Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP VỀ PHÍA NGƯỜI BỆNH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.79 KB, 68 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP VỀ PHÍA NGƯỜI BỆNH TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2012-2016

HÀ NỘI – 2016


2
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU CHI PHÍ TRỰC TIẾP VỀ PHÍA NGƯỜI BỆNH TRONG
ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN Ở BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


Khóa 2012-2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN

HÀ NỘI – 2016

LỜI CẢM ƠN


3
3

Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo Đại học, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế
Công cộng, các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế y tế đã tận tình dạy dỗ, giúp
đỡ em trong 4 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành khóa
luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn
TS.Nguyễn Thị Bạch Yến - người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận của mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cô chú và các anh chị
nhân viên của Bệnh viện Da liễu trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho khóa luận.
Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và
những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp đại học.
Mình cám ơn sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên của bạn bè
trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.


4
4

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi :
- Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, năm học 2015

– 2016
Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của em, toàn

bộ số liệu được thu thập và xửlý một cách khách quan, trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Huế


5
5

MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT
BN
BYT
CHF
CP
CPTB
CPTT
DV
ĐT
SLBN
TB
PASI
USD
VNĐ
VNTT

Bảo hiểm y tế
Bệnh nhân
Bộ y tế
Confoederatio Helvetica Franc
Chi phí
Chi phí trung bình
Chi phí trực tiếp
Dịch vụ
Điều trị
Số lượng bệnh nhân
Trung bình
Psoriasis Area anh Severity Index

United State of America
Việt Nam đồng
Vảy nến thông thường


6
6

DANH MỤC BẢNG


7
7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, có đặc điểm lâm sàng đa dạng, là
một trong những bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam[1]. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào [1]. Uớc tính có khoảng
3% dân số mắc bệnh này, thuộc đủ lứa tuổi, không kể nam nữ, chiếm khoảng
13% số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Da liễu Trung ương [2].
Trong những năm gần đây, mặc dù số người mắc bệnh vẩy nến tăng
không đáng kể [3], nhưng những triệu chứng điển hình của bệnh như làm làn
da sần sùi, bị sừng hóa bong tróc thành từng mảng đã có ảnh hưởng nghiêm
trọng tới thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo kết
quả nghiên cứu của Trần Đăng Quyết và Nguyễn Thị Kim Oanh, 100% bệnh

nhân vảy nến bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sự ảnh hưởng đó xảy ra
trên nhiều hoạt động như sinh hoạt hàng ngày, hoạt động xã hội, học tập, công
tác, hoạt động cá nhân, tình dục [4]. Bệnh nhân khi mắc bệnh cần phải được
điều trị và tuân thủ điều trị để không dẫn đến những biến chứng và nhiều
trường hợp bệnh nặng có thể phải nhập viện. Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều
trị bệnh đặc hiệu và nguyên nhân gây bệnh cũng không rõ ràng.
Mặc dù việc chẩn đoán và điều trị đã có nhiều tiến bộ, giúp nâng cao
hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến.Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình
điều trị, rất nhiều bệnh nhân chẳng những không tuân thủ chế độ điều trị mà
còn vẫn tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như rượu, bia, thuốc lá, các chất kích
thích, căng thẳng, stress và nhiều yếu tố khác nên không thể tránh khỏi tái
phát bệnh, dẫn đến phải nhập viện điều trị, kéo theo gánh nặng về chi phí cho
bệnh nhân.
Vảy nến là một bệnh mạn tính- nhóm bệnh thường có thời gian ủ bệnh
và quá trình diễn biến kéo dài [5]. Nhiều công trình trên thế giới đã chứng
minh bệnh mạn tính không những gây ra nhiều trường hợp tử vong mà còn
8


