bến Tre phụ thuộc rất nhiều
vào nghêu giống và các điều kiện tự nhiên ở vùng nuôi [8].
Năm 2005, Bộ Thủy sản xuất bản cuốn “Động vật thủy sản Thân
mềm thƣờng gặp ở Việt Nam” do Thái Thanh Dƣơng là chủ biên. Tác giả đã
tập hợp đƣợc 170 loài thuộc 58 họ trong 3 lớp (Hai mảnh vỏ, Chân bụng và
lớp Chân đầu). Đây là những loài Thân mềm thƣờng gặp ở Việt Nam và có
giá trị kinh tế cao[6].
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
8
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Tóm lại, nhiên cứu về động vật Thân mềm nói chung và động vật Thân
mềm Hai mảnh vỏ nói riêng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên để góp
phần xây dựng bộ mẫu đầy đủ hơn thì phải đẩy mạnh các nghiên cứu tiếp
theo.
1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội ở rừng
ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
.
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui, huyện Tiên Yên
(Nguồn : Nguyễn Văn Cƣờng, 2015)
Vị trí: Khu vực nghiên cứu chính thuộc rừng ngập mặn Đồng Rui,
thuộc xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm trên QL 18 cách
trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 60 km. Rừng nằm ở vị trí giáp ranh
giữa TP.Cẩm Phả, huyện Tiên Yên và huyện Ba Chẽ và ở cửa sông Ba Chẽ.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
9
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của rừng ngập mặn trên 4.900 ha, trong đó diện
tích đất ngập nƣớc 3.000 ha, diện tích có rừng ngập mặn trên 1.750 ha
1.2.1.2. Địa hình
Vùng đất ngập nƣớc Đồng Rui có vùng lõi (vùng đất nổi) là xã Đồng
Rui nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và Voi Bé, địa hình tƣơng đối
bằng phẳng, là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có
địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao từ 1,5 m đến 3 m [4].
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc chế độ khí hậu của vịnh Bắc Bộ và các vùng
lân cận. Khí hậu khu vực này thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng
và ẩm (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10), mùa đông khô và lạnh (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau) [4].
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 29ºC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7,
tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Mùa đông lạnh và có sƣơng mù, nhiệt
độ trung bình tháng 1 dao động từ 12 - 15ºC. Mùa hè có nhiệt độ khá cao, trung
bình tháng 7 từ 28 - 29ºC, nhiệt độ cao tuyệt đối đạt tới 37,3ºC [4].
Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 29ºC. Nhiệt độ cao
nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Từ tháng 1 đến
tháng 3 hay có hiện tƣợng sƣơng mù làm ảnh hƣởng đến tàu thuyền đi lại và
hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình tháng
7 từ 28 - 29ºC.
Lƣợng mƣa trung bình năm từ 2200 – 2500 mm, trung bình có khoảng
130 - 160 ngày mƣa/năm. Mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với
lƣợng mƣa tháng trên 200 mm, tháng có mƣa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8.
Mùa đông có tháng mƣa ít nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
10
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Lƣợng mƣa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 - 450 mm, chỉ xảy ra trong
những ngày chịu ảnh hƣởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...[4].
Độ ẩm trung bình năm là 84%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 và
tháng 4) là 88%, tháng thấp nhất (tháng 11 và tháng 12) là 76% [4].
Chế độ gió ở khu vực nghiên cứu chịu sự chi phối của hệ thống gió
mùa. Vào mùa đông, hƣớng gió thịnh hành bắc, đông bắc. Mùa hè gió thịnh
hành là hƣớng nam, đông nam. Đầu mùa hè, gió nam chiếm ƣu thế, rõ rệt nhất
vào giữa mùa, sau đó giảm đi. Biến đổi của tần suất gió bắc trong mùa đông
cũng diễn ra tƣơng tự. Tháng 9 và tháng 10 mang tính chất trung gian, gió bắc
ít hơn mùa đông nhƣng nhiều hơn mùa hè và ngƣợc lại, gió nam ít hơn mùa
hè nhƣng nhiều hơn mùa đông. Mỗi hƣớng gió thƣờng có tốc độ gió khác
nhau, gió có thành phần hƣớng tây có tốc độ nhỏ nhất, gió có thành phần
hƣớng bắc và nam có tốc độ lớn nhất. Tốc độ gió tại khu vực hàng năm không
lớn, trung bình khoảng 2,5 - 3,5 m/s.
