Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng thiên địch trên cây ngô lai và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ rùa đỏ nhật bản propylea japonica (thunberg) tại phúc thọ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

NGUYỄN THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG THIÊN
ĐỊCH TRÊN CÂY NGÔ LAI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI BỌ RÙA ĐỎ NHẬT BẢN
Propylea japonica (Thunberg) TẠI PHÚC THỌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN QUANG CƢỜNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang Cƣờng, đã tận tình hƣớng dẫn và đƣa
ra những ý kiến quý báu trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Đồng thời qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Trƣơng Xuân Lam –Trƣởng phòng Côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật) cùng Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy, cô giáo
Khoa Sinh – KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô


những ngƣời đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thắm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Quang Cƣờng.
Các số liệu, những nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận này
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thắm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3
4. Nội dung tiến hành ......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4

1.1. Các kết quả nghiên cứu ở ngoài nƣớc ........................................................ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài côn trùng thiên địch
trên ngô lai trên thế giới ............................................................................. 4
1.1.2. Những nghiên cứu về bọ rùa bắt mồi trên thế giới........................... 7
1.1.3. Những nghiên cứu về nhân nuôi bọ rùa bắt mồi trên thế giới ....... 15
1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nƣớc ....................................................... 19
1.2.1. Tình hình nghiên cứu các loài côn trùng thiên địch trên ngô lai
ở Việt Nam ................................................................................................ 19
1.2.2. Các nghiên cứu về bọ rùa bắt mồi ở Việt Nam............................... 21
1.2.3. Những nghiên cứu về nhân nuôi bọ rùa bắt mồi ở Việt Nam ......... 31
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 33
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 33
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 33
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 33
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 33
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 33
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu côn trùng thiên địch ngoài tự
nhiên .......................................................................................................... 33


2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học của bọ rùa đỏ
nhật bản Propylea japonica ...................................................................... 35
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 40
2.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu ......................................................................... 40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 42
3.1. Thành phần loài côn trùng thiên địch trên cây ngô lai tại Phúc Thọ,
Hà Nội ............................................................................................................... 42

3.2. Một số đặc điểm sinh học của loài bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica (Thunberg)......................................................................................... 45
3.2.1. Đặc điểm hình thái các pha của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica ..................................................................................................... 45
3.2.2. Kích thước các pha phát dục của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica ..................................................................................................... 48
3.2.3. Thời gian phát dục ở các pha của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica ..................................................................................................... 51
3.2.4. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành bọ rùa đỏ nhật bản
Propylea japonica ..................................................................................... 52
3.2.5. Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica ............ 54
3.2.6. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica..................................................................................................... 56
3.3. Kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica và thử
nghiệm đánh giá khả năng sử dụng chúng trong phòng thí nghiệm ............... 57
3.3.1. Kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa đỏ nhật bản P. japonica trong
phòng thí nghiệm....................................................................................... 57
3.3.2. Thử nghiệm đánh giá khả năng sử dụng bọ rùa đỏ nhật bản
Propylea japonica phòng trừ rệp hại trong phòng thí nghiệm ................ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC ẢNH


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ÂT

: Ấu trùng


BRĐNB

: Bọ rùa đỏ nhật bản

BVTV

: Bảo vệ thực vật

cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

ctv

: Cộng tác viên

ĐC

: Đối chứng

et al

: Và những ngƣời khác

IPM


: Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng

NXB

: Nhà xuất bản

PTN

: Phòng thí nghiệm

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TT

: Trƣởng thành

F

: Thế hệ bọ rùa nuôi trong phòng thí nghiệm
: Đƣờng kính

FAO

: Tổ chức nông lƣơng thế giới



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần loài côn trùng thiên địch trên cây ngô lai tại Phúc
Thọ, Hà Nội .................................................................................. 42
Bảng 3.2: Kích thƣớc các tuổi của ấu trùng bọ rùa đỏ nhật bản Propylea
japonica......................................................................................... 49
Bảng 3.3: Kích thƣớc trứng và nhộng bọ rùa đỏ nhật bản P. japonica .......... 50
Bảng 3.4. Kích thƣớc trƣởng thành bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica ... 50
Bảng 3.5. Thời gian phát dục của các giai đoạn phát triển loài bọ rùa đỏ
nhật bản Propylea japonica (Nhiệt độ 280C. ẩm độ 70±5%) ....... 52
Bảng 3.6. Khả năng đẻ trứng của bọ rùa đỏ nhật bản P. japonica trong
điều kiện phòng thí nghiệm (Nhiệt độ 280C, ẩm độ 70±5%) ....... 53
Bảng 3.7: Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica do
trƣởng thành ở thế hệ P và thế hệ F1 đẻ ra trong 3 ngày và 7
ngày đầu ........................................................................................ 55
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng, nhộng và tỷ lệ nhộng vũ hóa
trƣởng thành bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica .................... 57
Bảng 3.9. Khả năng ăn mồi của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica......... 61
Bảng 3.10. Khả năng ăn mồi của trƣởng thành bọ rùa đỏ nhật bản P.
japonica trong 3 ngày đầu sau khi vũ hóa (Nhiệt độ 280C, ẩm
độ 70±5%) ..................................................................................... 62


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Nhân nuôi rệp đậu màu đen Aphis craccivora (Koch) trên cây
đậu đen ............................................................................................ 35
Hình 3.1. Chu trình sống của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica............. 46
Hình 3.2. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica
trong 15 ngày đầu tiên..................................................................... 54

