TUẦN 20
Tiết 19
Ngày soạn: 25/12/2014
Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng - thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức chung về văn bản thuyết minh. Những đặc
điểm, tính chất cơ bản của kiểu văn bản đó.
b. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những đặc điểm chung và dấu hiệu nhận biết văn bản
thuyết minh từ đề tài, ngôn ngữ, nội dung biểu đạt.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự học đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh.
- Phải có đối tượng thuyết minh.
- Phải có tri thức khi thuyết minh.
- Phải có phương pháp thuyết minh phù hợp…
3. Bài mới :
Hoạt động thầy – trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn bản thuyết minh.
I. Thế nào là văn bản
Thuyết minh: Giới thiệu, trình bày, giải thích về các đối thuyết minh.
tượng trong tự nhiên và xã hội
1. Khái niệm:- Là kiểu văn
bản thông dụng trong mọi
? Nêu các vấn đề, đối tượng thường được sử dụng thuyết lĩnh vực đời sống nhằm
minh?
cung cấp tri thức (kiến
thức ) về đặc điểm, tính
Học sinh lẫy ví dụ:
chất, nguyên nhân …..của
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao.
các hiện tượng sự vật trong
- Giới thiệu về Huế
tự nhiên, xã hội bằng
- Giới thiệu về Côn Sơn – Kiếp Bạc.
phương phức trình bày, giới
- Giới thiệu về món ăn cổ truyền.
thiệu, giải thích .
- Giới thiệu về cách làm chiếc diều giầy (diều sáo…).
VD:Văn bản Ôn dịch thuốc
lá hay Cây dừa Bình Định.
? Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh?
2. Đặc điểm của văn bản
thuyết minh.
Văn bản 1:
"Quê tôi, dừa là hình ảnh quen thuộc không thể tách rời
khỏi tuổi thơ cũng như cuộc sống chúng tôi. Tôi nhớ lúc
đi học cô giáo đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về cây
dừa:
"Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ…"
Dừa không chỉ gắn bó với chúng tôi trong thơ mà còn
mang lại cho chúng tôi biết bao lợi ích: còn gì bằng
được uống nước dừa mát lạnh, ngọt lịm vào buổi trưa
hè nóng nực, cơm dừa vừa béo vừa ngọt, có thể làm mứt
ngày tết. Còn những trò chơi từ lá dừa: thắt con cào
cào, con rít, những chiếc nhẫn xinh xắn,… thú vị vô
cùng. Cọng dừa có thể làm nên những cây chổi quét sân
cứng cáp mà dẻo dai làm sạch sân vướng, nhà cửa. Thế
đấy, cây dừa luôn luôn và sẽ tồn tại mãi bên cạnh cuộc
sống con người"
Văn bản 2:
"Việt Nam có một vùng nổi tiếng với loài cây mang lại
nhiều lợi ích. Đó là Bến Tre với những rừng dừa bạt
ngàn. Nói dừa mang lại nhiều lợi ích rất đúng. Đầu tiên
là nước dừa, có thể dùng để uống, làm nước màu, làm
gia vị,…rồi đến cơm dừa: làm mứt, làm kẹo dừa; kế đến
là cọng dừa dùng làm chổi, làm giỏ xách,… cả gáo dừa
cũng được tận dụng: làm gáo múc nước, làm đồ trang
trí lưu niệm, làm hoa tai, trang sức,…Dừa gắn bó với
cuộc sống người dân Bến Tre từ lâu nay không thể tách
rời"
Bài Tập:
GV cho HS lên ghi đoạn văn trên bảng.
"Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm TP.HCM và 11
tỉnh. Sông Đồng Nai là sông chính, cùng với các nhánh
lớn quan trọng là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn, Thị
Vải, Vàm Cỏ. Theo cục bảo vệ mô trường, sông Thị Vải
(Bà Rịa Vũng Tàu) là sông ô nhiễm nhất trong lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai. Sông Thị Vải có một đoạn
"sông chết" dài trên 10 km, từ sau khu vực hợp lưu Suối
Cả – sông Thị Vải khoảng 3 km đến khu công nghiệp Mỹ
Xuân. Gọi là "sông chết" vì không có loài sinh vật nào
có thể sống được trên đoạn sông này. Nước sông ở đây
bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc
mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống."
a) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì?
-Tri thức trong văn bản
thuyết minh cần khách quan,
xác thực và hữu ích cho con
người.
-Muốn văn bản thuyết minh
hay và thuyết phục, có giá
trị phải:
+Trình bày rõ ràng và hấp
dẫn những đặc điểm cơ bản
của đối tượng thuyết minh.
+Ngôn ngữ sử dụng phải cô
đọng, chính xác, chặt chẽ,
sinh động.
II. Luyện tập.
Bài tập 1. Trong hai văn bản
sau, văn bản nào là văn bản
thuyết minh? Vì sao?
- Văn bản 2 là văn bản
thuyết minh bởi đoạn văn 2
trình bày cụ thể, ngắn gọn
những thông tin hữu ích về
lợi ích của cây dừa.
Bài tập 21:
Đọc văn bản sau và trả lời
các câu hỏi: Văn bản được
chép lại trong vở
a) Đoạn văn trên thuyết
minh về điều gì?
b) Điều gì thể hiện đặc
điểm đây là đoạn văn thuyết
minh?
Gợi ý – hướng dẫn.
a) Đoạn văn thuyết minh về
"Đoạn sông chết Thị Vải"
b) Các chi tiết: có số liệu cụ
thể, cung cấp cho người đọc
lượng tri thức về hiện tượng
và sự thật trong tự nhiên:
sông Thị Vải bi ô nhiễm
nặng.
Đoạn trích thuộc văn bản
b) Điều gì thể hiện đặc điểm đây là đoạn văn thuyết nhật dụng (tin tức báo chí),
minh?
