GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 24
SANG THU
HỮU THỈNH
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tâm hồn rung động tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi thiên nhiên,
đất trời từ cuối hạ sang thu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ năng lực thơ ca.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến, tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời, biết rung động tinh tế trước sự
biến đổi của thiên nhiên đất trời
II/ Chuẩn bị:
1. GV:
+ Phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình...
Hướng dẫn HS khai thác văn bản theo đặc điểm thơ.
+ Bảng phụ, tư liệu, chân dung tác giả Hữu Thỉnh, các hình ảnh về mùa thu, một số tác phẩm thơ nói
về mùa thu của các tác giả khác
2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản,sưu tầm các hình ảnh về mùa thu…
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bài “ Viếng Lăng Bác ” ?
- Chọn và phân tích 1 hình ảnh ẩn dụ mà em tâm
đắc nhất trong bài
3. Bài mới: Mùa thu, thiên nhiên, vạn vật đều
có sự thay đổi rõ rệt và đó cũng là nguồn cảm
hứng cho những nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm.
Chúng ta đã biết đến chùm thơ mùa thu của
Nguyễn Khuyến (Thu điếu, Thu Vịnh) hoặc "Đây
mùa thu tới" (Xuân Diệu),… Hôm nay, chúng ta
cùng tìm hiểu nét cảm nhận mới lạ của nhà thơ
Hữu Thỉnh khi đất trời chuyển mùa qua văn bản
"Sang thu"…SGK tr 70.
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn đọc- chú thích
văn bản:
+ Hướng dẫn đọc: giọng nhẹ, chậm, khoan thai,
trầm lắng.
+ Gọi HS đọc- nhận xét.
HỎI: Nêu hiểu biết về tác giả?
- Cho HS xem chân dung nhà thơ
GV: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông
thường viết về đề tài con người và cuộc sống ở
nông thôn về mùa thu.
- Tiêu biểu: “Từ chiến hào đến thành phố” “
Trường ca biển” “ Thư mùa đông”
- Bài Sang thu được tác giả sáng tác vào cuối
năm 1976, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ
1977. Trích trong tập "Từ chiến hào đến thành
- Học sinh đọc.
- Học sinh dựa vào SGK nêu:
I/ Đọc- chú thích
văn bản:
II/ Đọc- hiểu văn
bản:
1) Cảm nhận
không gian làng
quê sang thu:
- Hương ổi
- Gió se.
- Sương
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 1 GV:…
TUẦN : 26
TIẾT: 121
Ngày soạn: 21/02/2009
Ngày dạy: 24/02/2009
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
phố".
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc- hiểu văn bản
HỎI: Văn bản là một bài thơ trữ tình, vì sao có
thể nói như vậy?
HỎI: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ
là gì?
HỎI: Đọc bài thơ em sẽ thấy con người cảm
nhận sang thu từ những không gian cụ thể:
+ làng quê sang thu,
+ đất trời sang thu. Từ đó, em hãy xác định
những khổ thơ tương ứng trong bài?
- HS đọc lại khổ thơ 1.
HỎI: Cho biết con người có cảm giác thu sang
bắt đầu từ những dấu hiệu nào?
HỎI: Hương ổi phả vào trong gió se. Thế nào là
phả vào? Gió se ? em cảm nhận như thế nào về
nội dung lời thơ này?
HỎI: Lời thơ”Sương chùng chình qua ngõ” gợi
1 hình dung như thế nào?
HỎI: Sang thu, trong những biểu hiện của hương
ổi, trong gió se nơi ngõ xóm. Nhưng vì sao nhà
thơ lại viết: Hình như thu đã về?
HỎI: Từ đó, em cảm nhận điều gì từ tâm hồn
nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc sống?
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ cuối.
HỎI: Trong 2 khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên
sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình
ảnh chi tiết nào?
HỎI: Hình ảnh đám mây mùa hạ ”vắt nửa mình
sang thu”nên hiểu như thế nào? Có thật có 1 đám
mây như thế không?
+ Vì bài thơ miêu tả những cảm
nhận, những rung động của lòng
người trước thời điểm sang thu.
+ Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
(Miêu tả để biểu cảm)
- Học sinh tìm, nêu:
+ Khổ thơ 1.
+ Khổ thơ 2; 3.
- Đọc
+ Hương ổi trong gió (Bổng
nhận ra hương ổi)... ,sương
chùng chình qua ngõ.
+ Ngạc nhiên, bất ngờ trước sự
thay đổi của thời tiết tác động
đến cảm giác bản thân.
+ Phả vào: Toả vào, trộn lẫn...
+ Gió se: Gió heo may hơi lạnh.
+ Hương ổi phả vào trong gió se:
Mùi hương ổi toả vào trong gió
se lạnh làm thức dậy cả không
gian.
+ Chùng chình: Từ láy gợi hình,
chỉ trạng thái chậm, nhẹ, quẩn.
+ Sương chùng chình: Làn
sương nhẹ, thoảng qua như
muốn ngừng lại nơi ngõ xóm.
+ Hình như: Còn có chút chưa
thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì
đó là cảm nhận nhẹ nhàng,
thoáng qua (Mùi hương)
+ Nhạy cảm.
+ Yêu thiên nhiên, thời tiết thu
và cuộc sống mới làng quê.
- Học sinh suy luận, phát biểu:
+ Chim vội vã vì sợ lạnh, phải
đi tránh rét ở những miền ấm áp
hơn.
+ Dòng sông nước bắt đầu cạn,
chảy chậm lại không cuồn cuộn,
ào ạt như mùa hè.
+ Đám mây mùa hạ (còn sót lại
trên bầu trời đã bắt đầu xanh
trong)
+ Đó là hình ảnh của làn mây
mỏng, nhẹ, kéo dài- một vẻ đẹp
của bầu trời đã bắt đầu xanh
trong không có 1 đám mây “vắt
- “Bỗng”: Ngạc
nhiên, bất ngờ
trước sự thay đổi
của thời tiết.
-“Hình như”:
Cảm nhận chưa
thật rõ ràng, nhẹ
nhàng thoáng
qua.
2) Cảm nhận
không gian đất
trời sang thu:
+ Sông→ dềnh
dàng.
+ Chim →vội vã
+ Đám mây”
→vắt nửa mình
sang thu.
- “Sấm → bớt bất
ngờ.
+ Ý nghĩa tả thực:
Sang thu cảnh
vật, thời tiết thay
đổi. Hàng cây
không còn bị bất
ngờ, giật mình vì
tiếng sấm bất
ngờ.
+ Ý nghĩa ẩn dụ:
Khi con người
từng trãi thì cũng
vững vàng hơn
trước những tác
động bất thường
của ngoại cảnh,
của cuộc đời.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
trang 71.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 2 GV:…
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo dõi khổ thơ cuối:
HỎI: Con người còn cảm thấy những biểu hiện
khác biệt nào của thời tiết khi chuyển từ hạ
sang thu?
HỎI: Theo em, câu “ sấm cũng bớt...” có phải là
2 câu thơ hay nhất trong bài? Vì sao? Ý nghĩa ẩn
dụ của chi tiêt ẩn dụ đó là gì?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết: Em hiểu
gì về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Sang thu?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 71.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm cả bài thơ
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm ý phân tích.
- Sọan bài: Nói với con- Y Phương theo câu hỏi
SGK.
nửa mình sang thu”.
* Vì không thể có sự phân chia
rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên
bầu trời. Đó là đám mây trong
liên tưởng, tưởng tượng.
+ Còn nắng (vẫn còn bao nhiêu
nắng).
+ Mưa và sấm thưa dần không
còn dữ dội nữa (đã vơi đi cơn
mưa- sấm cũng bớt bất ngờ)
+ Hàng cây nhìn già đi (hàng
cây đứng tuổi)
- Học sinh phân tích thảo luân,
phát biểu:
+ Sang thu, cảnh vật thời tiết
thay đổi. Tất cả còn những dấu
hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần
về mức độ. Hàng cây cũng
không còn bất ngờ giật mình vì
tiếng sấm, vì hàng cây đã đứng
tuổi. Khi con người đã từng trãi
thì cũng vững vàng, bình tĩnh
hơn trước những tác động của
hoàn cảnh, của cuộc đời. Hai câu
thơ không chỉ tả cảnh mà đã chất
chứa suy nghiệm về con người
và cuộc sống.
