TUẦN : 28
Tiết : 27
Ngày soạn:02/03/2015
Văn Bản :
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tế Hanh và bài thơ “Quê
hương”. Qua bài thơ và những vần thơ viết về quê hương, giúp các em nhận ra những
nét tinh tế, hồn thơ trong sáng, nhạy cảm với mối tình quê sâu nặng của nhà thơ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số
hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực hình thành thông qua bài dạy:
- Năng lực tự học.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tham khảo các đề bài trong SGK.
- Học sinh:xem lại cách làm bài văn nghị luận: chứng minh, giải thích (Ngữ văn 7)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Tổ chức lớp:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8A /sĩ số:35/vắng:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8B /sĩ số:36/vắng:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8C /sĩ số:34/vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối
bài thơ:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
? Hãy trình bày hiểu
biết về tác giả Tế Hanh.
Giáo viên bổ sung thêm
một số chi tiết đáng lưu
ý về cuộc đời tác giả.
? Giới thiệu đôi nét về
giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm?
? Theo em, điều làm
nên sức sống lâu bền
cho tác phẩm là gì?
GV: Đây chính là nét
nổi bật trong thơ của
TH giúp ông dù khác
biệt nhưng luôn có chỗ
đứng vững trong phong
trào thơ mới.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả - tác phẩm.
a. Tác giả:
- Tế Hanh – tên khai sinh là Trần tế Hanh, sinh
1921, quê Quảng Ngãi, hiện đang sống ở HN.
- Ông tham gia cách mạng từ T8/1945, tham gia
nhiều khoá BCH Hội Nhà văn…
- XB nhiều tập thơ, tiểu luận, thơ viết cho thiếu
nhi, dịch nhiều tập thơ của các nhà thơ lớn trên TG.
- Ông nhận nhiều giải thưởng về vh.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác khi Tế Hanh sống xa quê. Những hình
ảnh về làng chài và những người dân chài đều được tái
hiện từ nỗi nhớ của nhà thơ nên rất gợi cảm và sinh động.
- Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị
nhưng tràn ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về quê hương với
tình cảm thiết tha, từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp,
có những đoàn thuyền, những người trai mạnh mẽ đầy
sức sống, đương đầu với sóng gió trùng dương vì c/s,
niềm vui và hp của làng chài.
II.Luyện tập.
1. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương” của
nhà thơ Tế Hanh.
DÀN Ý
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức hấp dẫn trước hết của bài thơ là vẻ đẹp
thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê.
Thân bài:
aVẻ đẹp của chính làng quê yên bình của làng chài ven biển Trung Bộ.
(Phân tích 2 câu thơ đầu).
b. Đó là vẻ dẹp tươi sáng, khoẻ khoắn trong cuộc sống và con người làng
chài:
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
+ Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng của
buổi bình minh.
+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng
trai và những chiếc thuyền “phăng mái chèo” ;“mạnh mẽ vượt trường
giang”.
+ Hình ảnh cánh buồm là một sự so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của
làng chài với bao nỗi niêmg của người dân chài.
- Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến:
+ Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động
ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niểm vui sướng trước
thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân
chài.
+ Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi
tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt khó quên
của làng chài.
Kết bài:
- Bức tranh làng quê trong bài thơ thể hiện tình càm trong sáng, thiết tha của
Tế Hanh đối với quê hương.
- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp
của cuộc sống và con người ở mọi làng chài VN, nên có sức hấp dẫn với
mọi tâm hồn Việt.
2. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh con thuyền trong bài thơ;
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê của Tế Hanh?
? Em có cảm nhận gì về “mùi nồng mặn” trong câu thơ cuối?
Học sinh tự nêu cảm nhận.
5. Hướng dẫn:
- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong
bài.
- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….
- Đọc bài thơ “Nhớ con sông quê hương ” – Tế Hanh.
