Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân tố và tìm hiểu kiến thức bản địa về dây bò khai của dân tộc thái tại khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 98 trang )

B GIO DC V O TO

B NễNG NGHIP V PTNT

TRNG I HC LM NGHIP
---------------------

ĐINH THị HOA

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm
nhân giống và tìm hiểu kiến thức bản địa
về Dây Bò khai của dân tộc Thái tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia,
HUYN Thuận Châu, TNH Sơn La

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC LÂM NGHIệP

Hà NộI, 2010


B GIO DC V O TO

B NễNG NGHIP V PTNT

TRNG I HC LM NGHIP
---------------------

ĐINH THị HOA

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm
nhân giống và tìm hiểu kiến thức bản địa


về Dây Bò khai của dân tộc Thái tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia,
HUYN Thuận Châu, TNH Sơn La

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC LÂM NGHIệP

HƯớNG DẫN KHOA HọC: PGS.TS. TRầN MINH HợI

Hà NộI, 2010


i

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá chất lượng học tập và nghiên cứu của chương trình Cao
học, sau khoá Cao học 2007 – 2010 do Đại học Lâm nghiệp đào tạo tại
ĐH Tây Bắc, Sơn La, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
phân bố, thử nghiệm nhân giống và tìm hiểu kiến thức bản bản địa về Dây
bò khai của dân tộc Thái tại khu Bảo tồn thiên nhiên Copia, Thuận Châu,
Sơn La".
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu
trường ĐH Lâm nghiệp, Khoa đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo
trong trường. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban giám hiệu và Khoa Nông –
Lâm, Trường ĐH Tây Bắc, Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập tại trường. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS Trần Minh Hợi - Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, người
trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn, bổ sung những kiến thức khoa học, kinh

nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, UBND xã Chiềng Ly, Chiềng Bôm huyện
Thuận Châu, Sơn La cũng như bà con trong các xã trên cùng toàn thể các
nhà chuyên môn, người thân, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng với tất cả năng lực nhưng do đối tượng nghiên
cứu tương đối mới mẻ và những hạn chế về trình độ và thời gian, nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đư ợc
những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và đồng
nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện.
Tôi xin cam đoan tất cả số liệu và và số liệu thu thập và tính toán
trong luận văn là trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 9 năm 2010
Tác giả
Đinh Thị Hoa


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………….vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ……..………………………………………………..viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..…………………………………………………...ix


ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1........................................................................................................
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. Giới thiệu về loài Bò khai............................................................................ 3
1.1.1. Phân loại .......................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ......................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm sinh học........................................................................... 4
1.1.4. Phân bố ............................................................................................ 4
1.2. Nghiên cứu về rau Bò khai ......................................................................... 4
1.3. Tổng quan về kiến thức bản địa ................................................................ 7
1.3.1. Nghiên cứu về kiến thức bản địa trên thế giới ............................ 7
1.3.2. Nghiên cứu về kiến thức bản địa tại Việt Nam.......................... 10
1.4. Tổng quan về vấn đề nhân giống bằng hom .......................................... 13
CHƯƠNG 2........................................................................................................
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG.....................................
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 17
2.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17
2.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 18


iii

2.4.1. Điều tra về đặc điểm phân bố của loài Bò khai tại khu BTTN
Copia ........................................................................................................ 18
2.4.2. Điều tra kiến thức bản địa về loài Bò khai của dân tộc Thái tại
khu BTTN Copia .................................................................................... 18
2.4.3. Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống từ hom thân Dây bò khai 18
2.4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom giâm (thân già, non, bánh

tẻ) và loại thuốc điều hoà sinh trưởng đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom
giâm....................................................................................................... 18
2.4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ thuốc và thời gian xử lý điều
hoà sinh trưởng đến đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm ................. 18
2.4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng của luống giâm và giá
thể giâm đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm .................................... 18
2.4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm (Vụ Xuân Hè (tháng
4-5) và vụ Thu Đông (tháng 8-9) đến khả năng giâm hom) ................. 18
2.4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn tại chỗ (in situ) và chuyển chỗ (ex
situ) đối với loài Bò khai tại địa phương .............................................. 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu ....................................................... 19
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm phân bố của Dây bò khai
.................................................................................................................. 19
2.5.2.1. Điều tra sơ bộ .......................................................................... 19
2.5.2.2. Điều tra tỉ mỉ trên tuyến........................................................... 19
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của dân tộc Thái về
loài Bò khai.............................................................................................. 20
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu giâm hom Dây bò khai ..................... 21
2.5.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................ 21
2.5.4.2. Thu thập số liệu........................................................................ 25


iv

2.5.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................... 26
2.5.5.1. Phương pháp xử lý số liệu về phân bố Bò khai ....................... 26
2.5.5.2. Phương pháp xử lý số liệu về KTBĐ của người dân tộc Thái về
loài Bò khai ........................................................................................... 26
2.5.5.3. Phương pháp xử lý số liệu về giâm hom Bò khai .................... 26