Hình 3.3. Sơ đồ kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa bắt mồi trong phòng thí
nghiệm............................................................................................. 58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới cây ngô Zeamays L. (Họ hòa thảo Poaceae) là một trong
những cây ngũ cốc quan trọng: Diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mì và
lúa nƣớc, sản lƣợng đứng thứ 2 và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
Ở Việt Nam cây ngô là cây lƣơng thực quan trọng thứ 2 sau lúa nƣớc
(Nguyễn Hữu Tình, 1997) và là cây màu đƣợc trồng ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Ngô là thức ăn
chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay, gần đây ngô đƣợc dùng làm thực phẩm,
ngƣời ta dùng ngô bao tử làm rau vì hàm lƣợng dinh dƣỡng cao. Ngô còn là
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và cũng là nhiên liệu trong dƣợc
và thuốc chữa bệnh cho con ngƣời.
Những năm gần đây với những tiến bộ to lớn trong lai tạo các giống
ngô lai năng suất cao, phẩm chất tốt, sản xuất ngô ở nƣớc ta có những bƣớc
đáng kể trong diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2013 diện tích toàn
quốc đạt 1157,7 nghìn ha (chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới; 1,94%
diện tích ngô châu Á, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 24/166 trên thế giới), năm
2015 diện tích là 1250 nghìn ha, đến năm 2016 diện tích ngô toàn quốc đã
tăng lên 1300 nghìn ha. Việc mở rộng diện tích và áp dụng rộng rãi các giống
ngô lai đã làm thay đổi kĩ thuật canh tác cây ngô. Điều này đã dấn đến sự thay
đổi về định tính, định lƣợng, của tập hợp sâu hại ngô. Trong vài năm trở lại
đây, sản xuất ngô lai hàng năm bị tổn thất nhiều tỷ đồng, một trong những
nguyên nhân của việc này là do sự phát triển mạnh một số loài sâu hại nhƣ
sâu đục thân ngô, sâu xám, rệp muội ngô, sâu đục bắp…
Rệp muội là một trong những loài sâu hại quan trọng trên cách đồng
ngô. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi làm cho cây ngô mất

chất dinh dƣỡng trở nên gầy yếu, bắp bé, chất lƣợng hạt xấu kém. Theo các

1


tính toán của Tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO), sự gia tăng năng suất cây
trồng nông nghiệp trên toàn thế giới chậm hơn khoảng 1,5 lần so với sự gia
tăng tổn thất do dịch hại gây ra (dẫn theo, Phạm Văn Lầm, 1995) [20].
Việc phòng trừ sâu hại trên cây ngô bằng thuốc hóa học có hiệu quả tức
thời, làm giảm mật độ và sự gây hại của sâu hại trên đồng ruộng. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Do đó, xu
hƣớng chính trong công tác bảo vệ thực vật (BVTV) là sử dụng biện pháp
quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM) biện pháp sinh học là then chốt,
trong đó có những hƣớng đƣợc ƣu tiên, quan tâm và ứng dụng rộng rãi nhằm
bảo vệ, duy trì các loài thiên địch. Bọ rùa là một trong những loài kẻ thù tự
nhiên của rệp hại ngô đã đƣợc biết đến từ lâu không chỉ ở Việt Nam mà cả
trên thế giới.
Bọ rùa là một loài côn trùng thiên địch quan trọng trên đồng ruộng, hầu
hết là các loài đa thực có phổ thức ăn rộng, có thể ăn rệp, sâu non của một số
côn trùng bộ cánh vảy, trứng bọ rùa khác. Cho đến nay Việt Nam có một số
nghiên cứu về bọ rùa. Một trong số đó phải kể đến các công trình nghiên cứu
của Hoàng Đức Nhuận. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác của tác giả
Mai Phú Qúy, Nguyễn Viết Tùng, Trần Đình Chiến… Hiện chƣa có nghiên
cứu nào về côn trùng thiên địch trên cây ngô lai tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thành phần côn trùng thiên địch trên cây ngô lai và một số đặc điểm sinh
học, sinh thái của loài bọ rùa đỏ nhật bản (Propylea japonica) tại Phúc
Thọ, Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu

Xác định đƣợc thành phần côn trùng thiên địch trên cây ngô lai để góp
phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp ứng dụng và bảo
tồn nguồn thiên địch này ngoài tự nhiên.

2


Xác định một số đặc điểm hình thái và sinh học của loài bọ rùa đỏ nhật
bản P. japonica nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc nhân nuôi và phát triển
chúng để sử dụng trong phòng trừ rệp hại trên cây ngô lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả thu đƣợc từ những nghiên cứu này sẽ bổ sung các dẫn liệu
khoa học về thành phần côn trùng thiên địch trên cây ngô tại Phúc Thọ, Hà
Nội; Đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng sử dụng bọ rùa đỏ nhật bản
(Propylea japonica) trong hệ sinh thái.
* Ý nghĩa thực tiễn
Các dẫn liệu đƣợc trình bày trong khóa luận góp phần định hƣớng lựa
chọn loài bọ rùa bắt mồi có hiệu quả và vật mồi thích hợp của chúng trong
nhân nuôi với số lƣợng lớn trong phòng thí nghiệm.
Thông qua điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây ngô và
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ rùa đỏ nhật
bản (Propylea japonica) tiến hành đề xuất biện pháp kiểm soát và phòng
chống sâu hại ngô một cách hiệu quả theo hƣớng tổng hợp nhằm đem, lại
hiệu quả kinh tế cao.
4. Nội dung tiến hành
Điều tra thành phần côn trùng thiên địch trên cây ngô lai tại huyện
Phúc Thọ, Hà Nội.
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh học
của bọ rùa đỏ nhật bản.

Nghiên cứu kĩ thuật nhân nuôi bọ rùa đỏ nhật bản và thử nghiệm sử
dụng bọ rùa đỏ nhật bản phòng trừ rệp hại trong điều kiện phòng thí nghiệm.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các kết quả nghiên cứu ở ngoài nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài côn trùng thiên địch trên ngô
lai trên thế giới
Thành phần côn trùng thiên địch của sâu hại ngô rất phong phú bao
gồm các loài côn trùng bắt mồi và các loài kí sinh. Việc xác định thành phần
côn trùng thiên địch, biến động số lƣợng, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở
khoa học trong việc sử dụng chúng để phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh
thái khác nhau, số lƣợng các loài thiên địch đã phát hiện đƣợc cũng khác
nhau. Trong số các loài thiên đich của sâu hại, cùng với các loài côn trùng ký
sinh thì các loài côn trùng bắt mồi có vai trò quan trọng, trong đó phải kể đến
các loài thuộc nhóm bọ rùa ăn rệp. Từ năm 1888 sự thành công của việc sử
dụng bọ rùa R.cardinalis trừ rệp sáp I.purchasi đã đánh dấu mốc quan trọng
trong phòng chống dịch hại nhờ sử dụng thiên dịch. Theo Lane (2000) [55] đã
ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên ngô gồm Chrysoperla carnea, C.
rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt
mồi Hippodamia convergens, Harmonia axyridis. Các loài côn trùng bắt mồi
này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp hại. Để
phòng trừ rệp Aphis gossypii, rệp Macrosiphum euphorbiaend và rệp
Aulacorthum solani thì biện pháp phòng trừ sinh học đƣợc ƣu tiên và sử dụng
với việc thả một số loài côn trùng bắt mồi nhƣ ruồi ăn rệp Aphidoletes
aphidimyza và bọ rùa Hippodamia convergens, Hamonia axyridis. Để phòng
chống bọ trĩ hại ngô thì có thể sử dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae

(Jamie Intosh, 2008) [56]. Theo De Bach (1968) [42] ghi nhận trong 118
trƣờng hợp thành công trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã có

4


tới 21 trƣờng hợp hoàn toàn chỉ sử dụng bọ rùa. Cho đến nay thì đã có 29
trƣờng hợp sử dụng bọ rùa thành công trong đấu tranh sinh học, các nhà sinh
học Liên Xô đã sử dụng thành công loài bọ rùa Ấn Độ (Serangium
parcesetosum) trong phòng trừ rệp cánh trắng hại cam (Dialeurodes citri) ở
miền nam Liên Xô (dẫn theo Hoàng Đức Nhuận, 1982) [31].
Tại Trung Á đã sử dụng thành công bọ rùa 11 chấm (Semiadalia 11 –
notata) và bọ rùa 8 chấm (Brumus octosignatus) trừ rệp hại bông ở Châu Âu;
bọ rùa 7 chấm (Coccinella septempunctata), bọ rùa 2 chấm (Adalia
bipunctata), bọ rùa 14 chấm (Harmonia 14- punctata) trong công tác phòng
trừ rệp củ cải đƣờng (dẫn theo Hoàng Đức Nhuận, 1982) [32].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu trong các năm 1987-1990 cho thấy ong
mắt đỏ Trichogramma evanescens là một loài kí sinh trùng quan trọng trên
trứng sâu đục thân ngô Châu Âu. Loài ký sinh này tiêu diệt với tỷ lệ 48,9 75,2 % trứng sâu đục thân ngô và gia tăng về số lƣợng theo sự tăng của mật
độ ở trứng sâu đục thân ngô (Ozdemir and Uzunali, 1982) [62] Tại Đài Loan,
sâu đục thân ngô Châu Âu bị một số loài ong cự ruồi họ Tachinidae tấn công
sâu non, ong mắt đỏ ký sinh trứng. Tại Malaysia, sâu đục thân, sâu đục thân
ngô châu Á bị ong vàng Xanthopimpla stemmator ký sinh sâu non, ong
Brachymeria lasus ký sinh nhộng với tỷ lệ 15%. Tại Triều Tiên ghi nhận
đƣợc 2 loài ký sinh sâu đục thân ngô. Trong đó, ong mắt đỏ Trichogramma
evanescenscó thể tiêu diệt đƣợc 62,8% số trứng. Philippine đã phát hiện đƣợc
3 loài bắt mồi và 1 loài ký sinh trứng (Husein et al., 1983; Lee et al., 1980;
Tseng, 1982) [52] [58] [64].
Để phòng trừ sâu hại trên cây ngô trong thời gian từ 7/1993 đến tháng
6/1995 tiến hành điều tra ở nhiều trang trại trồng ngô ở Đông Bắc Ấn Độ đã

kết luận: Trong số các loài bắt mồi thì nhóm Phytoseiid đƣợc xem nhƣ một
tác nhân sinh học điều hòa sâu hại ngô có hiệu quả nhất và ƣu thế nhất (Hill
and Waller, 1988; Srivastava & Butani, 1987) [49], [63].

5


Susan (1999) đã xác định loài ruồi bắt mồi trên sâu đục thân ngô
Ostrinia nubilalis và Lydella thompsoni. Trong số đó có 6 loài đã tồn tại đƣợc
ở Mỹ. Tuy nhiên chỉ có 3 loài Eriborus terebran, Macrocentrus gradii,
Lydella thompsoni là có khả năng phân bố rộng và có hiệu quả trong phòng
trừ sinh học. Loài Lydella thompsoni đã trở thành loài bắt mồi quan trọng nhất
trừ sâu đục thân ngô ở nhiều vùng nƣớc Mỹ tỷ lệ sâu đục thân ngô bắt mồi lên
đến 75%.
De Bach (1964) [42] đã nhận xét thành phần thiên địch của sâu đục
thân ngô bao gồm các loài ký sinh và các loài bắt mồi. Nhóm bắt mồi phổ
biến là Orius insidious (Say) (Hemiptera: Anthocoridae), Chysoperl spp.
(Neuroptera: Chrysopidae), các loài bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae).
Các loài côn trùng bắt mồi trên cây ngô đã tiêu diệt đƣợc khoảng 1020% trứng và sâu non của sâu đục thân ngô. Đã tìm thấy 24 loài bắt mồi trên
sâu đục thân ngô. Có 6 loài đã đƣợc nghiên cứu thành công. Trong 6 loài này
có loài ruồi bắt mồi sâu đục thân ngô Lydella thompsoni Herting (Diptera:
Tachinidae) là quan trọng hơn. Nó tiêu diệt trên 30% sâu đục thân ngô ở
nhiều vùng. Nhƣng sự bắt mồi của loài này không ổn định chúng có thể biến
mất ở nhiều vùng. Một số loài bắt mồi khác là Eriborus terebrans
Gravenhorst, Simpiesis viridula và Macrocentris grandii Goidanich (Vidya et
al., 1983) [65].
Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên ngô đã
đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 41 loài côn trùng bắt mồi sâu hại ngô
đã đƣợc ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả
phòng trừ cao nhƣ: Bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chysoperla sp.