- Học sinh bộc lộ:
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
trang 71.
Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
BÀI 24
NÓI VỚI CON
Y PHƯƠNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu
quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua bài thơ của
Y Phương
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 3 GV:…
TUẦN : 26
TIẾT: 122
Ngày soạn: 22/02/2009
Ngày dạy: 26/02/2009
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ năng lực thơ ca
3. Thái độ: Bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu, niềm tự hào quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
1. GV:
+ Phương pháp: phân tích tổng hợp, liên hệ thực tế, vấn đáp, giảng bình... Hướng dẫn học sinh
khai thác văn bản theo đặc điểm thơ
+ Bảng phụ, chân dung tác giả Y Phương. Các câu ca, bài hát về tình cảm gia đình tình cảm cha
con…
2. HS: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan, sưu tầm chân dung nhà thơ Y Phương.
III/Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS ND GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ”Sang thu” của Hữu
Thỉnh.
- Em hiểu thế nào về 2 dòng thơ cuối bài: “Sấm
cũng biết bất ngờ, Trên hàng cây đứng tuổi”?
3. Bài mới: Tình yêu thương con cái, mơ ước thế
hệ sau xứng đáng truyền thống của tổ tiên, quê
hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người
Việt Nam từ bao đời. Nhà thơ Y Phương với bài
thơ “Nói với con” đã gởi gấm 1 lời nhắn nhủ rất
chân tình, xúc động, là lời dặn dò trìu mến, tin
cậy của một người cha đối với con .(SGK Tr. 72)
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc, chú thích văn bản
- HD đọc: giọng yêu thương, tự hào.
+ Gọi HS đọc, nhận xét, sửa.
HỎI: Nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
HỎI: Văn bản là 1 bài thơ trữ tình. Theo em, vì
sao có thể xác định như thế?
HỎI: Xác định phương thức biểu dạt của văn
bản?
HỎI: Lời thơ trong bài thơ này có gì lạ so với
các bài thơ em đã học?
HỎI: Vì sao có sự mới lạ đó?
HỎI: Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về Tình
cảm cội nguồn mỗi con người, nói với con về
sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương. Nội
dung đó được thể hiện ý thế nào trên văn bản?
+ Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
+ Câu thơ vừa có ý tả thực về
thiên nhiên lúc sang thu. Thời
tiết thay đổi. Hàng cây không
còn bất ngờ, giật mình vì tiếng
sấm, vừa mang nghĩa ẩn dụ: Khi
con người từng trãi thì cũng
vững vàng hơn trước những tác
động bất thường của ngoại cảnh,
của cuộc đời.
+ HS trình bày theo chú thích
SGK.
+ Xuất hiện nhân vật người cha
mượn lời nói với con để bộc lộ
tình cảm quê hương và tình cảm
ruột thịt của mình.
+ Biểu cảm kết hợp với tự sự và
miêu tả.(Ví dụ: Người đồng yêu
lắm con ơi... con đường cho
những tấm lòng.)
+ Thơ tự do, ít vần, gần với lời
nói hàng ngày, có nhiều hình ảnh
lạ.
+ Do cách nói của người dân
miền núi, tác giả là người dân
tộc vùng Tây Bắc ( người Tày)
- Bài thơ chia 2 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu ... “đẹp nhất trên
đời”: Nói với con về tình cảm
cội nguồn.
+ Đ2: Còn lại: Sức sống mạnh
mẽ, bền bỉ của quê hương.
I/ ĐỌC- CHÚ
THÍCH VĂN
BẢN:
1) Tác giả: Dân
tộc Tày (Cao
Bằng). mạnh mẽ,
trong sáng giàu
hình ảnh.
2) Tác phẩm:
Trích từ”Thơ
Việt Nam 1945-
1985.
II/ ĐỌC- HIỂU
VĂN BẢN:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 4 GV:…
GIÁO ÁN NGỮ VĂN KHỐI 9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HỎI: Em hiểu những hình ảnh trong 4 câu thơ
đầu diễn tả điều gì? Qua đó người cha muốn nói
gì với con?