9

ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và tình trạng kinh tế của người dân
cũng như như gây ra gánh nặng cho hệ thống y tế [5]. Ở Việt Nam mặc dù số
lượng các nghiên cứu bệnh mạn tính đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn rất thiếu
các nghiên cứu về chi phí điều trị của người dân bị mắc các bệnh này [6], đặc
biệt là chi phí điều trị bệnh vảy nến. Theo kết quả một nghiên cứu do Pfizer –
một tập đoàn dược phẩm lớn tại Mỹ tài trợ được công bố trên tạp chí của Viện
Da liễu Mỹ năm 2015, sau 6 tháng điều trị, tổng chi phí trực tiếp cho y tế
trung bình là 11.291 USD/bệnh nhân (trên 22 triệu đồng Việt Nam) [3]. Đối
với một nước có GDP bình quân đầu người cao như Mỹ-năm 2015 là

51.248,21 USD [7] thì chi phí từ phía người bệnh cho điều trị vảy nến- một
bệnh mạn tính vẫn là một con số không hề nhỏ. Trong khi đó, theo thống kê
cùng năm 2015 thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ vào khoảng
2.200 USD/người/năm.
Nhằm góp phần hiểu rõ hơn chi phí trực tiếp của bệnh vảy nến điều trị
nội trú tại bệnh viện, thu thập các thông tin cần thiết cho quá trình lập kế
hoạch và triển khai các giải pháp can thiệp hiệu quả để giảm gánh nặng do
bệnh vảy nến gây ra, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu “Nghiên
cứu chi phí trực tiếp về phía người bệnh trong điều trị bệnh vảy nến ở bệnh
nhân nội trú tại bệnh viện Da liễu trung ương”với hai mục tiêu :
1.

Xác định chi phí trực tiếp người bệnh vảy nến phải chi trả trong điều trị
nội trú tại bệnh viện Da liễu trung ương.

Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh vảy nến tại
bệnh viện Da liễu trung ương.

9


10


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
1.1.1.


Tổng quan về bệnh vảy nến
Định nghĩa bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một bệnh da khá phổ biến, gặp ở mọi lứa

tuổi, mọi chủng tộc và bất kỳ ở đâu. Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính do
viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn [8].
Bệnh vảy nến đã được mô tả lần đầu tiên từ thời cổ đại trong y văn của
Hyppocrates. Một thời gian dài bệnh bị nhầm lẫn với các bệnh như chốc, phong,
lichen…vv. Năm 1801, Rorbert Willan là người đầu tiên mô tả những nét đặc
trưng của bệnh và đặt tên là “Psoriasis” rút ra từ chữ Hy Lạp “Psora” [9],[10]. Ở
Việt Nam, giáo sư Đặng Vũ Hỷ đã đặt tên cho bệnh này là “Vảy nến”.
1.1.2.

Dịch tễ học bệnh vảy nến
Tình hình mắc bệnh vảy nến trên thế giới
Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da khá phổ biến.Theo thống kê, tỷ lệ

bệnh vảy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục. Tỷ lệ mắc bệnh đến
nay đa số các nghiên cứu cho thấy chiếm từ 1-3% dân số thế giới [2],[11],
[12],[13],[14],[15]. Theo Creamer và Barker, 1997, bệnh vảy nến chiếm từ 13% dân số thế giới ( chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu
Phi) [2], theo Christopher EW- 2003 [11] và Thirimoorthy [16] thì bệnh vảy
nến chiếm từ 1-3% dân số thế giới, theo Habif-2010 tỷ lệ bệnh vảy nến cũng
chiếm 1-3% dân số[13]..
Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào và bệnh sẽ kéo dài mãi
mãi. Tuổi khởi phát trung bình của bệnh vẩy nến là 33 năm, 75% số bệnh
nhân phát hiện bệnh vảy nến trước khi 46 tuổi [17].
Tình hình mắc bệnh vảy nến ở Việt Nam
Ở Việt Nam,ước tính có khoảng 3% dân số mắc bệnh này, thuộc đủ lứa
tuổi, không kể nam nữ, chiếm khoảng 13% số bệnh nhân điều trị nội trú tại