Kí duyệt
Ngày 9 tháng 03 năm 2015
Ngày soạn: 09/03/2015
TUẦN : 29
Tiết : 28
Văn Bản :
KHI CON TU HÚ
Tố Hữu
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1.Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Khi con
tu hú”. Qua bài thơ và những vần thơ viết khi ông trong cảnh ngục tù, giúp các em
nhận ra tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và lòng sục sôi nhiệt huyết của
người chiến sĩ trẻ.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số
hình ảnh đặc sắc và cảm nhận về bài thơ.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 36/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ : ? Hãy nêu cảm nhận về hai câu thơ sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm…”
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
? Hãy trình bày hiểu
biết về tác giả Tố Hữu.
Giáo viên bổ sung thêm
một số chi tiết đáng lưu
ý về cuộc đời tác giả
đặc biệt về cuộc đời
cách mạng và cuộc đời
thơ của ông.
? Giới thiệu đôi nét về
giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm?
phong trào thơ mới.
? Đọc tên một số tác
phẩm của tác giả TH?
Tâm tư trong tù…
Từ ấy
Sáng tháng năm
Việt Bắc
Bác ơi!
Mẹ Tơm…
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
a. Tác giả:
- Tố Hữu – tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
– quê Thừa Thiên.
- Sinh ra trong 1 gđ nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy
tuổi đã làm thơ. Giác ngộ và tham gia cách mạng từ
rất sớm. (18 tuổi)
- Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng
của Đảng và chính quyền: Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư
BCH TƯ Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- XB nhiều tập thơ, tiểu luận.
- Nhận nhiều giải thưởng về VHNT.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ lục bát được sáng tác khi ông đang bị
địch giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) 7. 1939, sau
đó được in trong tập: Từ ấy.
- Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã
đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng khao
khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm
trói trong nhà tù đế quốc.
II. Luyện tập:
1. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú”
của nhà thơ Tố Hữu.
DÀN Ý
Mở bài:
- Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7.1939, lúc nàh thơ bị TD
Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Bài thơ thể hiện tâm trạng của người thanh niên cộng sản mười tám
tuổi sau 4 tháng trời bị tách biệt khỏi c/đ tự do.
Thân bài:
a. Tình yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do: (6 câu thơ đầu).
- Tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa hè trong tâm hồn
người tù.
- Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu
c/s và nỗi khát khao tự do.
b. Càng khao khát tự do, người tù càng đau khổ vì bị giam cầm (4 câu cuối):
- Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc
người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm.
- Tiếng chim tu hú càng khiến cho người tù đau khổ, uất hận vì khao
khát tự do mà đành chịu bất lực trong cảnh tù đày ngột ngạt.
Kết bài:
- Tâm trạng của người tù cộng sản được thể hiện tự nhiên, chân thành
và tha thiết, làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.
- Tâm trạng của Tố Hữu bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách
mạng.
2. Hãy suy nghĩ về tâm trạng của Tố Hữu trong 4 câu cuối của bài thơ và
trong 4 câu thơ sau:
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
Hai khổ thơ, tác giả có chung tâm trạng cô đơn, rạo rực, uất ức. Càng
ngột ngạt trong phòng giam, càng khao khát cháy bỏng tự do. Tự do được hưởng
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên làng quê vào hè trong 6 câu thơ đầu
của bài thơ?
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “đầy sân nắng đào” trong câu thơ “Bắp rây vàng hạt
đầy sân nắng đào”?
Học sinh tự nêu cảm nhận.
5. Hướng dẫn:
- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong
bài.
- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….
- Đọc bài thơ “Tâm tư trong tù ” – Tố Hữu.
Kí duyệt
Ngày 16 tháng 3 năm 2015
TUẦN : 30
Tiết : 29
Ngày soạn: 15/03/2015
Văn Bản :
TỨC CẢNH PẮC BÓ
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh và văn bản
“Tức cảnh Pắc Bó”. Thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc
sống cách mạng gian khổ và tình yêu thiên nhiên của Bác.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số từ
ngữ và nét nghệ thuật đặc sắc của thể thơ tứ tuyệt.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiê, yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 36/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu cảm nhận về âm thanh tu hú trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu:
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
? Hãy trình bày hiểu biết về
hoàn cảnh của HCM sau
khi về nước năm 1941?