GV: Lời đầu tiên cha nói với con là điều đó, vì
gia đình chính là cái nôi êm, cái tổ ấm để cho
con có thể sống, lớn khôn và trưởng thành.
HỎI: Tình cảm cội nguồn ở đây không phải chỉ
có tình cảm gia đình, mẹ cha mà cha còn nói với
con tình cảm cội nguồn nào?
HỎI: Qua hình ảnh: Đan lờ cài nan hoa- vách
nhà ken câu hát. Em hiểu thế nào về cuộc sống
người đồng mình?
HỎI: Em hiểu thế nào về lời thơ: Rừng cho
hoa- con đường cho tấm lòng?
GV : Bên cạnh tình cảm gia đình, người cha còn
muốn nhắc rằng con lớn lên trong sự đùm bọc,
che chở người đồng mình-quê hương, dân tộc.
HỎI: Người cha còn nói với con về ngày cưới
của cha mẹ là ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Chi tiết này gợi một cuộc sống như thế nào ở quê
hương?
HỎI: Qua đoạn thơ 1, em thấy tình cảm của
người cha dành cho quê hương và cho con mình
như thế nào?
2. Gọi HS đọc đoạn thơ cuối.
HỎI: Những đặc điểm nào trong cuộc sống của
người đồng mình được cha nhắc với con?
HỎI: Cuộc sống gian khổ của người đồng mình
được gợi nhắc cụ thể qua chi tiết nào? Theo em,
người cha nhắc tới những điều này để làm gì?
HỎI: Bên cạnh cuộc sống gian khổ, người cha
còn nói nhiều về ý chí của người đồng mình. Nó
được thể hiện qua những chi tiết nào?
HỎI: Từ đó người cha muốn nói với con điều gì
về người đồng mình?
HỎI: Cách nói “ Người đồng mình thô sơ da
thịt” gợi em hình dung như thế nào về con người
- Học sinh đọc.
+ Đó là cách tả đứa bé con, lẫm
chẫm tập đi. Bước chân của con
chạm tiếng nói của người cha và
tới tiếng cười người mẹ. Điều đó
muốn nói rằng người con được
nuôi dưỡng và lớn lên trong tình
yêu thương, che chở của mẹ cha.
+ Tình làng xóm, quê hương, dân
tộc.
+ Gợi vẻ đẹp của cuộc sống lao
động và sinh hoạt tinh thần của
truyền thống dân tộc.
+ Hoa: Vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Tấm lòng: Vẻ đẹp tình người
Những vẻ đẹp tự nguyện và có
sẵn nơi đây.
+ Gợi cuộc sống mà trong đó con
người yêu thương nhau trong
sáng và hạnh phúc.
+ Yêu quí, tự hào về quê hương,
gia đình.
- HS đọc đoạn thơ cuối.
+ Cuộc sống gian khổ và ý chí
vượt lên gian khổ (Người đồng
mình... cực nhọc)
+ Sức sống mãnh liệt, bền bỉ
của con người quê hương (Người
đồng mình thô sơ ... nghe con)
+ Sống trên đá ... cực nhọc.
+ Để con không quên và thương
mảnh đất, con người nơi quê
hương gian khó.
- Tìm, nêu
+ “Cao đo nỗi buồn; xa nuôi chí
lớn...” không lo cực nhọc”
+ Người đồng mình can trường
dũng cảm, có ý chí vượt lên gian
khổ, yêu quí gắn bó với quê
hương.
+ Khoẻ mạnh, chân chất, tự chủ
1) Nói với con về
tình cảm cội
nguồn:
Con lớn lên
trong tình yêu
thương của mẹ
cha, trong Sự
đùm bọc che chở
của người đồng
mình- quê hương.
2)Những đức
tính của người
đồng mình và
mơ ước của
người cha về con
mình:
Người đồng mình
can trường dũng
cảm, có ý chí
vượt lên gian
khổ, yêu quí gắn
bó với quê
hương.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường THCS Phú Mỹ 5 GV:…