được văn bản sử dụng hàng
Gọi HS trả lời 2 câu hỏi.
ngày, gắn kết với cuộc sống
GV sửa chữa, nhận xét.
con người.
4. Củng cố:
- Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Trình bày những đặc điểm chung của kiểu văn bản TM so với văn bản miêu tả?
+ Văn bản thuyết minh: cung cấp cho người đọc lượng tri thức về các hiện tượng và sự
thật trong tự nhiên, xã hội một cách khách quan, giúp người đọc hiểu biết đặc trưng, tính
chất của sự vật, hiện tượng và biết cách dùng chúng có lợi cho con người.
+ Văn bản miêu tả: Tái hiện lại sự vật, sự việc, quang cảnh, giúp người đọc cả nận được
vẻ đẹp của cảnh vật đang tả và hiểu được những tình cảm, cảm xúc của người viết gởi
gắm vào đối tượng được miêu tả
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Phương pháp thuyết minh.
Ngày ... tháng 01 năm 2015
Kí duyệt
************************************************
Ngày soạn:
TUẦN 21
Tiết 20
Tập làm văn
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức chung về phương pháp thuyết minh.
b. Kĩ năng: Học sinh nắm vững những phương pháp thuyết minh và điều kiện vận dụng
chúng vào trong việc viết đoạn văn, lập dàn ý và hình thành văn bản thuyết minh.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :? ? Hãy nêu khái niệm văn bản thuyết minh và các đặc điểm chính
của văn thuyết minh.
3. Bà i mới :
Hoạt động thầyNội dung cần đạt
trò
I.Phương pháp thuyết minh:
?Thế
nào
là -Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết
phương
pháp minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết
thuyết minh?
minh về vật,hiện tượng.
-Người viết cần quan sát và tìm hiểu kĩ sự vật,hiện tượng cần được
thuyế minh, nhất là phải nắm được bản chất,đặc trưng của chúng để
tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu.
-Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục,dễ hiểu,sáng rõ,người
?Muốn làm tốt ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định
một
văn
bản nghĩa,giải thích,dùng số liệu,so sánh…
thuyết minh,người a.Phương pháp định nghĩa, giải thích:
viết cần phải làm -Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới
gì?
thiệu.
-Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc
điểm,công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ
“là”.
?Trong văn bản VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh.
thuyết minh cần sử b.Phương pháp liệt kê:
dụng
những Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện
phương pháp nào? tượng theo một trình tự hợp lí nào đó.
Vai trò:Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện,ấn tượng về nội
dung được thuyết minh.
c.Phương pháp nêu ví dụ:
Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được
?Nêu định nghĩa thuyết minh.
và tác dụng của d.Phương pháp dùng số liệu:
từng
phương Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy
pháp?
của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người
đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không
suy diễn.
e.Phương pháp so sánh:
So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật
các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
g.Phương pháp phân loại, phân tích:
-Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía
cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một
cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn
diện.
II. Luyện tập:
Bài tập 1.
Đọc các đoạn văn sau và xác định phương pháp chủ yếu tác giả sử
dụng để thuyết minh.
Bảng phụ:
a. Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân lý tưởng của biết bao tao
nhân mặc khách: Lý Thường Kiệt, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn
Thượng Hiền, Tản Đà…
b. So với thủy điện trên sông, điện thủy triều có một số điểm ưu việt. Điện sông có mùa
khô, mùa cạn, thời tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy triều
cho ta một điện năng tương đối ổn định.
c. Ta đến bệnh viện K sẽ rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và
ung thư phổi là do thuốc lá.
a. Liệt kê.
b. So sánh
c. Nêu ví dụ:
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau:
- Đoạn văn trên là văn
Yến sào là sản phẩm quý hiếm của nước ta và trên thế
bản thuyết minh bởi giới. Yến sào là món ăn ngon, bổ dưỡng làm tăng thêm sức khỏe
nó cung cấp tri thức về cho cơ thể, nhất là người yếu và người cao tuổi. Đồng thời cũng
một món ăn nổi tiếng: là một dược phẩm chữa trị nhiều bệnh. Yến sào đều có ở các
yến sào.
vùng biển Việt Nam, nhưng so với cả nước thì yến sào có nhiều
PP chủ yếu: liệt kê, so ở vùng vịnh Nha Trang có chất lượng tốt nhất. Hiện nay, ở
sánh, định nghĩa, phân Khánh Hòa, sản lượng yến sào khai thác được trung bình hằng
tích, nêu ví dụ.
năm vào khoảng ba tấn và là sản lượng cao nhất ở Việt Nam.
Phần lớn lượng yến sào là nguồn thu ngoại tệ mạnh của tỉnh. Vì
thế, người ta thường ví yến sào là “vàng trắng” của Khánh Hòa.
(Kim Duy - Đảo yến)
- Đoạn văn trên có phải là đoạn văn TM không? Vì sao?
- Phương pháp TM chủ yếu?
Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về một thứ đồ dùng
quen thuộc:
a. Có sử dụng phương pháp định nghĩa.
b. Có sử dụng phương pháp nêu ví dụ.
c. Có sử dụng phương pháp liệt kê.
4. Củng cố:
- Khi tạo lập văn bản, ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? - Trình
bày những đặc điểm chung của kiểu văn bản TM so với văn bản miêu tả?
- Khi sử dụng các phương pháp đó, ta phải chú ý điều gì? (phù hợp với đối tượng và nội
dung thuyết minh).
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Ngày .... tháng ... năm 2015
Kí duyệt
TUẦN 22
Ngày soạn: 12/1/2015
Tiết 21
Tập làm văn
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách tìm hiểu đề và cách làm bài
văn thuyết. Học sinh nắm vững những yêu cầu về đề văn và cách làm bài văn
thuyết minh, bố cục của văn bản, cách mở bài, cách sắp xếp các ý và kết bài.
b. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :?
Hãy nêu các phương pháp thuyết minh và nêu tác dụng của chúng?