1.2.1.3. Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về
lƣu lƣợng giữa hai mùa. Về mùa đông (mùa khô) mực nƣớc ở các sông
thƣờng thấp, lƣu lƣợng nƣớc nhỏ, lúc này tình trạng nƣớc mặn xâm nhập vào
qua vùng cửa sông khá xa. Ngƣợc lại, vào mùa mƣa thƣờng có lũ đơn, không
kéo dài vì lũ lên nhanh và cũng rút nhanh [4].
1.2.1.4. Chế độ hải văn
- Chế độ thuỷ triều:
Vùng nghiên cứu nằm trong vịnh Bắc bộ, có chế độ thuỷ triều là nhật
triều điển hình, biên độ tới 3 - 4 m. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lƣu chảy
theo hƣớng bắc nam kéo theo nƣớc lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là
vùng biển lạnh nhất nƣớc ta, nhiệt độ có khi xuống tới 13°C [4].
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
11
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Thuỷ triều mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Trong những tháng
này mực nƣớc thực tế lên đến hơn 4m. Thuỷ triều yếu nhất vào các tháng 3, 4,
8 và 11. Số ngày trong năm có mực nƣớc cao trên 3,5 m là trên 100 ngày [4].
- Chế độ sóng:
Vùng nghiên cứu đƣợc che chắn bởi các hòn đảo ở phía Đông - Đông
Nam nên sóng gió không lớn nhƣ vùng biển Trung Bộ. Do vậy, khu vực này ít
có những biến động thời tiết lớn và nguy hiểm nhƣ bão, sóng không cao nhƣ ở
ngoài khơi.
1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thu nhập của ngƣời dân chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp và đánh
bắt hải sản. GDP bình quân đầu ngƣời còn thấp, không đều giữa các khu vực,
cao nhất là Móng Cái, các huyện khác thì thấp hơn nhƣ Đầm Hà… do thiếu
vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng, do đó ảnh
hƣởng đến nền kinh tế hàng hoá, trình độ dân trí chƣa cao dẫn đến đời sống
xã hội gặp nhiều khó khan [4].
Các cƣ dân địa phƣơng quanh RNM ngoài việc làm nông nghiệp thì
một bộ phận khá lớn sống nhờ vào đánh cá và nuôi trồng hải sản với đa số là
phƣơng pháp thủ công. Nghề cá và nuôi trồng thuỷ hải sản giữ một vai trò to
lớn trong vùng, góp một phần không nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái tại khu vực
nghiên cứu
RNM xã Đồng Rui rất đa dạng và phong phú về hệ động thực vật. Hệ
sinh thái RNM gồm các quần xã thực vật ngập mặn phân bố ở 4 khu vực
chính: khu vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu vực trong các đầm nuôi thủy
sản; khu vực các bãi triều; khu vực các bãi lầy thụt. Thảm thực vật RNM
nguyên sinh ít bị tác động ở khu vực này cây cao nhất cũng chỉ 8 - 10 m nhƣ
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
12
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Vẹt dù, Đâng, Mắm biển. Các bãi triều Mũi Chùa, cửa sông Tiên Yên, cửa
sông Ba Chẽ có RNM phát triển mạnh với các loài phổ biến nhƣ Đâng, Vẹt
dù, Mắm biển, Trang…[9].
Khu hệ động vật RNM rất đa dạng và phong phú, riêng tại RNM
Đồng Rui với rất nhiều nhóm động vật với thành phần loài phong phú nhƣ:
động vật phù du, trai, ốc, cá, tôm… Trong đó, có rất nhiều loài có giá trị
kinh tế cao nhƣ: tôm sú Penaeus monodon, tôm he Nhật Bản Penaeus
japonicus, tôm rảo Metapenaeus ensis, ốc mút Cerithidea spp., ốc ngọt
Nerita spp., vạng Mactra spp…[9]
Ngoài sự đa dạng về hệ sinh thái thì RNM Đồng Rui còn có vai trò rất
to lớn nhƣ trong việc lƣu trữ và xử lí chất gây ô nhiễm và bảo vệ môi
trƣờng.
