Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giáo án ngữ văn 9 tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.52 KB, 17 trang )

Ngày soạn 12/9/2016

Tuần 7
Tiết 31

THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và 1 số đặc điểm cơ bản của nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
II. Chuẩn bị:
GV: sgk, sgv, giáo án.
HS: sgk, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn chịnh lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và phân tích 4 câu
thơ đầu.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

HĐ 1: Tìm hiểu thuật ngữ là gì.
- Đọc VD1
? So sánh 2 cách giải thích về nghĩa - So sánh, trả
của từ “muối” và “nước”.
lời

? Cách giải thích nào không thể hiểu - Liên hệ, trả
được nếu thiếu kiến thức về hoá học. lời


? Em đã học các định nghĩa này ở - Đọc tiếp VD
những bộ môn nào.
- Xác định.
- Trả lời
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ → Chủ yếu
yếu được dùng trong loại văn bản được
dùng
nào.
trong các loại
văn bản khoa

Nội dung
I. Thuật ngữ là gì ?
VD: sgk/87
1. So sánh 2 cách giải
thích:
a. Giải thích nghĩa của từ
ngữ thông thường.
b. Giải thích nghĩa của
thuật ngữ → không có kiến
thức chuyên môn sẽ không
hiểu.
2. Xác định nghĩa:
- Thạch nhũ (địa lí)
- Ba-dơ ( Hóa)
- Ẩn dụ (Văn)
- Phân số thập phân (Toán)
→ Chủ yếu được dùng trong
các loại văn bản khoa học,
công nghệ.



học,
nghệ.

công

- Hệ thống hoá kiến thức.
? Thuật ngữ là gì.
- Đọc ghi nhớ
HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của thuật
ngữ.

 Ghi nhớ: sgk/88
II. Đặc điểm của thuật ngữ
VD: sgk/88
1. Các thuật ngữ dẫn trong
mục I.2 chỉ có một nghĩa

? Thử tìm xem những thuật ngữ dẫn - Trả lời
trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa
nào khác không.
- Giúp HS liên hệ với những từ ngữ - Tìm, nêu
không phải thuật ngữ để tìm sự khác
biệt: các từ ngữ không phải thuật
ngữ thường có nhiều nghĩa.
2. Từ “muối”:
- Kết luận (ý 1, ghi nhớ / 88)
- Đọc tiếp VD2
? Ở VD nào, từ muối có sắc thái biểu

cảm.
a. Thuật ngữ → không có
- Diễn giảng bổ sung:
tính biểu cảm.
+ Từ “muối1”: không gợi lên
những ý nghĩa bóng bẫy, muối là
muối chứ không phải là một cài gì
b. Có sắc thái biểu cảm.
khác.
- Đọc ghi nhớ
+ Từ “muối2”: chỉ tình cảm sâu
đậm của con người.
- Lần lượt đọc,
- Hệ thống hoá kiến thức.
xác định yêu  Ghi nhớ: sgk/89
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.
cầu các bài tập. III. Luyện tập:

- Cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.

- Đứng tại chỗ
trả lời, giải
1. Điền thuật ngữ: - lĩnh
thích.
vực nào.
- Giải thích - Lực: vật lý.
theo gợi ý.
- Xâm thực: địa
- ...
2. “điểm tựa” không được

dùng như một thuật ngữ, ở
- Thảo luận bài đây “điểm tựa” chỉ nơi làm
tập 3,4,5.
chỗ dựa chính.
3. Xác định:


- Hướng dẫn cách làm.

a. Thuật ngữ
b. Từ thông thường
Đặt câu:
Lực lượng hỗn hợp của
Liên Hợp Quốc.
4. Cá: động vật có xương
sống, ở dưới nước, bơi bằng
vây, thở bằng mang.
Cá (hiểu thông thường)
không nhất thiết phải thở
bằng mang.
5. Không vi phạm nguyên
tắc 1 thuật ngữ - 1 khái niệm.
Vì 2 thuật ngữ này được dùng
trong 2 lĩnh vực khoa học
riêng biệt.

4. Củng cố:
Nhắc lại khái niệm, đặc điểm của thuật ngữ.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn thành các bài tập.

- Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
VI. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................ ..........