3. Bà i mới :
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cần đạt
1. Đề văn thuyết minh:
?Đề văn thuyết minh là gì? - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài
trình bày các tri thức về chúng.
?Đối tượng được đề cập - Đối tượng dược đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất
đến trong văn thuyết minh? rộng vì lĩnh vực nào trong đời sống cũng có rất nhiều đối
tượng cần được giới thiệu.
?Có mấy dạng đề văn - Có hai dạng đề:
thuyết minh?Cho ví dụ?
+ Dạng đề có cấu trúc đầy đủ:
VD: Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đã cắm để
tặng mẹ nhân ngày QT Phụ nữ 8/3.
- Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập dến
đối tượng được thuyết minh.
VD: Một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam?
- Các nhóm đề văn thuyết minh:
?Có thể quy các đề văn + Thuyết minh về người.
thuyết minh vào các nhóm + Thuyết minh về đồ dùng gia đình.
nào?
+ Thuyết minh về vật dụng cá nhân.
?Trước khi làm bài văn
thuyết minh,cần phải làm
gì?
?Ngôn ngữ trong văn bản
phải đảm bảo yêu cầu nào?
?Bố cục bài văn thuyết
minh gồm mấy phần? Nêu
nội dung của mỗi phàn?
GV:Đọc văn bản: “ở xã
đồng Tháp …hôm nay”.
?Hãy xác định dàn ý chi
tiết của văn bản trên?
?Hãy xác định các phần
của văn bản?
+ Thuyết minh về phong tục tập quán.
+ Thuyết minh về món ăn.
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
+ Thuyết minh về loài hoa,loài cây.
+ Thuyết minh về vật nuôi.
+ Thuyết minh về tác phẩm văn học…
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của
đề. Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ
phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp
thuyết minh thích hợp.
+ Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính
chính xác cao, dễ hiểu.
- Bố cục: Gồm ba phần:
+MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
+TB: Gồm có nhiều ý, sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Trình bày đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng…
+KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
II.Thực hành:
1.Đề bài: Cho văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
-VB trên gồm ba phần:
+MB: Từ đầu-dân gian: Giới thiệu hội thổi cơm thi ở
Đồng Vân
+TB: Tiếp –với dân làng: Giới thiệu cụ thể cuộc thi.
+KB: Còn lại:Trình bày suy nghĩ của em về hội thi.
2. Lập dàn ý cho đề bài sau: “Giới thiệu về đôi dép lốp
cao su”.
*Tìm hiểu đề:
-Thể loại: Thuyết minh.
-Nội dung: đối tượng là đôi dép lốp cao su.
*Dàn ý:
-MB: Giới thiệu về đôi dép lốp cao su.
-TB:
1.Hình dáng:
2.Công dụng
3. Cách sử dụng:
4.Cách bảo quản:
-KB:
3. Viết mở bài giới thiệu về chiếc dép lốp cao su.
?Xác định thể loại của đề?
?Xác định về nội dung?
GV hướng dẫn học sinh lập
dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn
dắt,giới thiệu như thế nào?
?Lần lượt giới thiệu những
nội dung nào?
?Nêu hình dáng của đôi
dép?
?Nêu công dụng và cách sử
dụng?
?Chúng ta bảo quản dép
cao su như thế nào?
?Nêu suy nghĩ của em về
đôi dép?
1. Các bạn ạ! đôi dép lốp cao su bây giờ với chúng ta quá xa lạ phải không? Thế nhưng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ nó lại rất gắn bó với cán bộ và chiến sĩ Việt
Nam ta.đôi dép là một vật dụng rất tiện lợi và cần thiết,thể hiện sự sáng tạo độc đáo.Để
hiểu rõ hơn tôi xin giới thiệu để các bạn cùng nghe.
2.-Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải
phóng oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn với cuộc đời giản dị của Chỉ tịch
Hồ Chí Minh.đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ dã trở thành một đề tài phong phú của biết
bao nhiêu nhà thơ Quân đội. Chính vì vậy, đôi dép đơn sơ ấy đã trở thành biểu tượng
giản dị mà cao quý cho lực lượng vũ trang nhân dân VN.
4. Củng cố:
- Khi tìm hiểu đề văn thuyết minh, ta thường phải làm gì? Làm thế nào để có dàn bài
thuyết minh hợp lý và đạt hiệu quả cao.
+ Tìm hiểu kĩ đề.
+ Xác định đối tượng.
+ Xác định nội dung tri thức…
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Ngày19 tháng 1 năm 2015
Kí duyệt
Tuần 23
Tiết 22:
Ngày soạn:
VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc cách viết một đoạn văn trong văn bản thuyết
minh theo các nội dung đã học: Song hành, diễn dịch, quy nạp….
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn dạt rõ ràng, trôi chảy, đúng thể loại.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3.Bài mới:
Họat động của thầy và trò
Nội dung dạy học
I.
Lý thuyết:
1. Khái niệm đoạn văn:
? Nêu kháI niệm đoạn văn?
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ
chữ viết hoa lùi vào đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm
xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh, trọn vẹn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
? Mỗi nội dung( ý lớn) của 2.Mỗi nội dung lớn của bài văn thuyết minh được viết
bài văn thuyết minh được thành một đoạn văn.
viết thành mấy đoạn văn?
? Đoạn văn thuyết minh 3. Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ các dấu hiệu
phải tuân thủ những dấu hình thức và cách trình bày nội dung như các đoạn văn
hiệu hình thức nào?
khác: Song hành, diễn dịch, quy nạp…Cách diễn dạt trong
đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng
phương thức miêu tả, tự sự.
