Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án ngữ văn 9 tuần 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.57 KB, 13 trang )

Ngày soạn: 08/11/2016

Tuần 14
Tiết 66

LUYỆN NÓI:
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. Mục tiêu: Giúp HS
Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo
ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có
đối thoại và độc thoại.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, giáo án.
HS: Sgk, lập đề cương cho các bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Tác dụng.
- Kiểm tra tập soạn.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

HĐ 1: Chuẩn bị:
- Kiểm tra việc chuẩn bị ở
nhà của HS.

Nội dung


I. Chuẩn bị:
Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em
đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là
một người ban rất tốt

- Chia nhóm, giao nhiệm - Làm việc nhóm,
vụ
thực hiện theo yêu
cầu.
HĐ 2: Tổ chức cho HS
chuẩn bị nội dung nói
- Sau khi chia nhóm, yêu - Thảo luận nhóm,
cầu các nhóm chuẩn bị đề thống nhất ý kiến,
cương nói chung cho các hoàn chỉnh đề
nhóm.
cương.

HĐ 3: Tổ chức cho HS
nói trước lớp
-1-

Lập đề cương
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt
lớp:
- Là một buổi sinh hoạt định kì hay đột
xuất?
- Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội
dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam.
- Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
b. Nội dung ý kiến của em:

- Phân tích nguyên nhân khiến cấc bạn có
thể hiểu lầm bạn Nam: khách quan, chủ
quan, cá tính của bạn Nam, quan hệ của
bạn Nam, ...
- Những lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định
Nam là một người bạn rất tốt.
c. Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng
tiếc của các bạn đối với Nam và bài học
chung trong quan hệ bạn bè.
II. Luyện nói:


- Yêu cầu lớp theo dõi, - Đại diện mỗi
chuẩn bị nhận xét.
nhóm lên trình
bày trước lớp bài
nói của nhóm
mình.
- Nhận xét phần
trình bày của mỗi
nhóm.
HĐ 4: Nhận xét
- Tổng kết, bổ sung, sửa - Nghe, sửa chữa
chữa các lỗi
rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
Tổng kết, đánh giá tiết học và nhắc nhở những lời cần tránh trong việc nói trước tập
thể.
5. Hướng dẫn:
- Xem lại dàn ý, bổ sung, tập nói nhiều hơn.

- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa.
IV. Rút kinh nghiệm:

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 67, 68
Bài 14
Văn bản

LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh
niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ
với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của
con người tong lao động.
- Rèn kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện; phân tích được nhân vật
trong tác phẩm tự sự; cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện miêu tả nhân vật,
những bức tranh thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Sgk, sgv, giáo án.
HS: Sgk, đọc nội dung, tóm tắt, tìm hiểu soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập soạn.
3. Bài mới:
GTB: (Cho HS xem chân dung nhà văn và tập truyện ngắn – bút kí Giữa trong xanh), giới
thiệu: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991, quê Duy Xuyên, Quảng Nam) chuyên viết về

truyện ngắn và bút kí. Ông thành công hơn cả là những truyện ngắn và bút kí viết về cuộc
xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60 – 70 của thế kỉ XX. Nguyễn Thành Long là cây
truyện ngắn – với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên
-2-


vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sâu sắc. Truyện ngắ Lặng lẽ Sa Pa in trong tập Giữa
trong xanh, gián dị, mộc mạc như một ghi chép về cuộc gặp gỡ những con người bình
thường mà lắng đọng tình người, để lại dư âm trong lòng bạn đọc. Văn ông có khả năng
thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta yêu cuộc sống và những người xng
quanh.→ vào bài
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả, văn
I. Giới thiệu:
bản
- Đọc chú thích.
1. Tác giả:
? Giới thiệu tóm tắt vài nét về tác giả, - Trình bày tóm
Nguyễn Thành Long (1925 –
văn bản.
tắt.
1991).
- Quê: Duy Xuyên – Quảng
Nam.