Tiết 32

MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh
vật, con người trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản.
II. Chuẩn bị:


GV: sgv, sgk, giáo án.
HS: sgk, đọc, tìm hiểu, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn chịnh lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
?Thuật ngữ là gì .
? Đặc điểm của thuật ngữ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của
yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

? Đoạn trích kể về trận đánh nào.
Trong trận đánh đó vua Quang Trung

làm gì. Xuất hiện như thế nào.
? Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn
trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể
hiện những đối tượng nào.

Hoạt động của
HS

Nội dung

I. Tìm hiểu yếu tố miêu
tả trong văn tự sự:
- Đọc đoạn văn
1. Đọc đoạn trích:
sgk
2. Tìm hiểu:
- Trả lời
a. Kể về việc vua Quang
Trung chỉ huy tướng sĩ
đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
b. Các chi tiết miêu tả
- Xác định, chỉ → thể hiện sự thất bại của
ra các chi tiết quân Thanh
miêu tả.
- Đọc các sự việc
nêu ra trong câu
c.
→ đầy đủ.

? Nhận xét xem các sự việc chính bạn

nêu đã đầy đủ chưa.
- Cho HS nối các sự việc ấy thành 1 - Thực hiện theo
đoạn văn
yêu cầu của GV.
giải thích.
? Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế → không sinh
thì câu chuyện có sinh động không. Vì động vì chỉ đơn
sao.
giản kể lại các
sự việc, tức là
chỉ mới trả lời
câu hỏi: việc gì?
Chứ chưa trả lời
được câu hỏi
việc đó diễn ra


- Yêu cầu HS so sánh các sự việc
chính mà bạn đã nêu với đoạn trích để
rút ra nhận xét: nhờ những yếu tố nào
mà trận đánh được tái hiện lại 1 cách
sinh động?
? Vậy yếu tố miêu tả có vai trò như thế
nào đối với văn bản tự sự.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.

như thế nào.
- So sánh, rút ra
nhận xét → nhờ
có miêu tả bằng

các chi tiết mới
thấy được sự
việc diễn ra như
thế nào.
c. Nhờ có yếu tố miêu tả
mà sự việc diễn ra rất sinh
động.
 Ghi nhớ: sgk /32
- Đọc ghi nhớ
II. Luyện tập:

- Lần lượt đọc,
xác định yêu cầu
các bài tập.
1. Tìm yếu tố tả người,
- Hướng dẫn cách làm, chia nhóm, mỗi - Thảo luận tả cảnh:
nhóm làm 1 bài.
nhóm (3/)
- Tả người:
“khuôn trăng...xanh”
- Tả cảnh:
“Cỏ non xanh ...bắc
ngang”.
2. Viết đoạn văn:
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS trình bày trước lớp.

- Đọc bài viết đã
chuẩn bị ở nhà.
- Thực hiện theo

yêu cầu.

3. Giới thiệu trước lớp:

4. Củng cố:
Nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn:
Học bài, hoàn chỉnh lại các bài tập.
Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
VI. Rút kinh nghiệm:


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................
Tiết 33, 34
Bài 7
Văn bản:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nguyễn Du
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn
Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, cuả nghệ thuật
tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm truyện
Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật
trong truyện.
II. Chuẩn bị:
GV: gk, sgv, giáo án.
HS: sgk, đọc, tìm hiểu, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn chịnh lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự.
- Kiểm tra tập soạn 2 HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích (sgk/96)

Hoạt động của
HS
- Nghe.

Nội dung


HĐ 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu kết
cấu đoạn trích.
- Hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS - Theo dõi, đọc.
đọc, nhận xét.
- Cùng HS tìm hiểu chú thích.
? Tìm bố cục, nội dung.

- Chia bố cục.
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.

I. Đọc, chú thích:

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a. Bức tranh thiên
nhiên trong cảm nhận của
- Đọc lại 6 câu Thúy Kiều:
đầu.
- Sáu câu đầu:
? Hai chữ “khoá xuân” cho thấy - Dựa vào chú
hoàn cảnh của Kiều ở lầu Ngưng thích sgk trả lời.
+ Bị giam lỏng.
Bích thực chất là như thế nào.
? Đặc điểm của không gian, thời - Lần lượt trả lời.
+ Không gian: bốn bề bát
gian.
ngát, cảnh “non xa”,
- Gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
“trăng gần” → lầu
? Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi lên → gợi lên hình Ngưng Bích chơi vơi giữa
điều gì.
ảnh lầu Ngưng trời nước mênh mang.
Bích chơi vơi giữa
mênh mang trời
nước
? Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, - Trả lời theo cảm
“cát vàng”, “bụi hồng” là cảnh thực nhận.

