Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thực trạng áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.42 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Đề tài luận văn này được thực hiện vào ngày 09 tháng 3 năm 2016 và kết thúc
vào ngày 01 tháng 9 năm 2016 tại Trường Đại học Trà Vinh, Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Long.
Đề tài: “Thực trạng áp dụng pháp luật thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long”. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về THA và pháp luật THADS tại Việt Nam cũng như
kinh nghiệm xây dựng pháp luật THADS tại một số quốc gia khác trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
thời gian qua nhằm chỉ ra những thành công và những vướng mắc, bất cập của pháp
luật THADS.
- Nêu lên định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật THADS nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật THADS ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng và tại
Việt Nam nói chung trong thời gian tới.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã đưa ra những vướng mắc, bất cập,
hạn chế trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật Thi hành án dân sự, cụ thể như:
- Pháp luật về THADS chưa thật sự hoàn thiện, hệ thống văn bản pháp lý về
THADS chưa đầy đủ, có nhiều điểm bất cập dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả THADS.
Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có tính đồng bộ, hoàn chỉnh.
- Công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ trong tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về THADS. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số Chi cục
THADS nhiều vụ việc còn chậm so với tiến độ giải quyết.
- Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài còn chưa có biện pháp tập
trung quyết liệt chỉ đạo giải quyết dứt điểm; công tác phối hợp liên ngành, đặc biệt là
với TAND, VKSND và các Đoàn Luật sư tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn còn những bất
cập, hạn chế...
Từ những phân tích đánh giá trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật Thi hành án dân sự, tác giả nêu lên định hướng và giải pháp hoàn thiện

-iii-



pháp luật, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện áp dụng pháp luật THADS ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới như:
- Để nâng cao hiệu quả THADS tại Việt Nam nói chung và tại địa bàn tỉnh
Vĩnh Long nói riêng trong thời gian tới thì cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật THADS theo hướng đồng bộ, thống nhất với Luật. Khắc
phục những tồn tại, hạn chế kéo dài như tình trạng án tồn đọng chuyển năm này sang
năm khác; phân loại án không chính xác; khiếu nại, tố cáo kéo dài. Nâng cao kỷ
cương, kỷ luật hành chính; nâng cao chất lượng hướng dẫn nghiệp THA. Tăng cường
chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức THA đối với vụ việc trọng điểm, phức tạp, những vụ
việc liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng, các Chi cục THADS có lượng án lớn.
- Về các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2021, Hiến pháp năm 2013 đã
khẳng định yêu cầu Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan nhà nước,
tổ chức và cá nhân phải luôn tôn trọng và nêu cao tinh thần thượng tôn Hiến pháp và
pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa một số nội dung
liên quan đến công tác THADS, phấn đấu đến năm 2020, tạo điều kiện để các tổ chức
thừa phát lại tham gia sâu hơn vào các hoạt động nghiệp vụ THADS, trong đó có việc
xác minh điều kiện và tổ chức THA theo yêu cầu của người dân “Tiếp tục đẩy mạnh
việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại – bảo vệ pháp luật, công lý, quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân”.

-iv-


ABSTRACT
Thesis topic started on March 9th, 2016 and finished on September 1st, 2016
at Tra Vinh University, Vinh Long Provincial People Court, Vinh Long Civil
Enforcement Bureau.

Topic: “Applicable law reality enforce civil law in Vinh Long Province”. The
editor focuses on researching these contents:
- Analizing reasoning bases about enforcing judgement and civil law in Viet
Nam as well as experience of estabishing civil law enforcement in some countries of
the world.
- Evaluating the applicable law reality in years to show out the success,
difficulties and inadequacy of civil law enforcement.
- Giving the direction and solution to complete the civil law enforcement to
enhance the validity and effect of civil law enforcement in Vinh Long as well as Viet
Nam next time.
Through researching this topic, the editor shows out the difficulties,
inadequance and limit in enforcing civil law process, specifically as:
- The law about civil law enforcement is not completed and the legal document
system about incompleted and inadequance civil law enforcement that affects the
civil law enforcement effects. Viet Nam law system is not perfect, synchronism.
- The related sectoral coordination is not associated closely in advertising,
propagating legal education of civil law enforcement. The management, direction and
administration in The civil law enformance departments that many cases are slower
than solving progress.
- Some of the complex, prolonged complains and denunciations that do not
have strictly solving method to end these things. The related sectoral coordination
especially with the People’s Court, the People’s Procuratorate and the Bars has
improved but also have had inadequacies, limitations…
The analysis, evaluation based on the basis of law regulation and the
applicable civil law enforcement reality, the editors points out the direction and

-v-


solution to complete the law, proposes the solutions to strengthen and improve

effectiveness and efficiency of using the applicable civil law enforcement reality in
Vinh Long Town next time:
- To improve the applicable civil law enforcement law in Viet Nam and Vinh
Long Province next time that has to complete the system of the applicable civil law
enforcement guideline documents following to the synchronized and consistent
direction with the Law. Overcoming the prolonged backlog and limitation things such
as backlog status in years, incorrect classification, lasted complaints and
denunciations. Improving the discipline and the administrative discipline; improving
the quality of law enforcement guideline. Strengthening direction strictly about
organizing law enforcement of major, complex cases, the things related credit,bank
organizations and The Civil Enforcement Bureau that has large projects.
- Major permissions in period 2016-2021, Constitution 2013 is confirmed that
the Gorvement manages society by laws, the State agencies, organizations and
individuals always respect and uphold the spirit of Constitution and Laws. To
continue to promote the the implementation of the policy of socialization of some
contents related applicable civil law mission, striving to 2020, creating conditions for
bailiff organizations that will participate in professional civil law enforcement
activities deeply including the verification of conditions and law enforcement
organization following the People’s request. “To continue to promote the
implementation of the Judicial Reform Strategy, building a judiciary that is clean,
strong, democratic, strict, gradual modernization - law enforcement, justice, human
rights, citizenship, protecting the socialist state, the benefit of the State, legal rights
and benefit of agencies, organizations and individuals”.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn ................................................4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn ......................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn ..............................................................5
6. Những đóng góp của Luận văn ...........................................................................6
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn .............................................6
8. Kết cấu của Luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thi hành án dân sự ................................................8
1.1.1. Khái niệm về thi hành án dân sự ...............................................................8
1.1.2. Đặc điểm của thi hành án dân sự .............................................................10
1.1.3. Lịch sử phát triển của pháp luật thi hành án dân sự tại Việt Nam ...........11
1.1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1992 ...............................................11
1.1.3.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay .........................................................12
1.2. Ý nghĩa và vai trò của thi hành án dân sự ......................................................15

-vii-


1.2.1. Ý nghĩa của thi hành án dân sự ................................................................15

1.2.1.1 Về mặt kinh tế ....................................................................................15
1.2.1.2. Về mặt xã hội ....................................................................................16
1.2.1.3. Về mặt quản lý nhà nước ..................................................................16
1.2.2. Vai trò của thi hành án dân sự .................................................................17
1.3. Nguyên tắc thi hành án dân sự .......................................................................19
1.4. Những điểm mới cơ bản của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 .................20
1.5. Pháp luật thi hành án dân sự tại một số quốc gia trên thế giới .......................24
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN ........................................................................................................30
2.1. Tổng quan về tình hình thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long .......30
2.1.1. Sơ lược về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long ........................30
2.1.2. Tình hình giải quyết vụ việc dân sự trên địa bàn tĩnh Vĩnh Long ...........32
2.1.3 Tổng quan về tình hình thi hành án dân sự tại tỉnh Vĩnh Long ................33
2.2. Đánh giá hiệu quả thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...............36
2.2.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................36
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế ..............................................................................38
2.3 Đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật thi hành án dân sự ...............................39
2.3.1 Những thành công .....................................................................................39
2.3.2 Những vướng mắc, bất cập của pháp luật thi hành án dân sự ..................40
2.3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập ..........................................45
2.4. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự .............................47
2.4.1 Định hướng hoàn thiện .............................................................................47
2.4.2. Các yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự .....48
2.4.3. Giải pháp hoàn thiện ................................................................................49
2.4.3.1 Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ............................................49
2.4.3.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thi hành án ............................................51
2.4.3.3 Hoàn thiện trình tự, thủ tục thi hành án dân sự ..................................52

-viii-



2.4.3.4 Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với thi hành án dân sự..54
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THA:

Thi hành án

THADS:

Thi hành án dân sự

THAHS:

Thi hành án hình sự

CQTHADS:

Cơ quan Thi hành án dân sự

CHV:

Chấp hành viên


TAND:

Tòa án nhân dân

VKS:

Viện kiểm sát

-x-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Điều 106 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: Bản án, quyết định của TAND có
hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Và để đảm bảo thi hành các bản án,
quyết định của tòa án và phán quyết của trọng tài thương mại, từ năm 2008, Luật
THADS đã được Quốc hội ban hành đã tạo hành lang pháp lý vững chắc điều chỉnh
hoạt động THADS tại Việt Nam (Luật THADS năm 2008 đã được Quốc hội sửa đổi,
bổ sung một số điều vào năm 2014). Ngoài ra, những quy định tại Hiến pháp năm
2013, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật Trọng tài thương mại năm 2010,…
cũng là khung pháp lý quan trọng, tác động trực tiếp đến việc đổi mới tổ chức và hoạt
động của CQTHADS; góp phần xác định rõ hơn địa vị pháp lý của các chủ thể pháp
luật đối với việc thực hiện pháp luật THADS tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhận thức
của các chủ thể về thực hiện pháp luật THADS được nâng lên. Nhiều bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Toà án như quyết định dân sự trong bản án hình sự;
bản án, quyết định dân sự, hành chính,…đã được các CQTHADS kịp thời đưa ra thi
hành theo quy định của pháp luật và đạt được kết quả tương đối cao. Qua đó, đảm
bảo hiệu lực của các bản án, quyết định của tòa án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân; thể hiện tính nghiêm minh của

các bản án, quyết định của tòa án nhân danh Nhà nước, tạo lòng tin của nhân dân đối
với Đảng với Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Vĩnh Long là một tỉnh đất hẹp, người đông. Song, số lượng án bàn giao và thụ
lý hàng năm tương đối lớn. Trong những năm qua, công tác THADS ở Vĩnh Long đã
đạt được những kết quả tích cực. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được
tổ chức thi hành dứt điểm. Một số án lớn, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn về kinh
tế, trật tự an toàn xã hội cũng đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Kết quả
đạt được nói trên phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành tư pháp nói chung, cũng

-1-


như của đội ngũ cán bộ THADS nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong
việc thực hiện pháp luật THADS.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng như nhiều tỉnh, thành khác
trên cả nước, thực trạng thi hành pháp luật THADS ở Vĩnh Long vẫn còn bộc lộ
nhiều tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Điển hình là số lượng án tồn đọng qua các năm còn lớn. Nhiều bản án, quyết định
về dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được tổ chức thi hành. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do pháp luật THADS còn nhiều quy định thiếu tính khả
thi, chưa rõ ràng, bộc lộ nhiều bất cập. Một số CHV, cán bộ THA thiếu trách
nhiệm, thiếu tận tụy trong công việc khiến cho quần chúng nhân dân kêu ca phàn
nàn; ở một số nơi cấp ủy, chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm
của mình trong việc thực hiện tổ chức, chỉ đạo THADS theo luật định. Ban chỉ
đạo THADS hoạt động còn hình thức, chưa hiệu quả; công tác phối hợp THA của
các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, nhận thức
và tạo điều kiện của các tổ chức, cá nhân về công tác THADS còn chưa đầy đủ.
Thực tế đó, đòi hỏi nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật THADS, đảm bảo cho

các các quyết định và bản án dân sự có hiệu lực pháp luật được thi hành trong thực
tế ở Vĩnh Long trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả quyết định chọn đề tài: “Thực trạng áp dụng
pháp luật thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” để làm Luận văn tốt nghiệp
cho mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề thực hiện pháp luật đã và đang
được xác định là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã
hội và mọi công dân. Chủ đề thực hiện pháp luật đã thu hút một số lượng lớn các
học giả tại các học viện, trường đại học nghiên cứu trong các giáo trình như: Giáo
trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, 2013, Nghiên cứu về
thực trạng pháp luật trên một số lĩnh vực cụ thể có các đề tài: "Pháp luật thi hành

-2-


án dân sự, thực trạng và giải pháp, liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương" (Luận văn
thạc sĩ luật học, Khoa Luật –Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) của tác giả Phạm
Văn Hùng; Trao đổi về một số vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự của
tác giả Huỳnh Minh Khánh đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2013) thuộc
Bộ Tư pháp, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 - Một số hạn chế, vướng mắc cần
sửa đổi, bổ sung của tác giả Vũ Đức Hải (2014) đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Thủ tục thi hành án dân
sự còn nhiều công đoạn và thi hành kéo dài của tác giả Hà An, đăng trên Tạp chí
Dân chủ và pháp luật (2014) thuộc Bộ Tư pháp; Đề xuất biện pháp khắc phục
vướng mắc bất cập trong thi hành án dân sự của tác giả Lê Hồng Điệp đăng trên
Tạp chí Kiểm sát (2014) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiến nghị hoàn
thiện luật thi hành án dân sự của tác giả Nguyễn Duy Phương đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (2014) thuộc Viện nghiên cứu lập pháp,…..
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên chỉ nghiên cứu những vấn đề

chung của thực trạng pháp luật trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội và những
vấn đề mang tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của
THADS. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào dưới về lý luận lẫn
thực tiễn thực hiện pháp luật, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
thực hiện pháp luật, đề ra các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật THADS nói
chung và ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kết quả từ các công trình nghiên cứu đi trước,
đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn tại đơn vị công tác của mình, Tác giả nghiên
cứu cơ sở lý luận, vấn đề thực hiện pháp luật THADS, đánh giá thực tiễn thi hành
pháp luật THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra nhóm giải pháp đảm bảo
hiệu lực các văn bản pháp luật đã ban hành trong lĩnh vực THADS, đáp ứng vấn đề
cấp bách của thực tiễn công tác THADS ở địa phương mình.
So với các công trình nghiên cứu đi trước, nội dung nghiên cứu của Luận văn
có một số điểm khác biệt như sau:

-3-


- Thứ nhất, đây công trình nghiên cứu những quy định tại Luật THADS
2014, thực thi từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 mà các công trình nghiên cứu trước
đây chưa đề cập đến. Bởi lẽ, các công trình nghiên cứu đi trước chỉ nghiên cứu
các quy định pháp luật về THADS tại Pháp lệnh THADS và các quy định tại
Luật THADS 2008 là cơ bản.
- Thứ hai, Luận văn nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh pháp luật THADS
của một số quốc gia trên thế giới như Nga, IN-ĐÔ-NÊ-XIA, Trung Quốc, Nhật Bản
mà các công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
- Thứ ba, Luận văn đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật về THADS trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long với những kết quả đã được cũng như những tồn tại, khó khăn
vướng mắc, bất cập, các giải pháp định hướng hoàn thiện của pháp luật THADS…,
mà điều này chưa được nghiên cứu ở các công trình khoa học đi trước.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận về THADS và thực trạng pháp luật THADS, đánh giá thực trạng thực hiện
pháp luật THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, Luận văn chỉ ra
một số vướng mắc, bất cập của pháp luật THADS và nguyên nhân của những
vướng mắc, bất cập nêu trên. Từ đó, Tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả thực hiện áp dụng pháp luật THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn có một số nhiệm vụ quan
trọng sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về THA và pháp luật THADS tại Việt Nam cũng như
kinh nghiệm xây dựng pháp luật THADS tại một số quốc gia khác trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
thời gian qua nhằm chỉ ra những thành công và những vướng mắc, bất cập của pháp
luật THADS.

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Hà An (2014), “Thủ tục thi hành án dân sự còn nhiều công đoạn và thi hành kéo
dài”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp.
[2]. Lê Hồng Điệp (2014), “Đề xuất biện pháp khắc phục vướng mắc bất cập trong
thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
[3]. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
[4]. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (1972), Quyết định số 186/ TC ngày 13/10/1972

về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên, Hà Nội.
[5]. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số
13 ngày 8/9/1945 về tổ chức các tòa án và ngạch thẩm phán.
[6]. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày
22/5/1950.
[7]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2013), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2013, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[8]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2014, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[9]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2015), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2015, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[10]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2016), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự 06 tháng đầu năm 2016, về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[11]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2013), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2013, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[12]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2014, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[13]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2015), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2015, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.

-61-


[14]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2016), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự 06 tháng đầu năm 2016, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[15]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2013), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2013, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[16]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự năm 2014, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[17]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2015), Báo cáo công tác thi hành án

dân sự năm 2015, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[18]. Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Vĩnh Long (2016), Báo cáo công tác thi hành án
dân sự 06 tháng đầu năm 2016, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[19]. Vũ Đức Hải (2014), “Luật Thi hành án dân sự năm 2008 - Một số hạn chế,
vướng mắc cần sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam.
[20]. Phạm Văn Hùng (2014), Pháp luật thi hành án dân sự, thực trạng và giải pháp,
liên hệ thực tiễn ở tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[21]. Huỳnh Minh Khánh (2013), “Trao đổi về một số vướng mắc trong công tác thi
hành án dân sự ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp.
[22]. Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của Năm quốc gia
(2011), Báo cáo về IN-ĐÔ-NÊ-XIA, NXB Tư pháp, Việt Nam, tr. 255-258.
[23]. Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của Năm quốc gia
(2011), Báo cáo về Nhật Bản, NXB Tư pháp, Việt Nam, tr. 355-358.
[24]. Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của Năm quốc gia(
2011), Báo cáo về Nga, NXB Tư pháp, Việt Nam, tr. 547-549.
[25]. Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của Năm quốc gia
(2011), Báo cáo về Trung Quốc, NXB Tư pháp, Việt Nam, tr. 97-98.
[26]. Nguyễn Duy Phương (2014), “Kiến nghị hoàn thiện luật thi hành án dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp.
[27]. Quốc hội (2008), Luật 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về Thi hành án dân sự,
Hà Nội.

-62-


[28]. Quốc hội (2014), Luật 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 về Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.
[29]. Quốc hội (2015), Luật 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về Dân sự, Hà Nội.

[30]. Quốc hội (1960), Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 14/07/1960, Hà Nội.
[31]. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
[32]. Lê Minh Tâm (2001), “Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án”, Tạp chí
Luật học.
[33]. Thủ tướng chính phủ (2015), Nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 08
năm 2015.
[34]. Thủ tướng chính phủ (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7
năm 2015 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thi hành án dân sự, Hà Nội.
[35]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2013, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[36]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2014, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[37]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2015, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[38]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
06 tháng đầu năm 2016, Báo cáo về vụ việc dân sự, Vĩnh Long.
[39]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2013, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[40]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2014, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[41]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2015, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.
[42]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
06 tháng đầu năm 2016, Báo cáo về kinh doanh thương mại, Vĩnh Long.

-63-


[43]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án

năm 2013, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[44]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2014, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[45]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
năm 2015, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[46]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Thống kê số liệu xét xử các loại vụ án
06 tháng đầu năm 2016, Báo cáo về lao động, Vĩnh Long.
[47]. Trung tâm Từ điển học (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB. Giáo dục, Hà Nội, tr. 903.
Các trang mạng
[48]. “Một nét về tình hình kinh tế Vĩnh Long tháng 5 và 5 tháng năm 2016”,
< truy cập
ngày 27 tháng 7 năm 2016.

-64-



×