Chương 3 ............................................................................................................
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................... 30
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên..................................................................... 30
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 30
3.1.2. Diện tích của Khu bảo tồn ........................................................... 30
3.1.3. Địa hình, địa thế ........................................................................... 30
3.1.4. Địa chất.......................................................................................... 31
3.1.5. Thổ nhưỡng ................................................................................... 32
3.1.6. Đặc điểm về điều kiện khí hậu, thuỷ văn ................................... 33
3.1.6.1. Khí hậu .................................................................................... 33
3.1.6.2. Thuỷ văn .................................................................................. 34
3.2. Đặc điểm về tài nguyên động thực vật rừng .......................................... 35
3.2.1. Tài nguyên động vật ..................................................................... 35
3.2.2. Tài nguyên thực vật...................................................................... 35
3.2.2.1. Thành phần thực vật .............................................................. 35
3.2.2.2. Các kiểu thảm thực vật ........................................................... 36
3.2.2.3. Mức độ đa dạng về giá trị của các loài thực vật.................... 37
3.3. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .......................................................... 38
3.3.1. Đặc điểm dân cư ........................................................................... 38
3.3.2. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương 39
3.3.2.1. Tập quán canh tác .................................................................. 39
3.3.2.2. Sinh hoạt văn hoá, phong tục địa phương ............................ 40


v

3.3.3. Tình hình kinh tế địa phương ..................................................... 40
CHƯƠNG 4........................................................................................................
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 42
4.1. Đặc điểm phân bố của loài Bò khai tại khu BTTN Copia ................... 42

4.1.1. Hiện trạng phân bố trong tự nhiên của Bò khai ....................... 42
4.1.1.1. Tần số phân bố Bò khai trên các tuyến điều tra ................... 42
4.1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của Dây bò khai ngoài tự nhiên ....... 43
4.1.2. Đặc điểm phân bố của Dây bò khai trong tự nhiên .................. 46
4.1.2.1. Đặc điểm phân bố Dây bò khai theo đai cao ......................... 46
4.1.2.2. Đặc điểm phân bố Dây bò khai theo vị trí ............................. 47
4.1.2.3. Đặc điểm phân bố Dây bò khai trên các dạng sinh cảnh ..... 48
4.2. Kiến thức bản địa của người dân tộc Thái về loài Bò khai tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................... 49
4.2.1. Kiến thức bản địa trong việc sử dụng Dây bò khai ................... 49
4.2.1.1. Kiến thức bản địa về công dụng của Dây bò khai ................ 50
4.2.1.2. Mức độ sử dụng Dây bò khai của người dân tại địa phương
............................................................................................................... 53
4.2.2. Kiến thức bản địa trong việc gây trồng Dây bò khai tại địa
phương ..................................................................................................... 55
4.2.2.1. Tình hình gây trồng Dây bò khai tại địa phương .................. 55
4.2.2.2. Kiến thức bản địa về kỹ thuật gây trồng Dây bò khai của
người dân tại địa phương .................................................................... 57
4.3. Kết quả thử nghiệm nhân giống bằng hom thân Dây bò khai ..... Error!
Bookmark not defined.
4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại thuốc kích thích đến khả năng
giâm hom ................................................................................................. 62


vi

4.3.1.1. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại thuốc kích thích đến tỷ lệ
sống của hom giâm .............................................................................. 62
4.3.1.2. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại thuốc đến tỷ lệ ra rễ của các
hom ....................................................................................................... 63

4.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc và thời gian xử lý thuốc kích
thích đến khả năng giâm hom ............................................................... 66
4.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc và thời gian xử lý thuốc kích
thích đến tỷ lệ sống của hom giâm ...................................................... 66
4.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc và thời gian xử lý thuốc kích
thích đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm ...................................................... 67
4.3.3. Ảnh hưởng ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che bóng đến
khả năng giâm hom ................................................................................ 69
4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến khả năng giâm hom ......... 71
4.3.4.2. Khả năng ra rễ của các hom Bò khai theo thời vụ giâm ...... 73
4.3.4.3. Khả năng ra chồi của các hom theo thời vụ giâm ................ 76
4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) và chuyển
chỗ (ex-situ conservation) đối với Bò khai tại địa phương ......................... 79
4.4.1. Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) .......... 79
4.4.1.1. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức quản lý ................................ 79
4.4.1.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội ........................................ 81
4.4.2. Một số biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) ..... 82
CHƯƠNG 5........................................................................................................
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 84
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 84
5.2. Tồn tại .......................................................................................................... 85
5.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

PHỤ LỤC



viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CT:

Công thức

2. ĐC:

Đối chứng

3. I AA:

Axit Indol – Axetic

4. IBA:

Axit Indol – Butiric

5. BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

6. KTBĐ:

Kiến thức bản địa

7. LSNG:


Lâm sản ngoài gỗ

8. NAA:

Axit Napthalen – Axetic

9. TB:

Trung bình

10. TK:

Tiểu khu

11. TN:

Tự nhiên


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1


Mẫu biểu điều tra Bò khai theo tuyến

20

2.2

Số hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu

21

2.3

Bố trí các công thức về tuổi hom và loại thuốc

23

2.4

Bố trí các công thức về nồng độ thuốc và thời gian xử lý

23

2.5

Bố trí các công thức về độ che bóng và giá thể giâm

24

3.1


Thành phần thực vật rừng KBTTN Copia

36

3.2

Cơ cấu thành phần dân tộc tại KBTTN Copia

39

4.1

Phân bố của Bò khai trên các tuyến điều tra

42

4.2

Tổng hợp về giá thể leo của Bò khai ngoài tự nhiên

44

4.3

Phân bố Bò khai trên các tuyến theo các đai cao

46

4.4


Phân bố của Bò khai theo vị trí

47

4.5

Phân bố của Bò khai theo các dạng sinh cảnh

48

4.6

Mức độ sử dụng rau Bò Khai tại địa phương

53

4.7

Tổng hợp tình hình gây trồng Bò khai tại địa phương

55

4.8

Phương thức gây trồng Bò khai tại địa phương

57

4.9


Tỷ lệ hom sống tại các công thức sau các ngày giâm

62

4.10 Kết quả về khả năng ra rễ của hom Bò khai tại các CT

63

4.11 Khả năng ra rễ của hom theo các nhân tố thí nghiệm

65

4.12 Tỷ lệ sống của hom Bò khai sau khi giâm tại các CT

66

4.13 Khả năng ra rễ của các hom Bò khai tại các CT

67

4.14 Khả năng ra rễ của các hom Bò khai theo các nhân tố

68

4.15 Tỷ lệ hom sống của Bò khai tại các CT sau khi giâm

69

4.16 Khả năng ra rễ của các hom theo các nhân tố


71

4.17 Tỷ lệ hom sống sau khi giâm tại các thời vụ

72

4.18 Khả năng ra rễ của hom Bò khai theo thời vụ giâm

74

4.19 Kiểm tra thống kê về số rễ và chiều dài rễ theo thời vụ

75

4.20 Tỷ lệ hom ra chồi sau các ngày giâm theo thời vụ

76

4.21 Tổng hợp về số chồi/hom và chất lượng chồi của hom

77


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT


Trang

4.1

Biểu đồ mô tả các loại giá thể leo của Bò khai trên các tuyến

45

4.2

Biểu đồ phân bố Bò khai theo các đai cao

46

4.3

Biểu đồ mô tả tỷ lệ phân bố của Bò khai theo vị trí

48

4.4

Biểu đồ phân bố Bò khai theo các dạng sinh cảnh

49

4.5

Biểu đồ mô tả mức độ sử dụng tại địa phương


54

4.6

Biểu đồ về tình hình gây trồng Bò khai tại địa phương

56

4.7

Biểu đồ về các phương thức gây trồng tại địa phương

58

4.8

Tỷ lệ hom sống trung bình sau các ngày giâm

63

4.9

4.10

4.11

4.12

Biểu đồ về tỷ lệ ra rễ của hom Bò khai tại các CT về tuổi hom
và loại thuốc

Biểu đồ về tỷ lệ ra rễ của hom Bò khai tại các CT về nồng độ
và thời gian xử lý thuốc
Biểu đồ về tỷ lệ ra rễ của hom Bò khai tại các CT về độ che
bóng và giá thể giâm
Biểu đồ về tỷ lệ sống của hom Bò khai tại các thời vụ sau các
ngày giâm

64

68

70

72

4.13 Biểu đồ tỷ lệ sống, chết của hom Bò khai sau 6 tuần giâm

73

4.14 Biểu đồ về số rễ và chiều dài rễ TB của hom theo thời vụ

75

4.15 Biểu đồ về tỷ lệ hom ra chồi sau các ngày giâm theo thời vụ

77


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Dây bò khai (Erythrophalum scandens Blume) loài thực vật đơn loài,
đơn chi thuộc họ Dây hương (Erythropalaceae). Đây là loài thực vật được sử
dụng chủ yếu làm rau ăn với bộ phận dùng là các chồi và lá non. Ngoài ra, Bò
khai còn được dùng để chế biến các bài thuốc chữa bệnh tại các một số tỉnh
vùng cao (Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Thanh Hoá, Sơn La…). Do có
vị ngon ngọt và mùi vị rất đặc trưng nên từ nhiều năm nay Dây bò khai đã trở
thành một thứ rau đặc sản của một số vùng miền núi mà huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La là một ví dụ điển hình.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La nằm tại khu vực miền núi phía Tây Bắc, với diện tích 19.467,7 ha là nơi
phân bố của nhiều loài LSNG có giá trị, trong đó có Dây bò khai. Qua điều tra
khảo sát sơ bộ cho thấy tại đây Dây bò khai phân bố rải rác và đây cũng là cây
rau đặc sản bản địa của cộng đồng dân tộc Thái sinh sống tại khu vực này.
Đây là cộng đồng có số lượng đông nhất (với 10.538 nhân khẩu, chiếm 51,7%
tổng dân số toàn khu bảo tồn). Người dân tộc Thái đã gắn bó từ nhiều đời nay
với rừng nên họ có một kiến thức bản địa vô cùng phong phú về các loại thực
vật được sử dụng làm rau ăn, làm thuốc... Dây bò khai được người dân tộc
Thái ở đây rất ưa chuộng bởi là một loại rau thuốc, vừa dùng làm rau ăn, có
thể chế biến nhiều món ăn, lại có tác dụng chữa một số bệnh về gan, thận, ...
Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cao mà việc khai thác chỉ dựa vào
nguồn rau tự nhiên trong rừng, vấn đề gây trồng Bò khai còn chưa được chú ý
đúng mức. Vì vậy, không có những biện pháp nhân giống để gây trồng cũng
như bảo tồn, phát triển thì loài cây này sẽ ngày càng cạn kiệt.