RNM là bể lọc sinh học và phân huỷ các chất ô nhiễm: Với các quá
trình lý - hoá - sinh học trong hệ sinh thái RNM. Nhờ có hệ vi sinh vật
phong phú trong hệ sinh thái RNM cộng với các loài cây ngập mặn tham gia
vào các quá trình hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ, lọc, lắng đọng… các vật chất
ô nhiễm từ môi trƣờng nƣớc vào trầm tích, từ môi trƣờng nƣớc, trầm tích
vào sinh vật và ngƣợc lại. Thảm thực vật trong RNM với bộ rễ có cấu tạo đặc
biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ
thực vật. Từ những vai trò đặc biệt quan trọng của RNM là xử lý chất thải,
làm sạch môi trƣờng nƣớc - xử lý chất ô nhiễm rất sinh thái tự nhiên đã làm
giảm thiểu chất ô nhiễm từ lục địa theo các hệ thống sông đƣa ra cũng nhƣ
các nguồn ô nhiễm xung quanh và trong RNM Đồng Rui, góp phần tạo môi
trƣờng sống thuận lợi cho nguồn lợi thuỷ hải sản [9].
RNM còn là lá phổi xanh giúp ổn định môi trƣờng: Thảm thực vật
của RNM góp phần cân bằng ôxy (O 2) và khí cacbonic (CO2) trong khí
quyển, hấp thụ khí CO2 góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Mặt khác,
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
13
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
RNM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, ổn định điều kiện
khí hậu của tiểu vùng địa phƣơng.
Thảm thực vật phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn
ngừa và tăng bồi tụ. Hằng năm, thảm thực vật cũng tạo nên các phần bồi tụ
lớn tạo điều kiện cho sự hình thành vùng đất ven biển.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
14
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mẫu vật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là động vật Thân mềm Hai
mảnh vỏ tại khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh.
Các mẫu vật phân tích cho khóa luận đƣợc sử dụng từ bộ mẫu ĐVKXS
thu tại khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui (2016), đƣợc lƣu trữ tại phòng thí
nghiệm Bộ môn Động vật không xƣơng sống của Khoa Sinh học - Trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 04/2016 đến tháng 04/2017
Mẫu vật đƣợc tiến hành ngoài thực địa làm 2 đợt:
- Đợt 1: 27/05/2016 đến 30/05/2016
- Đợt 2: 15/07/2016 đến 20/07/2016
Thời gian còn lại chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu, phân tích mẫu,
xử lý số liệu và viết báo cáo.
2.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: tại RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
Mẫu vật đƣợc thu tại 27 điểm thu mẫu thuộc RNM xã Đồng Rui, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Các điểm thu mẫu đƣợc đánh số từ S1 đến S27,
cụ thể ở hình 2.
Các mẫu vật đƣợc phân tích, định loại tại PTN Bộ môn Động vật
không xƣơng sống của Khoa Sinh - Trƣờng ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội. Xử
lý số liệu đƣợc thực hiện tại PTN Động vật học của Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
15
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực RNM xã Đồng Rui
(Nguồn: Nguyễn Thanh Sơn)
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
16
K39Sinh - KTNN
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
2.4. Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần loài Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại khu
vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Xác định đƣợc các loài Thân mềm Hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế tại
RNM xã Đồng Rui.
Đƣa ra một số nhận định sự phân bố của loài ở các điểm nghiên cứu
trên khu vực nghiên cứu.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Dụng cụ thu mẫu
- Dao, kẹp, cào hến, xẻng, rây bùn, gàu Ekman.
- Túi thu mẫu, lọ nhựa đựng mẫu, xô nhựa.
- Bàn chải nhỏ cứng, hoá chất (cồn 80%)
2.5.2. Tiến trình thu mẫu
* Phương pháp hồi cứu, kế thừa các tài liệu
Tổng hợp, thống kê các kết quả nghiên cứu tƣơng tự và quy hoạch, xây
dựng các khu bảo tồn nói chung và khu bảo tồn biển nói riêng; các nghiên cứu
khoa học liên quan trực tiếp đến khu vực nghiên cứu hoặc gần khu vực
nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Tham khảo số liệu thống kê của Sở, Ban ngành của địa phƣơng nhằm
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng
cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, thực trạng dân sinh, kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, phát triển ngành của địa phƣơng...
* Thu mẫu định tính:
Chúng tôi tiến hành thu mẫu tại các địa điểm khác nhau nhằm mục đích
thu thành phần các loài Thân mềm Hai mảnh vỏ.
- Dùng vợt cào xúc bùn đáy. Bùn đáy trong đó có động vật đƣợc đƣa vào
rây, rây sạch bùn nhặt lấy động vật.
Nguyễn Ngọc Hồng Nhung
17
K39Sinh - KTNN