4. Các ý trong đoạn văn thuyết minh phải sắp xếp theo
trình tự:
- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản
? Xét về cấu tạo, đoạn văn phẩm, một loài vật, cây cối, con vật…
thuyết minh cần được sắp - Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận,
xếp như thế nào?
từ ngoài vào trong, từ xa đến gần( Thuyết minh giới thiệu
một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…)
- Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng
thời gian nhất định( Giới thiệu một phương pháp, một thí
nghiệm, một trò chơi…)
- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ
nói sau( Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một đồ
dùng…
? Khi viết đoạn văn thuyết 5. Khi viết đoạn văn cần làm rõ ý chủ đề của đoạn, tránh
minh cần đảm bảo yêu cầu lẫn ý của đoạn khác.
gì?
I. Bài tập thực hành:
1. Đoạn văn:
- Ngọ Môn, cửa chính của hoàng thành xây năm 1833 dưới
? Cho biết đoạn văn trên thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn dài 59,95m, cao 14,8m ,
thuyết minh về một bộ phận gồm hai phần chính: Phần dưới xây bằng gạch theo kiểu: “
của địa danh nào?
Thượng thu hạ thách”, có năm lối ra vào, phần trên là lầu
? Trình từ sắp xếp của các ý Ngũ Phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có một trăm chiếc
tuân thủ theo cấu tạo nào?
cột lớn nhỏ. Liên kết theo lối chính bộ máI riêng biệt, to
nhỏ, cao thấp khác nhau, đầu đao cong vút. Toàn khối kiến
trúc này được đặt trên nền đài bằng đá hình chữ U.
- Đoạn văn trên có nội dung thuyết minh về cấu tạo của
Ngọ Môn, một bộ phận trong số các di tích của cố đô Huế.
Trình tự sắp xếp tuân thủ theo cấu tạo của đối tượng là
chính, có kết hợp với thứ tự nhận thức.
2. Sắp xếp đoạn văn:
? Hãy sắp xếp các câu sau (1) Trần Quốc Tuấn(1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương
thành đoạn văn hoàn chỉnh? là một danh tướng kiết xuất của dân tộc.
(2) Đến đời Trần Anh Tông , ông về ở Vạn Kiếp ( nay là xã
Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ) rồi mất ở
đấy.
(3) Năm 1285 và 1287, quân Minh xâm lược nước ta, lần
nào ông cũng được vua Trần Nhân Tông cử làm tiết chế
thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ
vang.
(4) Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ
GV: Nêu yêu cầu của câu ông ở nhiều nơi.
hỏi.
=> 1, 3, 2, 4
HS: làm theo yêu cầu của 3. Viết đoạn văn thuyết minh về nội dung một tác phẩm
giáo viên.
văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả.
4. Củng cố:
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
? Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh cần được sắp xếp như thế nào?
- Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản phẩm, một loài vật, cây cối, con
vật…
- Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến
gần( Thuyết minh giới thiệu một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…)
- Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng thời gian nhất định (Giới thiệu
một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi…)
- Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau (Thuyết minh một danh
lam thắng cảnh hay một đồ dùng…
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đoạn văn ở câu hỏi 3 vào vở.
Ngày tháng năm
Kí duyệt
Tuần 24
Tiết 23:
Ngày soạn:
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ DỒ DÙNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức:- Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùng trong dời
sống; Thuyết minh về cây bút bi.
b. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng.
c. Thái độ: - Có ý thức học tập, rèn luyện.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về đôi dép lốp?
3.Bài mới:
Đề 3: Thuyết minh về cây bút bi.
Hoạt động của thầy và Nội dung dạy và học
trò
?Muốn làm được bài
văn thuyết minh về đồ
dùng,ta phải làm như
thế nào?
?Nêu bố cục của văn
bản thuyết minh?
I.Lý thuyết:
1.Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên
phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế
hoạt động của đồ dùng đó.
-Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành,
nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho
người đọc hiểu.
2.Bố cục: Ba phần:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:
+Nguồn gốc.
+Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng.
+Phân loại .
+Tác dụng-ý nghĩa.
+Cách bảo quản,sử dụng(nếu có)
-KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
II>Bài tập thực hành:
Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Tìm hiểu đề:
?Xác định thể loại của -Thể loại:Thuýêt minh.
đề?
?Xác định về nội dung? -Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam.
GV hướng dẫn học sinh Dàn ý:
lập dàn ý để viết bài.
?Mở bài em cần dẫn
dắt,giới thiệu như thế
nào?
*MB: Chiếc nón lá Việt Nam góp phần không nhỏ tạo nên nét
?Lần lượt giới thiệu độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp và đặc biệt cho người
những nội dung nào?
phụ nữ Việt Nam.
*T B:
-Nguồn gốc:Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa
quanh năm nắng lắm,mưa nhìeu.
-Hình dáng: Nón có hình chóp nhọn.
-Nguyên liệu: Chủ yếu làm bằng lá cọ.
-Phải chọn lá vừa tuổi,về phải phơi nắng hoặc sây khô lá
bằng than củi,cắt bớt đầu đuôi để độ dài còn khoảng
50cm.Người thợ còn phải làm vành nón-vành dưới cùng to,dậm
hơn,càng lên cao càng nhỏ.
-Khi đã có lá,vành, người thợ bắt đầu khâu nón. Vết khâu
phải đều và thẳng hàng. Nón khâu xong được đính thêm cái
“xoài” kết bằng chỉ tơ cho bền và đẹp.
-Lòng nón được trang trí thêm hoa văn hình hoa lá cỏ cây
kèm theo mấy câu thơ đặc sắc.
-Những nơi làm nón:Làng Chuông, Huế, Quảng Bình.
-Tác dụng của nón:
+Nón giúp con người che nắng mưa.
+Nón có thể làm quà để tặng nhau, nón cũng có thể được dùng
?Phần kết bài nêu như để múa nhằm tôn thêm vẻ duyên dáng…
thế nào?
+Nón đi vào thơ ca, nhạc,họa…
*KB: Nêu suy nghĩ của em về chiếc nón lá.