hay hư.
- Diễn giảng, khái quát: Từ lầu
Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những
dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay
mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một
thân phận trơ trọi, không một bóng
người, không sự giao lưu giữa người
với người. Hình ảnh “non xa”,
“trăng gần”, “cát vàng”, “bụi
hồng” có thể là cảnh thực mà cũng
có thể là hình ảnh mang tính ước lệ
để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của
+ Thời gian: tuần hoàn,
không gian.
khép kín:“ mây sớm ...
đèn khuya”.
? Qua khung cảnh thiên nhiên có thể → tâm trạng cô


thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, đơn.
tâm trạng như thế nào.
? Từ ngữ nào diễn tả hoàn cảnh và → bẽ bàng.
tâm trạng ấy
→ Tâm trạng chủ yếu của Kiều - Nghe
trong 6 câu này dồn tụ vào từ láy bẽ
bàng: chán ngán, buồn tủi, thương
mình bơ vơ vô hạn. Trước cảnh biển
trời, đêm trăng bát ngát, bẽ bàng
càng thấm thía hơn.
→ Tâm trạng cô đơn, trơ

trọi.

- Kết luận, nhấn mạnh: Thời gian
cũng như không gian giam hãm con
người. Sớm và khuya, ngày và đêm,
Kiều thui thủi quê người một thân,
nàng chỉ còn biết làm bạn với mây
sớm đèn khuya. Nàng rơi vào hoàn
cảnh cô đơn tuyệt đối.

- Đọc tiếp 8 câu - Tám câu cuối: tâm trạng
cuối
của Kiều:
- Nhận xét.

? Cảnh là thực hay hư.
- Diễn giảng: diễn tả tâm trạng của
Kiều, ND đã chọn cách biểu hiện
“tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình
này”. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều
tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp
thoáng, cánh hoa trôi man mác đến
nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm đều
thể hiện tâm trạng của Kiều.
? Đó là tâm trạng gì. Phân tích và - Thảo luận nhóm
chứng minh.
(3/).
- Diễn giảng bổ sung:
- Phân tích, chứng
minh qua nghệ

thuật tả cảnh ngụ
tình.
→ cô đơn, thân
phận nổi trôi vô
định, nỗi buồn tha
hương,
lòng
thương nhớ người


yêu, cha mẹ và cả
+ Sự cô đơn, nỗi buồn
sự bàng hoàng lo tha hương “Thuyền ai
→ cánh buốm xa xa, con thuyền cũng sợ
thấp ... xa xa”
xa xa, lúc ẩn lúc hiện vì sóng duềnh.
Đại từ ai làm cho giọng điệu trữ tình
thêm mơ hồ, phiếm chỉ. Cánh buồm
thật đã biến thành cánh buồm biểu - Nghe
tượng gợi đến những chuyến đi xa,
đến quê hương xa vời, đến thân phận
tha hương của Thúy Kiều.
+ Thân phận nổi trôi
“Hoa trôi man mác...”
→ Hình ảnh bông hoa trôi dạt trên - Nghe
dòng thủy triều vừa rút ra biển khơi.
Hoa gì? Không rõ, nhưng cái man
mác trôi thì lại được khắc họa. Câu
hỏi về đâu? Mông lung không thể trả
lời. Bây giờ Kiều chỉ nghĩ đến tấm

thân bèo bọt như cánh hoa tàn trôi
trên sóng dữ, mong manh, nhỏ bé,
đáng thương. Đó chính là hoàn cảnh
tội nghiệp của nàng. Nàng không thể
tự chủ, mặc cho sóng biển đẩy đưa,
dập vùi. Tâm trạng cô đơn, bơ vơ lại
được đẩy thêm một nấc.
+ Buồn tẻ “... nội cỏ rầu
rầu”
→ cánh đồng cỏ rầu rầu, xanh xanh,
nhạt nhạt, nhòa nhòa hòa với màu
trời, màu mây tạo thành một sắc - Nghe
xanh buồn tẻ ngắt. Tuổi thanh xuân
tươi đẹp của Kiều, tài năng sắc sảo
đủ mùi của nàng đã, đang và sẽ càng
nhạt buồn, vô vị như cánh đồng, bầu
trời, mặt đất xanh kia ...
+ Bàng hoàng lo sợ “ầm
ầm tiếng sóng...”
→ sóng gió đang êm ả bổng đùng
đùng nổi giận kêu vang, ầm ầm cuốn
bốc vào đến tận ghế ngồi của nàng
Kiều. Thiên nhiên trở tính, trở nên
thất thường, hung hăng đe dọa con