Lane Gree (2000) [53] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên ngô gồm
Chrysoperla carnea, C. rufilabris, Chrysopa sp., ruồi ăn rệp Aphidoletes
aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Các loài thiên địch
này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp hại.

6


Gillian Ferguson (2005) [48] đã mô tả và nghiên cứu một số loài nhƣ
ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia convergens,
Harmonia axyridis để phòng trừ rệp ngô. Trong công trình phòng chống bọ trĩ
hại cây ngô thì có thể sử dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae (Jamie
2008) [56].
1.1.2. Những nghiên cứu về bọ rùa bắt mồi trên thế giới
1.1.2.1. Các nghiên cứu về phân loại và khu hệ bọ rùa
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa
Coccinellidae ở các vùng địa lý khác nhau. Nhiều loài mới, giống mới, và
ngay cả tộc mới đã đƣợc phát hiện và mô tả bởi nhiều tác giả Bielawski
(1956, 1957) [43];[44]; Fursh (1965) [47]; Chapin (1962,1973) [45];[46] và
nhiều tác giả khác.
Ở bắc Mỹ bọ rùa Coccinellidae đã đƣợc Latreille nghiên cứu vào năm
1807 chúng đƣợc gọi bằng tên tiếng anh nhƣ Ladybirdbeetles, Ladybeetles,
Ladybugs… Họ bọ rùa thuộc tổng họ Cucujoidea của bộ cánh cứng
Coleoptera. Tại bắc Mỹ, họ bọ rùa có 4 phân họ, 18 giống, ngƣời ta đã xác
định đƣợc hơn 450 loài. Phần lớn các loài bọ rùa này đƣợc phát hiện trên các
cây trồng ở ruộng và vƣờn. Thức ăn của chúng là rệp, bọ phấn và một số loài
ăn ve bét.
Năm 1758, Linnaeu đã mô tả 35 loài bọ rùa đƣợc phát hiện đầu tiên và
xếp chúng vào giống Coccinella. Từ đó, số loài bọ rùa đƣợc phát hiện ngày
càng nhiều, hiện nay có khoảng 4500-5000 loài đã đƣợc phát hiện. Tiếp theo

là sự nghiên cứu về phân loại, sự phát triển, sức sinh sản, sự tử vong, nghiên
cứu về sinh thái học, vận dụng bọ rùa vào đấu tranh sinh học bảo vệ cây…
(Hodek, 1973, [53]).
Ở Nam Phi xác định họ bọ rùa Coccinellidae có 8 phân họ.

7


Châu Âu nghiên cứu họ bọ rùa Coccinellidae (Coleoptera, Insecta) đã
đƣợc tiến hành từ rất lâu. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của các nhà sinh học trong
việc nghiên cứu phân loại khu hệ (Korschefsky, 1933 [57]). Là một họ phổ
biến khắp thế giới, số lƣợng loài càng nhiều. Năm 1949 Grasse đã xác định
đƣợc 2500 loài bọ rùa.
Năm 1955, Crowson xác định đƣợc 3500 loài và đến nay trên thế giới
đã xác định đƣợc 4500-5000 loài bọ rùa (Hodek 1973 [53]; Kuznetsov 2000).
Châu Á phần lớn các quốc gia có nên nông nghiệp phát triển mạnh vì
vậy các nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp đặc biệt côn trùng có ích đƣợc
quan tâm nhiều. Bọ rùa là một trong số các nhóm côn trùng có ích đƣợc nhiều
nhà khoa học quan tâm có nhiều ứng dụng trong sử dụng phòng trừ sâu hại.
Các quốc gia có nhiều nghiên cứu và ứng dụng bọ rùa Châu Á gồm Ấn
Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Philipin, Malaysia, Nhật Bản công trình nghiên
cứu về bọ rùa Đông Dƣơng là Gorham (1891) (dẫn theo Hoàng Đức Nhuận,
1982 [32]).
Khu hệ bọ rùa Trung Quốc tƣơng đối gần gũi với khu hệ bọ rùa Việt
Nam. Về phân loại bọ rùa có nhiều nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu.
Một trong số đó có thể kể đến đến Pang Xiong Fei (1975), (1982); Pang Hong
(1993) [50] [51].
1.1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ rùa bắt mồi
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài bọ
rùa bắt mồi cho thấy, bọ rùa trƣởng thành sau khi vũ hóa đƣợc một vài ngày

sẽ tiến hành giao phối và thời gian này thƣờng kéo dài từ 1-8 giờ. Hầu hết các
loài đều thực hiện việc giao phối nhiều lần và việc giao phối lặp đi lặp lại sẽ
giúp tăng khả năng đẻ trứng của bọ rùa trƣởng thành cái. Một trƣởng thành
cái sẽ giao phối trung bình hơn 20 lần trong giai đoạn sinh sản (Majerus,
1994). Thời gian đẻ trứng của trƣởng thành cái là 20-50 ngày, trứng sắp nở sẽ

8


chuyển sang màu xám. Tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
nhƣng thƣờng 4-8 ngày sau khi trứng đƣợc đẻ ra. Thời gian phát triển của giai
đoạn ấu trùng thay đổi theo điều kiện thời tiết và vật mồi nhƣng tổng thời gian
của giai đoạn ấu trùng thƣờng 3-4 tuần. Ấu trùng tuổi cuối cùng sẽ ngừng ăn
và chuẩn bị để chuyển sang giai đoạn nhộng. Khoảng 24-48 giờ trƣớc khi hóa
nhộng, ấu trùng sẽ ngừng hoạt động và tự gắn phần đuôi vào giá thể. Thời
gian của pha nhộng kéo dài một tuần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhiệt độ, sau
đó nhộng này sẽ vũ hóa trƣởng thành (Majerus, 1994; Blackman, 1974) (theo
Hodek et al., 2012).
Saharia (1980) cho biết loài bọ rùa sáu vằn M.Sexmaculatus có vòng
đời ngắn nhất so với các loài bọ rùa C.repanda (Thunb), L.biplagiata
(Swartz), Spilocaria bissellata (Muls.) và H.dimidiata (Fabr.) khi nuôi bằng
rệp đậu màu đen A. craccivora (Koch) trên cây đậu đũa.
Loài bọ rùa hai mảng đỏ L.biplagiata là loài bọ rùa bắt mồi có mặt phổ
biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Miến Điện và Ấn Độ.
Nó là một loài đa thực, ăn rệp trên cây tre, lúa, ngô, rau các loại đậu khác
nhau, và trong vƣờn cây ăn trái. Trung bình trƣởng thành cái đẻ 1064,0 ± 96,0
(69-1229) trứng với thức ăn là rệp đậu màu đen A. craccivora và 1651,0 ±
84,0 (1407-1852) trứng khi ăn rệp đào M.persicae. Ở nhiệt độ 20, 25 và 300C
thời gian phát triển của trứng tƣơng ứng là 5,3 và 2 ngày, thời gian phát triển
của ấu trùng là 16, 10, và 8 ngày, và thời gian phát triển của nhộng là 7,4, và