2

Hiện nay, việc gắn bảo tồn và phát triển LSNG, góp phần vào việc khôi

phục, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao giá trị kinh tế của rừng là quan
điểm nhất quán của Việt Nam [7]. Mặt khác, bảo tồn nguồn tài nguyên LSNG
cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã bảo tồn được kho tàng kiến thức bản địa
của người dân địa phương từ hàng ngàn năm nay. Vì vậy, bảo tồn và phát
triển LSNG là một trong những vấn đề mang tính chất chiến lược của ngành
Lâm nghiệp, thu hút được mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Vì vậy, việc ngiên cứu bảo tồn loài cây này tại địa phương cũng
phù hợp với chiến lược về phát triển các loại LSNG theo định hướng trên của
nước ta.
Với mục tiêu đó, nhằm tìm hiểu đặc điểm phân bố tự nhiên của Bò
khai, góp phần gìn giữ và phát huy hệ thống kiến thức bản địa của người dân
ở địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố,
thử nghiệm nhân giống và tìm hiểu kiến thức bản bản địa về Dây Bò khai
của dân tộc Thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Thuận Châu, Sơn La".
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp kỹ
thuật nhân giống phù hợp, hiệu quả đối với việc gây trồng cũng như các biện
pháp bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ đối với loại cây đặc sản này tại địa
phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về loài Bò khai
1.1.1. Phân loại
Bò khai có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume, 1862 thuộc
họ Dây hương Erythropalaceae.
Bò khai còn có tên phổ thông khác như Rau hiến, Dây hương. Một số
khu vực có tên địa phương Piéc Yển (tiếng Tày), Cò Phắc Hạ (tiếng Thái),

Lòng châu sói (Dao).
Đây là loài thực vật thuộc một họ đơn chi và cũng là chi đơn loài. Vì
vậy, về mặt bảo tồn, việc nghiên cứu phát triển loài cây này góp phần bảo tồn
nguồn gen sẽ vô cùng có ý nghĩa và cần thiết.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Bò khai là loại cây dây leo bằng tua cuốn, dài từ 5-10 m; đường kính
trung bình 2-3 cm, lớn nhất đạt 5-6 cm, màu xám vàng hay vàng nhạt, trên
mặt vỏ có nhiều vết bì khổng màu nâu. Cành mềm, khi non hơi có cạnh, màu
xanh lục, đường kính 4-6 mm. Lá mọc so le, hình tam giác, đầu nhọn, dài 916 cm, rộng 6-11.5 cm, mép nguyên, lượn sóng, mặt trên màu lục sẫm, mặt
dưới màu xám mốc, có 3 gân chính; cuống lá dài 3.5 cm, phình ở hai đầu và
đôi khi hơi đính vào phía trong phiến lá làm cho lá có hình khiên. Tua cuốn
mọc ở nách lá, dài 15-25 cm, đầu thường chẻ hai.
Cụm hoa ngù, mọc ở nách lá; lá bắc hình tam giác nhọn; hoa nhỏ,
lưỡng tính; đài hình đấu có 5 răng; tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, mép có
lông mi; nhị 5 mọc đối diện với cánh hoa; chỉ nhị ngắn; bầu hạ, 1ô. Quả mọng
hình trái xoan, dài 10-15 cm; mang một sẹo ở đầu, khi chín màu vàng hay đỏ,
mang 1 hạt hình trứng [2], [16].


4

1.1.3. Đặc điểm sinh học
Bò khai mọc hoang ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc
rừng nghèo bị tác động mạnh của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới,
tập trung nhiều ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi.
Độ cao phân bố của cây rất rộng, từ ngang mặt biển đến độ cao 1000 m.
Bò khai là loại dây leo ưa sáng khi trưởng thành nhưng ưa bóng giai đoạn
non. Đây còn là loài ưa ẩm, sinh trưởng nhanh. Hoa mọc trên chồi năm cũ
hoặc thân già. Tháng tư, bắt đầu mùa hoa, các cụm hoa mọc phía đầu cành,
mùa quả tháng 7-10 nhưng quả có thể tồn tại đến năm sau. Cây ra chồi mạnh