- Viết văn từ thời kháng chiến
chống Pháp, chuyên viết về
truyện ngắn và ký.
2. Văn bản:
- Nêu rõ hơn về trường hợp sáng tác - Nghe
Sáng tác trong chuyến lên Lào
truyện và những điểm đặc sắc của tác
Cai – hè năm 1970.
phẩm: Truyện có cốt truyện rất đơn
giản, xoay quanh một tình huống gặp
gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ
sư trẻ và anh thanh niên làm công tác
khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa
Pa.
Truyện có một chất thơ bàng bạc
toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh
thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức
tranh và chất thơ ấy còn có ở chính
trong tâm hồn các nhân vật với những
suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng,
đẹp đẽ. Chấ thơ của truyện đi liền với
chất họa. Truyện cũng có thể xem là
những bức tranh đẹp, những bức
tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về
cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật.
HĐ 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
II. Đọc – hiểu văn bản:
chung về văn bản
- Hướng dẫn đọc: giọng đọc chậm, - Theo dõi, đọc,
cảm xúc, lắng sâu.

nhận xét.
- Đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc nối
tiếp, nhận xét.
- Chú thích từ khó.
- Kết hợp sgk
chú thích từ khó
? Có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung → Tóm tắt:
văn bản.
Truyện kể lại
cuộc gặp gỡ
tình cờ giữa ông
họa sĩ già, cô kĩ
sư và anh thanh
-3-


niên làm công
tác khí tượng
trên đỉnh Yên
Sơn – sa Pa
trong chuyến đi
nghỉ trước khi
về hưu của
người họa sĩ.
- Nhận xét về cốt truyện và tình huống - Nhận xét: cốt
cơ bản của truyện.
truyện đơn giản.
? Tác phẩm này, theo lời tác giả là một - Lần lượt trả lời
bức chân dung. Đó là bức chân dung theo gợi ý:
của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy

nghĩ của những nhân vật nào.
- Gợi ý:
+ Truyện được kể theo ngôi thứ → kể theo ngôi
mấy?
thứ ba.
+ Điểm nhìn trần thuật được đặt vào → điểm nhìn
nhân vật nào? Tác dụng của lối kể trần thuật được
này?
đặt vào nhân vật
ông họa sĩ già.
Tác dụng: làm
nổi chất trữ
- Diễn giảng bổ sung: truyện kể ở tình.
ngôi thứ ba nhưng tác giả lại đặt - Nghe
điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông
họa sĩ già, mặc dù không dùng ngôi
thứ nhất (để họa sĩ xưng tôi khi kể
chuyện, trừ một đoạn nhỏ, tác giả
chuyển điểm nhìn sang nhân vật cô kĩ
sư). Cách kể và ngôi kể, chọn điểm
nhìn này là một sáng tạo riêng của
tác giả, nó có tác dụng một mặt vẫn
giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật
và khách quan, mặt khác lại vẫn có
điều kiện thuận lợi để làm nổi chất trữ
tình, đào sâu suy tư của nhân vật lại
rất phù hợp với chính suy nghĩ của
tác giả.
HĐ 3: Tìm hiểu vị trí và tình huống
xuất hiện nhân vật.

? Trong truyện có những nhân vật nào. → Truyện có
Nhân vật nào là nhân vật chính.
các nhân vật:
bác lái xe, ông
họa sĩ, cô kĩ sư,
anh thanh niên
và một số nhân
vật khác.
? Cách biểu hiện nhân vật chính trong - Trả lời theo
truyện có gì đặc biệt và góp phần thể hiểu biết.
hiện chủ đề truyện như thế nào.
-4-


- Diễn giảng bổ sung: ... Anh thanh
niên là nhân vật chính của truyện ,
nhân vật này không xuất hiện từ đầu
truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp
gỡ giữa các nhân vật kia với anh, khi
xe của họ dừng lại nghỉ đủ để các
nhân vật khác kịp ghi một ấn tượng,
một kí họa chân dung về anh rồi lại
khuất lấp trong mây núi bạt ngàn và
cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa.
Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua
nhìn nhận, đánh giá, suy nghĩ của các
nhân vật khác, càng thêm rõ nét và
đáng mên, đáng yêu. Từ đó, nhà văn
muốn khắc họa chủ đề tư tưởng của
truyện: “trong cái lặng im của Sa

Pa ... Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta
đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có
những con người đang làm việc và lo
nghĩ như vậy cho đất nước”.
HĐ 4: Phân tích nhân vật anh thanh
niên
- Chia nhóm và nêu yêu cầu cho HS
thảo luận:
? Hoàn cảnh sống và làm việc của
anh thanh niên.
? Những nét đẹp trong việc làm,
cách sống.
? Suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với
mọi người.
? Những nét tính cách, phẩm chất.
- Nhận xét, bổ sung:
→ Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ,
chính xác và có tinh thần trách nhiệm
cao (nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù
mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải
trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã
quy định). Nhưng cái gian khổ nhất là
phải vượt qua được sự cô đơn, vắng
vẻ, quanh năm suốt tháng một mình
trên đỉnh núi cao không một bóng
người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.
? Cái gì đã giúp anh vượt qua được
hoàn cảnh ấy.

- Nghe.


1. Nhân vật anh thanh niên:
- Thảo luận
nhóm (3/), lần - Hoàn cảnh sống và làm việc:
lượt trình bày.
một mình trên đỉnh núi cao “đo
gió, đo mưa, đo nắng, tính mây,
đo chấn động mặt đất ... phục
vụ chiến đấu”.

- Nghe

+ Ý thức về công việc, yêu
→ ý thức về nghề.
công việc của
mình và lòng
yêu nghề, suy
nghĩ dúng về
công việc.
→ thấy được công việc thầm lặng là - Nghe
có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
Khi được biết là một lần do phát hiện
-5-


kịp thời một đám mây khô mà anh đã
góp phần vào chiến thắng của không
quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ
trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy
mình thật hạnh phúc.


+ Có những suy nghĩ thật đúng
và sâu sắc về công việc đối với
cuộc sống con người.

→ có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về
công việc đối với cuộc sống con
người: “...khi ta làm việc, ta với công
việc là đôi, sao gọi là một mình được?
Huống chi việc của cháu gắn liền với
công việc của bao anh em, đồng chí - Nghe
dưới kia. Công việc của cháu gian
khổ đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến
chết mất”.

+ Cuộc sống: đọc sách là niềm
vui, ngăn nắp, chủ động.

→ Cuộc sống của anh không cô đơn,
buồn tẻ vì ngoài công việc anh còn có
một nguồn vui khác nữa noài công
việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh
thấy như luacs nào cũng có người bạn
để trò chuyện. Anh tổ chức, sắp xếp
cuộc sống một mình ở trạm khí tượng
thật ngăn nắp, chủ động: nào trồng
hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách
ngoài giờ
? Trong cuộc gặp gỡ của anh thanh
niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư, ta còn

thấy anh thanh niên có những nét đẹp
phẩm chất nào nữa.

- Tính cách, phẩm chất:
+ Sự cởi mở, chân thành, rất
quý trọng tình cảm của mọi
người, khao khát được gặp gỡ,
trò chuyện với mọi người.

- Nghe

→ sự cởi mở,
chân thành, rất
quý trọng tình
cảm của mọi
người,
khao
khát được gặp
gỡ, trò chuyện
với mọi người.
→ tình thân của anh với bác lái xe, - Nghe
thái độ ân cần chu đáo (tặng gói tam
thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy, sự
cảm động vui mừng của anh khi có
khách xa đến thăm bất ngờ (về trước
pha nước, hái hoa tặng khách – cô
gái Hà Nội đầu tiên sau 4 năm làm
việc, đến thăm anh).
? Chi tiết anh về trước hái hoa tặng → là người rất
cô gái, trước khi chia tay lại nhắc cô lịch sự, chu đáo,

quên khăn mùi soa, tặng khách mới ân cần với
quan làn trứng tươi, nhưng lại không khách, rất hiếu
đưa tiễn với lí do sắp xếp giờ ốp ... nói khách và cởi
lên điều gì.
mở.
→ không tiễn
khách có lẽ vì
anh xúc động,
-6-


muốn ở lại một
mình thôi.
- Nghe

+ Khiêm tốn, thành thực.

- Diễn giảng bổ sung:
→ anh còn là người khiêm tốn, thành
thực, cảm thấy công việc và những
đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi
ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh,
anh nhiệt thành giới thiệu với ông
những người khác đngs cảm phục hơn
nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa,
anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ
sét).
- Chốt lại: chỉ bằng một số chi tiết và
chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc
của truyện, tác giả đã phát họa được

chân dung nhân vật chính với những
nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách
sống và những suy nghĩ về cuộc sống,
về ý nghĩa của công việc. Đó là một
trong những con người lao động trẻ
tuổi, làm công việc bình thường, lặng
lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho
nhân dân, đất nước, cho cuộc chiến
đấu vì độc lập của dân tộc, dưới bầu
trời sa Pa lặng lẽ.
2. Các nhân vật khác:
HĐ 5: Phân tích nhân vật ông họa sĩ
a. Nhân vật ông Họa sĩ:
và các nhân vật phụ khác.
Xúc động, bối rối khi bắt gặp
? Nhân vật ông họa sĩ đóng vai trò gì → xúc động, bối đối tượng nghệ thuật.
trong truyện. Tình cảm và thái độ của rối.
ông khi tiếp xúc và trò chuyện với anh
thanh niên.
→ Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ
nhất, nhưng hầu như người kể chuyện - Nghe
đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của
nhân vật ông họa sĩ để quan sát và
mieu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân
vật chính trong truyện – người thanh
niên.
Ngay phút đầu gặp anh thanh niên,
bằng sự từng trải nghề nghiệp và
niềm khao khát của người nghệ sĩ đi
tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã

xúc động và bối rối: “vì họa sĩ đã bắt
gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước
được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng
định một tâm hồn, khơi gợi một ý
sáng tác ...”. Anh thanh niên là một
can người như thế và có thể là nhân
vật tương lai trong một tác phẩm của
ông. Ông muốn ghi lại hình ảnh anh
thanh niên bằng nét bút kí họa, và
-7-


“Người con trai ấy đáng yêu thật,
nhưng làm cho ông nhọc quá. Với
những điều làm cho người ta suy
nghĩ về anh. Và về những điều anh
suy nghĩ ...”
? Ông họa sĩ suy nghĩ gì về nghề - Trả lời theo
nghiệp, về nghệ thuật.
hiểu biết.
→ Qua câu chuyện với anh thanh
niên, qua chuyến đi còn gợi cho người - Nghe
họa sĩ già những suy tư sâu sắc về
nghề nghiệp, về cuộc sống con người,
về sức mạnh và sự bất lực của nghệ
thuật trước cuộc sống, về những khó
khăn, nhọc nhằn của người nghệ sĩ ...
cả về một quan niệm định dành những
năm tháng cuối đời về ngỉ ngơi tỉnh
dưỡng ở vùng núi sa Pa đẹp lặng lẽ

này. Nhưng sa Pa đâu có lặng lẽ như
ông tưởng, hay đúng hơn đó chỉ là sự
lặng lẽ bên ngoài, trên bề mặt, trong
phong cảnh mà thôi. Còn ở đó có biết
bao con người đang lặng lẽ, âm thầm
mà mê say làm việc cống hiến cho đất
nước.

b. Nhân vật cô kĩ sư:

- Nhân vật này rất ít nói, trong chuyến
đi cùng với ông họa sĩ già, cô đã tình
cờ được gặp và làm quen với người
thanh niên lạ.
Bàng hoàng, hiểu thêm cuộc
? Cuộc gặp gỡ ấy đã để lại cho cô → xúc động đến sống một mình dũng cảm tuyệt
những ấn tượng, tình cảm gì.
bàng hoàng.
đẹp của người thanh niên
- Diễn giảng bổ sung:
Những điều tai nghe, mắt thấy trong
chuyến đi, đặc biệt là cuộc gặp gỡ và
chuyến thăm nhà tình cờ của anh
thanh niên đã làm cô gái trẻ lần đầu
tiên đến với cuộc đời rộng lớn xúc
động đến bàng hoàng vì:
+ Cô hiểu thêm vẻ đẹp tinh thần của
người trai xa lạ bỗng trở nên thân
quen, gần gũi trong thoáng chốc, về
những phẩm chất phóng khoáng lịch

sự, tinh tế, chu đáo của anh thanh
niên, nhất là về những suy nghĩ, quan - Nghe
niệm của anh về nghề nghiệp và cuộc
sống.
+ Cô quí mến, khâm phục anh, cô
bàng hoàng và hiểu thêm cái thế giới
dũng cảm mà cô độc của những con
người làm công việc như anh.
+ Quan trọng hơn, qua đó cô kiểm
-8-


nghiệm lại, việc cô dứt bỏ mối tình
nhỏ nhặt, hời hợt của thuở học trò ở
Hà Nội đẻ quyết định lên công tác ở
miền núi xa xôi là đúng đắn.
Đó là cái bàng hoàng cô phải biết
đến khi yêu, nhưng đến bây giờ cô
mới biết, nhưng thật tiếc đó không
phải là tình yêu. Đó là sự bừng thức
của một tình cảm lớn lao, cao đẹp khi
người ta gặp được những ánh sáng
đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm
hồn của người khác. Đó là tình cảm
biết ơn người thanh niên, không phải
vì bó hoa to anh tặng mà còn vì bó
hoa của những háo hức, mơ mộng
ngẫu nhiên anh cho thêm cô.

→ trưởng thành trong tình cảm,

công việc.

? Đưa nhân vật cô kĩ sư vào câu → làm cho câu
chuyện có tác dụng nghệ thuật gì.
chuyện
thên
chất trữ tình.
→ làm cho câu chuyện người thanh
niên mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng
của một bút kí đi đường, có dáng dấp - Nghe
một câu chuyện tình yêu, như là tình
yêu thoáng gặp mà cuộc sống đã ngẫu
nhiên ban tặng hai con người trẻ tuổi.
Đó là sự đồng cảm của thế hệ, của lí
tưởng thanh niên VN một thời đánh
Mĩ.

c. Các nhân vật phụ khác:
Miệt mài lao động khoa học
? Nếu thiếu nhân vật bác lái xe câu → mọi người sẽ lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi
chuyện sẽ ra sao.
không biết và ích của đất nước, vì cuộc sống
không tiếp xúc của mọi người.
với anh thanh
niên.
→ Nhân vật bác lái xe làm cho câu
chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích - Nghe
thích sự tò mò, tìm hiểu của người
đọc. Bác lái xe đi nhiều, quen thuộc
tuyến đường, giới thiệu trước cảnh

sắc, con người, đặc biệt là nhân vật
trung tâm của câu chuyện. Qua lời kể
của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái
trong truyện cũng như người đọc
được kích thích sự chú ý, đón chờ sự
xuất hiện của anh thanh niên – mà
theo lời của bác lái xe là “một trong
những người cô độc nhất thế gian”.
Cũng qua lời kể của bác mà ta biết
được những nét sơ lược về nhân vật
chính và nỗi thèm người của anh khi
-9-


mới lên sống một mình trên đỉnh núi
cao quanh năm lạnh lẽo, chỉ có cây cỏ
và mây mù.
? Các nhân vật này đã góp phần tô
đậm hình ảnh người thanh niên trong
truyện như thế nào.
- Tóm lại: Thông qua những cảm xúc
và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của
các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật
anh thanh niên được hiện ra càng rõ
nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được
mở rộng thêm, gợi ra nhiều ý nghĩa
như là đã được lọc qua thứ ánh sáng
tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến
hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên
nhiều sắc màu hơn.

- Nhấn mạnh: Đây là một thủ pháp
nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng
thành công trong việc xây dựng nhân
vật chính của truyện.
HĐ 6: Tìm hiểu tính chất trữ tình của
truyện
- Nhấn mạnh: một trong những yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào
thành công của truyện là chất trữ
tình.
? Chất trữ tình đó được tạo nên bởi
những yếu tố nào.
→ Chất trữ tình toát lên từ những
phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy
thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua
cái nhìn của người họa sĩ già, nó còn
thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống một
mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của
nhân vật anh thanh niên, trong cuộc
gặp gỡ tình cờ của bà nhân vật mà để
lại nhiều dư vị, trong những suy nghĩ
về con người, về cuộc sống , về nghệ
thuật của các nhân vật.

- Hệ thống lại,
trả lời.
- Nghe.

3. Nghệ thuật:
- Nghe

- Tạo tính trữ tình trong tác
phẩm truyện.
- Xác định
- Nghe

- Đọc lại những
đoạn tả cảnh sa
Pa qua cái nhìn
của người họa sĩ
ở phần đầu và
phần
cuối
truyện.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên
- Nêu cảm nhận. đặc sắc, miêu tả nhân vật với
? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của những - Nghe
nhiều điểm nhìn.
bức tranh thiên nhiện ấy.
→ Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại
niều dư vị trong lòng mỗi người, từ
những nét đẹp giản dị rất đáng mến
của người thanh niên, từ những câu
- 10 -


chuyện anh kể về cuộc sống của mình
giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình
cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông
họa sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh
niên.

? Ngoài chất trữ tình, truyện còn hấp
dẫn bởi những thành công nghệ thuật
nào.
→ có thể nói trong truyện Lặng lẽ Sa
Pa có dáng dấp như một bài thơ, chất
thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ
phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của
thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh
những con người sống và làm việc
trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc
bởi sự gắn bó của họ với đất nước,
với mọi người. Tác giả đã tạo được
một không khí trữ tình cho tác phẩm,
nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của
những sự việc, con người rất bình dị
được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà
chủ đề của truyện được rõ nét và sâu
sắc.
HĐ 7: Tổng kết
? Nêu chủ đề của truyện

- Nhắc lại và nhấn mạnh, tổng két giá
trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật
của truyện.
HĐ 8: Hướng dẫn luyện tập
- Nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn cách làm.
Lưu ý: không biến thành phân tích
nhân vật.


- Tạo tình huống truyện tự
- Tìm chi tiết nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
trong truyện
- Xây dựng đối thoại, độc thoại
và độc thoại nội tâm.
- Nghe
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị
luận.

→ Ca ngợi
những
con
người lao động
bình thường, trẻ
tuổi, lặng lẽ làm
việc cho đất
nước.
 Ghi nhớ: Sgk / 189
- Đọc ghi nhớ
III. Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ về một
- Theo dõi, về trong hai nhân vật: anh thanh
nhà làm.
niên, ông họa sĩ.

4. Củng cố:
? Tại sao các nhân vaatjtrong truyện dều không được đặt tên.
→ Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con
người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp
nẻo đường đất nước.

- GV nhấn mạnh lại chủ đề tư tưởng của truyện.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Ôn lại kiến thức cũ về văn tự sự, chuẩn bị cho bài viết số 3
IV. Rút kinh nghiệm:
- 11 -


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
..
........................................................................................................................................
.
Tiết 69, 70

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng
các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng diến đạt, trình bày, ...
II. Chuẩn bị:
GV: Đề, đáp án (dàn bài) + thang điểm.
HS: ôn bài theo hướng dẫn, giấy, viết.
III. Đề:
Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và
thầy (cô) giáo cũ.
IV. Đáp án (dàn bài), thang điểm
a. Dàn bài
Mở bài: giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thấy (cô) giáo cũ (đó là kỉ niệm gì? Xảy
ra vào thời điểm nào?)

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:
- Câu chuyện diễn ra thế nào?
- Đáng nhớ ở chỗ nào?
Kết bài: Nêu suy nghĩ.
b. Thang điểm:
Mở bài: giới thiệu được kỉ niệm, hấp dẫn. (1,5đ)
Thân bài: Đảm bảo nội dung, có kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm, lập luận chặt chẽ, rõ
ràng. (6đ)
Kết bài: Nêu được suy nghĩ, tình cảm (1,5đ)
(Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi – 1đ)
V. Tổng kết:
1. Các sai sót phổ biến:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...........................................................................................................................
2. Phân loại:
Điểm

92

So với bài viết số 2
Tăng
Giảm
- 12 -

Nguyên nhân
...............................................
...............................................
...............................................



8 – 10
................... ................. ................. ...............................................
7 – dưới 8
..............
................. ................. ...............................................
5 – dưới 7
................
................. ................. ................................................
3 – dưới 5
................
................. ................. ................................................
Dưới 3
................
................. .................. ................................................
3. Hướng phấn đấu:
GV:................................................................................................................................
HS: ................................................................................................................................
4. Củng cố:
Thu bài, nhận xét.
5. Hướng dẫn:
- Đánh giá, rút kinh nghiệm lại bài làm.
- Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
IV. Rút kinh nghiệm:

Trình ký: 12/11/2016

............................................................................................
............................................................................................


- 13 -

Huỳnh Thị Thanh Tâm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×