Chiếc nón lá được coi như một di sản văn hoá bền vững.Chiếc
nón vẫn là nét đặc trưng riêng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh
tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam.
Đề 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.
*Tìm hiểu đề:
?Xác định thể loại của -Thể loại: Thuyết minh.
đề?
?Xác định về nội dung? -Nội dung: đối tượng là chiếc bút bi.
GV hướng dẫn học sinh *Dàn ý:
lập dàn ý để viết bài.
-MB: Trong các đồ dùng học tập của học sinh có lẽ không ai
?Mở bài em cần dẫn không biết đến chiếc bút bi. Chiếc bút bi có tầm quan trọng rất
dắt,giới thiệu như thế lớn. Nó là đồ dùng của học sinh để viết chữ. Và cụ thể chiếc
nào?
bút bi như thế nào tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn.
-TB:
?Lần lượt giới thiệu + Nguồn gốc: Chiếc bút bi ra đời muộn hơn bút ta, bút máy và
những nội dung nào?
nhanh chóng chứng tỏ ưu thế của mình.
?Nêu nguồn gốc, hình +Hình dáng: Bút bi thon, nhỏ, có hình trụ dài, làm bằng nhựa,
dáng của chiếc bút ?
đường kính 0,8cm, dài khoảng 15cm.
+ Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: Trong và ngoài. Bộ phận bên
ngoài có vỏ bút và khuy cài. Vỏ bút bằng nhựa, nhiều màu:
? Nêu cấu tạo của chiếc đen, xanh, trắng…Dầu của ngòi bút thon nhỏ về phía ngòi, có
bút?
miếng đệm bằng cao su để dễ cầm.
ở vỏ bút bi thiết kế một bộ phận để đìêu khiển ruột bi và lò
so phía bên trong. Chúng ta chỉ cần ấn nhẹ bộ phận này là đầu
bi có thể trồi ra hoặc thụt vào.Vỏ bi có thể tháo ra nhờ ren ở
thân bút dễ dàng, tiện lợi cho việc thay ruột bi khi bút hết mực.
Bộ phận bên trong: ruột là bộ phận quan trọng của bút bi
gồm một ống đựng mực và một đầu bút. ống đựng mực làm
bằng nhựa chứa mực. đầu bi được làm bằng sắt, thép có mạ I
nôc, hình dáng thon nhỏ, tạo ngòi để viết. Đầu ngòi bút có một
viên bi nhỏ, khi viết, viên bi lăn đều để mực chảy…
- Loại bút: Hiện nay bút bi được sử dụng nhiều. Trên thị trường
phổ biến là loại bút bi Bến Nghé và Thiên Long. Giá một chiếc
bút khoảng 1 500 – 2000 đ, cũng có loại từ 15 – 20 000 đ.
?Nêu công dụng và - Công dụng:
cách sử dụng?
Bút bi có tác dụng rất lớn. Nó là vật không thể thiếu đối với học
sinh, sinh viên, những người làm công việc viết lách…Nhờ có
cây bút bi mà chúng ta có thể ghi những ý tưởng, những bài
văn, bài thơ của mình lên trang giấy…
- Cách bảo quản:
? Chúng ta bảo chiếc Khi sử dụng xong, cần bấm bút bi để ngòi không trồi ra ngoài,
bút bi như thế nào?
tránh để bút bi rơi hoặc đâm đầu bi vào cật cứng…
-KB:
Chiếc bút bi thật có ích với học sinh nói riêng, con người nói
?Nêu suy nghĩ của em chung. Mỗi chúng ta cần phảI yêu quý, bảo vệ chiếc bút bi thật
về chiếc bút bi?
tốt.
4.Củng cố:
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài
5.Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở
Ngày tháng năm
Kí duyệt
TUẦN 25
Ngày soạn:
Tiết 24
Tập làm văn
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức: Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh về
một phương pháp (cách làm) cụ thể và quen thuộc trong cuộc sống: một món đồ
chơi, một món ăn, một phương pháp thí nghiệm….
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, quan sát về các phương pháp (cách làm) quen thuộc. Qua đó rèn
luyện các kĩ năng giới thiệu, trình bày trong kiểu bài văn TM.
c. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy trình bố cục một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
3. Bài mới :
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Nêu khái niệm thuyết
I . Lý thuyết:
minh về một phương pháp, 1. Thuyết minh về một phương pháp, cách làm:
cách làm ?
là trình bày cách thực hiện một hành động nào đó như làm
một món ăn, một thí nghiệm, một thứ đồ chơi, trồng cây…
- Khi viết bài văn thuyết minh giới thiệu về một phương
pháp(cách làm) nào, người viết phảI tìm hiểu, nắm chắc về
phương pháp, cách làm đó.
+ Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự … để thực hiện
và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm( Trả lời câu hỏi: Phải
? Bố cục của bài văn thuyết làm thế nào? Cái nào làm trước, cái nào làm sau?...)
minh về một phương pháp, - Bài thuyết minh về cách làm có bố cục ba phần:
cách làm gồm mấy phần? + MB: Giới thiệu về đối tượng
Nội dung của mỗi phần?
+ TB: Lần lượt trình bày về quá trình chuẩn bị nguyên liệu,
cách làm và yêu cầu sản phẩm.
? Khi viết bài cần chú ý gì
về hình thức?
GV: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu đề, lập dàn ý và
viết bài hoàn chỉnh.
? Xác định thể loại và nội
dung của đề?
? Phần mở bài em dự định
dẫn dắt như thế nào?
? Để làm đồ chơI này cần
chuẩn bị vật liệu nào?
? Cách làm đồ chơI này
được tiến hành ra sao?
? Đồ chơi này có ý nghĩa
như thế nào?
Học sinh nêu ý nghĩa
? Phần kết bài em dẫn dắt
như thế nào?
Học sinh tự dẫn dắt phần
kết bài và trình bày bằng
miệng.