vào mùa mưa. Cây tái sinh bằng chồi hoặc hạt [16].
1.1.4. Phân bố
Tại Việt Nam, Bò khai thường gặp ở các tỉnh Bắc Bộ hoặc rải rác ở Bắc
Trung Bộ, Tây nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, tập trung
nhiều ở tác tỉnh khu Đông Bắc gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh
Hoá, Nghệ An.
Trên thế giới, Bò khai cũng có ghi nhận có phân bố tại phía Nam Trung
Quốc, Lào và Cămpuchia [30].
1.2. Nghiên cứu về rau Bò khai
Bò khai là một loài thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ với giá trị
chính là làm rau ăn. Từ lâu đồng bào miền núi đã dùng rau Bò khai làm thực
phẩm hàng ngày, loài rau này có thể thu hái lá và ngọn quanh năm (trừ một số
tháng có thời tiết lạnh). Trước đây khi nhu cầu còn ít người dân địa phương
chủ yếu thu hái từ rừng. Khoảng 10 năm gần đây, do có thị trường, cây đã bắt
đầu được gieo trồng. Nhiều gia đình đồng bào dân tộc Tày ở huyện Chợ Rã và
Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn hoặc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang đã trồng. Có thể
trồng Bò khai bằng hạt hoặc đoạn cành bánh tẻ. Có gia đình trồng được 50100 cây trong vườn rừng hay quanh nhà.


5

Các công trình nghiên cứu cơ bản về loài cây này là rất ít mà chỉ lồng
ghép mô tả trong các chương trình về lâm sản ngoài gỗ hoặc các dự án rau
bản địa. Ông Tweddell - Đại sứ Úc tại Việt Nam cho biết, hàng năm chương
trình hỗ trợ của Chính phủ Úc tài trợ 50 triệu USD cho các nghiên cứu thúc
đẩy phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Dự án hỗ trợ rau bản địa
nhằm hỗ trợ và cải thiện cuộc sống nâng cao nhận thức của con người. Theo
ông Tweddell, Việt Nam và Úc đều có những loài rau và thảo dược bản địa có
tiềm năng thương mại và rất có lợi cho sức khoẻ của con người [26].
Ở phía Nam Trung Quốc, loài rau Bò khai mọc rất nhiều. Ngoài việc

làm thực phẩm, cây Bò khai còn được sử dụng để chữa các bệnh viêm thận,
gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông với liều lượng hàng ngày là
12 - 14g khô sắc nước uống mỗi ngày. Khoa học đã chứng minh trong loài
cây Bò khai có thành phần dinh dưỡng cao, trong 100g của lá Bò khai có:
78,8 g nước, 6 g protein, 6,1 g gluxit, 7,5 g chất xơ, 1,6 g chất tro, 138 mg
canxi, 40,7 mg phốtpho, 2,6 mg caroten, 60 mg vitamin C [16], [2].
Trong số những cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi mấy năm
gần đây người ta hay nhắc đến loài Bò khai.
Dự án liên kết để đa dạng hoá nguồn thu nhập từ cây trồng ít khai thácCODI (9/2008) do chương trình nghiên cứu ứng dụng (RIU) thuộc Cơ quan
phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFDI) tài trợ đã lựa chọn cây rau Bò
khai nghiên cứu tại tỉnh Bắc Cạn (Do trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ
thống nông nghiệp triển khai) [14].
Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã nhân được giống rau Bò
khai để cung cấp cho dân sống trong vùng đệm trồng loại rau này. Trung tâm
nghiên cứu Lâm đặc sản, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt nam cũng đã thử
nghiệm nhân giống rau Bò khai bước đầu thành công bằng cách giâm hom để
phát triển gieo trồng ở Quảng Ninh (Hoành Bồ), Vĩnh Phúc, Bắc Giang nhằm


6

cung cấp loài rau đặc sản này cho các nhà hàng, khách sạn ở địa phương và
Thủ đô.
Rau Bò khai cũng đã được giới thiệu tại Hội chợ mùa xuân và liên hoan
văn hoá ẩm thực làng quê diễn ra năm 2005 tại Trung tâm triển lãm Nông
Nghiệp, Hà Nội. Tại hội trợ gian hàng của Hội Nông dân Lạng Sơn đã thu hút
rất nhiều khách hàng với các món rau Bò khai đặc sản.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ([7], [8]) Việt Nam có
nguồn thực vật đa dạng và phong phú, đặc biệt là các loại rau và thảo dược
bản địa có thể làm rau, gia vị hoặc thức ăn. Chỉ tính riêng ở Miền Bắc Việt

Nam cũng có khoảng 5000 loài, trong đó có 1186 loài là cây bản địa có hàm
lượng chất dinh dưỡng cao có thể dùng làm thuốc và có giá trị về kinh tế.
Hiện diện tích trồng rau ở Việt Nam khoảng 650.000 ha, hàng năm cung cấp
khoảng 9.640.300 tấn rau. Trong vòng 10 năm qua, diện tích trồng rau tăng
khoảng 3,6% mỗi năm. Trên cùng một đơn vị diện tích, người trồng rau có thể
thu lãi cao gấp 3 - 14 lần trồng lúa. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế kỹ thuật
canh tác, chế biến và tiếp thị nên hoạt động sản xuất rau, đặc biệt là các loại
rau bản địa chưa phát triển, nó chỉ phát triển ở một khía cạnh bó hẹp trong
một khu vực mà chưa được một tổ chức hay một đơn vị phát triển với mức
quy mô.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định một số loài rau
bản địa có giá trị dinh dưỡng cao có khả năng chữa bệnh chế biến thực phẩm
có thể trở thành cây trồng để xoá đói giảm nghèo như loài rau Bò khai, rau
Sắng, quả Gấc, hoa Thiên lý, các loài cây lấy rễ, củ như Gừng, Giềng [7],
[14]...
Mới đây, Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) có những nghiên cứu về
ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La
(Phạm Quang Thắng, Đinh Thị Hoa, 2009). Bước đầu cho thấy, Bò khai là


