Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án ngữ văn 8 tuần 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 7 trang )

TUẦN 28. Tiết 106,107. Tập làm văn
Ngày soạn: 2/3/2015
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU:
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận, cách trình bày một vấn đề xã hội.
b. Kĩ năng:
- Học sinh vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh,
giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
c. Thái độ:
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh
nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
2. Năng lực hình thành thông qua bài dạy:
- Năng lực tự học.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tham khảo các đề bài trong SGK.
- Học sinh:xem lại cách làm bài văn nghị luận: chứng minh, giải thích (Ngữ văn 7)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Tổ chức lớp:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8A /sĩ số:35/vắng:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8C /sĩ số:34/vắng:
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh. :
3. Bài mới:
A. Đề bài:
Câu nói của M.Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức
mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
B. Hướng dẫn chấm:


a.Mức tối đa:
1.Về phương diện nội dung ( 8 đ)
+ Đảm bảo hệ thống ý:
- Giải thích, lập luận chứng minh tính đúng đắn của vấn đề, học sinh đưa ra được thái
độ và hành động đúng đắn.
+ Lập luận chặt chẽ, có những kiến giải riêng hợp lý.
+ Bài viết của học sinh đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
* Dàn ý:
I.Mở bài(1đ):
- Dẫn dắt vào vấn đề (nêu sự gần gũi, gắn bó, thân thiết của sách đối với đời sống con
người)
- Trích lời nói dẫn của M.Go-Rơ -Ki.
II_Thân bài( 6đ):
1) Giải thích
- Sách là gì? Sách là sản phẩm tinh thần sáng tạo của con người. là nguồn lưu trữ và là
kho trí tuệ vô giá của con người.
- Kiến thức là gì?Kiến thức là những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm của
con người trong cuộc sống.


- Con đường sống là đường phát triển của trí tuệ.
2) Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
- Sách là nguồn kiến thức được tích lũy, chọn lọc tổng hợp.
- Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết
(khoa học, kĩ thuật, chính trị...) nêu ví dụ.
- Sách nuôi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn mỗi người. dạy ta biết yêu, ghét, thương
cảm số phận của những con người bất hạnh (ví dụ)
* Tại sao nói kiến thức là con đường sống?
- Cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu chinh đáng và cũng luôn đối mặt với
nhưng thách thức trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó vói

những nguy cơ ấy phải áo kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được.
- Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, giúp con người biết nuôi dưỡng ước mơ.
3) Chúng ta phải yêu sách như thế nào?
- Bảo quản, giữ gìn, không vứt lung tung.
- Yêu sách, thường xuyên đọc phải chon sách phù hợp với lứa tuổi.
- Phải có phương pháp đọc sách, luôn tìm tòi không ngừng.
- Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, tránh đọc những sách thiếu lành mạnh, yêu sách
nhưng không mù quáng
III_Kết bài( 1đ)
- Liên hệ thực tế ( chúng ta có thể truy cập Internet để lấy những thông tin, kiến thức
mới mẻ nhưng đọc sách vẫn là cách tốt nhất)
- Khẳng định lại vấn đề.
* Về hình thức và các tiêu chí khác( 2đ):
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu....
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu
trên
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
IV. Củng cố:
- GV của hs thu bài, nhận xét quá trình làm bài
V. Hướng dẫn:
- Học bài, ôn tập kiến thức về văn nghị luận.
- Chuẩn bị: soạn văn bản Thuế máu.
Tiết 108 .Văn bản

Ngày soạn: 3/3/2015
THUẾ MÁU
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”)
( Nguyễn Ái Quốc)


A.MỤC TIÊU:
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người
dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của
Nguyễn Ái Quốc.
b. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng
sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu kính Bác, yêu chế độ XHCN với tính ưu việt của nó, căm ghét bọn
thực dân bóc lột.
2. Năng lực hình thành thông qua bài dạy:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'', ảnh Hồ Chí Minh.
- Học sinh: soạn bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Tổ chức lớp:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8A /sĩ số:35/vắng:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8C /sĩ số:34/vắng:

2. Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu mục đích của phép học? Cách học? Tác dụng của cách học đó.
? Liên hệ bản thân? Em thấy Nguyễn Thiếp là người như thế nào.
3. Bài mới
- Giới thiệu : giáo viên giới thiệu tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' và chân
dung Nguyễn ái Quốc (thời trẻ)
- Giới thiệu bài: những năm 20 của thế kỉ XX, các nước đế quốc thi nhau bành trướng,
xâm chiếm nhiều nơi trên thế giới, vơ vét trắng trợn của cải, nhân lực. Vì thế cuộc
sống của nhân dân nô lệ ở các xứ thuộc địa vô cùng cực khổ . Làn sóng CM dâng lên
ngày càng mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra đẩy người
dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Nguyễn Ái Quốc đã viết ''Bản án chế
độ thực dân Pháp''.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
? Em hiểu gì thêm về Bác Hồ - Nguyễn
I. Tìm hiểu chung
Ái Quốc ở những năm 20 của TK XX?
1. Tác giả
Vai trò văn chính luận trong sự nghiệp thơ - Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng
văn của Bác?
trong sự nghiệp thơ văn Hồ CHí Minh.
* Lúc này, Người đang hoạt động ở Pháp, 2. Tác phẩm
lấy tên là Nguyễn ái Quốc.
- Đoạn trích nằm trong chương I của t/ p “
? Em hãy trình bày những hiểu biết của
Bản án chế độ thực dân Pháp” viết năm
mình về tác phẩm ''Bản án chế độ thực
1925 tại Pa-ri.
dân Pháp'' và đoạn trích được học
? Cần đọc với giọng điệu như thế nào cho II. Đọc - hiểu văn bản

thích hợp.
1. Đọc
- Đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận nghệ
thuật trào phúng của tác giả.
2. Chú thích:
- Giáo viên kiểm tra học sinh đọc chú
thích qua 1 số từ mượn như: Bản xứ, Annam-mít, ngư lôi, tạp dịch, nhũng lạm ...
3. Bố cục : 3 phần.
? T/p này thuộc thể loại nào?
- Thể loại: phóng sự + chính luận.


? Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”
* Thuế máu : Thuế đóng bằng xương
máu, tính mạng con người. Nhan đề gợi
đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân
đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Chúng
đã lợi dụng xương máu, tính mạng của
hàng triệu, choc triệu nhân dân lao động
nghèo khổ ở các nước bản xứ
? Đây là một văn bản có luận đề ''Thuế
máu'' được triển khai bằng hệ thống các
luận điểm nào.
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên
chương, tên các phần trong văn bản.
→ Cách đặt tên các phần trong chương
gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng
kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị →
tính chiến đấu, p2 triệt để của Nguyễn Ái
Quốc.

? Mở đầu chương sách, Nguyễn Ái Quốc
nói về điều gì.
* Trước chiến tranh, thực dân Pháp luôn
coi khinh người dân thuộc địa, khi chiến
tranh xảy ra chúng đã lừa bịp tâng bốc họ
thành vật hi sinh.
? Cách đối xử ấy chứng tỏ bản chất gì của
thực dân?
? Khi chiến tranh xảy ra những tên AnNam-mít bẩn thỉu được nhà cầm quyền
coi trọng ntn?
? Em hãy nhận xét về ngôn ngữ, giọng
điệu tác giả sử dụng.
? Nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi
đó?
? Số phận của người dân thuộc địa trong
các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu
tả như thế nào.
? Còn số phận của những người bản xứ ở
hậu phương được khái quát bằng sự việc
nào?
? Nhận xét giọng điệu đoạn văn này?
? Việc tác giả nêu 2 con số chính xác ở
cuối đoạn văn có t/d nghệ thuật gì?
- Con số 70 vạn và 80 vạn là tố cáo mạnh
mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm
thù, phẩn nộ trong quảng đại các dân tộc
thuộc địa
* Tuy không phải trực tiếp ra mặt trận
nhưng nhiều người dân thuộc địa làm việc