Học sinh tự trình bày sản
phẩm của mình trên lớp
học và giới thiệu về nó.
+ KB: Khẳng định vị trí, giá trị của đối tượng.
Phần thân bài, nội dung thuyết minh sắp xếp theo quá trình thực
hiện từ chuẩn bị đến các bước tiến hành và kết quả thành phẩm.
- Về hình thức: Khi viết bài văn thuyết minh về cách làm cần
chú ý thực hành kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.Lời văn cần
ngắn gọn, rõ ràng.
II. Bài tập thực hành
* THĐ:
- Thể loại: Thuyết minh( một cách làm)
- Nội dung: Cách làm đồ chơI em bé : ô tô làm bằng vỏ nhựa.
* Dàn ý:
- MB: Giới thiệu về làm đồ chơi cho em bé: ô tô làm bằng vỏ
nhựa.
VD: Cuộc sống của trẻ em thật tươi vui nếu xung quanh mình
có nhiều đồ chơi, nhất là các đồ chơi tự làm. Để hiểu rõ hơn về
cách làm ô tô bằng vỏ hộp, tôi xin giới thiệu để các bạn cùng
biết nhé.
- TB:
+ Chuẩn bị vật liệu:
Các loại vỏ hộp sữa bằng giấy cứng hoặc các loại vỏ hộp khác
hình chữ nhật.
Que tròn có đường kính khoảng 0,5cm; dài khoảng 12cm.
Các nút chai tròn hoặc hột, hạt…
+ Cách làm:
Lấy cỏ hộp sữa bằng giấy cứng( còn nguyên hình dạng), kích
thước vỏ hộp 20 *11*5cm.
Trên một mặt to của vỏ hộp sữa, ta vẽ một hình chữ nhật có
kích thước khoảng 10*6cm.
Sau đó dùng dao trổ hoặc kéo cắt rời theo ba cạnh của hình chữ
nhật, vừa vẽ trên vỏ hộp, cắt bỏ đi 2/3 chỗ hình chữ nhật vừa
cắt, giữ lại 1/3, gấp ngược 1/3 trở lại để tạo thành mui xe ô tô.
ở mặt bên sườn của vỏ hộp, dùi hai lỗ từ mặt sườn bên này
thông sang mặt sườn bên kia của vỏ hộp.
Lấy bốn nút chai hình tròn để làm bánh xe, mỗi nút chai chọc
một lỗ ở giữa nút. Lấy que tre xuyên qua hai lỗ từ sườn bên này
sang sườn bên kia của vỏ hộp để làm trục xe. Sau đó lắp vào
mỗi đầu của que tre một nút chai to và ngoài cùng của đầu que
tre làm cái chốt chặt giữ cho bánh xe khỏi bị rời ra khỏi trục xe.
Lấy hai nút chai nhỏ gắn ở đầu ô tô dể làm đèn pha, buộc một
sợi dây nhỏ phía trước đầu xe để cho trẻ con kéo xe.
-Tác dụng: ô tô là đồ chơi cho trẻ con, tạo niềm vui trong cuộc
sống.
- KB: Chiếc ô tô làm bằng vỏ nhựa rất giản dị nhưng lại có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ em. Mỗi chúng ta hãy biết trân
trọng thứ đồ chơi này và giữ gìn cẩn thận. Hãy giúp các bạn tạo
ra nhiều thứ đồ chơI mới để tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc
sống.
4. Củng cố:
- Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm), ta phải làm gì mới có thể đạt hiệu quả
cao khi giới thiệu?
+ Tìm hiểu kĩ đề.
+ Xác định đối tượng.
+ Hiểu rõ về đối tượng, về phương pháp (cách làm….) đối tượng.
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam.
Ngày ... tháng 02 năm 2015
Kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
TUẦN : 26
Tiết : 25
Ngày soạn:
Văn Bản :
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng”.
Qua bài thơ, giúp các em nhận ra những cách tân nghệ thuật và những đổi mới về nội
dung và tư tưởng bài thơ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình
ảnh trong bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ. Trình bày nội dung
của bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động của thày – trò
? Giới thiệu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thế
Lữ?
Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý
tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp:
? Trong phong trào thơ mới, vị trí của Thế Lữ được khẳng định ntn?
- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không
bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước
những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xa
phải tan rã.
- Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số
chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh.
- Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm;: nẻo về quá khứ
mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn
vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui ngời ta biết say sưa với cái xán
lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu.
- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
? Trình bày xuất xứ bài thơ
? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của Thế Lữ
? Thái độ tiếp nhận của công chúng thời đó với bài thơ
? Vì sao bài thơ lại đợc tiếp nhận nồng nhiệt như vậy?
“Nhớ rừng” là lời con hổ trong vườn bách thú.Tác giả mượn lời con
hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là
những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm
thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương
thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân được khẳng định và phát triển
trong một cuộc đời rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự
chung của ngời dân mất nớc bấy giờ. Vì vậy, Nhớ rừng đã có đợc
sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi Nhớ
rừng như một áng văn thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu
nước hợp pháp đầu thế kỷ XX.
Cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng nhưng
không có cách gì thoát ra được, nó chỉ biết buông mình trong mộng
tưởng để thoát ly hẳn cái thực tại đó, tìm đến một thế giới khoáng
đạt, mạnh mẽ, phi thường.
- Giáo viên cho hs trình bày dàn ý.
- GV nhận xét khái quát
- GV đọc cho học sinh tham khảo, tổ chức cho các em trao
đổi cảm nghĩ về những bài thơ đó
Nội dung cần đạt
I TÁC GIẢ.
a. Vài nét về cuộc
đời và sự nghiệp
thơ ca
(SGK)
b. Đôi nét về hồn
thơ Thế Lữ
-> Thế Lữ không
những là ngời
cắm ngọn cờ
thắng lợi cho
phong trào Thơ
mới mà còn là nhà
thơ tiêu biểu nhất
cho phong trào
Thơ mới thời kì
đầu.