7

loại rau có tiềm năng về thị trường rất lớn không chỉ ở các nhà hàng, chợ địa
phương mà các siêu thị, cửa hàng rau sạch và các nhà hàng đặc sản. Việc đề
tài đã xây dựng thành công mô hình gây trồng Bò khai tại địa phương đã hứa
hẹn đem lại nguồn thu cho người dân miền núi từ loại cây bản địa này, đặc
biệt là những người dân thuộc vùng đệm các khu bảo tồn, khu vực vùng sâu,
vùng xa [23].
1.3. Tổng quan về kiến thức bản địa
1.3.1. Nghiên cứu về kiến thức bản địa trên thế giới

Mỗi dân tộc khi sinh sống trong những điều kiện sinh thái khác nhau
dưới tác động của môi trường tự nhiên đã dần hình thành trong người dân
những kinh nghiệm sống, vốn kiến thức trong việc quản lý sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách ổn định lâu dài. Những kiến thức này được biết
đến với những cái tên “Kiến thức bản địa”, “Kiến thức truyền thống”, “Kiến
thức kĩ thuật bản địa” (Howes & Chambers, 1980), “Kiến thức địa phương”,
“ Kiến thức văn hoá truyền thống”, “Kiến thức sinh thái truyền thống”
(Johnson, 1992)... Chúng được sử dụng với khía cạnh không hoàn toàn giống
nhau nhưng đều liên quan đến một địa điểm, một nền văn hoá xã hội nhất
định [12], [27].
Thuật ngữ “Kiến thức bản địa (KTBĐ)” được Robert Chambers đề cập
đầu tiên trong một ấn phẩm phát hành vào cuối những năm 70. Tiếp theo đó,
nó được Brokensha và D.M. Warren sử dụng vào năm 1980 và tiếp tục cho
đến nay. Đây là những tác giả có rất nhiều những nghiên cứu về KTBĐ ở các
nước đang phát triển tại Châu Á và Châu Phi.
Tuy nhiên, hiện vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn tri
thức này:
+ Theo Louise (1998): KTBĐ là một hệ thống kiến thức của các dân
tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực địa lý nào đó. Nó tồn tại


8

và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành
viên trong cộng đồng (người già, trẻ, đàn ông, phụ nữ) ở một vùng địa lý xác
định.
+ Theo Laugil, London (1998): KTBĐ là tri thức của một nhóm người
hoặc toàn thể cộng đồng qua nhiều thế hệ sống, có mối quan hệ chặt chẽ với
thiên nhiên trong một vùng nhất định. Nói cách khác, KTBĐ là những kiến
thức được đúc kết từ môi trường địa phương nó gắn liền với nhu cầu của con

người và điều kiện tự nhiên của địa phương đó.
+ Theo Warren (1995): KTBĐ bao hàm rất nhiều lĩnh vực liên quan
đến nhân chủng học, địa lý, nông nghiệp, bệnh cây, côn trùng, khoa học đất,
xã hội học nông thôn, khuyến nông, y học dân tộc, giáo dục, lâm nghiệp, nông
lâm kết hợp, sinh thái nông nghiệp, ngôn ngữ học, thực vật, cây thuốc, nghề
cá, quản lý tài nguyên và quản lý cộng đồng. Các hệ thống này được tích luỹ,
phản ánh kinh nghiệm và sự thử nghiệm của các cộng đồng địa phương.
Tóm lại, khái niệm về KTBĐ vạch ra một cấu trúc về nhận thức, nó bao
gồm các định nghĩa, sự phân loại và các khái niệm về môi trường kinh tế, xã
hội, tự nhiên và địa hình. Động thái của hệ thống KTBĐ xẩy ra trên hai mức
độ khác nhau là nhận thức và kinh nghiệm. Ở mức độ kinh nghiệm thì hệ
thống KTBĐ thể hiện ở những tập quán lâu đời, những công cụ và kỹ thuật
(Charyulu, 1998).
KTBĐ có bản chất thực tiễn, có quan hệ với sự suy nghĩ địa phương và
được lưu giữ trong ký ức và hoạt động của người dân. Chúng được thể hiện
dưới dạng những câu chuyện dân gian, bài hát, văn học dân gian, tục ngữ, vũ
hội, thần thoại, giá trị văn hoá, tín ngưỡng, lễ nghi, luật lệ cộng đồng, ngôn
ngữ địa phương. KTBĐ được chia sẻ và truyền thông chủ yếu bằng truyền
khẩu, bằng những mô hình và đặc biệt thông qua văn hoá [27].