Giáo viên bổ sung thêm
một số chi tiết đáng lưu ý
về cuộc đời tác giả đặc biệt
về cuộc đời cách mạng và
cuộc đời thơ của ông.
? Đọc tên một số tác phẩm
của tác giả khi sống và làm
việc tại đây?
- Bác sáng tác bài
thơ cùng với một bài thơ
khác: “Pắc Bó hùng vĩ”.
? Em có nhận xét gì về
cuộc sống của Bác nơi đây?
? Giới thiệu đôi nét về giá
trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm?
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
a. Tác giả:
- Tháng 2 – 1941, Bác về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng. Người sống trong hang Pắc Bó gần
biên giới Việt Trung trong điều kiện vô cùng gian
khổ.
- Người thành lập mặt trận Việt Minh và dấy
lên cao trào CM đưa tới thắng lợi của CMT8.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đây là thời gian Bác hoạt động trong điều
kiện thiếu thốn và gian khổ. Bác liên tục bị sốt rét
nhưng Bác rất vui, cái vui của người đem ánh sáng
CM giải phóng dân tộc.
c. Giá trị cơ bản của tác phẩm.
- Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt bình dị, giọng điệu hài
hước, hóm hỉnh. Nghệ thuật đối hài hòa và tài năng
sử dụng từ ngữ, thanh điệu.
- Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung
của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở hang
Pắc Bó. Đối với Bác, làm cách mạng và sống hòa
hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
II. Luyện tập:
* Giống nhau: Giống nhau về tình yêu
Bài tập1. Qua bài thơ, có thể thấy rõ thiên nhiên, sống giản dị , ung dung tự tại
Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái và hòa hợp với thiên nhiên. Lấy cuộc sống
khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn đó làm niềm vui cuộc sống.
Trãi cũng từng ngợi ca “Thú lâm * Khác nhau: Nguyễn Trãi sống giữa TN
tuyền” trong bài “Côn Sơn ca”. Hãy là cách để lánh đời, lánh xa cuộc sống đen
cho biết “Thú lâm tuyền” ở NT và ở bạc.
Bác có gì giống và khác nhau?
HCM sống giữa TN nhưng vẫn đang sống
Bài tập 2: Em có cảm nhận gì về cuộc hòa hợp với cuộc đời cách mạng. Người
sống cách mạng của Bác nơi núi rừng vẫn đang làm việc, cống hiến sức mình
Pắc Bó trong hai câu thơ đầu:
cho nhân dân, dân tộc.
Gợi ý học sinh:
+ Nghệ thuật đối: hình ảnh sáng, tối; suối,
Nghệ thuật của câu thơ thứ nhất? Diễn hang; ra, vào. Hình ảnh con người xuất
tả hình ảnh một con người ntn?
hiện giữa núi rừng Pắc Bó hùng vĩ, với
? Hình ảnh “cháo bẹ rau măng” trong thời gian tuần hoan -> phong thái ung
câu thơ thứ hai có phải chỉ để diễn tả dung của một nhà hiền triết làm chủ thiên
cuộc sống thiếu thốn không? Vậy nhiên, làm chủ thời gian, vũ trụ. Một nếp
những từ ngữ “Vẫn sẵn sàng ” gợi lên sống chủ động, đường hoàng. Tuy ở nơi
được điều gì?
hang núi, nhưng khi kết thúc công việc,
Bài tập 3: Em có cảm nhận như thế
Bác lại có thể nghe tiếng suối trong như
nào về Bác qua hai câu cuối.
tiếng hát xa.
? Hình ảnh nào thể hiện điều kiện làm +Câu thơ không hề biểu lộ nỗi xót xa
việc?
trước hoàn cảnh thiếu thốn. Nhịp thơ 2/2/3
? Từ “Chông chênh”, diễn tả điều gì?