II. VĂNBẢN.
- Là một trong
những bài thơ tiêu
biểu nhất của Thế
Lữ và là tác phẩm
mở đường cho sự
thắng lợi của Thơ
mới
- Tác giả mượn lời
con hổ để nói lên
tâm sự u uất của
lớp thanh niên thế
hệ 1930- đó là
những thanh niên
trí thức Tây học
vừa thức tỉnh ý
thức cá nhân cảm
thấy bất hòa sâu
sắc với thực tại xã
hội tù túng, ngột
ngạt đương thời
- Bài thơ tràn trề
cảm hứng lãng
mạn: thân tù hãm
mà hồn vẫn sôi
sục, khao khát tự
do.
III. Luyện tập:
Đề bài: Cảm
nhận của em về
bài thơ “Nhớ
rừng” của Thế
Lữ?
4. Củng cố:
- ? Khẳng định lại vai trò, vị trí của bài thơ và của nhà thơ t rong phong trào thơ mới?
? Bài thơ vì sao lại được trí thức thời đó đón nhận nhiệt liệt?
5. Hướng dẫn:
- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.
- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….
- Chuẩn bị bài thơ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên.
TUẦN : 27
Tiết : 26
Ngày soạn:
Văn Bản :
ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông
đồ”. Qua bài thơ, giúp các em nhận ra những cách tân nghệ thuật và những đổi mới về nội
dung và tư tưởng bài thơ. Tâm sự của một người yêu vẻ đẹp truyền thống.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình
ảnh đặc sắc trong bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : Nêu cảm nhận về hình ảnh con hổ trong vườn bách thú. Em hãy so
sánh hình ảnh của con hổ trong hai hoàn cảnh quá khứ và hiện tại để thấy được khát vọng
tự do.
3. Bài mới
Hoạt động của thày – trò
Nội dung cần đạt
I TÁC GIẢ.
? Giới thiệu một vài nét chính a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca. (SGK)
về cuộc đời và sự nghiệp của b. Đôi nét về hồn thơ Vũ Đình Liên.
Vũ Đình Liên?
- Hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm
? Trong phong trào thơ mới, vị hoài cổ bâng khuâng.
trí của Vũ Đình Liên được
khẳng định ntn?
II. VĂNBẢN.
Trong làng Thơ mới . Vũ Đình - Là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên trong sự nghiệp
Liên là một ngời cũ. Từ khi thơ ca.
phong trào Thơ mới ra đời, ta 1. Bối cảnh xã hội: Từ đầu thế kỉ XX, chữ nho ngày càng mất
đã thấy thơ Vũ Đình Liên trên vị thế quan trọng trong đời sống văn hoá Việt Nam. Các nhà
các báo . Người cũng ca ngợi nho từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá dân tộc,
tình yêu như hầu hết các nhà được xã hội tôn vinh, bỗng trở nên lạc lõng trong thời đại mới,
thơ mới bây giờ. Nhưng hai bị cuộc đời bỏ quên, cuối cùng là vắng bóng. Số phận của ông
nguồn thi cảm chính của người đồ trong bài thơ cũng như vậy.
là lòng thương người và hoài
Trong bài thơ, tác giả không bàn bạc về sự hết thời của chữ
cổ.? Trình bày xuất xứ bài thơ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt
? Vị trí của bài thơ trong sự trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một
nghiệp thơ ca của Vũ Đình thời đã qua. “Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương
Liên? Thái độ tiếp nhận của của một thời tàn”
công chúng thời đó với bài
thơ?
2.Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương
? Vì sao bài thơ lại đợc tiếp của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước
nhận nồng nhiệt như vậy?
một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa
Học sinh tự lý giải.
của nhà thơ.
- Người đọc đã thấy được sự
đồng cảm của tác giả với VĐL 3. Nghệ thuật:
- Giáo viên cho hs trình bày - Thể thơ ngũ ngôn bình dị, cô đúc mà gợi cảm.
dàn ý.
- Kết cấu giản dị, chặt chẽ.
- GV nhận xét khái quát
- Ngôn ngữ trong sáng, hàm súc, dư ba.
- GV đọc cho học sinh III. Luyện tập:
tham khảo, tổ chức cho các em
trao đổi cảm nghĩ về những
bài thơ đó
1.Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ông đồ qua bài thơ?
- Là thầy đồ bán chữ nho ngày Tết.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho lớp người xưa một thời vang bóng.
- Là hình ảnh tiêu biểu cho nét đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc.
- Là di tích của một thời.
3. Phân tích cái hay của hai câu thơ:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Gợi ý: Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng
được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được.
Nghiên mực cũng vậy, không được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành
nghiên sầu. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được dùng rất đắt.
4. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
(Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa , nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông
người qua nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. Ông vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn
có mặt với cuộc đời nhưng cđời đã quên hẳn ông. Ông ngồi đấy mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông
ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng là một tấn bi kịch. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.
Lá vàng rơi vốn đã gợi sợ tàn tạ, buồn bã, đây lại rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của
ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đổ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi ông cũng bỏ mặc. Ngoài trời
chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ mà sao ảm đạm, lạnh lẽo tới buốt giá).
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận về nội dung cơ bản của bài thơ? Hãy nêu lý do vì sao nói, tác giả
5. Hướng dẫn:
- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.
- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….
- Chuẩn bị bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh.
Ngày tháng năm
Kí duyệt
TUẦN : 28
Tiết : 27
Ngày soạn:02/03/2015
Văn Bản :
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê
hương”. Qua bài thơ và những vần thơ viết về quê hương, giúp các em nhận ra những nét
tinh tế, hồn thơ trong sáng, nhạy cảm với mối tình quê sâu nặng của nhà thơ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình
ảnh đặc sắc trong bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
B.CHUẨN BỊ:
-Thầy: - Giáo án
- Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
8A:
: Sĩ số: 33 / Vắng:
8B:
: Sĩ số:30 /Vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối bài
thơ:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Hãy trình bày hiểu
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả - tác phẩm.
biết về tác giả Tế Hanh. a. Tác giả:
Giáo viên bổ sung thêm
- Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh 1921, quê
một số chi tiết đáng lưu Quảng Ngãi, hiện đang sống ở HN.