4. Phân tích
a) Chiến tranh và người bản xứ
* Trước chiến tranh:
-Những tên da đen bẩn thỉu.
-Những tên An-Nam-mít bẩn thỉu.
→ Coi thường khinh bỉ, lăng nhục.
* Khi chiến tranh:
- Những đứa con yêu, những người bạn
hiền.
- Những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
- Chiến tranh vui tươi.
→ Giọng điệu trào phúng, đối lập, liệt kê.
→ Lừa bịp dân chúng- che giấu bản chất
tàn bạo, độc ác.
+ Họ đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây
trên các bãi chiến trường châu Âu, ... bỏ
xác ..., anh dũng đưa thân cho người ta
tàn sát, lấy máu tưới vòng nguyệt quế.
+ Kiệt sức, khạc ra từng miếng phổi
→ Giọng điệu vưà giễu cợt vừa xót xa.
→ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, gây
lòng căm thù, phẫn nộ đối với các dân tộc
thuộc địa.


chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh cũng
chịu bệnh tật, cái chết đau đớn.
IV. Củng cố:
? Bút pháp trào phúng của tác giả được tạo bởi những yếu tố nào.
? Bộ mặt thật của bọn thực dân Pháp được thể hiện như thế nào qua phần I?

V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Nắm được bút pháp trào phúng, tính chiến đấu trong phong cách sáng tác Nguyễn ái
Quốc.
- Soạn tiếp bài
Tiết 109. Văn bản
THUẾ MÁU
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp”)
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
- Học sinh: soạn bài.
C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Tổ chức lớp:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8A /sĩ số:35/vắng:
- Ngày...../......../2015/ lớp 8C /sĩ số:34/vắng:
2. Kiểm tra bài cũ :
? Giải thích nhan đề “ Thuế máu”, ý nghĩa ba phần trong chương I?
? Số phận người dân thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh ntn?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
- Hs theo dõi sgk.
? Ý nghĩa trào phúng của nhan đề “Chế
độ….” Là gì ?
- Nhan đề : Mang sắc thái trào phúng tự
nhiên. Vì tình nguyện là tự giác, không
bị bắt buộc… phấn khởi mà đi. Nhưng ở
đây lại phải hiểu theo nghĩa ngược lại
? Bọn thực dân đã sử dụng những thủ
đoạn mánh khoé nào để bắt lính.
* Nguyễn Ái Quốc đã tập trung vạch

trần, tố cáo tội ác và thủ đoạn bắt lính
của chính quyền thực dân ở 3 nước
Đông Dương.
? Thực chất của chế độ lính tình nguyện
là gì.
* Thực chất là dùng vũ lực để bắt lính
chứ không hề có sự tình nguyện nào cả.
? Phản ứng của người bị bắt lính tình
nguyện có gì khác thường.
? Em hiểu khái niệm “vật liệu biết nói”

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
4. Phân tích:
b) Chế độ lính tình nguyện
Hình thức bên
Thực chất bên
ngoài
trong
+ Ban phẩm hàm
-Tiến hành lùng sục
+ Truy tặng những - Tóm người khoẻ
người đã “hi sinh
mạnh, nghèo
cho Tổ quốc”
khổ,con cái nhà
+ Hiến dâng xương giàu

máu
- Sẵn sàng trói,
+ Hiến dâng cánh
xích, nhốt người
tay lao động.
như nhốt xúc vật,
đàn áp dã man
- “Vật liệu biết
nói”
→ Giọng phẫn nộ,
hài hước đau xót.


là gì? Để chống lại nhà cầm quyền, để
chốn lính những thanh niên bản xứ buộc
phải làm gì? Những việc làm đó chứng
tỏ điều gì?
- Cụm từ “vật liệu biết nói” : Thể hiện ý
nghĩa trào phúng, mỉa mai sâu sắc. Bọn
chủ thực dân coi người dân bản xứ chỉ
như thứ đồ vật biết nói, như thứ hàng
hoá đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi. 
Hậu quả : đẻ ra hàng trăm cách xoay xoả
làm tiền trắng trợn, đi lính tình nguyện
hoặc xì tiền ra
? Trong khi đó bọn cầm quyền tdP có
những lời lẽ bịp bợm ntn
? Lời lẽ của bọn cầm quyền được mô tả
như thế nào.
? Đối lập với sự thật nào.

? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào khi
miêu tả lời nói và hành động bên ngoài
của tdP với lời nói và hành động thực
chất cảu chúng?
? Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
? Hai đoạn trên nói về những thủ đoạn,
những mánh khoé của TD để lôi được
trai tráng những nước thuộc địa sang
cầm súng bảo vệ ''nước mẹ''. Còn ở phần
III, Nguyễn Ái Quốc đã nói về điều gì.
? Phân tích ý nghĩa trào phúng của tiêu
đề đoạn 3, phát hiện mâu thuẫn trào
phúng ở đoạn này
? Sau khi chiến tranh kết thức tdP đối xử
với các những người lính thuộc địa ntn?(
giữa hình thức bên ngoài và lời nói, hành
động thực chất)
? Tác giả đã luận chứng như thế nào?
Trong những chính sách hậu chiến của
Pháp có chính sách nào là độc ác, thâm
hiểm, phi nhân tính nhất? Vì sao?
* Chúng còn bỉ ổi hơn nữa là không
ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ
vét cho đầy túi.
? Tác giả kết thúc đoạn bằng niềm tin
như thế nào? Các kết thúc ấy có tác dụng
như thế nào?
? Nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn
bản.


→ Tương phản: Chế độ lính tình
nguyện là sự thật thảm khốc > < thực
chất là bắt bớ, cưỡng bức là cơ hội làm
giàu, củng cố địa vị, thăng quan tiến
chức
→ Bán chất dối trá bịp bợm của thực
dân Pháp.

c) Kết quả của sự hi sinh
Hình thức bên ngoài

Lời nói và hđ thực
chất
- Im bặt như có phép - Giống người bẩn
lạ
thỉu.
- Để ghi nhớ công lao - Lột hết của cải,
.
kiểm soát, đánh đập,
- Biết ơn, đón chào
cho ăn như lợn, ở
nồng nhiệt bằng diễn hầm tàu chật, ẩm.
văn yêu nước
- Cấp môn bài bán lẽ
- Thương binh vợ con thuốc phiện…
tử sĩ được cấp
phương tiện sinh
sống.
→ Đối lập,giọng điệu mỉa mai châm
biếm.

→ Bản chât tráo trở, tàn nhẫn, nham
hiểm, độc ác của thực dân Pháp
→ Niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng
và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao
động bản xứ, nêu ra con đường đấu
tranh cách mạng trên cơ sở đó lên án tội
ác và sự dã man của thực dân Pháp
5. Tổng kết
a) Nghệ thuật
- Ngòi bút trào phúng dặc sắc:
- Xây dựng hệ thống hình ảnh sinh động
vừa xác thực, vừa mang tính chất châm
biếm, trào phúng, giàu tính biểu cảm và


? Nội dung của văn bản là gì

? Em hiểu gì về tấm lòng của tác giả qua
đoạn trích vừa học.

sức mạnh tố cáo, ngôn từ mang tính trào
phúng, châm biếm.
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc:
- Yếu tố tự sự và biểu cảm được kết hợp
chặt chẽ
b. Nội dung:
- Tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân
đạo của bọn thực dân đẩy người dân
thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
* Ghi nhớ; sgk

III. Luyện tập
- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những
tư liệu phong phú, với tấm lòng của một
người yêu nước, 1 người cộng sản, tác
giả đã khách quan trong từng sự việc
nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ
trào căm hờn, chứa chan lòng thương
cảm → tất cả làm thành mục đích chiến
đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

4. Củng cố:
? Bút pháp trào phúng của tác giả được tạo bởi những yếu tố nào.
? Bộ mặt thật của bọn thực dân Pháp được thể hiện như thế nào qua phầnI, II, III của
đoạn trích.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Nắm được bút pháp trào phúng, tính chiến đấu trong phong cách sáng tác Nguyễn Ái
Quốc.
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học.
- Soạn bài ''Đi bộ ngao du''
Văn Đức, ngày…tháng 3 năm 2015
Kí duyệt của tổ CM
Kí duyệt của BGH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×