người nhỏ bé, đơn côi, tội nghiệp, ...
cụ thể hơn, nó còn dự báo một tương
lai khủng khiếp đầy tai ương bất trắc
đang chờ đợi nàng Kiều.


→ báo trước số phận bị xô
đẩy, vùi dập.

- Kết luận và nhấn mạnh: Đúng là
cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua
tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần,
màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh
từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man
mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng
sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh
tượng hãi hùng, như báo trước giông
bão của số phân sẽ nổi lên, xô đẩy,
vùi dập cuộc đời Kiều. Và quả thực,
ngay sau lúc này, Kiều đã mắc lừa Sở
Khanh để rồi phải lâm vào cảnh
“thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Tám câu cuối phản chiếu tâm trạng
Kiều trở về với thực tại phũ phàng,
nỗi buồn của Kiều không thể vơi,
cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân
phận con người trong cuộc đời vô
định.

? Tám câu này có tả cảnh không.
→ Đến 8 câu này thì không còn
cảnh, hay nói cách khác, cảnh đã mờ
đi để cho nỗi nhớ cồn lên, xôn xao,
nôn nao trong lòng Thúy Kiều. Nàng

dường như không còn sống chung với
chung quanh nữa mà chìm dần vào
những không gian khác, những thời
gian khác.

b. Tâm trạng của
Kiều khi ở lầu Ngưng
Bích:
- Đọc từ câu 9 đến
câu 14.
→ không tả cảnh
mà là tả tâm
trạng.


? Tâm trạng của Thúy Kiều bây giờ là
tâm trạng gì.
? Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã
nhớ tới ai. Nàng nhớ ai trước, nhớ ai
sau. Nhớ như thế có hợp lý không. Vì
sao.

→ tâm trạng nhớ
thương.
→ nhớ Kim Trọng
trước, nhớ cha mẹ
sau là hợp lí vì:
+ Với Kim
Trọng, Kiều luôn
cảm thấy mình có

lỗi, có tội, mắc nợ
chàng. Kiều đã
phụ lời thề.
+ Nghĩ đến cha
mẹ sau là vì dù
sau hai ông bà
cũng đã tạm yên
một bề, giờ đây
chỉ còn là nỗi lo
và tình thương
của đứa con gái
đầu lòng hiếu
thảo nhớ thương
cha mẹ vì không
còn có điều kiện
để chăm sóc, an
ủi cha già mẹ yếu.
- Thảo luận nhóm
(3/)
+ N1,2: nhớ Kim
Trọng
+ N3,4: nhớ cha
mẹ

- Chia nhóm, nêu yêu cầu:
? Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách
nhớ khác nhau với những lí do
khác nhau. Hãy phân tích nghệ thật
dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả
để làm sáng tỏ điều đó.

- Nhận xét, bổ sung: cùng tả nỗi nhớ,
cùng gợi lại những kỉ niệm quá khứ, - Nghe
nhưng với mỗi đối tượng, tác giả lại
tả không giống nhau. Điều đó tạo
nên sự hấp dẫn riêng:
Kim Trọng
Cha mẹ
+ Dùng từ tưởng – + Dùng từ xót
nghĩa

liên – nghĩa là
tưởng,
tưởng thương nhớ,

- Đau đớn, xót xa nhớ về
Kim Trọng:
“Tưởng người ... chén
đồng”.
- Day dứt, nhớ thương gia
đình:
“ Xót người ... giờ”


tượng, hình dung. xót xa.
+ Gợi hình ảnh + Dùng các
dưới nguyệt chén điển tích quạt
đồng, đêm trăng nồng ấp lạnh,
thề nguyền thiêng sân Lai, gốc
liêng
tử