đều đặn đặc biệt với ba từ cuối câu thơ đã
? Em có cảm nhận gì về ba từ cuối của diễn tả sự yên tâm, thoải mái và hài lòng
câu thơ?
về cuộc sống vật chất nghèo mà thanh
? Từ “sang” giúp ta có thể nhận ra
đạm của mình. Đó là cuộc sống vật chất
điều gì từ hình ảnh một người chiến sĩ của những tao nhân mặc khách sống giữa
cách mạng?
thiên nhiên. Hơn thế, cụm từ ấy như để
diễn tả một tâm thế vui vẻ, mãn nguyện
Bài tập 4: Học sinh triển khai bài tập 2 với cảnh nghèo của mình.
thành một đoạn văn nghị luận với luận + Câu 3:
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác trong bài thơ
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “bàn đá chông chênh” trong câu thơ “Bàn đá chông
chênh dịch sử Đảng”?
Học sinh tự nêu cảm nhận.
5. Hướng dẫn:
- Về nhà học - ôn lại bài. Tìm đọc bài thơ “Pắc Bó hùng vĩ”
- Đọc bài thơ “Ngắm trăng - Đi đường ” – Tố Hữu.
Kí duyệt
Ngày 22 tháng 3 năm 2015
TUẦN : 31
Tiết : 30
Ngày soạn: 22/3/2015
Văn Bản :
NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của
Hồ Chí Minh trong thời gian bị bắt bớ, tù đầy ở Trung Quốc. Thấy được tinh thần lạc
quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng gian khổ và tình yêu thiên
nhiên của Bác.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số từ
ngữ và nét nghệ thuật đặc sắc của thể thơ tứ tuyệt.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần lạc quan và tình yêu văn học.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 36/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu cảm nhận về từ “sang” trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Bó” – Nguyễn Ái Quốc.
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Hãy trình bày hiểu biết về I. Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
hoàn cảnh của HCM khi
a. Tác giả:
Bác hoạt động bên Trung
Quốc?
Giáo viên bổ sung thêm
một số chi tiết đáng lưu ý
về cuộc đời tác giả đặc biệt
về cuộc đời cách mạng và
cuộc đời thơ của ông.
? Đọc tên một số tác phẩm
của tác giả được trích trong
tập NKTT?
Bài thơ: Tự khuyên
mình; Bốn tháng rồi; Nghe
tiếng giã gạo; Cột cây
số…”
? Em có nhận xét gì về
cuộc sống của Bác trong
hoàn cảnh tù đày?
? Giới thiệu đôi nét về giá
trị nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm?
Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và
giải đi khắp các nhà giam thuộc tỉnh Quảng Tây.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Cuộc sống tù đày cơ cực, gian khổ, luôn phải
chịu cảnh gông cùm, xiềng xích. Bác bị rong khắp các
nhà giam. Bác thấm thía cảnh tù đày cực khổ nơi đây.
c. Giá trị cơ bản của tác phẩm.
* Ngắm trăng:
- Là bài thứ 21 trong tập NKTT, được viết theo
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giọng điệu tự
nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, tất cả toát
lên 1 cảm giác vui thích, sảng khoái.
- Bài thơ ghi lại 1 cảnh ngắm trăng, qua đó thể
hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan
yêu đời và phong thái ung dung của người c/s c/m
trong cảnh tù đày.
* Đi đường:
- Là bài số 30 trong tập thơ NKTT.
- Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về
đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn đứng
trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và
quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con đường ở
đây mang hàm nghĩa là con đường c/m
II. Luyện tập:
* Giới thiệu: “Ngục trung nhật kí”
Bài tập 1: Giới thiệu về tập (Nhật kí trong tù):
NKTT.