9

Nghiên cứu về KTBĐ mới được các nhà khoa học và quản lý quan tâm
đến trong vòng vài thập kỷ qua, khi mà nhiều quốc gia và các dự án trong quá
trình triển khai phải nỗ lực để tìm ra những giải pháp để có được sự đồng
thuận của người dân địa phương và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
KTBĐ ngày càng có vai trò quan trọng và là cơ sở thành công cho các dự án
phát triển nông thôn, đặc biệt là ở các cộng động dân tộc, các nước đang phát
triển.

Năm 1987, mạng lưới quốc tế nghiên cứu và sử dụng KTBĐ đã được
hình thành thông qua Trung tâm tâm nghiên cứu KTBĐ phục vụ phát triển
nông nghiệp (CIKARD) ở Mỹ. Tại Hà Lan, Trung tâm thông tin về nông
nghiệp bền vững và đầu tư thấp từ bên ngoài (ILEIA) cũng là nơi nghiên cứu
chính về KTBĐ. Một loạt các công cụ (PRA, RRA) đã được phát triển và
ứng dụng trong việc nghiên cứu về KTBĐ [13].
Hiện nay, nhiều quốc gia Châu Á và Châu Phi cũng đang nỗ lực và xúc
tiến thành lập các mạng lưới trao đổi thông tin về KTBĐ nhằm phục vụ cho
các chương trình khuyến nông, khuyến lâm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng
KTBĐ là cơ sở để đề xuất các quyết định, đề xuất các chính sách. Từ việc
nghiên cứu ở Châu Phi, Attheh (1992) đã coi KTBĐ là chìa khoá cho sự phát
triển của địa phương tại địa phương trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Y tế,
Giáo dục, Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Warren, 1991). Theo tác giả
Charyulu (1998) thì các hệ thống KTBĐ và các kĩ thuật đều phù hợp với các
mong muốn về mặt xã hội, nó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, KTBĐ có
tính bền vững, ít bị rủi ro với người dân - những người trực tiếp tham gia sản
xuất quan trọng là được cộng đồng tin tưởng rộng rãi và góp phần tích cực
bảo vệ tài nguyên. Theo tác giả Merrill – Sand và Collion (1992) thì phát triển
các phương pháp lượng hoá các KTBĐ sẽ rất có ích cho việc tạo lập chính
sách [12], [24], [27].


10

Khi xem xét tổng quan các dự án phát triển trong vòng 15 năm trở lại
đây, quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) đã đưa ra một số kết luận.
Trong đó, có nhấn mạnh rằng những dự án để đạt được mục tiêu khi có sự kết
hợp tham gia đầy đủ của cộng đồng; Tăng cường khuyến khích sử dụng và
khôi phục lại những kiến thức kỹ thuật bản địa (với sản xuất nông nghiệp,
quản lý rừng, ngành nghề thủ công…) [27].

Có thể nói, KTBĐ là một phần không thể bỏ qua trong những nghiên
cứu về phát triển cộng đồng nông thôn. Nó cần được nghiên cứu một cách
rộng rãi và đầy đủ, kết hợp với các hoạt động khác nhằm đề ra được những
giải pháp bền vững dựa chính vào nội lực của cộng đồng. Đặc biệt, trong
nghiên cứu có liên quan đến nông, lâm nghiệp là những ngành nghề đặc thù
của những cộng đồng dân tộc có những nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, tập
quán lâu đời gắn liền với đời sống sản xuất nông lâm nghiệp.
1.3.2. Nghiên cứu về kiến thức bản địa tại Việt Nam
Việt Nam với diện tích ¾ là đồi núi, cộng với cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chiếm chủ yếu nên các cộng đồng dân tộc nước ta có truyền thống và
vốn kiến thức ngàn đời về sản xuất nông nghiệp và quản lý tài nguyên. Cộng
đồng 54 dân tộc khắp mọi miền đất nước đang sở hữu kho tàng vô cùng
phong phú và đồ sộ về các KTBĐ trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trước đây,
những kiến thức này ít được quan tâm nhưng đến hiện nay các dự án cũng
như những nghiên cứu về KTBĐ đang được chú trọng trong chiến lược phát
triển nông thôn.
Theo Lê Trọng Cúc (1996) [27] thì KTBĐ là kiến thức được sử dụng
trong cuộc sống bởi những người dân địa phương. Các kỹ thuật truyền thống
này có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường tự nhiên cũng như
tập quán xã hội. Việc gắn kết KTBĐ với kỹ thuật hiện đại là phương pháp tốt
nhất để ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào nông thôn và miền núi. Ngoài ra,


