Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

giáo án ngữ văn 9 tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.63 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 20/8/2016

Tuần 3
Tiết 11, 12
Bài 3
Văn bản:

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỀ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm
quan trọng của vấn đề bảo về, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ,
chăm sóc trẻ em.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo có liên quan.
HS: SGK, đoc, tìm hiểu, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập soạn.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

HĐ 1: Hướng dẫn đọc, phân tích bố
cục của văn bản.
- Hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc, - Theo dõi, đọc.


nhận xét.
- Kiểm tra việc đọc từ khó ở nhà.
- Xác định, trả
? Văn bản được bố cục thành mấy lời, phân tích.
phần. Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ
của bố cục văn bản.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
- Đọc lại các
mục 4,5,6 và các
? Ở phần “sự thách thức” bản tuyên chú thích từ khó
bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của → trả lời.
trẻ em ra sao.

- Nhận xét, khái quát.

- Liên hệ: Ở nước ta hiện nay còn có - Trả lời theo

Nội dung
I. Đọc, chú thích:

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc sống của trẻ
em trên thế giới:
- Là nạn nhân của chiến
tranh, bạo lực, của sự
phân biệt chủng tộc, sự
xâm lược, chiếm đống
và thôn tính của nước
ngoài.
- Đói nghèo, vô gia cư,

dịch bệnh, mù chữ, ...
- Chết vì suy dinh
dưỡng, bệnh tật.


những trẻ em như vừa kể không?
- Nói thêm về nạn buôn bán trẻ em,
trẻ em mắc HIV, trẻ em sớm phạm tội,
...
? Nhận thức, tình cảm của em khi
đọc phần này.

hiểu biết
- Nghe.
- Phát biểu theo
nhận thức của
bản thân.
- Tóm tắt

? Tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi
cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay
có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo
về trẻ em.

2. Điều kiện thuận lợi
để chăm sóc, bảo về trẻ
em:
- Sự liên kết giữa các
quốc gia, công ước về
quyền trẻ em.

- Hợp tác, đoàn kết quốc
tế → kinh tế phát triển,
tăng cường phúc lợi xã
hội.

- Liên hệ, trả lời:
- Liên hệ: + Em có suy nghĩ gì về sự quan tâm cụ
điều kiện đất nước ta hiện nay?
thể của Đảng và
+ Em biết những tổ chức Nhà nước, sự
nào của nước ta thể hiện ý nghĩa của nhận thức và
việc chăm sóc trẻ em?
tham gia tích
cực của nhiều tổ
chức xã hội và
phong tào chăm
sóc, bảo vệ trẻ
em, ý thức cao
của toàn dân về
vấn đề này, ...
3. Nhiệm vụ:
- Trình bày: Những nhiệm vụ này
được xác định trên cơ sở tình trạng
thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế
giới hiện nay và các cơ hội đã trình
bày ở phần trước.
- Thảo
? Ở phần nhiệm vụ, bản tuyên bố đã nhóm (3/)
nêu lên khá nhiều điểm mà từng
quốc gia và cả cộng đồng quốc tế

cần phải nổ lực phối hợp hành
động. Hãy phân tích tính chất toàn
diện của nội dung này.

luận - Tăng cường bảo vệ sức
khỏe, chế độ dinh
dưỡng, phát triển giáo
dục.
- Củng cố gia đình, xây
dựng môi trường xã hội.
- Đảm bảo quyền bình
đẳng nam nữ, khuyến
khích trẻ em tham gia
sinh hoạt văn hóa xã hội.
? Qua bản tuyên bố, em nhận thức - Phát biểu theo
như thế nào về tầm quan trọng của nhận thức của
vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về bản thân dựa


sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trên gợi ý:
đối với vấn đề này.
- Gợi ý, định hướng cho HS nêu:
+ Vì sao phải quan tâm đến sự sống  Bảo vệ quyền
còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em? lợi, chăm lo đến
sự phát triển
của trẻ em là
một trong những
nhiệm vụ có ý
nghĩa
quan

trong hàng đầu
của từng quốc
gia và của cộng
đồng quốc tế.
Đây là vấn đề
liên quan trực
tiếp đến tương
lai của đất
nước, của toàn
nhân loại.
+ Trình độ văn minh.
 qua những chủ
trương,
chính
sách, qua những
hành động cụ
thể đối với việc
bảo vệ, chăm
sóc trẻ em mà ta
nhận ra trình độ
văn minh của
một xã hội.
 Vấn đề bảo vệ,
+ Cụ thể, toàn diện.
chăm sóc trẻ em
đang được cộng
đồng quốc tế
dành sự quan
tâm thích đáng
với các chủ

trương, nhiệm
vụ đề ra có tính
cụ thể, toàn
diện.
 Ghi nhớ: sgk / 35
- Đọc ghi nhớ.
- Khái quát lại, kết luận.
III. Luyện tập:
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.
Phát biểu ý kiến
- Về nhà tìm
? Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, hiểu, sau đó phát
chăm sóc của chính quyền địa phương biểu ý kiến.
của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện


nay đối với trẻ em.
4. Củng cố:
Khái quát lại nội dung chính của bài.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn thành bài tập.
- Soạn bài “Các phương châm hội thoại” (tt)
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
Tiết 13

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI


(tt)

I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống
giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc
trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại
có khi không được tuân thủ.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo có liên quan.
HS: SGK, đoc, tìm hiểu, soạn bài, làm bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
? Cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào. Mỗi quốc gia và cả cộng đồng
quốc tế có nhiệm vụ như thế nào đối với trẻ em.
- Kiểm tra tập soạn.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ 1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương
châm hội thoại với tình huống giao
tiếp.

Hoạt động của
HS

Nội dung

I. Quan hệ giữa phương

châm hội thoại với tình
huống giao tiếp.
- Đọc truyện Truyện cười:
cười trả lời,
Chào hỏi
giải thích.
? Nhân vật chàng rễ có tuân thủ đúng - Trả lời, giải
phương châm lịch sự không. Vì sao.
thích.
? Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng
→ Chàng rể chọn không
lúc, đúng chỗ không. Tại sao.
đúng tình huống giao tiếp.
- Giải thích thêm: Câu hỏi “...” trong
→ Gây phiền hà.


tình huống giao tiếp khác có thể được
coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm
đến người khác. Nhưng trong tình
huống này, người được hỏi bị chàng
ngốc gọi xuống từ trên cây cao lúc mà
người đó đang tập trung làm việc. Rõ
ràng chàng ngốc đã làm một việc quấy
rối, phiền hà cho người khác.
? Tìm những tình huống mà lời hỏi
thăm kiểu như trên được dùng một
cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ
phương châm lịch sự.
- So sánh, phân tích sự khác nhau của

2 tình huống thể hiện qua nhưng yếu
tố thuộc về ngữ cảnh, tình huống giao
tiếp như lời hỏi thăm được nói với ai,
nói khi nào, nói ở đâu, nói nhằm mục
đích gì?
- Khẳng định: những yếu tố đó ảnh
hưởng đến giá trị giao tiếp của lời nói
nói chung, đến việc tuân thủ phương
châm hội thoại nói riêng.
? Có thể rút ra được bài học gì về giao
tiếp.

- Tìm
huống.

tình

- So sánh.

- Nghe

- Rút ra bài
học: vận dụng
phương châm
hội thoại phải
phù hợp với
đặc điểm của
tình
huống
- Nhấn mạnh: cần chú ý đến đặc điểm giao tiếp.

của tình huống giao tiếp, vì 1 câu nói
có thể thích hợp trong tình huống này
nhưng không thích hợp trong tình
huống khác.
- Hệ thống hóa kiến thức.
- Đọc ghi nhớ.
HĐ 2: Tìm hiểu những trường hợp
không tuân thủ phương châm hội
thoại.
- Yêu cầu HS đọc lại các VD về những - Đọc lại các
phương châm hội thoại đã học.
VD về những
PCHT đã học
? Trong tình huống nào PCHT - Trao đổi
không được tuân thủ.
nhóm (2/)

 Ghi nhớ: sgk/36.
II. Những trường hợp
không tuân thủ phương
châm hội thoại.

1. Trừ tình huống về
phương châm lịch sự, các
tình huống còn lại đều
không tuân thủ.
- Đọc đoạn đối
2. Đoạn đối thoại
thoại.



? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu
cầu thông tin đúng như An mong
muốn hay không.
? Có PCHT nào đã không được tuân
thủ. Vì sao người nói không tuân thủ
phương châm hội thoại ấy.

→ Không

phương → Không tuân thủ phương
châm về lượng châm về lượng.
không
được
tuân thủ. Vi
không
cung
cấp
lượng
thông tin đúng
như An muốn,
vì người nói
không
biết
chính
xác
chiếc máy bay
đầu tiên trên
thế giới được
chế tạo vào

năm nào.

- Giải thích thêm: Để tuân thủ phương
châm về chất, người nói phải trả lời
một cách chung chung: Đâu khoảng
đầu thế kỉ XX.
? Tìm những tình huống tương tự.
- Tìm tình
huống.
- Cho HS thảo luận nhóm:
- Thảo luận.
3. Không tuân thủ
? Khi bác sĩ nói với một người mắc
+ Dãy 1,2 phương châm về chất
bệnh nan y về tình trạng sức khỏe (câu 3)
của bệnh nhân đó thì PCHT nào có
thể không được tuân thủ. Vì sao bác
sĩ phải làm như vậy. (nhóm 1,2)
? Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc”
+ Dãy 3,4
thì có phải người nói không tuân thủ (Câu 4)
phương châm về lượng hay không.
Phải hiểu ý nghĩa của câu này như
thế nào. (nhóm 3,4)
- Giải thích thêm:
+ Tình huống 3: Bác sĩ có thể không
nói thật về tình trạng sức khỏe của - Nghe.
bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật
căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch,
không thể chữa được nữa, bác sĩ có

thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh
nhân có thể vượt qua được hiểm
nghèo. Nghĩa là người nói không tuân
thủ phương châm về chất vì đã nói
điều mà mình không tin là đúng.


Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần
thiết. Vì nhờ sự động viên đó mà bệnh
nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực
hơn để sống khoảng thời gian còn lại
của cuộc đời. Như vậy, không phải sự
nói dối nào cũng đáng chê trách hay
lên án.
- Có thể nêu những tình huống tương
tự, trong đó phương châm về chất
không được tuân thủ: người chiến sĩ
không may sa vào tay giặc, không thể
vì tuân thủ phương châm về chất mà
khai thật hết tất cả những gì mình biết
về đồng đội, về bí mật của đơn vị, ...
- Tóm lại: nói chung trong bất kì tình
huống giao tiếp nào mà có một yêu
cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn
yêu cầu tuân thủ phương châm hội
thoại thì phương châm hội thoại có
thể không được tuân thủ
+ Câu nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc”:
nếu xét về ngĩa tường minh thì câu này
không tuân thủ phương châm về

lượng, bởi vì nó dường như không cho
người nghe thêm một thông tin nào.
Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội
dung của nó, nghĩa là vẫn bảo đảm
tuân thủ phương châm về lượng.

- Nghe

→ Lần lượt
giải thích theo
hiểu biết: Tiền
bạc chỉ là
phương tiện để
sống,
chứ
không phải là
mục đích cuối
cùng của con
- Nhấn mạnh: câu này có ý răn dạy người.
người ta không nên chạy theo tiền bạc
mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng
hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
? Hãy nêu một số câu nói tương tự.
+ Nó vẫn là
nó.
+ Chiến
tranh là...
- Hệ thống hóa kiến thức.
- Đọc ghi nhớ.
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập

- Chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi - Lần lượt đọc,
nhóm làm một bài tập.
xác định yêu
cầu các bài tập.
Trao đổi (3/)
- Giải thích thêm: Một đứa bè 5 tuổi
không thể nhận biết được tuyển tập
truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà
tìm được quả bóng. Cách nói của ông

4. Khi nói “tiền bạc chỉ
là tiền bạc”
- Nghĩa tường minh:
không tuân thủ phương
châm về lượng.
- Nghĩa hàm ẩn: tuân thủ
phương châm về lượng.

 Ghi nhớ: sgk /37.
III. Luyện tập.

1. Không tuân thủ
phương châm cách thức.


bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu
ý là đối với người khác thì có thể đó là
một câu nói có thông tin rất rõ ràng.

2. Không tuân thủ

phương châm lịch sự.

4. Củng cố:
Nhắc lại 2 nội dung ghi nhớ.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn thành các bài tập.
- Xem lại kiến thức về văn bản thuyết minh, chuẩn bị làm bài viết số 1.
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..
Tiết 14,15

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh việt đượng bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp
nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề + đáp án (dàn bài) + thang điểm.
HS: Ôn lý thuyết, tham khảo bài mẫu, giấy, viết.
III. Đề:
Cây dừa ở quê em.
IV. Đáp án, thang điểm.
* Đáp án: Dàn bài.
Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
Thân bài: + Đặc điểm sinh trưởng, hình dáng.
+ Tác dụng: - Trong cuộc sống.
- Trong xuất khẩu.
+ Cây dừa trong kháng chiến, thơ, văn.
Kết bài: Vai trò, vị trí cây dừa, tình cảm.

* Thang điểm:
Mở bài: Giới thiệu được đối tượng, hấp dẫn. (1,5đ)
Thân bài: Đảm bảo các nội dung. (6đ)
Kết bài: Khái quát, có cảm xúc. (1,5đ)
Trình bày sạch đẹp, rõ ràng. (1đ)
V. Tổng kết:
1. Các sai sót phổ biến:
……………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………...............


………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………

2. Phân loại:
Điểm
Trên 8 - 10
7→8
5 → dưới 7
3 → dưới 5
Dưới 3
3. Hướng phấn
GV: ......................

92 /
Số lượng
.....................
.
.....................
.

.....................
.
.....................
.

%
.................
.................
.................
.................

đấu:
..............................

...........................................................................
HS: ...............................................................................................................................
4. Củng cố:
- Nhắc lại yêu cầu của đề.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có).
5. Hướng dẫn:
Soạn bài “Chuyện người con gái Nam Xương”.
VI. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................
.......................................................................................

Trinh ky: …/08/2016

Huỳnh Thị Thanh Tâm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×