2,5 ngày. Trong quá trình phát triển, ở nhiệt độ 20, 25 và 300C ấu trùng bọ rùa
cái tiêu thụ 258,2±11,3; 226,0±8.7 và 224,8 ± 6,6 thiếu trùng rệp đậu màu đen
A. craccivora tuổi 3 và 4, tƣơng ứng; ấu trùng đực tiêu thụ 203,0±14,0;
188,3±6,7 và 187,3±12,5 rệp (Semyanov,1999). Tỷ lệ chết của bọ rùa trƣởng
thành khi ăn dung dịch đƣờng 10% ở 120C là 50% (Ivo Hodek, 2012).

9


Jih Zu Yu và cs. (2005) đã nghiên cứu thiết lập bảng sống và sự bắt
mồi của loài bọ rùa hai mảng đỏ L.biplagiata (Coleoptera: Coccinellidae) khi
cho ăn rệp A.gossypii (Homoptera: Aphididae) trong phòng thí nghiệm ở
250C. Giai đoạn ấu trùng bọ rùa hai mảng đỏ tiêu thụ 1,548±118 rệp. Khả
năng ăn mồi của trƣởng thành bọ rùa ở giai đoạn sau (Khoảng 60-119 ngày từ
khi sinh ra) là 1,319±1,259 rệp. Trung bình trong cả cuộc sống của mình, mỗi
cá thể trƣởng thành tiêu thụ hơn 3,022 rệp. Tỷ lệ chuyển đổi từ số lƣợng con
mồi mà bọ rùa trƣởng thành tiêu thụ vơi số cá thể của thế hệ sau là 10,4.
Những nghiên cứu về đặc điểm của bọ rùa sáu vằn đen .M.sexmaculatus
(Fabr.) (Coleoptera: Coccinellidae) với vật mồi là rệp cỏ linh lăng Theriaphis
trifolii (Monell) đã đƣợc thực hiện trong mùa đông ở Pakisttan. Thời gian
giao phối của bọ rùa sáu vằn đen là 81,8±5,4 phút, giai đoạn đẻ trứng và sau
đẻ trúng là 27,4±4,1 và 4,5±0,3 ngày. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh
sản cho thấy, trƣởng thành cái bọ rùa sáu vằn trung bình đẻ đƣợc 602±75,3
trứng. Thời gian phát dục của trứng ở loài bọ rùa sáu vằn là 8,6 1,2 ngày.
Thời gian đẻ phát triển của ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4 của loài bọ
rùa sáu vằn là 7,3±0,6; 4,3±0,2; 3,8±0,3 và 6,7±1,1 ngày. Giai đoạn nhộng
của bọ rùa sáu vằn là 3,6±0,3 ngày. Giai đoạn trƣởng thành của M.
sexmaculatus, (đực và cái) trong nghiên cứu này là 34,9±4,8 và 29,7±1,2 ngày
(Mari, 2004).
Kết quả nghiên cứu của San Rong Zhu và cs. (2006) cho thấy rằng tỷ lệ

ấu trùng bọ rùa P.japonica phát triển hoàn toàn đến giai đoạn trƣởng thành khi
cho ăn rệp bông A. gossypii là 79,4%. Tỷ lệ sống của ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và
nhộng tƣơng ứng là 96,4; 95,8; 88,6; 95,0 và 95,8%. Thời gian vòng đời là 46,3
ngày; số trứng đẻ trung bình là 293,9 quả/TT cái, tỷ lệ nở của trứng là 51,9%.
Các nghiên cứu về thời gian phát triển của trứng, ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4
và giai đoạn nhộng bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica tƣơng ứng là 3,6; 2,1; 3,0;

10


3,2; 3,4; và 3,3 ngày đối với con cái và 3,4; 2,2; 2,9; 3,0; 3,4 và 3,1 ngày đối
với đực. Tổng thời gian phát triển trung bình từ trứng đến trƣởng thành là
18,8 ngày đối với con cái và 18,0 ngày đối với con đực. Tỷ lệ trứng không nở,
tỷ lệ chết của ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và nhộng tƣơng ứng là 4,0; 3,2; 3,2; 2,4;
3,2 và 5,6%. Thời gian sống của trƣởng thành cái là 58 ngày, lâu hơn so với
trƣởng thành đực là 48,9 ngày. Khả năng sinh sản trung bình là 542,0
trứng/TT cái (475-630 trứng) (Khan and Wan, 2008).
Semyanov (1999) cho biết, bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica Thunberg là
động vật ăn rệp bông quan trọng ở phía đông Hồ Bắc, Trung Quốc, đã đƣợc
nghiên cứu vào năm 1980-1981. Chúng có 4-5 thế hệ/năm. Trƣởng thành
qua mùa đông trong vết nứt trong đất và rễ cây trồng. Chúng tiếp tục hoạt
động trong tháng 2, tháng 3 và đầu tháng 5 chúng di cƣ đến các cánh đồng
bông, và phát triển mạnh vào đầu tháng 6, tháng 7. Từ tháng 10, chúng đã di
cƣ đến ruộng lúa. Trứng nở trên bề mặt dƣới của lá bông thời gian phát dục
là 2-6 ngày, ấu trùng vừa nở đã hoạt động trên phần trên của cây trồng. Giai
đoạn ấu trùng kéo dài 6-9 ngày. Trong quá trình phát triển, mỗi ấu trùng tiêu
thụ 128-184 (trung bình 169,9) rệp. Giai đoạn nhộng kéo dài 3-4 ngày.
Trƣởng thành đực hoạt động ban ngày và nghép đôi thƣờng xuyên. Trƣởng
thành cái đẻ 281 quả trứng mỗi ngày. Mật độ bọ rùa trên bông biến động
cùng với mật độ rệp bông.