- Gồm 133 bài thơ chữ Hán, phần lớn là
thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tập nhật kí bằng thơ
được HCM viết trong 1 h/c đặc biệt từ tháng
2/1942 đến 9/1943 khi Người bị chính quyền
TGT bắt giam 1 cách vô cớ, đày đoạ khắp các
nhà tù ở tỉnh Quảng Tây – TQ.
Bài tập 2:
Quảng Tây giải khắp 13 huyện
Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm
Mười tám nhà lao đã ở qua.
trăng, Đi đường của HCM để thấy
(Đến phòng chính trị chiến khu IV)
phong thái ung dung, tinh thần lạc
- Nhật kí trong tù phản ánh 1 dũng khí
quan của người chiến sĩ cm?
lớn, 1 tâm hồn lớn, 1 trí tuệ lớn của người chiến
sĩ vĩ đại. Nó cho thấy 1 ngòi bút vừa hồn nhiên
giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép và chất
tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại,
bình dị kết hợp 1 cách hài hoà.
HS dựa vào kiến thức được tìm
- Nhật kí trong tù có tác dụng BD lòng
hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan cách
cơ bản sau
mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.
- Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ
HTThông viết:
Ngục tối trong tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khoá nổi lời ca.
Trăm sông nghì núi chân không ngã,
Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa…
…Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
*.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung: +Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung
dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối.
+ Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một
chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Giới thiệu hoàn cảnh và tác phẩm NKTT. Ngắm trăng, Đi đường là hai bài thơ tiêu
biểu của tập thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ
cm.
b. Thân bài
* Ngắm trăng
- BH ngắm trăng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. (câu 1)
- Câu thơ thứ 2 Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh đêm trăng
đẹp.
-> Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.
- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của
nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.
- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người
và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Người chủ động đến với trăng,
trăng chủ động tìm đến với Người Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
* Đi đường
- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó
khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.khó khăn gian khổ dường như
là bất tận.
- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường.
Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.
- Giọng điệu khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau,
người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng
là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.
- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tình không còn là người
đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành
người đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng
vĩ bao la trải ra trước mắt.
- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của
người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp
thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên
nhiên.
c. Kết bài
- Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc Ngắm trăng cho thấy t/y thiên nhiên
đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối.
Đi đường mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí
đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
4. Củng cố:
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác trong cả ba bài thơ được học.
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh “núi cao” trong câu thơ “Núi cao rồi lại núi cao trập
trùng”?
Học sinh tự nêu cảm nhận.
5. Hướng dẫn:
- Về nhà học - ôn lại bài. Tìm đọc tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Ôn tập về các kiểu câu.
Kí duyệt
Ngày 30 tháng 3 năm 2015
TUẦN : 32
Tiết : 31
Ngày soạn: 29/3/2015
Tiếng Việt:
CÂU NGHI VẤN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu nghi vấn, chức năng
chủ yếu và những khả năng biểu đạt phong phú của kiểu câu này.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 36/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 34/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu cảm nhận về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ngắm trăng" – HCM.
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
? Thế nào là câu nghi
vấn? Các chức năng
của câu nghi vấn?
Ví dụ:
Học sinh tự lấy ví dụ.
? Dựa vào những từ
ngữ nghi vấn, hãy nêu
các hình thức nghi vấn
thường gặp.
Nội dung cần đạt
I. Câu nghi vấn.
1. - Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn, có chức
năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng
dấu hỏi.
2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.
a. Câu nghi vấn không lựa chọn.
- Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao
giờ, bao nhiêu,…
VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,…
Nêu ví dụ cụ thể và VD: U bán con thật đấy ư ?
nêu dấu hiệu hình thức
b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi
của câu nghi vấn đó?
người ta thường dùng qht: hay, hay là; hoặc dùng cặp
phó từ: có…không, đã…chưa.
VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
3. Chức năng khác của câu nghi vấn:
Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn có chức
năng khẳng định, phủ định, hứa hẹn, đe dọa, bộc lộ cảm
xúc…. Khi sử dụng những chức năng này, câu nghi vấn
không đòi hỏi người khác phải trả lời.