→ rõ ràng là rất phù hợp vì nhớ
người yêu thì nhớ tới kỉ niệm tình
yêu, nỗi đau, tiếc vì tình yêu tan vỡ;
nhớ cha mẹ là nhớ thương, là suy
nghĩ về bổn phận, trách nhiệm làm
con trước phải đền ơn sinh thành.
Những câu hỏi: Bao giờ cho
phai? Những ai đó giờ? ... hoàn
toàn chỉ là câu hỏi tu từ, hỏi lòng
mình mà thôi.
? Nhận xét về tấm lòng Kiều qua nỗi → Trong cảnh
nhớ thương của nàng.
ngộ ở lầu Ngưng
Bích, Kiều là
người
đáng
thương
nhất,
nhưng nàng đã
quên cảnh ngộ
bản thân để nghĩ
về Kim Trọng,
nghĩ về cha mẹ.
Kiều là người tình
thủy chung, người
con hiếu thảo,
người có tấm lòng
vị tha, đáng trọng. → nỗi nhớ thương của
Kiều đi liền với tình
thương – một biểu hiện

của đức hi sinh, lòng vị
tha, chung thủy.
2. Nghệ thuật:
? Đặc sắc về nghệ thuật
- Khái quát lại, - Miêu tả nội tâm nhân
trình bày.
vật: diễn biến tâm trạng
- Giúp HS hiểu thế nào là ngôn ngữ
được thể hiện qua ngôn
độc thoại và tả cảnh ngụ tình:
ngữ độc thoại và tả cảnh


+ Ngôn ngữ độc thoại: là lời nói
thầm bên trong, nhân vật tự nói với - Nghe
chính mình.
+ Tả cảnh ngụ tình: là mượn cảnh
vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng.
Cảnh không đơn thuần là bức tranh
thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm
trạng. Cảnh ở đây là phương tiện
miêu tả còn tâm trạng là mục đích
miêu tả. (6 câu đầu là nửa tình, nửa
cảnh; 8 câu cuối vừa tả cảnh vừa tả
tình, đúng nhất là tả cảnh ngụ tình.
Nét đặc sắc của đoạn thơ là cảnh vật
thiên nhiên được nhìn, được tả qua
con mắt, qua tâm trạng của nhân vật
trữ tình: một tâm trạng rất cô đơn,
buốn nhớ, rất đỗi bơ vơ,...)


ngụ tình đặc sắc.

- Lựa chọn từ ngữ, sử
dụng các biện pháp tu từ
đặc sắc.
- Dùng điệp ngữ (buồn
? Nhận xét về cách dùng điệp ngữ. → điệp cấu trúc trông)
Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn câu, tô đậm, nhấn
tả tâm trạng như thế nào.
mạnh nỗi buồn cứ
càng lúc càng
dâng .
- Khái quát lại
- Đọc ghi nhớ
 Ghi nhớ: sgk/101
4. Củng cố:
? Nhận xét về cuộc sống bọn quan lại trong phủ chúa và tình hình đất
nước lúc bấy giờ.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, đọc lại văn bản, thao khảo thêm ở sgk lớp 7.
- Soạn bài “Trau dồi vốn từ”.
VI. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................
............


...........................................................................................................................
............
Tiết 35


TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau
dồi vốn từ trức hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và
cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng
vốn từ.
II. Chuẩn bị:
GV: sgv, sgk, giáo án.
HS: sgk, tìm hiểu, soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn chịnh lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng một đoạn trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và phân
tích.
- Kiểm tra vở bài tập 2 HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
HĐ 1:

? Qua ý kiến, em hiểu tác giả
muốn nói điều gì.
? Tiếng Việt có khả năng đáp ứng
các nhu cầu giao tiếp của chúng ta
không. Tại sao.
? Muốn phát huy tốt khả năng của
TV, chúng ta phải làm gì.

Hoạt động của HS


Nội dung
I. Rèn luyện để nắm vững
nghĩa của từ và cách dùng
từ:
- Đọc ví dụ
VD: sgk/99-100
1. Ý kiến của cố Thủ
→ tiếng việt rất tướng Phạm Văn Đồng
giàu, đẹp và luôn
luôn phát triển.
Tiếng việt rất giàu, đẹp và
→ Tiếng Việt là một luôn luôn phát triển.
ngôn ngữ có khả
năng rất lớn để đáp
ứng nhu cầu diễn
đạt của người Việt.
→ mỗi cá nhân → Phải không ngừng trau
phải không ngừng dồi vốn từ.
trau dồi ngôn ngữ