Nghiên cứu về sức ăn của loài bọ rùa chữ nhân C.transversalis cho thấy,
tổng số vật mồi mà ấu trùng trƣởng thành đực và cái tiêu thụ trong giai đoạn
sống của chúng đạt cao nhất khi nuôi bằng rệp A.gossypii (tƣơng ứng là
665,30±5,75; 4831,10±123,54 và 5412,30±94,51), thấp nhất là (434,80±4,03;
802,80±34,37 và 905,20±52,48) khi nuôi bằng rệp A.nerii. Khả năng ăn mồi mỗi
ngày của bọ rùa trƣởng thành đực và cái cao nhất khi ăn rệp A.gossypii, trung
bình là 59,20±0,98; 62,98±1,01; sau đó đến rệp A.craccivora 48,20±0,89;

11


52,22±0,18; thấp nhất là rệp A.nerii 20,30±0,98; 21,20±1,11 (Omkar et al.,
2005) [61].
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ rùa đỏ Micraspis discolor
(Fabr.) từ tháng một đến tháng tƣ năm 2007 tại điều kiện nhiệt độ phòng thí
nghiệm 21,020C± 4,50C và ẩm độ 66,05±0,95%. Trung bình giai đoạn trƣớc
đẻ trứng của bọ rùa M. discolor là 5,1±0,48 ngày và thời gian đẻ trứng là
40,10±0,46 ngày. Trung bình mỗi trƣởng thành cái đẻ 235,50±7,96 trứng và
tỷ lệ nở (%) đạt 83,93±2,11. Thời gian phát triển trung bình của trứng là
3,1±0,22 ngày và tổng thời gian phát triển từ trứng đến trƣởng thành là
10,76±1,35 ngày. Giai đoạn tiền nhộng và nhộng tƣơng ứng là 1,50±0,20 và
2,60±0,21 ngày. Tuổi thọ trung bình của trƣởng thành đực và cái tƣơng ứng là
40,20±1,0 và 47,50±0,82 (Chowdhury et al., 2008) (theo Nguyễn Thị Thanh,
2012).
Agarwala B.K., Bardhanroy P. Yasuda H., và Takizawa T. (2003) [41]
đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hƣởng của sự cạnh tranh cùng loài và cạnh
tranh khác loài đến khả năng ăn mồi và khả năng đẻ trứng của một số loài bọ
rùa bắt mồi Menochilus sexmaculatus (Fabricius), Coccinella transversalis
(Fabricius) trong phòng thí nghiệm.
1.1.2.3. Những nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái học của bọ rùa bắt mồi

* Những nghiên cứu về ảnh hưởng của vật mồi đến đặc điểm sinh học
của bọ rùa bắt mồi
Liangde Tang và cs. (2013) nghiên cứu ảnh hƣởng của ba loại rệp mồi:
A. craccivora (Koch.), Megoura viciae (Buckton) và Rhopalosiphum maidis
(Fitch) đến một số đặc điểm sinh học của bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica
(Thunberg) trong phòng thí nghiệm tới sự phát triển, khả năng sống sót của ấu
trùng, tuổi thọ và khả năng sinh sản của trƣởng thành cho thấy, bảng sống của
P.japonica có sự khác biệt đáng kể khi cho ăn bằng các vật mồi khác nhau.

12


Thời gian phát triển các giai đoạn của P.japonica (từ ấu trùng tuổi 1 cho đến
trƣởng thành) nhanh nhất khi ăn rệp đậu màu đen A. craccivora, và lâu nhất
khi bọ rùa ăn M.viciae. Tỷ lệ sống cao nhất là khi ăn rệp A. craccivora, và
thấp nhất khi ăn rệp M.viciae. Tỷ lệ giới tính cao nhất, khả năng sinh sản và
giai đoạn trƣớc đẻ trứng ngắn nhất cũng đƣợc ghi nhận khi bọ rùa đỏ nhật bản
sử dụng con mồi là A. craccivora. Tuổi thọ của trƣởng thành đực và cái bọ
rùa đỏ nhật bản P.japonica không có sự khác biệt đáng kể khi nuôi bằng các
loài rệp khác nhau. Các kết quả về sự sinh trƣởng và phát triển cũng cao hơn
khi bọ rùa ăn rệp đậu màu đen A. craccivora. Kết quả nghiên cứu cho thấy rệp
đậu màu đen A. craccivora là một con mồi thích hợp nhất với bọ rùa đỏ nhật
bản P.japonica trong số ba loài rệp đƣợc thử nghiệm và có thể sử dụng loài
rệp này làm thức ăn cho quá trình nhân nuôi loài P.japonica trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Tiến hành các nghiên cứu để xác định loại vật mồi phù hợp cho sự phát
triển của bọ rùa đỏ nhật bản Propylea japonica (Coleoptera: Coccinellidae).
Thử nghiệm nuôi loài bọ rùa P.japonica với 3 loài vật mồi trong điều kiện
PTN bao gồm trứng bọ phấn Bemisia tabaci (Gennadius), nhộng bọ phấn
B.tabaci, và rệp đào M.persicae. Ấu trùng phát triển nhanh nhất khi ăn rệp

đào M.persicae, và chậm nhất khi ăn trứng bọ phấn B.tabaci. Khi ăn rệp đào,
tất cả ấu trùng bọ rùa đều phát triển hoàn thiện đến giai đoạn trƣởng thành, có
chỉ số tăng trƣởng (tỷ lệ hóa nhộng/số ấu trùng trong ngày) là 13,16 tỷ lệ phát
triển đạt 0,096. Tuổi thọ của trƣởng thành khi không cho ăn là 4,7 0,2 ngày.
Ngƣợc lại, khi ăn trứng bọ phấn, tất cả ấu trùng sống sót đến ấu trùng tuổi hai,
56,7% trong số đó sống sót đến ấu trùng tuổi ba, 13,3% đến ấu trùng tuổi bốn,
chỉ có 6,7% ấu trùng sống sót đến giai đoạn nhộng và nhộng phát triển vũ hóa
ra trƣởng thành dị dạng rồi chết sau một thời gian ngắn. Khi ăn nhộng của bọ
phấn, tất cả ấu trùng sống sót và phát triển hoàn toàn đến giai đoạn trƣởng