ý về cuộc đời tác giả.
- Ông tham gia cách mạng từ T8/1945, tham gia nhiều khoá
? Giới thiệu đôi nét về
BCH Hội Nhà văn…
giá trị nội dung và nghệ
- XB nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu nhi, dịch
thuật của tác phẩm?
nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên TG.
? Theo em, điều làm
- Ông nhận nhiều giải thưởng về vh.
nên sức sống lâu bền
b. Tác phẩm:
cho tác phẩm là gì?
- Sáng tác khi Tế Hanh sống xa quê. Những hình ảnh về
GV: Đây chính là nét
làng chài và những người dân chài đều được tái hiện từ nỗi nhớ
nổi bật trong thơ của
của nhà thơ nên rất gợi cảm và sinh động.
TH giúp ông dù khác
- Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị nhưng tràn
biệt nhưng luôn có chỗ ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về quê hương với tình cảm thiết tha,
đứng vững trong phong từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp, có những đoàn thuyền,
trào thơ mới.
những người trai mạnh mẽ đầy sức sống, đương đầu với sóng gió
trùng dương vì c/s, niềm vui và hp của làng chài.
II.Luyện tập.
1. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ
Tế Hanh.
DÀN Ý
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp thân thương
và độc đáo của bức tranh làng quê.
Thân bài:
aVẻ đẹp của chính làng quê yên bình của làng chài ven biển Trung Bộ. (Phân tích
2 câu thơ đầu).
b. Đó là vẻ dẹp tươi sáng, khoẻ khoắn trong cuộc sống và con người làng chài:
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
+ Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của buổi bình
minh.
+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai và
những chiếc thuyền “phăng mái chèo” ;“mạnh mẽ vượt trường giang”.
+ Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài
với bao nỗi niêmg của người dân chài.
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến:
+ Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng
chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước thành quả lao
động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
+ Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên
một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên của làng chài.
Kết bài:
- Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh
đối với quê hương.
- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc
sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với mọi tâm hồn Việt.
2. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh con thuyền trong bài thơ;
Gợi ý:
- hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
-> nghệ thuật so sánh, sử dụng động từ mạnh gợi lên hình ảnh chiếc thuyền đang mạnh mẽ,
đầy hứng khởi lướt trên sóng biếc. Sức mạnh của con thuyền hay chính sức mạnh của những
chàng trai đang hào hứng, đầy khí thế, quyết tâm chinh phục biển khơi.
- hình ảnh con thuyền lúc trở về:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ…
-> Nghệ thuật nhân hóa…. Gợi hình ảnh con thuyền viên mãn nghỉ ngơi sau chuyến lao
động dài, mệt nhọc bắt được nhiều cá. Sự nghỉ ngơi ấy khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của
người dân chài sau chuyến đi xa với niềm hăng say miệt mài. Họ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho
chuyến hành trình sau đó.
- Hình ảnh chiếc thuyền trong trí nhớ của tác giả: thân quen trong tư thế ra khơi hùng dũng
khẩn trương và hào hứng. Chiếc thuyền là hình ảnh gắn bó với làng chài và ám ảnh trong nỗi
nhớ của nhà thơ Tế Hanh.
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê của Tế Hanh?
? Em có cảm nhận gì về “mùi nồng mặn” trong câu thơ cuối?
Học sinh tự nêu cảm nhận.
5. Hướng dẫn:
- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.
- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….
- Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương ” – Tế Hanh.
Kí duyệt
Ngày tháng 03 năm 2015
Ngày soạn: 09/03/2015
TUẦN : 29
Tiết : 28
Văn Bản :
KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1.Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu
hú”. Qua bài thơ và những vần thơ viết khi ông trong cảnh ngục tù, giúp các em nhận ra
tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và lòng sục sôi nhiệt huyết của người chiến
sĩ trẻ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình
ảnh đặc sắc và cảm nhận về bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2014/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8B/sĩ số 37/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2014/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về hai câu thơ sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm…”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Hãy trình bày hiểu
I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
biết về tác giả Tố Hữu. a. Tác giả:
Giáo viên bổ sung thêm
- Tố Hữu – tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành – quê Thừa
một số chi tiết đáng lưu Thiên.
ý về cuộc đời tác giả
- Sinh ra trong 1 gđ nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi đã làm
đặc biệt về cuộc đời
thơ. Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm. (18 tuổi)
cách mạng và cuộc đời
- Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng
thơ của ông.
và chính quyền: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư BCH TƯ Đảng, Phó
? Giới thiệu đôi nét về
chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
giá trị nội dung và nghệ
- XB nhiều tập thơ, tiểu luận.
thuật của tác phẩm?
- Nhận nhiều giải thưởng về VHNT.
phong trào thơ mới.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ lục bát được sáng tác khi ông đang bị địch giam
? Đọc tên một số tác
trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) 7. 1939, sau đó được in trong tập:
phẩm của tác giả TH?
Từ ấy.
Tâm tư trong tù…
- Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã đến, đồng
Từ ấy
thời thể hiện niềm uất hận và lòng khao khát tự do của người
Sáng tháng năm
chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc.
Việt Bắc
Bác ơi!
Mẹ Tơm…
II. Luyện tập:
1. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ
Tố Hữu.
DÀN Ý
Mở bài:
- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD Pháp bắt giam
ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám tuổi sau 4
tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do.
Thân bài:
a. Tình yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu).
- Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù.
- Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu c/s và nỗi
khát khao tự do.
b. Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):
- Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù