Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án tổng hợp vật lý 7 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.28 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GD- ĐT CHÂU THÀNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

__________________________________

_________________________

SÁNG KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016-2017
Tên SKKN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC CA DAO, DÂN CA
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7
Tác giả:.

Chức vụ: Giáo viên.

Môn: Ngữ văn

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyờn nhõn.
1. Thực trang.
- Học sinh chưa học tập, chưa khai thác hết cái hay cái đẹp mà mỗi bài ca dao, dân
ca đem lại. Việc vận dụng những ý nghĩa, tinh túy vào đời sống và giao tiếp gần như
không có.
- Hiện nay, nhiều phụ huynh có tâm lí không thích cho con học văn, chỉ tập trung
học toán và các môn khoa học tự nhiên.
- Thực tế trong giảng dạy, giờ học ca dao, dân ca chưa thu hút sự quan tâm hứng
khởi của học sinh. Một số học sinh chưa thực sự yêu thích môn văn, giáo viên chưa


thực sự tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố
của văn học viết
- Lấy cái bên ngoài để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh chứ không phải bản thân tác
phẩm văn học dân gian.
- Diễn xuôi một cách khô khan, nhạt nhẽo bài ca dao, dân ca.
2. Nguyên nhân.
- Việc phân tích, hướng dẫn đọc - hiểu của người thầy còn sơ sài, cảm nhận của
học sinh còn chung chung nên chưa nắm bắt được cái hồn, ngụ ý sâu sắc, chưa cảm
nhận đằy đủ chất nhân văn cao đẹp ẩn chứa trong mỗi từ, mỗi câu.
1


- Ca dao, dân ca hai bộ phận này không được chú trọng trong các kì thi.
- Kinh tế thị trường, lối sống thực dụng và toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng không
nhỏ tâm lý, cách nhìn nhận của học sinh.
- Thế hệ học sinh ngày nay có khoảng cách khá xa về nhiều mặt với cái thế giới
của ca dao, dân ca (VHDG nói chung), các em có nhiều suy diễn không hợp lý, thái
độ xem nhẹ, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa.
- Mặt khác do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của ca dao, dân ca
ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp
giảng dạy đặc thù.
- Đồng nhất giữa ca dao, dân ca và văn học viết, nên đã hiện đại hóa tác phẩm
loại bỏ đi những vẻ đẹp độc đáo, ý vị vốn có của nó.
II. Biện pháp, giải pháp thực hiện.
Những biện pháp, giải pháp trình bày dưới dây sẽ không đi sâu vào nghiên cứu các
vấn đề về ca dao, dân ca mà chỉ tổng hợp, trình bày, nêu những gi cần thiết giúp quá
trình học tập và giảng dạy nâng cao hơn về chất lượng.
1. Tạo hứng thú từ lời giới thiệu bài mói.
Tuy chỉ có thời lượng ít so với cả tiết học nhưng không thể bỏ qua. Khi khởi động

tạo tình huống gây hứng thú học tập cho học sinh ngay phút đầu mới khiến các em có
sự tập trung cao nhất cho giờ học. Cụ thể với tiết học “Những câu hát về tình cảm
gia đình” sẽ giới thiệu như sau:
Tuổi thơ của chúng ta gắn liền với tiếng hát ru của bà, của mẹ bằng những câu ca
dao - dân ca, nó như dòng suối ngọt ngào đưa tâm hồn mỗi người đến với tình cảm
nhẹ nhàng nhưng sâu lắng của người thân, của gia đình.
Hỏi: Vậy bây giờ em nào có thể đọc hay ru lại một vài câu ca dao, dân ca mà em
thuộc hoặc đã được học từ những lớp trước?
Để tạo thêm không khí sôi động, hấp dẫn. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh hát
lại bài “Đi cấy” (ca dao Thanh Hóa) đã học ở lớp 6.

2


Trên đây không quan trọng ở chỗ mất bao nhiêu thời gian mà là làm được những
gì trong khoảng thời gian đó.
2. Hướng dẫn học sinh xác định chủ thể trữ tình.
Khi tìm hiểu nội dung, giá trị nhất định người giáo viên cần hướng dẫn học sinh
xác định được chủ thể trữ tình với câu hỏi “lời của bài ca dao là lời của ai ?” Nếu
không xác định được chủ thể trữ tình lúc đó học sinh sẽ không đặt mình vào vị trí tình
cảm và hoàn cảnh để cảm nhận, để hiểu.
Trong ca dao, dân ca có một số kiểu chủ thể trữ tình: người chồng, người con,
người vợ, người mẹ, chàng trai, cô gái, người phụ nữ,…
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Với bài ca dao trên, học sinh xác định chủ thể trữ tình là người mẹ hát ru con.
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc - hiểu theo đúng đặc trưng thể loại.
Không thể đọc - hiểu ca dao, dân ca như một văn bản văn học chính danh rõ ràng

hay một văn bản nghệ thuật hiện đại. Khi đưa vào nhà trường tuy đã được văn bản
hoá như một tác phẩm nghệ thuật nhưng ca dao, dân ca vẫn thuộc thể loại trữ tình dân
gian.
a. Hệ thống câu hỏi gợi cảm xúc.
Là hệ thống câu hỏi để thấy được phản ứng của học sinh với văn bản ở mức độ ấn
tượng ban đầu. Trả lời hệ thống câu hỏi này, học sinh xác định được cảm xúc của
mình khi đọc xong văn bản. Tuy vậy giáo viên cũng nên có những câu hỏi vừa sức và
không bị nhàm chán và sáo rõng, luôn luôn bám sát văn bản, rõ ràng.
Ví dụ:
Hỏi: Qua nhạc điệu, vần điệu của bài ca "Công cha như núi ngất trời/Nghĩa mẹ
như ngước ở goài biển Đông/Núi cao biển rộng mênh mông/Cù lao chín chữ hi lòng
con ơi" đã để lại cho em cảm giác gì?
3


Học sinh: Bài ca mang âm điệu ngọt ngào, du dương làm cho em cảm thấy lời
nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu lắng về công ơn vô tận, mênh mông không gì sánh bằng
của cha mẹ….
Hỏi: Thể loại của bài ca "ở đâu năm cửa nàng ơi/…/Ở trên tỉnh Lạng có thành
tiên xây" có gì đặc biệt?
Học sinh: Đây là thể loại đối đáp, thử tài nhau của các đôi trai gái.
Hỏi: Các điệp ngữ, đảo ngữ : Đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, mênh mông
bát ngát, bát ngát mênh mông gợi cho em cảm giác và ấn tượng gì?
Học sinh: Gợi cho chúng ta như đang đứng trước một cánh đồng rộng, nhìn hút
tầm mắt, từ bên nào nhìn ra đều thấy sự rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh
đồng.
b. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng.
Sự tưởng tượng càng phong phú và mãnh liệt thì cảm xúc càng phát triển
Ví dụ: "Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"

Hỏi: Em có những cảm nhận, hình dung như thế nào về hình ảnh của cô gái?
Học sinh: Hình ảnh cô gái với nét trẻ trong, phơi phới. vẻ đẹp trong sáng đầy sức
sống, nhỏ nhắn và đáng yêu…
c. Hệ thống câu hỏi phát hiện nghệ thuật
Giáo viên cần sử dụng những câu hỏi để học sinh để học sinh phát hiện được
những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc, đặc trưng trong ca dao như: so sánh, ẩn dụ,
nhân hoá, phóng đại…
4. Tìm những câu ca dao, dân ca tương tự hoặc các dị bản.
Giới thiệu thêm những bài ca dao, dân ca có hệ thống kết cấu, có đề tài hay hình
ảnh tương tự để tạo thêm hứng thú mới mẻ, tăng cảm xúc.
Ví dụ: Khi dạy bài ca dao số 1 [tr.35, SGK Ngữ văn 7, tập một] giáo viên nên giới
thiệu hoặc yêu cầu học sinh tìm những bài nội dung tương tự.
“Công cha như núi Thái Sơn
4


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mơi là đạo con.”
“Gió đưa cây cửu lý hương
Xa cha, xa mẹ thất thường bữa ăn”
Tương tự bài ca dao số 3 [tr.48, SGK Ngữ văn 7, tập một] ta có:
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày”
5. Chú ý đến suy nghĩ, hiểu biết của học sinh và những khoảng cách về thời đại
các em đối với ca dao, dân ca hay VHDG nói chung.
Giáo viên phải tái tạo lại môi trường dân gian nên thơ và cái không khí làng quê
đậm đà băn sắc dân tộc, cung cấp thêm cho các em vốn kiến thức về văn hóa, về cách
cảm cách nghĩ của những người bình dân. Phải làm sao cho các em yêu thích, quý
trọng giá trị vốn cổ của cha ông. Ngoài ra cũng phải để tâm đến những đối tượng học

sinh khác nhau ở khả năng tiếp nhận, những học sinh ở vùng miền khác nhau để có
cách hướng dẫn và chọn ngữ liệu giảng dạy cho phù hợp.
6. Áp dụng công nghệ thông tin.
Soạn giảng bằng giáo án điện tử giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc truyền thụ
cũng như tạo thêm hứng thú cho học sinh. Trong giáo án của mình giáo viên có thể
trình chiếu những làn điệu dân ca, những không gian văn hóa dân tộc. trình chiếu các
bài ca dao, dân ca do các em sưu tầm được. Xây dụng bài tập hoặc các trò choi để học
sinh điền vào chỗ trống còn thiếu của các bài ca dao, dân ca hay sáng tác thêm dựa
trên những bài có sẵn theo định hướng của giáo viên. Tuy nhiên không nên quá lạm
dụng để tránh sai lệch mục tiêu của tiết học.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng.
1. Hiệu quả.
Qua thời gian thực hiện trong học kì I của chương trình Ngữ văn lớp 7 bước đầu
dã có được chất lượng hơn so với trước khi áp dụng. Các em học sinh nắm được khái
5


niệm, đặc điểm của ca dao - dân ca. Các em đã có kĩ năng và chủ động trong việc
thưởng thức văn chương thuộc thể loại trữ tình dân gian. Nhiều em đã thực sự yêu
thích môn Văn, sưu tầm được khá nhiều bài ca dao theo chủ đề. Giúp các em dễ dàng
tiếp nhận, bồi dưỡng tình cảm, giáo dục nhân cách sống, điều chỉnh hành vi, có cái
nhìn đúng hơn với những giá trị của dân tộc.
Kết quả các bài kiểm tra khảo sát đạt được sau bốn tiết học.
Tiết 1

Tiết 2

Tiết 3

Tiết 4

Điểm

Lớp 7a5

Điểm < 5

Điểm ≥ 5

Điểm < 5

Điểm ≥ 5

Điểm < 5

Điểm ≥ 5

Điểm < 5

(38 hs)

13

25

10

28

9


29

4

≥5
34

(34.2%)

(65.8%)

(26.3%)

(73.7%)

(23.7%)

(76.3%)

(10.5%)

(89.5%)

2. Khả năng áp dụng.
Sau quá trình tham khảo và nghiên cứu, SKKN này mới chỉ áp dụng ở phạm vi một
lớp của trường THCS nhưng đã đem lại một số khả quang nhất định. Có thể xem đây
như một định hướng, tham khảo để người giáo viên có cách tiếp cận phù hợp với
những bài ca dao, dân ca và truyền tải kiến thức có hiệu quả đối với học sinh giúp các
em hứng thú hơn với môn học.
SKKN có thể áp dụng trong tất cả các trường THCS đối với giáo viên giảng dạy

môn Ngữ văn lớp 7.

6



×