13


thành, có chỉ số tăng trƣởng là 10,71 và tỷ lệ phát triển đạt 0,083. Bọ rùa
trƣởng thành có trọng lƣợng cơ thể lớn hơn khi ấu trùng ăn M.persicae so với
trƣởng thành vũ hóa từ ấu trùng ăn nhộng B.tabaci. Trên những cơ sở này, thứ
tự phù hợp của ba loài vật mồi cho sự phát triển của bọ rùa đỏ nhật bản
P.japonica là M.persicae > nhộng B.tabaci> trứng B.tabaci. Đây là ghi nhận
đầu tiên về P.japonica có thể hoàn thành mọi giai đoạn phát triển của nó khi
ăn hoàn toàn nhộng bọ phấn (Shi Ze zhang et al., 2007).
Shi Ze Zhang và cs. (2012) khi nghiên cứu sự ảnh hƣởng của năm loài
rệp đến sự phát triển và sinh sản của bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica
(Coleoptera: Coccinellidae) thấy rằng bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica là một
trong những tác nhân kiểm soát sinh học có triển vọng nhất miền bắc Trung
Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định sự phát triển của trứng, sự
sống của ấu trùng, sức sinh sản và tuổi thọ của trƣởng thành bọ rùa
P.japonica khi nuôi bằng năm loài rệp khác nhau Aphis gossypii (Glover),
Myzus persicae (Sulzer), Aphis craccivora (Koch), Acyrthosiphon pisum
(Harris) và Chaitophorus populeti (Panzer) và mối tƣơng quan giữa mật độ
của chúng với con mồi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giai đoạn trƣớc

trƣởng thành ngắn hơn khi cho ăn bằng rệp đậu màu đen A.craccivora
(9,9 0,1 ngày). Và dài nhất khi cho ăn bằng rệp A.pisum (13,5 0,2 ngày). Sự
sống sót của ấu trùng, tỷ lệ nhộng vũ hóa trƣởng thành, chỉ số tăng trƣởng, tốc
độ phát triển, tuổi thọ của trƣởng thành đực và cái, thời gian đẻ trứng và khả
năng sinh sản cao nhất khi bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica đƣợc nuôi bằng rệp
A.gossypii. Ngƣợc lại các chỉ tiêu trên ở mức thấp nhất khi nuôi bằng rệp
A.pisum. Trọng lƣợng của cơ thể bọ rùa lớn nhất sau khi ăn rệp A.gossypii và
nhỏ nhất sau khi ăn rệp A.pisum. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy thứ
tự phù hợp của các loài rệp đối với sự phát triển của bọ rùa đỏ nhật bản
P.japonica

là A.gossypii > A. craccivora > M. persicae > C.populeti

14


>A.pisum. Nghiên cứu này tiếp tục cho thấy rằng, việc nhân nuôi đối với loài
P.japonica trong PTN có thể đƣợc thực hiện bằng cách cung cấp loại thức ăn
phù hợp nhất hoặc dựa trên sự hiểu biết khá rõ về các đặc điểm sinh học sinh
thái của nó với các loại con mồi khác nhau.
Gao Xiao Hua và cs. (2001) nghiên cứu về phản ứng chức năng và hiệu
quả tìm kiếm con mồi cuả loài bọ rùa đỏ nhật bản P.japonica với mật mồi là
rệp Aphis gossypii. Kết quả cho thấy: Hoạt động săn mồi của bọ rùa giảm khi
mật độ rệp tăng lên. Theo lý thuyết, tối đa mỗi ngày bọ rùa trƣởng thành đực
và cái tiêu thụ 37,42 và 34,11 rệp. Mật độ rệp phù hợp nhất cho sự tìm kiếm
của bọ rùa trƣởng thành đực và cái trƣởng thành đực và cái tƣơng ứng là
17,25 và 5,8 rệp.
1.1.3. Những nghiên cứu về nhân nuôi bọ rùa bắt mồi trên thế giới
Bọ rùa bắt mồi là một trong bốn nhóm động vật chân đốt ăn rệp đã đƣợc
nhân nuôi cho mục đích phòng trừ sinh học (Hodek and Honek, 1988). Bọ rùa

bắt mồi là những loài ăn mồi phổ biến nhất và có tác động mạnh mẽ đối với rệp.
Việc xác định con mồi phù hợp đƣợc dựa trên những kết quả về tỷ lệ phát triển ở
các giai đoạn khác nhau, khả năng sinh sản và sự sống sót của bọ rùa (Hodek &
Honek, 1996) [54].
Một số loài bọ rùa bắt mồi đã đƣợc nhân nuôi cho mục đích phòng trừ
sinh học, trong đó phải kể đến các nghiên cứu của Singh và Marwaha (2005) đã
sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nhân nuôi 2 loài bọ rùa bắt mồi
C. septempunctata và M. sexmaculatus. Kết quả cho thấy thức ăn nhân tạo gồm:
Goat liver powder (GLP) + Corn aphid powder (CAP) + mật ong + đƣờng +
multivitamins + vitamin E đã làm tăng tuổi thọ của C. septempunctata từ 115 118,33 ngày, tuổi thọ của M. sexmaculatus tăng lên từ 90 ngày lên 95 ngày. Nhƣ
vậy loại thức ăn tổng hợp này có thể sử dụng để nhân nuôi cá thể của cả 2 loài
bọ rùa C. septempunctata và M. sexmaculatus, tuy nhiên rệp ngô là thức ăn tốt