II. Luyện tập
Bài tập 1
Các câu văn không phải là câuCác câu sau có phải là câu nghi
nghi vấn bởi tuy dùng đại từ ai vấn không ? Tại sao?
nhưng không phải mục đích để
Ai làm cho bể kia đầy
hỏi. Trong trường hợp này, đại từ Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
“ai” được sử dụng với vai trò là Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
một đại từ phiếm chỉ.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Từ sao trong câu thơ, không dùng Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
để hỏi mà để tạo câu cảm thán. Bài tập 2. xác định câu nghi vấn và hình
Từ sao trong trường hợp này là thức nghi vấn trong các đoạn sau:
một thán từ.
a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy.
Lúc lão về tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả
thì cụ lấy gì mà ăn ? (Nam Cao – Lão Hạc)
b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
Học sinh lên bảng chép lại câu - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ
nghi vấn và đồng thời xác định như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến
dấu hiệu hình thức.
giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn
mình đến tận xe nhỉ ?
Hình thức: Chia lớp ra làm ba (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
đội. Học sinh sẽ lựa chọn 3/7 từ c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
ngữ nghi vấn thường được sử
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài
dụng trong cuộc sống sinh hoạt lắm, có như dạo trước đâu !
và đặt câu nghi vấn với những từ (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu )
ngữ đó. Thời gian chuẩn bị 2 phút Bài tập 3
Thời gian thi 4 phút.
Đặt câu với những từ ngữ nghi vấn sau.
Đội nào viết nhiều hơn sẽ được a. Lần 1: Đặt câu với từ sau: ai, nào, sao, đâu,
nhiều điểm.
à, đã chưa, hay.
Không tính những câu bị sai lỗi b. Lần 2:gì, bao giờ, bao nhiêu, ạ, chứ, ư, có
chính tả, không đúng hình thức không
và chức năng, những câu bị lặp
lại….
Ban thư kí sẽ tổng kết các đội.
4. Củng cố:
Câu nghi vấn có chức năng chính là gì? Ngoài chức năng chính, CNV còn có những
chức năng nào khác?
Nêu cách nhận diện giữa hai chức năng này của câu NV?
5. Hướng dẫn:
- Về nhà học - ôn lại bài.
- Ôn tập về các kiểu câu.
Kí duyệt
Ngày 6 tháng 4 năm 2015
Ngày soạn: 08/4/2015
TUẦN : 33
Tiết : 32
Tiếng Việt:
CÂU CẦU KHIẾN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Chuẩn kiến thức – kĩ năng – thái độ:
a. Kiến thức : - Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu cầu khiến, chức
năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt của kiểu câu này.
b. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.
c. Thái độ :
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B: CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Soạn giáo án,đọc tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương trỡnh Ngữ văn 8. Soạn bài trước ở nhà.
C:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:
- Ngày....tháng ....... năm 2015/ lớp 8A/sĩ số 35/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8B/sĩ số 36/ vắng:
- Ngày....tháng ........ năm 2015/ lớp 8C/sĩ số 33/ vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :
Hãy đặt các câu nghi vấn với các chức năng sau: bộc lộ cảm xúc, đe dọa, hứa hẹn…
3. Bài mới
HĐ của thày - trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là câu cầu khiến? I. Lý thuyết
Các chức năng của câu cầu 1. Câu cầu khiến:
khiến ?
Ví dụ:
+ Thôi đừng lo lắng –
khuyên bảo.
+ Cứ về đi. – yêu cầu.
+ Đi thôi con. – yêu cầu
Học sinh tự lấy ví dụ.
? Dựa vào những từ ngữ
nghi vấn, hãy nêu các kiểu
câu cầu khiến thường gặp.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy,
đừng, chớ…nào…hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để yêu
cầu, ra lệnh, khuyên bảo
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm
than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể
kết thúc bằng dấu chấm.