của mình mà trước
hết là trau dồi vốn
- Nhấn mạnh lại: Muốn phát huy từ.
tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi
chúng ta phải không ngừng trau - Nghe
dồi vốn từ của mình, biết vận
dụng một cách nhuần nhuyễn
tiềng Việt trong nói, viết, vì đó là
cách giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó
thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý
thức giữ gìn bản sắc văn hóa của
dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói
mỗi người.
- Trực quan VD2.
2. Lỗi diễn đạt:
- Đọc tiếp VD2
a. Thắng cảnh đẹp (thừa từ
- Xác định lỗi
đẹp).
b. Dự đoán (dùng sai từ).
c. Đẩy mạnh (dùng sai từ).
? Giải thích vì sao có những lỗi
→ Do không biết chính xác
này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì → vì người viết nghĩa và cách dùng từ mà
người viết “không biết dùng tiếng không biết chính mình sử dụng.
ta”.
xác nghĩa và cách
dùng của từ mà
- Khẳng định lại: rõ ràng không mình sử dụng
phải “tiếng ta nghèo” mà do - Nghe
người viết đã “không biết dùng
tiếng ta”.
? Như vậy, để “biết dùng tiếng ta”
→ Phải nắm đầy đủ, chính
cần phải làm gì.
- Trả lời
xác nghĩa của từ và cách
dùng từ.

- Hệ thống hoá kiến thức.
 Ghi nhớ: sgk /100
HĐ 2:
- Đọc ghi nhớ
II. Rèn luyện để làm tăng
vốn từ:
VD: sgk/100, 101
- Đọc ý kiến của Tô
? Em hiểu ý kiến trên như thế Hoài.
Ý kiến của nhà văn Tô
nào.
- Phát biểu theo Hoài nói đến việc học lời ăn
hiểu biết
tiếng nói của dân để trau dồi
vốn từ.


- Yêu cầu HS so sánh hình thức
trau dồi vốn từ được nêu ở phần I - So sánh theo yêu
và hình thức trau dồi vốn từ của cầu:
Nguyễn Du qua đoạn văn phân
tích của Tô Hoài.
+ Phần I: đề cập
đến việc trau dồi
vốn từ thông qua
quá trình rèn luyện
để biết đầy đủ và
chính xác nghĩa và
cách dùng của từ
(đã biết nhưng có

thể biết chưa rõ).
+ Việc trau dồi
vốn từ mà Tô Hoài
đề cập đến được
thực hiện theo hình
thức học hỏi để biết
thêm những từ mà
- Khái quát, hệ thống lại kiến thức mình chưa biết.
 Ghi nhớ: sgk/101
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Đọc ghi nhớ
III. Luyện tập:

- Hướng dẫn cách làm.

- Lần lượt đọc, xác
định yêu cầu các bài
tập
1. Chọn cách giải thích
- Trả lời nhanh
đúng:
- Hậu quả là: (b)
- Đoạt là: (a)
- Tính từ là: (b)
2. Xác định nghĩa của yếu
- Thảo luận nhóm tố Hán Việt:
(3/)
a. Tuyệt:
- Dứt, không còn gì
+ tuyệt chủng...

+ Tuyệt giao...
- Cực kì, nhất
+ Tuyệt tác:...
+ Tuyệt trần:...
b. Đồng:


............
3. Sửa lỗi dùng từ:
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định từ dùng a. Im lặng – yên tĩnh, vắng
sai, giải thích, sửa lặng.
lại
b. Thành lập – thiết lập.
c. Cảm xúc – xúc động, cảm
- Hướng dẫn cách làm bài 4,5 và
phục.
cho HS về nhà làm.
- Theo dõi, về nhà
6. Chọn từ ngữ thích hợp:
làm
a. Điểm yếu.
b. Mục đích cuối cùng.
c. Đề bạt.
d. Láu táu.
e. Hoảng loạn.
4. Củng cố:
? Để trau dồi vốn từ, nhiệm vụ của mỗi người phải làm gì.
5. Hướng dẫn:
- Học bài, hoàn chỉnh lại các bài tập.

Trình ký: 24/09/2016
- Xem lại lý thuyết về “Miêu tả.....tự sự”, làm
bài viết số 2.
VI. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................
....................................................................................

Huỳnh Thị Thanh Tâm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×