15


hơn để nuôi sinh sản 2 loài bọ rùa này. Semyanov (2007) đã cung cấp những
thông tin rút ra từ thực tiễn và đƣa ra những kinh nghiệm cho việc nhân nuôi bọ
rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm: (1) Điều kiện nuôi bọ rùa phải thuận lợi;
(2) Thức ăn nuôi bọ rùa là rệp hoặc trứng của loài Stitotroga cereallella; (3) Có
phƣơng pháp lƣu giữ để sử dụng chúng khi cần thiết.
Từ thực tiễn Semyanov (2006) đã đƣa ra những kinh nghiệm cho việc
nhân nuôi bọ rùa trong điều kiện phòng thí nghiệm: (1) Điều kiện nuôi bọ rùa
phải thuận lợi; (2) Thức ăn nuôi bọ rùa là rệp hoặc trứng của loài Stitotroga
cereallella; (3) Có phƣơng pháp lƣu giữ để sử dụng chúng khi cần thiết.
Nghiên cứu nhân nuôi trong phòng thí nghiệm loài bọ rùa C.
septempunctata để quan sát tỷ lệ giới tính và tuổi thọ của nó với thức ăn tự
nhiên và nhân tạo cho thấy giữa số lƣợng thức ăn tiêu thụ và số trứng đƣợc tạo
ra có mối tƣơng quan chặt, khả năng sinh sản của C. septempunctata bị ảnh
hƣởng bởi các loại thức ăn. Bọ rùa C. septempunctata thể hiện ăn nhiều rệp R.

maidis hơn, đạt 32,2 rệp mỗi ngày so với ở các thí nghiệm khác. Khả năng đẻ
trứng là cao nhất ở những trƣởng thành bọ rùa mà ấu trùng tuổi 1 và 2 ăn thức
ăn là rệp hoa hồng M. roseae . Khi nuôi loài này bằng thức ăn nhân tạo cũng
cho thấy tuổi thọ kéo dài hơn 41,6 ngày so với khi không cho ăn (chỉ cung cấp
nƣớc lã) (Muhammad Ashraf, 2010).
Louis và cs. (2012) nghiên cứu về phƣơng pháp nhân nuôi liên tiếp
nhóm bọ rùa bắt mồi cho biết, trƣởng thành cái của loài bọ rùa chín chấm
Coccinella novemnotata (L.) và Coccinella transversoguttata richardsoni
(Brown) là các loài bắt mồi có phân bố rộng nhƣng có số lƣợng giảm đáng kể
trong vài thập kỷ qua ở Bắc Mỹ. Một hệ thống nuôi nguyên vị hai loài bọ rùa
này đƣợc thiết lập ở đây để bảo tồn và xác định các yếu tố suy giảm nhằm
phục hồi hai loài bọ rùa này. Trƣởng thành C. novemnotata đƣợc thu thập từ
ngoài tự nhiên và nuôi tại Phòng thí nghiệm USDA-ARS Bắc Trung Bộ nghiên

16


cứu nông nghiệp (NCARL) trong các phòng môi trƣờng. Mặc dù trƣởng thành
cái đẻ trứng trên cây đậu và các bề mặt khác trong lồng, giá thể đẻ trứng đã
đƣợc thêm vào để tăng hiệu quả của việc thu trứng. Các giá thể đƣợc sử dụng
bao gồm 3-4 tờ giấy đƣợc vò nhàu, màu trắng hoặc màu nâu. Trứng bọ rùa
đƣợc đẻ ra trên giá thể này sẽ đƣợc thu hàng ngày để theo dõi độ tuổi từ những
quả trứng riêng lẻ và để giảm thiểu việc trứng bị ăn. Trứng đƣợc thu sau mỗi 1
đến 2 ngày và đƣợc đặt trong các hộp nuôi, khi trứng bắt đầu nở thì tách riêng
từng cá thể ấu trùng. Ấu trùng mới nở đƣợc chuyển sang các hộp nuôi có
dung tích 3,5 lít có sẵn con mồi là rệp R. padi (L.) và sau 3-4 ngày sẽ thu
đƣợc ấu trùng tuổi hai, chuyển sang hộp nuôi tƣơng tự có chứa con mồi là rệp
đậu. Ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4 đƣợc nuôi riêng trong cốc nhỏ bằng rệp đậu.
Tiền nhộng và nhộng đã đƣợc cho vào cốc sạch và đƣợc đặt chung trong lồng.
Sau khi trƣởng thành vũ hóa khoảng 2 ngày sẽ đƣợc gộp chung lại. Trƣởng

thành đƣợc nuôi trong lồng với con mồi là rệp đậu, thực phẩm bổ sung, và giá
thể để đẻ trứng. Ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2. Sau khi nở, ấu trùng đƣợc đặt vào
một hộp nuôi mới, trong đó đáy hộp đƣợc lót bằng 2-3 khăn giấy để làm giá
thể bám cho ấu trùng khi lột xác. Thực phẩm bổ sung gồm: phấn hoa, bột xay
thô, trứng bƣớm và trứng tôm biển tƣơng tự nhƣ đối với trƣởng thành. Hai
ngày sau, ấu trùng tuổi 1 đã lột xác thành ấu trùng tuổi hai và sẽ đƣợc chuyển
sang lồng mới với điều kiện nuôi tƣơng tự, tuy nhiên số lƣợng rệp đậu cung
cấp tăng lên, từ 75 - 100 rệp mỗi lồng. Ấu trùng tuổi 3 và tuổi 4 đƣợc nuôi
riêng trong hộp có dung tích 29,6ml. Mỗi hộp nuôi đƣợc cung cấp khoảng 25
rệp đậu hoặc rệp đậu tƣơng Aphis glycines (Mats.). Ấu trùng đƣợc chuyển
sang các hộp nuôi mới sau mỗi hai ngày. Tiền nhông và nhộng đƣợc chuyển
sang một hộp mới trong suốt thời gian hóa nhộng. Trƣởng thành vẫn đƣợc giữ
nguyên từ 24 - 48 giờ trong lồng cho đến khi vân cánh xuất hiện rõ ràng. Sau
đó trƣởng thành mới đƣợc thu và gộp lại với các trƣởng thành khác. Kết quả
đã nhân nuôi thành công liên tục hơn 15 thế hệ của 2 loài bọ rùa bắt mồi C.

17


×