11

KTBĐ còn là nguồn ý tưởng ban đầu cho các công trình nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật trong tương lai.
Hai phương pháp điều tra chính mà các nhà khoa học Việt Nam cũng
như quốc tế thường áp dụng khi tiến hành điều tra về KTBĐ là PRA và RRA.
Tác giả Lê Trọng Cúc (1996) đã chỉ ra rằng, đối vơi miền núi, việc áp dụng

hai phương pháp trên có những hạn chế nhất định. Phần lớn các đoàn điều tra
đều gặp khó khăn về ngôn ngữ và hạn chế về trình độ hiểu biết cũng như khả
năng trao đổi của đồng bào dân tộc ít người. Tác giả cũng đề nghị phương
pháp điều tra về cơ bản vẫn áp dụng PRA và RRA, tuy nhiên cần tăng cường
quan sát nhiều hơn khi phỏng vấn [12].
Ở Việt Nam có rất nhiều cộng đồng có các luật tục liên quan đến quản
lý bảo tồn các nguồn tài nguyên. Theo như Ngô Đức Thịnh ( 2001) [27], thì
luật tục là một hình thức của KTBĐ. Nó được hình thành trong quá trình lịch
sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội. Chính vì vậy,
các luật tục này thường chứa đựng một kho tàng tri thức vô cùng phong phú
của các tộc người về môi trường tự nhiên và tài nguyên nơi mà họ sinh sống.
Luật tục xác định các quan hệ sở hữu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên,
những tri thức dân gian về quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên ...
Ngoài ra, KTBĐ luôn gắn với văn hoá của từng cộng đồng, từng địa
phương. Do vậy, nếu KTBĐ được đánh giá đúng và được tôn trọng sẽ góp
phần bảo tồn văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Hiểu được tầm quan trọng của tri thức bản địa, trong đời sống bà con
các dân tộc, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số miền núi, cho đến nay đã có rất
nhiều chương trình lớn có gắn kết nghiên cứu về KTBĐ ở hầu khắp các địa
phương. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn chỉ là những nghiên cứu ảnh hưởng của giới
đến KTBĐ. Rất nhiều tổ chức tham gia tài trợ cho dự án đó như: Dự án Sông


12

Đà, chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan, quỹ Ford, chương trình hỗ
trợ lâm nghiệp xã hội, Helvetas [13].
Một số nghiên cứu của các tác giả chủ yếu về tìm hiểu những luật tục
và những kinh nghiệm của một số cộng đồng dân tộc thiểu số, điều tra đánh
giá và KTBĐ bản địa trong việc sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên (về

lâm sản ngoài gỗ, sử dụng gỗ củi, cây thuốc, bảo vệ rừng, hệ thống canh
tác…).
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường (2001) đã tổng
kết cũng như đưa ra một số phương pháp và công cụ hữu hiệu trong việc
nghiên cứu về KTBĐ của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài
nguyên thiên nhiên theo từng vấn đề như thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật,
tín ngưỡng, công cụ, nguyên liệu, nguồn sinh học, giáo dục, giao tiếp… với
các phương pháp phù hợp. Trong đó, đặc biệt là các phương pháp lựa chọn
đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn, phân tích SWOT, các dạng ma trận, sơ đồ,
biểu đồ (VENN, Chappati…), tư liệu hoá các thông tin thu được [12], [27].
Có thể thấy, việc nghiên cứu sâu rộng về vấn đề KTBĐ ở Việt Nam
hiện nay còn hạn chế. Các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành lồng ghép trong
các dự án, chương trình khác hoặc là những nghiên cứu nhỏ lẻ ở từng đề tài
của các cá nhân. Phạm vi nghiên cứu chỉ chủ yếu trong những kiến thức nông
nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý tài nguyên. Các kết quả mới mang
tính thống kê mà chưa phân tích sâu và nhiều chiều cũng như tư liệu hoá các
thông tin thu được thành một hệ thống.
Do vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về KTBĐ góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và các
loại lâm sản nói riêng. Đây là những vấn đề đặc thù cần tập trung giải quyết
của khu vực miền núi phía Bắc cũng như của khu vực nghiên cứu.


13

Một phần nội dung đề tài này tiến hành nghiên cứu KTBĐ của người
dân tộc Thái về gây trồng, sử dụng, khai thác rau Bò khai - một loại LSNG
có tiềm năng tại Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm giải quyết một phần nhiệm
vụ trên. Đây là vấn đề nghiên cứu mới tại địa phương, lại mang những nét đặc
trưng riêng nên tìm hiểu KTBĐ về loài cây này, đề tài lựa chọn phương pháp

chính là PRA với công cụ là phỏng vấn, kết hợp với quan sát, khảo sát cùng
người dân trong quá trình sử dụng hàng ngày tại gia đình, quá trình khai thác
trong rừng và thu thập thêm thông tin tại các chợ địa phương nơi có bán loại
rau này.
1.4. Tổng quan về vấn đề nhân giống bằng hom
Giâm hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng thân
cây (bao gồm các dạng thân như thân củ, thân rễ, thân cành), cành và lá, rễ
cây để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có đặc tính di truyền giống
như cây mẹ.
Nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt
của cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhân giống
cây trồng, cây cảnh và cây ăn quả. Nhân giống bằng hom là làm cho hom ra
rễ, còn thân cây sẽ được hình thành từ các chồi bên hoặc chồi bất định. Đặc
điểm ra rễ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài và các nhân tố ảnh
hưởng bên ngoài trong quá trình giâm hom. Do đó, khi giâm phải tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để cho hom ra rễ.
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
nó. Có hai loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có
nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân hoặc
cành đó tách rời khỏi cây, còn rễ mới sinh được hình thành khi cắt hom và là
hậu quả của của phản ứng với vết cắt [19].


×