2. Những đặc điểm và chức năng chính của câu cầu
khiến:
VD:
- Thường được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh
như: hãy đừng, chớ, đi, thôi, nào…
Nêu ví dụ cụ thể và nêu + hãy : có ý nghĩa khẳng định: Hãy lấy gạo làm lễ TV.
dấu hiệu hình thức của câu + đừng, chớ: có ý nghĩa phủ định: Đừng lo lắng
cầu khiến đó?
+ không được: có ý thân mật: Không được trèo tường.
+đi, thôi, nào: thúc giục một cách thân mật
? Chức năng chính của câu - Ngoài ra, câu cầu khiến còn được thể hiện bằng ngữ
CK là gì?
điệu cầu khiến, khi viết thường có dấu chấm than!
- Chức năng: ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, van
xin, nhờ vả….
II. Luyện tập
Bài tập 1:
1. Bài tập 1: Hay xác định dấu hiệu cầu khiến
và sắc thái ý nghĩa của những câu CK sau:
Dấu hiệu
Sắc thái ý nghĩa
- Hỡi anh chị nhà nông tiến lên!
Ngữ điệu, !
Kêu gọi
- Anh cứ trả lời thế đi!
Cứ, đi!
Khuyên bảo
- Đi đi con!
đi (2)
Thúc giục
- Con đi đi!
đi (2)
Thúc giục
- Con, đi đi!
đi (2)
Thúc giục
- Đi đi nhé!
Bài tập 2:
2. Bài tập 2: So sánh các câu sau đây rồi trả lời
a. xác định sắc thái mệnh lệnh
câu hỏi.
C1: ra lệnh
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép
C2: yêu cầu
hành hạ!
C3: đề nghị.
b. Trong các trường hợp trên, trường - Chồng tôi đau ốm, các ông đừng hành hạ!
hợp 1 là hợp lý hơn cả vì đây là lời ra - Chồng tôi đau ốm, xin các ông chớ hành hạ!
lệnh xuất phát từ hoàn cảnh của anh a. Xác định sắc thái mệnh lệnh của các câu
Dậu, nỗi lo chị lo cho chồng và từ lẽ trên.
phải nên chị kiên quyết bảo vệ chồng. b. Câu nào sử dụng hợp lý nhất? Vì sao?
3. Bài tập 3:
2 trường hợp sau đây:
Bài tập 3: Trong trường hợp a. câu
a. Đốt nén hương thơm mát dạ người
“Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!” là câu
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
cầu khiến.
- Trong từ “Hãy” ở câu 1, đó là từ cầu b. Hãy còn nóng lắm đấy nhé!
khiến, trong từ “Hãy” ở câu 2, đó là từ - Trong các câu trên, câu nào là câu cầu khiến?
sử dụng trong câu tồn tại tương đương - Phân biệt sự khác nhau giữa “hãy” trong các
câu “Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!” và “Hãy
với từ “đang”
còn nóng lắm đấy nhé!”
Chia lớp thành 3 đội chơi. Phân công
đội trưởng, và phổ biến luật chơi.
Học sinh thi đặt câu trần thuật. Mỗi
4. Hãy đặt 6 câu trần thuật và sử dụng các
đội chơi gồm hai câu. Chuyển hết khả hình thức cầu khiến khác nhau để tạo thành
năng thành các câu cầu khiến.
câu cầu khiến.
Thời gian suy nghĩ: 3 phút
Thời gian chơi: 2 phút
Lượng người tham gia: 2 người lên
ghi.
Ví dụ:
Con ăn cơm.
-> Con vào ăn cơm đi!
Con hãy ăn cơm đi!
Con đừng ăn cơm nữa!
Con hãy ăn cơm thôi….
4. Củng cố:
Câu cầu khiến có chức năng chính là gì? Dấu hiệu nhận biết của kiểu câu này là gì?
Nêu cách nhận diện câu cầu khiến?
5. Hướng dẫn:
- Về nhà học - ôn lại bài.
- Ôn tập tiếp về các kiểu câu – Câu cảm thán
Kí duyệt
Ngày 13 tháng 04 năm 2015