Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sinh trưởng vòng năm của cây pơ mu tại huyện bắc yên, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

VŨ ĐÌNH THẮNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÒNG NĂM CỦA CÂY PƠ MU
TẠI HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ ĐÌNH THẮNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÒNG NĂM CỦA CÂY PƠ MU
TẠI HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Lâm học
Mã ngành: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2010


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp,
được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
Lâm nghiệp, tôi thực hiện luận văn "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
đến sinh trưởng vòng năm của cây Pơ mu tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La". Trong
thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các Cơ quan, Đơn vị, bạn
bè, đồng nghiệp trong và ngoài trường.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Trần Quang Bảo người trực tiếp
hướng dẫn và thường xuyên động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Lãnh đạo, cán bộ,
công chức Viện Sinh thái rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong nghiên cứu luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, các Thầy, Cô
giáo đã tận tình truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức và phương pháp quý báu
trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Cơ quan, Đơn vị của
huyện Bắc Yên và của tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và

người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do
kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
còn thiếu sót. Tôi rất mong được đón nhận và tiếp thu những ý kiến góp ý quý báu
của các Nhà khoa học và đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan những số liệu đưa vào nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
của luận văn này là từ số liệu gốc và chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Vũ Đình Thắng


ii

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

i

Mục lục

ii

Danh mục các bảng
Danh mục các hình

iv

v

ĐẶT VẤN ĐỀ: ......................................................................................................- 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... - 2 1.1. Trên thế giới: ............................................................................................- 2 1.2. Ở Việt Nam: ............................................................................................ - 5 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.............- 8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... - 8 2.1.1. Mục tiêu chung: ........................................................................... - 8 2.12. Mục tiêu cụ thể:.............................................................................. - 8 2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... - 8 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ - 8 2.3.1. Phương pháp luận: ..................................................................... - 10 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: ..................................................... - 11 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................ - 15 2.4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:........................................................... - 21 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... - 23 3.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên: .......................................................... - 23 3.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................... - 23 3.1.2. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................... - 23 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: ..................................................................... - 28 3.2.1. Phân vùng phát triển kinh tế:.......................................................- 28 3.2.2. Tổ chức hành chính:....................................................................- 28 3.2.3. Dân số:.........................................................................................- 28 3.2.4. Tiềm năng lao động:....................................................................- 28 -


iii

3.2.5. Tiềm năng phát triển kinh tế:......................................................- 28 3.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng: ................................................................ - 293.3.1. Đặc điểm chung về thảm thực vật rừng huyện Bắc yên:.............- 29 3.3.2. Đặc điểm tài nguyên động, thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu:- 30 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: ................................ - 34 4.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Pơ mu tại khu vực nghiên cứu: ........................ - 34 4.1.1. Phân loại trạng thái rừng: …......................................................- 36 4.1.2. Cấu trúc tổ thành loài cây: .......................................................... - 37 4.1.3. Cấu trúc tầng thứ trong lâm phần: .............................................. - 39 4.1.4. Mạng hình phần bố cây Pơ mu trên ô tiêu chuẩn điều tra: ........ - 40 4.2. Đặc điểm cấu trúc vòng năm Pơ mu:……………....…………………………..- 42 4.2.1. Đặc điểm hình thái vòng năm khi quan sát bằng mắt thường:... - 44 4.2.2. Đặc điểm hình thái vòng năm khi quan sát bằng kính lúp:....... - 45 4.2.2. Sự phù hợp của biến động vòng năm với biến động khí hậu:.…- 46-

4.3. Quy luật biến động vòng năm của loài Pơ mu:...................................... - 48 4.3.1. Quy luật biến động bề rộng vòng năm:.......................…..…… .- 48 4.3.2. Biến động đồng điệu của vòng năm Pơ mu : ………………….- 51 4.4. Quan hệ giữa biến động vòng năm Pơ mu với các chỉ tiêu khí hậu và cường
độ hoạt động của mặt trời: ............................................................................ - 52 4.4.1. Quan hệ giữa biến động vòng năm với các chỉ tiêu khí hậu:… .- 52 4.4.2. Mối quan hệ của cường độ hoạt động mặt trời đến biến động vòng
năm của loài Pơ mu:..............................................................................- 64 4.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn vùng trồng thích hợp cho sự phát
triển của loài Pơ mu: ..................................................................................... - 67 Chương 5: KẾT LUẬN -TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ.............................................. - 70 5.1. Kết luận ................................................................................................... - 70 5.2. Tồn tại ..................................................................................................... - 71 5.3. Kiến nghị ................................................................................................ - 72 Tài liệu tham khảo
Phụ lục


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

3.1

Điều kiện khí tượng tại khu vực nghiên cứu


25

4.1

Kết quả phân loại trạng thái rừng

36

4.2

Tổ thành tầng cây cao theo tỷ lệ phần trăm số cây

38

4.3

Tổ thành tầng cây cao theo mức độ quan trọng (IV%)

39

4.4

Biến động bề rộng vòng năm (A) và chỉ số ẩm (K12)

46

4.5

Chỉ số đồng điệu của bề rộng vòng năm ở các hướng xuyên tâm


51

4.6

Biến động của các chỉ tiêu khí hậu tại khu vực nghiên cứu

55

4.7

Chỉ số đồng điệu của bề rộng vòng năm với các chỉ tiêu khí hậu

56

4.8

Liên hệ của sinh trưởng (H3/11) với các chỉ tiêu khí hậu

62

4.9

Phụ thuộc của sinh trưởng vào chỉ số ẩm K5-10

63

4.10

Phân cấp điều kiện ẩm


63


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1

Khu vực nghiên cứu và vị trí lấy mẫu, lập ô tiêu chuẩn điều tra

35

4.2

Hình ảnh về tầng tán rừng ở khu vực nghiên cứu

37

4.3

Cây Pơ mu tái sinh ở ngoài bìa rừng

40


4.4

Mạng hình mô phỏng phân bố tầng cây cao trên ô tiêu chuẩn

41

4.5

Hình ảnh các cây Pơ mu lấy mẫu thớt giải tích

43

4.6

4.7

Hình ảnh về các thớt giải tích ở vị trí lấy mẫu và sau khi đã xử
lý sơ bộ
Thớt giải tích của cây Pơ mu được chọn để nghiên cứu sau khi
đã xử lý

43

44

4.8

Vòng năm Pơ mu khi quan sát bằng kính lúp có gắn thước

45


4.9

Liên hệ giữa biến động vòng năm (A) với chỉ số ẩm (K)

47

4.10

Biến động bề rộng vòng năm Pơ mu qua các năm

48

4.11

4.12

4.13

4.14

Biến động của bề rộng vòng năm và các giá trị trung bình trượt
theo thời gian
Biến động chỉ số tương đối của bề rộng vòng năm theo thời
gian
Biến động bề rộng vòng năm theo 4 tuyến xuyên tâm và giá trị
tuyệt đối của bề rộng vòng năm
Biến động của chỉ số tương đối bề rộng vòng năm (H1/11) và
(H3/11) theo thời gian


49

50

51

53

4.15

Biến động của các chỉ tiêu khí hậu theo thời gian

56

4.16

Biến đổi đồng điệu sinh trưởng Pơ mu với các chỉ tiêu khí hậu

57

4.17

Quan hệ giữa chỉ số tương đối H1/11 và H3/11 với các chỉ tiêu
khí hậu

58

4.18

Liên hệ giữa H3/11 với nhiệt độ trung bình năm Ttb12


59

4.19:

Liên hệ giữa H3/11 với tổng tích nhiệt T12

59


vi

Tên hình

TT

Trang

Liên hệ giữa H3/11 với tổng tích nhiệt từ tháng 5 đến tháng 10
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24

(T5-10)
Liên hệ giữa H3/11 với tổng lượng mưa trung bình năm (R12)
Liên hệ giữa H3/11 với tổng lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10
(R5-10)
Liên hệ giữa H3/11 với chỉ số ẩm cả năm (K12)

Liên hệ giữa H3/11 với chỉ số ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 (K510)

60
60
60
61
61

4.25

Biến động của chỉ số tương đối (H21/33) và chỉ số Vollfa (W)

66

4.26

Liên hệ giữa chỉ số tương đối (H21/33) với chỉ số Vollfa (W)

66

4.27

Bản đồ phân vùng khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây
Pơ mu

69


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khí hậu là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, có ảnh hưởng
mạnh đến đời sống của sinh giới nói chung cũng như đời sống của cây rừng
nói riêng. Là bộ phận quan trọng cấu thành hệ sinh thái, trong nhiều trường
hợp điều kiện khí hậu có thể trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại, phân bố,
năng suất, chất lượng và tính ổn định của hệ sinh thái rừng.
Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa thực vật rừng và điều kiện khí hậu
là cơ sở để hiểu biết được những đặc điểm sinh thái khí hậu, phục vụ cho
công tác phân vùng trồng rừng, chọn giống cây rừng, dự đoán năng suất và
những giải pháp nhằm khắc phục, phát huy ảnh hưởng của điều kiện khí hậu.
Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật rừng với điều kiện khí hậu, góp
phần quan trọng để xây dựng các biện pháp nâng cao năng suất và tính ổn
định của hệ sinh thái rừng.
Tuy nhiên, do cây rừng có đời sống dài, kích thước lớn nên nghiên cứu
ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến cây rừng ở nước ta còn nhiều hạn chế,
kết quả còn tản mạn, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và
nghiên cứu khoa học hiện nay.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm phần nào tác động của điều kiện khí hậu
đến sinh trưởng của cây rừng. Chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn "Nghiên
cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sinh trưởng vòng năm của cây Pơ
mu tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La" mục tiêu của đề tài nhằm xác định các
nhân tố khí hậu có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây pơ mu phục
vụ cho công tác bảo vệ và phát triển có hiệu quả diện tích rừng pơ mu hiện
còn và gây trồng, mở rộng diện tích trồng mới rừng Pơ mu (Fokienia
hodginsii henry et thomas) trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và trên toàn
quốc nói chung.


2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ lâu, con người đã nhận thấy sinh trưởng của cây thân gỗ thường
xuyên biến đổi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sống. Trên thực tế, sự ra
hoa, nảy lộc, kết quả... của thực vật có tính chu kỳ phù hợp với diễn biến
mang tính chu kỳ của điều kiện môi trường (chu kỳ năm sai quả của cây ăn
trái, vườn giống cây rừng; chu kỳ được mùa của cây lương thực...). Từ đó,
nghiên cứu mối quan hệ nhịp điệu của các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là
điều kiện khí hậu với thực vật thân gỗ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý
luận cũng như thực tiễn. Từ nghiên cứu mối quan hệ này: các nhà lâm học có
thể nội suy được những biến đổi của tự nhiên trong quá khứ và dự báo biến
động sinh trưởng, phát triển... của cây rừng trong tương lai, qua đó xác định
thời điểm tác động phù hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ
sinh thái rừng; các nhà môi trường học có thể xác định mức độ ô nhiễm của
môi trường trong thời gian đã qua; các nhà khí hậu học có thể khôi phục được
bức tranh khí hậu trong quá khứ và dự báo được điều kiện khí hậu trong
tương lai... Dưới đây là tóm tắt một số công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước trong thời gian qua:
1.1. Trên Thế giới
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV, nhà Bác học cổ Hy Lạp Leonade
Dvinci đã nhận thấy sự phụ thuộc của sinh trưởng cây gỗ vào mùa mưa ở
vùng khô hạn (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Giữa thế kỷ thứ XVIII, K. Linnner đã phát hiện thấy ở phương Bắc, bề rộng
vòng năm cây gỗ thay đổi phụ thuộc vào chế độ nhiệt (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Năm 1841, ở Thuỵ Điển hai tác giả Martin và A. Brave đã cho rằng tăng
trưởng của loài thông có quan hệ hàm số với vĩ độ trái đất (theo Trần Thị Tuyết
Hằng [6]).


3


Năm 1868, khi nghiên cứu địa điểm trồng cây gỗ làm tàu thuyền
A.N.Beketov cho rằng ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến tăng trưởng rất
phức tạp có cả có lợi và bất lợi (theo Nguyễn Thị Khánh [9]).
Năm 1892, khi nghiên cứu biến động vòng năm cây keo trắng ở
Odecxa, F.N.Svedov đã nhận thấy có sự phù hợp chặt chẽ của bề rộng vòng
năm và lượng mưa. Ông cũng phát hiện rằng vòng năm hẹp lại vào các năm
hạn hán và lặp lại theo chu kỳ 9 năm (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Đầu thế kỷ XX, Ở Mỹ A.E.Doulas khi tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ với
số lượng rất lớn vòng năm ở những cây gổ cổ thụ có tuổi thọ dài như cây
Thông vàng và các mẫu gỗ trong các công trình kiến trúc cổ, mẫu gỗ hoá
thạch, đã phát hiện sự biến động của bề rộng vòng năm có tính chu kỳ phù
hợp với chu kỳ tự nhiên, đặc biệt là chu kỳ hoạt động của mặt trời. Cũng ở
Mỹ trong thời gian này, cùng với việc sử dụng mẫu vòng năm của các cây
thông vàng, các nhà khoa học đã lập được những dãy dài trên 4.000 vòng
năm, dãy dài nhất tới 7.167 vòng năm (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Ở Châu Âu, người ta đã lập được những dãy dài trên 1.000 vòng năm,
đã xác lập được liên hệ của bề rộng vòng năm với nhiều yếu tố tự nhiên như:
Lượng mưa; nhiệt độ; độ ẩm... Đây là cơ sở khoa học quan trọng để nội suy
điều kiện tự nhiên trong quá khứ, dự báo biến động của điều kiện tự nhiên
cung như sinh trưởng của cây rừng trong tương lai. Nhờ sử dụng phương
pháp ghép chéo vòng năm và phương pháp các bon phóng xạ, các nhà khoa
học đã xây dựng được những dãy dài vòng năm. Đây là những tài liệu quý,
cho phép kéo dài các dãy quan trắc điều kiện tự nhiên ngược về quá khứ (theo
Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Năm 1953, từ kết quả nghiên cứu vòng năm V.E. Rudacop đã nhận
thấy cây gỗ giống như "máy tự ghi" biến động của điều kiện tự nhiên. Áp
dụng phương pháp chỉ số tương đối của V.E. Rudacop, các nhà nghiên cứu đã



4

sử dụng vòng năm cây gỗ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Địa lý học;
Khí hậu học; Thuỷ văn học; Sinh thái học...(theo Trần Thị Tuyết Hằng [6])
Năm 1956, E. Schulman đã chỉ rõ khả năng đánh giá xác suất xảy ra
hạn hán trong các thời kỳ khác nhau ở vùng khô hạn, chỉ ra tầm quan trọng
của nghiên cứu vòng năm trong kiểm tra lý thuyết khí hậu. Ông đã xác lập
được mối tương quan tương đối chặt (r=0,7) giữa bề rộng vòng năm với lưu
lượng nước sông Colorodo (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Năm 1974, T.T. Bitvinskas khi nghiên cứu đặc điểm dao động theo chu
kỳ tăng trưởng của cây gỗ ở Lítva và Látvia đã rút ra kết luận:
- Bề rộng vòng năm biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và tạo nên những
chu kỳ xác định;
- Bề rộng vòng năm ở các độ cao khác nhau trên thân cây, cũng biến
đổi có tính chu kỳ và tỷ lệ với vòng năm ở vị trí 1,3m.
- Đặc điểm dao động có tính chu kỳ của sinh trưởng, phụ thuộc vào đặc
điểm lâm phần, điều kiện lập địa và biến đổi của các yếu tố khí hậu.
- Nhịp điệu tăng trưởng liên hệ rõ rệt với yếu tố khí hậu và cường độ
hoạt động mặt trời.
- Dao động tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao tương tự
như đường kính, nhưng thường khởi đầu sớm hoặc muộn hơn một năm.
- Nhịp điệu của lớp gỗ sớm và lớp gỗ muộn cũng giống nhịp điệu của
vòng năm (đối với loài thông)... (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6])
Năm 1979, khi nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng cây
gỗ H.B.Lovelius cũng nhận thấy: Trên ranh giới phương Bắc của rừng, lượng
mưa mùa đông có ý nghĩa quan trọng, còn ranh giới trên cao của rừng, chế độ
nhiệt lại có ý nghĩa hơn (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Năm 1981, hai tác giả B.B.Antanaitiss và B.B.Zagreiev cho rằng mùa
sinh trưởng của cây lá rộng bắt đầu và kết thúc sớm hơn mùa sinh trưởng ở



5

cây lá kim, đồng thời ở Lítva lượng gỗ sinh ra từ tháng 5 đến tháng 8 chiếm
80-90% lượng gỗ tạo được trong cả năm. Vân sam tăng trưởng chiều cao
mạnh vào tháng 5 và tháng 6 là do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí, còn ở
tháng 7 và tháng 8 là do lượng mưa. Người ta cũng phát hiện thấy, tăng
trưởng chiều cao trong mùa sinh trưởng có liên hệ với nhiệt độ bình quân của
mùa đó (theo Trần Thị Tuyết Hằng [6]).
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới trong
thời gian qua: E.Schulman (1956); T.T. Bivinskas (1974); H.B. Lovelius
(1979); B.B. Antanaitiss - B.B. Zagreiev (1981)... còn nhận thấy: Ngoài điều
kiện khí hậu, thì cường độ hoạt động mặt trời cũng là nhân tố tự nhiên có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến tính nhịp điệu của sinh trưởng cây rừng. Mức độ tác
động của điều kiện khí hậu cũng như cường độ hoạt động của mặt trời đến
sinh trưởng cây rừng có liên quan tới đặc điểm sinh thái học của loài; đặc
điểm lâm học của lâm phần và điều kiện địa lý của địa phương.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, đã sử dụng phương pháp phân
tích vòng năm trong nghiên cứu sinh thái cây rừng:
Đinh Quỳnh Phương (năm 1993) [11], với đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng
của chu kỳ hoạt động mặt trời đến tăng trưởng thông đuôi ngựa ở lâm trường Ba
Vì và cơ sở khoa học của việc dự báo" đã kết luận: Biến động tăng trưởng của
thông đuôi ngựa ở Ba Vì mang tính chất chu kỳ, với độ dài trung bình chu kỳ là
10,8 năm, chu kỳ biến động của bề rộng vòng nămcó quan hệ chặt chẽ với chu
kỳ hoạt động của mặt trời.
Bùi Chính Nghĩa (năm 1995) [10], với đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng
của biến động khí hậu đến sinh trưởng thông mã vĩ ở lâm trường Tam Đảo Vĩnh Phú" đã đi đến kết luận: Bề rộng vòng năm biến động mạnh qua các
năm và đồng điệu với nhau; Biến động của vòng năm thông mã vĩ ở Tam Đảo



6

có tính chu kỳ; Biến động của bề rộng vòng năm có liên quan tới biến động
của các chỉ tiêu khí hậu, liên hệ của bề rộng vòng năm với chế độ nhiệt có
dạng hàm tuyến tình với hệ số tương quan chặt (r=0,77); Liên hệ giữa bề rộng
vòng năm với cường độ hoạt động mặt trời có dạng hàm bậc 2 với hệ số
tương quan rất chặt (r=0,95).
Nguyễn Thị Khánh (năm 1997) [9], với đề tài "Nghiên cứu nhịp điệu
nhiều năm của sinh trưởng cây Pơ mu (Fokienia Hodginsii Henry et Thomas)
- một loài cây gỗ quý có ranh giới vòng năm rõ, tuổi thọ dài ở miền Bắc Việt
Nam" đã khẳng định bề rộng vòng năm cây pơ mu biến động với các nhịp
điệu 12 năm; 20 năm; 27-30 năm. Độ dài chu kỳ 12 năm cây pơ mu biến đổi
theo quy luật hàm tuần hoàn, có thể mô phỏng sự biến đổi đó bằng hàm số.
Tác giả đã sử dụng phương pháp hàm chu kỳ để dự đoán chỉ số tương đối của
bề rộng vòng năm.
Trần Thị Tuyết Hằng (1999) [6], khi nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu
nhịp điệu sinh trưởng đường kính thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana Lamb)
dưới ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhằm phục vụ cho kinh doanh rừng
trồng tại Lâm trường Tam Đảo - Vĩnh Phúc" đã có kết luận: Trong các yếu tố
khí hậu ảnh hưởng đến tăng trưởng của cây thông mã vĩ ở Tam Đảo thì các
chỉ tiêu phản ánh mức đảm bảo về nước tồn tại mối quan hệ chặt chẽ nhất;
Cường độ hoạt động mặt trời có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng của cây
thông, thể hiện ở mối liên hệ chặt chẽ giữa trị số tương đối của tăng trưởng
(H3/11) với chỉ số Vollfa và có thể mô phỏng bằng phương trình logarit.
Đoàn Quốc Vượng (2010) [14], với đề tài "Nghiên cứu quy luật biến động
vòng năm của loài Cẩm lai vú tại vườn quốc gia Yok Đôn - Đắc Lắc" đã rút ra
kết luận: Bề rộng vòng năm Cẩm lai vú dao động mạnh theo thời gian; hầu hết
các chỉ tiêu khí hậu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của Cẩm lai vú, tuy nhiên
sinh trưởng của cây chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi chỉ số ẩm; cường độ hoạt động



7

mặt trời (chỉ số Vollfa) có quan hệ đường thẳng với chỉ số tương đối H3/11; có
thể phân vùng trồng Cẩm lai vú thích hợp dựa trên phân cấp chỉ số ẩm.
Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này tuy còn mới mẻ song đã đạt được
những thành công mang tính đột phá. Các kết quả nghiên cứu đã đưa ra một
số kết luận sau:
- Biến động của bề rộng vòng năm cây gỗ chịu ảnh hưởng của biến
động khí hậu và cường độ hoạt động mặt trời.
- Mức độ tác động của cường độ hoạt động mặt trời đến sinh trưởng
cây gỗ có liên quan đến đặc điểm sinh học của loài, đặc điểm lâm học của lâm
phần, điều kiện địa lý của địa phương...
- Có thể dự báo sinh trưởng cây rừng dựa trên mối quan hệ giữa biến
động của bề rộng vòng năm với biến động của điều kiện khí hậu và cường độ
hoạt động mặt trời.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy những ưu điểm của việc sử dụng
vòng năm lĩnh vực nghiên cứu sinh thái cây rừng. Vòng năm có khả năng
cung cấp nhiều nguồn thông tin về mối quan hệ giữa cây rừng với nhiều yếu
tố sinh thái trên mặt đất cũng như ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu còn tản mạn, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống và đưa ra được
hướng ứng dụng cụ thể từ kết quả nghiên cứu. Để khắc phục phần nào những
tồn tại đã nêu, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu
(một nhân tố sinh thái quan trọng) đến sinh trưởng của cây pơ mu, là loài cây
có tuổi thọ dài làm cơ sở cho việc dự báo sinh trưởng, biến động khí hậu và
đề ra các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất và tính ổn định
của hệ sinh thái rừng.



8

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến sinh trưởng của cây Pơ mu
tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La phục vụ công tác bảo vệ và phát triển diện tích
rừng Pơ mu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng vòng năm cây Pơ mu và khả
năng ứng dụng phương pháp phân tích vòng năm để nghiên cứu đặc điểm sinh
thái của nó ở Huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
- Xác định chỉ tiêu khí hậu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sinh
trưởng của Cây Pơ mu ở Huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Làm cơ sở cho việc lựa
chọn vùng thích hợp cho trồng rừng Pơ mu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Pơ mu tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vòng năm của loài Pơ mu.
- Nghiên cứu quy luật biến động bề rộng vòng năm của cây Pơ mu tại
huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu quan hệ giữa biến động bề rộng vòng năm cây pơ mu với
các yếu tố khí hậu khu vực huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La và cường độ hoạt
động mặt trời (chỉ số Wollfa).
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn vùng trồng thích hợp cho
sự phát triển của loài Pơ mu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sự hình thành vòng năm là kết quả hoạt động sống của thực vật thân gỗ
trong quá trình đồng hóa điều kiện ngoại cảnh. Mọi biến đổi về về đặc điểm cũng



9

như tính chất vật lý và hóa học của vòng năm đều bị chi phối bởi điều kiện hoàn
cảnh trong thời gian hình thành nó. Đặc điểm cấu trúc vừa là sản phẩm tác động
biến đổi của hoàn cảnh vừa là tấm gương phản ánh những biến đổi đó. Vì vậy khi
phân tích đặc điểm cấu trúc vòng năm không những có thể làm sáng tỏ những biến
động hoàn cảnh đã xảy ra, mà còn có thể phân tích được đặc điểm phản ứng của
cây rừng với những biến đổi của điều kiện hoàn cảnh, hay đặc điểm sinh thái cây
rừng. Hiện nay vòng năm gỗ được coi là một trong những tư liệu quan trọng để
nghiên cứu sinh thái rừng. Tuy nhiên việc giải mã các thông tin chứa đựng trong
vòng năm cây gỗ không đơn giản, vì biến động vòng năm không chỉ do một hoặc
một nhóm nhất định các nhân tố nào đó mà do cả tập hợp hàng loạt các nhân tố
khác nhau, như tuổi cây, điều kiện thổ nhưỡng, biến động của điều kiện tự nhiên,
tác động các biện pháp kỹ thuật… Vì vậy để làm sáng tỏ đặc điểm sinh thái rừng,
phát hiện những quy luật ảnh hưởng của biến động tự nhiên đến biến động sinh
trưởng phát triển của nó, người ta phải áp dụng những phương pháp riêng cho phép
loại trừ một hoặc một nhóm nhân tố này để nghiên cứu ảnh hưởng của một hoặc
một nhóm nhân tố khác. Những phương pháp đó được các nhà khoa học xây dựng,
bổ sung và hoàn chỉnh dần trong quá trình nghiên cứu. Ngày nay chúng được gọi là
phương pháp phân tích vòng năm.
Về thực chất phương pháp phân tích vòng năm là tổng hợp các biện
pháp liên hoàn từ lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chọn cây mẫu, thu thập mẫu
vòng năm, xử lý mẫu làm thể hiện rõ vòng năm, giám định chính xác tuổi
vòng năm, đo đạc và thể hiện bằng số các yếu tố cấu trúc vòng năm, xử lý các
dãy số liệu thu được, phân tích và mô hình hóa các mối quan hệ… nhằm khai
thác tối đa lượng thông tin chứa trong vòng năm cây rừng.
Phương pháp phân tích vòng năm được xem là một trong những
phương pháp nghiên cứu sinh thái rừng có hiệu quả, nó đảm bảo rút ngắn
được thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu không bị tách rời điều kiện



10

tự nhiên, có thể loại trừ được ảnh hưởng của một số nhân tố này để làm sáng
tỏ ảnh hưởng của một số nhân tố khác (Vương Văn Quỳnh, 1992- dẫn theo
Đoàn Quốc Vượng [15]).
2.3.1. Phương pháp luận
Thực vật rừng là một trong những thành phần của hệ sinh thái, luôn
chịu sự tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Vận động tự quay
quanh trục và chuyển động quanh mặt trời của trái đất hình thành ngày, đêm
và sự phân mùa khí hậu. Sự phân mùa của khí hậu và hiện tượng ngày, đêm
mang tính chu kỳ tác động mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây rừng làm cho
sinh trưởng hàng năm của cây rừng mang tính chu kỳ rõ rệt và gọi đó là nhịp
điệu sinh trưởng hàng năm của cây rừng.
Sinh trưởng của cây gỗ là kết quả hoạt động trao đổi chất giữa cơ thể
cây rừng với các yếu tố môi trường xung quanh nó. Hàng năm, sau mỗi mùa
sinh trưởng tượng tầng và mô phân sinh đã hình thành lên một lớp gỗ bao kín
thân cây, lớp gỗ do tượng tầng và mô phân sinh tạo thành trong một năm
được gọi là vòng năm của cây. Vào những mùa có điều kiện khí hậu thuận lợi,
tượng tầng hoạt động mạnh hình thành lớp gỗ có màu sáng với những tế bào
gỗ sớm có kích thước lớn, vách tế bào mỏng vào những mùa có điều kiện khí
hậu không thuận lợi tượng tầng hoạt động yếu, hình thành lớp gỗ có màu sẫm
với những tế bào có kích thước nhỏ hơn. Mọi biến đổi về đặc điểm cấu trúc
cũng như tính chất vật lý và hoá học của vòng năm được quyết định bởi điều
kiện, hoàn cảnh trong thời gian hình thành nó. Vì vậy, khi phân tích đặc điểm
cấu trúc vòng năm của cây rừng có thể làm sáng tỏ không chỉ điều kiện hoàn
cảnh đã xảy ra mà còn cả đặc điểm phản ứng lại của cây rừng với những biến
đổi của điều kiện môi trường, qua đó cũng làm sáng tỏ quy luật biến đổi của
điều kiện môi trường và của chính quá trình sinh trưởng của thực vật.



11

Ngày nay, phương pháp phân tích vòng năm được coi là phương pháp
nghiên cứu sinh thái cây rừng có hiệu quả vì nó rút ngắn được thời gian
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu không bị tách rời khỏi điều kiện tự nhiên và
có thể loại trừ được các nhân tố phi khí hậu như: Tuổi cây, lập địa... và phần
nào loại bỏ được các biện pháp kỹ thuật tác động khi phân tích mối quan hệ
của khí hậu với thực vật thân gỗ.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Ngoại nghiệp
- Điều tra thu thập số liệu đặc điểm tình hình: Điều kiện tự nhiên - dân
sinh - kinh tế - xã hội huyện Bắc Yên và khu vực nghiên cứu.
- Điều tra thu thập mẫu thớt giải tích cây pơ mu:
+ Liên hệ với cơ quan chức năng để thu thập mẫu gỗ Pơ mu;
+ Chọn địa điểm lấy mẫu mang tính điển hình, không bị ảnh hưởng của
không khí tụ đọng nơi thung lũng hay gió quá mạnh ở các sườn dông.
+ Thu thập mẫu thớt giải tích (lựa chọn mẫu không có u bướu, bạnh vè,
vòng năm tương đối đồng đều, xác định được thời điểm chặt hạ...). Đánh dấu
thớt giải tích theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc để tiện cho việc sử lý mẫu
lấy số liệu tăng trưởng vòng năm.
- Điều tra cấu trúc rừng Pơ mu tại khu vực nghiên cứu:
+ Tiến hành lập ô tiêu chuẩn điển hình, diện tích 2.500 m2 (50mx50m).
Dùng máy GPS định vị toạ độ điểm gốc.
+ Ô tiêu chuẩn cần ở gần và có đặc điểm tương tự với địa điểm lấy mẫu
thớt giải tích. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành lập ô tiêu chuẩn cách địa
điểm lấy mẫu nghiên cứu 51,2 m về hướng đông nam, vị trí này trạng thái
rừng hầu như còn nguyên vẹn và mang trạng thái đặc trưng cho khu vực
nghiên cứu.



12

+ Tiến hành điều tra trên ô tiêu chuẩn, thu thập số liệu: Thảm tươi, cây bụi,
cây tái sinh và tầng cây cao để nghiên cứu cấu trúc của rừng Pơ mu ở khu vực
nghiên cứu, cụ thể như sau:
Tầng cây cao: Tiến hành điều tra, đo đạc toàn bộ các cây có đường kính từ 6
cm trở lên, thu thập số liệu: Chu vi 1,3m (C1.3) từ đó tính được đường kính 1,3m
(D1.3); Chiều cao vút ngọn (Hvn); Chiều cao dưới cành (Hdc); Đường kính tán
(Dt) đo theo hai chiều Đông - Tây, Nam - Bắc, đơn vị lấy tròn đến 0,1m, ghi tương
ứng với kết quả đo D1,3 của tất cả các cây trong phân ô. Xác định tọa độ của tất cả
các cây trong ô tiêu chuẩn theo gốc toạ độ và trục tung (Y), trục hoành (X). Tất cả
các số liệu thu thập được điền vào mẫu biểu 01.
MẪU BIỂU 01: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
TRÊN Ô TIÊU CHUẨN
Ô tiêu chuẩn số: ............., loại rừng:........., lô:........., khoảnh: ........., Tiểu
khu: ........
Ngày điều tra: .................., người điều tra:.......................................
Đơn vị quản lý: ..........................................................................
Diện tích ÔTC: ..............., độ dốc: ................. hướng phơi:
................................
TT

Loài

C1.3

Dt1


Dt2

Hvn

Hdc

Toạ độ
X

Toạ độ
Y

1
...
Trên ô tiêu chuẩn đã chọn, tiến hành lập 5 ô dạng bản kích thước 5m x
5m tại 4 góc và ở giữa ô tiêu chuẩn để điều tra thu thập số liệu: Cây tái sinh,
tầng cây bụi, tầng thảm tươi.
Tầng cây bụi: Điều tra, đo đếm cây bụi trên 5 ô dạng bản đã lập, thu
thập số liệu: Loài cây, chiều cao trung bình (Htb), đường kính tán (Dt), tỷ lệ
che phủ của loài trên ô dạng bản (CP), tình hình sinh trưởng của loài. Tất cả
các số liệu điều tra được điền vào mẫu biểu 02.


13

MẪU BIỂU 02: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY BỤI
TRÊN 5 Ô DẠNG BẢN 5x5m
Ô tiêu chuẩn số: ............., loại rừng:........., lô:........., khoảnh: ........., Tiểu
khu: ........
Ngày điều tra: .................., người điều tra:.......................................

Đơn vị quản lý: ..........................................................................
Diện tích ÔTC: ..............., độ dốc: ................. hướng phơi: .............................
ÔDB TT
01
...

Loài

Htb (m)

Dt (m)

CP

Sinh
trưởng

1
...
1
...
Cây tái sinh: Điều tra đo đếm cây tái sinh trên 5 ô dạng bản đã lập, thu

thập số liệu: Loài cây, đường kính gốc (D0), chiều cao cây (H), đường kính
tán cây trung bình (Dt), tình hình sinh trưởng theo 3 cấp phẩm chất: Tốt,
trung bình, xấu. Tất cả số liệu thu thập được điền vào mẫu biểu 03.
MẪU BIỂU 03: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
TRÊN 5 Ô DẠNG BẢN 5x5m
Ô tiêu chuẩn số: ............., loại rừng:........., lô:........., khoảnh: ........., Tiểu
khu: ........

Ngày điều tra: .................., người điều tra:.......................................
Đơn vị quản lý: ..........................................................................
Diện tích ÔTC: ..............., độ dốc: ................. hướng phơi:
................................
ÔDB TT
01
...

1
...
1
...

Loài

H (m)

D0 (cm)

Dt (m)

Sinh
trưởng


14

Tầng thảm tươi: Điều tra, đo đếm tầng thảm tươi trên 5 ô dạng bản đã
lập, thu thập số liệu: Loài cây, chiều cao trung bình (Htb), tỷ lệ che phủ của
loài trên ô dạng bản (CP), tình hình sinh trưởng của loài, ghi chú dạng sống

của loài trên ô dạng bản. Tất cả các số liệu điều tra được điền vào mẫu biểu
04: Phiếu điều tra tầng thảm tươi trên 5 ô dạng bản 5x5m.
MẪU BIỂU 04: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG THẢM TƯƠI
TRÊN 5 Ô DẠNG BẢN 5x5m
Ô tiêu chuẩn số: ............., loại rừng:........., lô:........., khoảnh: ........., Tiểu
khu: ........
Ngày điều tra: .................., người điều tra:.......................................
Đơn vị quản lý: ..........................................................................
Diện tích ÔTC: ..............., độ dốc: ................. hướng phơi:
................................
Sinh
ÔDB TT
Loài
Htb (m)
CP
Ghi chú
trưởng
1
01
...
1
...
...
- Thu thập số liệu khí tượng:
Liên hệ với trạm khí tượng gần nhất (trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Yên)
để xin số liệu khí tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.3.2.2. Nội nghiệp
- Xử lý thớt giải tích pơ mu:
+ Thớt giải tích sau khi thu thập về tiến hành hong khô bằng nhiệt độ
trong phòng. Tránh làm nứt nẻ mặt thớt.

+ Để ranh giới vòng năm được thể hiện rõ, xác định tuổi và đo đạc
được chính xác bề rộng vòng năm phải tiến hành làm nhẵn, đánh bóng bề mặt
thớt để làm thể hiện rõ vòng năm.


15

- Thu thập số liệu bề rộng vòng năm:
+ Bề rộng vòng năm là tổng bề dày các lớp gỗ được hình thành trong
một năm, được xác định theo chiều vuông góc với đường ranh giới giữa
chúng.
+ Bề rộng vòng năm được xác định bằng kính lúp có độ phóng đại 8 lần,
gắn thước vạch tới 0,1mm cho phép ước lượng tới 0,05 mm. Số liệu kết quả đo
đếm được ghi vào mẫu biểu 05.
MẪU BIỂU 05: BIỂU GHI BỀ RỘNG VÒNG NĂM
Năm

Tuyến đo
01

02

03

04

....

Trung
bình


17...
18...
19...
2009
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.3.1. Xử lý số liệu khí tượng
- Tiến hành nội suy số liệu khí tượng qua kết quả thu thập số liệu khí
tượng tại địa điểm lấy mẫu đối chiếu với số liệu khí tượng quan trắc cùng thời
điểm tại trạm khí tượng thuỷ văn gần nhất (trong đề tài do điều kiện không
cho phép nên không đủ điều kiện để thực hiện).
- Giá trị nhiệt độ bình quân năm được tính theo công thức:

1 12
Ti 
 tij
12 j 1
Trong đó:

+ T i : Giá trị nhiệt độ bình quân năm thứ i;
+ Tij: Nhiệt độ bình quân tháng thứ j năm thứ i.
- Tổng lượng mưa năm được tính theo công thức:
12

Ri   Rij
j 1


16


Trong đó:

+ Ri: Tổng lượng mưa của năm thứ i;
+ Rij: Tổng lượng mưa tháng thứ i năm thứ j.

- Chỉ số ẩm hay Hệ số thuỷ nhiệt của Xelianhinop được tính cho cả
năm theo công thức:

Ki 
Trong đó:

Ri
0,1Ti

+ Ki: Chỉ số ẩm năm thứ i;
+ Ri: Tổng lượng mưa năm thứ i;
+ Ti: Tổngt tích nhiệt năm thứ i;

T

i

12

  kTij
j 1

+ Tij : Nhiệt độ bình quân của tháng thứ i năm thứ j;
+ k: Số ngày trong tháng.
- Chỉ số Vollfa (W):

Trong nghiên cứu đề tài đã sử dụng chỉ số Vollfa một chỉ tiêu phản ánh
cường độ hoạt động của mặt trời. Chỉ số Vollfa kí hiệu là (W), được định trên
cơ sở số liệu quan trắc thiên văn tính theo công thức sau:
W = k (10.g.f)
Trong đó:
W: chỉ số Vollfa
+ f: tổng số vết đen của tất cả các nhóm vết đen trên bề mặt quang cầu.
+ g: số nhóm vết đen trên bề mặt quang cầu
+ k: hệ số liên quan tới phương pháp, dụng cụ và đặc điểm riêng
người quan trắc.
Chỉ số Vollfa được quan trắc hàng ngày, sau đó tính trung bình cho
tháng, năm. Hiện nay dãy quan trắc dài nhất được sử dụng để phân tích quy
luật biến động của cường độ hoạt động mặt trời là dãy quan trắc được thu thập


17

và công bố trên Website của trạm quan trắc thiên văn Hoàng gia (ROYAL)
Vương quốc Bỉ có địa chỉ Web site chuỗi
số liệu được thu thập và công bố có dãy giá trị từ năm 1700 đến nay.
- Sử dụng phần mềm excel để sử lý số liệu khí tượng lập biểu đồ biểu
diễn biến đổi của các yếu tố khí tượng theo thời gian có liên quan.
2.3.3.2. Xử lý số liệu điều tra cấu trúc rừng Pơ mu
Phân loại trạng thái rừng tại ô tiêu chuẩn:
Đề tài sử dụng tiêu chuẩn phân loại trạng thái rừng của Loestchau
(1960) được Viện điều tra quy hoạch rừng sửa đổi, bổ sung để phân chia trạng
thái rừng ngoài thực tế và quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái
rừng và đất không có rừng ở khu vực nghiên cứu.
Tổ thành tầng cây gỗ:
Đề tài sử dụng hai phương pháp xác định tổ thành tầng cây gỗ sau:

- Tổ thành loài cây theo tỷ lệ % số cây
N% 

Trong đó:

Ni
*100
N

(2.1)

N% là tỷ lệ tổ thành của loài i
Ni là số cá thể của loài i trong QXTV rừng
N là tổng số cá thể của QXTV rừng

- Tổ thành loài cây theo mức độ quan trọng (Important Value – IV%)
của Daniel Marmillod: Đây là một chỉ tiêu đã được nhiều tác giả khi nghiên
cứu về cấu trúc đã sử dụng.
IVi % 

Trong đó:

Ni %  G1 %
2

(2.2)

IVi% là tỷ lệ tổ thành của loài i
Ni% là % số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng.


Theo Daniel M, loài cây có IVi%  5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt
sinh thái trong QXTV rừng và tham gia vào công thức tổ thành. Trong một quần


×