12

bệnh viện Da liễu Trung ương [2]. Cũng theo thống kể của Bệnh viện Da liễu
Trung ương hàng năm, bệnh vảy nến chiếm 5-7% số bệnh nhân đến khám tại
các phòng khám Da liễu [2]. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo
mùa [2]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Tiến-2004 [18] tại bệnh viện Da liễu
trung ương, nam bị bệnh vảy nến chiếm 70,9%, nữ giới mắc vảy nến là
29,1%, tỷ lệ mắc ở cán bộ công chức, công nhân, nông dân trong nghiên cứu
lần lượt là 22,85%, 27,4% và 22,6%. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị
Kim Oanh – 2007 [19] cũng cho kết quả tương đồng với Trần Văn Tiến về tỷ
lệ giới mắc bệnh, nam chiếm 73%, nữ chiếm 27%. Độ tuổi từ 20-59% chiếm
tới 82,6%.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố di truyền: khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ,
anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các
nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến
vẩy nến da và khớp.
Căng thẳng thần kinh : Các stress có liên quan đến việc phát sinh và
phát triển bệnh vảy nến, chủ yếu hay gặp là vai trò của liên cầu.
Thuốc : bệnh vảy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc như chẹn
beta giao cảm kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
Yếu tố vật lý : tổn thương xuất hiện trên những sang chấn cơ học như
vết gãi, vêt xước, sẹo (hiện tượng Koebner).
Những yếu tố sinh học, miễn dịch : tại tổn thương vảy nến xuất hiện
kháng thể kháng lớp sừng; tăng nồng độ IgA, IgG, IgE trong máu bệnh nhân
vảy nến; có nhiều tế bào lympho T xâm nhập vào da vùng bị tổn thương [2].
1.1.4.

1.1.4.1.


Triệu chứng lâm sàng bệnh vảy nến
Bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đa dạng .Thương tổn xảy
ra ở nhiều vị trí, chủ yếu biểu hiện ở da, móng, khớp và niêm mạc.
Thương tổn ở da


13

Thương tổn điển hình là dát đỏ có vảy hình tròn hoặc bầu dục, hoặc
thành mảng có nhiều vòng cung với các đặc điểm sau:
-

Ấn kín mất màu
Ranh giới rõ với da lành
Có vảy trắng, khô, dễ bong, nhiều tầng xếp lên nhau. Khi cạo hết các

-

lớp vảy nền da phía dưới đỏ tươi
Vị trí khu trú chủ yếu ở vùng tỳ đè: khuỷu tay, đầu gối, xung quanh rìa

-

tóc, mặt duỗi các chi, nói chung có tính chất đỗi xứng
Kích thước: to nhỏ khác nhau từ 0,5-1,0cm đường kính
Dấu hiệu Kobner :Đây là một đặc điểm thường gặp trong bệnh vảy nến.

Thương tổn có thể xuất hiện tại một vị trí bị sang chấn hay bỏng, sẹo, vết cào
gãi.

1.1.4.2.

Thương tổn ở móng
Khoảng 30-40% bệnh nhân vảy nến có thương tổn ở móng tay, móng

chân. Các thương tổn móng thường gặp là:
- Móng ngả màu vàng
- Có các chấm lỗ rỗ trên bề
- Dầy, dễ mủn.
1.1.4.3.
Thương tổn ở khớp

mặt

Tỷ lệ bị thương tổn ở khớp tùy thuộc vào từng thể. Theo một số tác giả
ở thể nhẹ chỉ có 2% có biểu hiện ở khớp .Trong khi đó tỷ lệ bị thương tổn ở
khớp trong các thể vảy nến nặng là khoảng 15-20%.
Biểu hiện hay gặp là :
-

Viêm khớp mạn tính
Biến dạng nhiều khớp
Cứng khớp
X-quang thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương,

dính khớp.
1.1.4.4.
Thương tổn niêm mạc
Thường gặp ở niêm mạc quy đầu.Đó là những vết màu hồng không thâm
nhiễm giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính.Ở lưỡi thương tổn



14

giống như viêm lưỡi hình bản đồ hoặc viêm phì đại tróc vảy.Ở mắt thường gặp
viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt, viêm màng bồ đào.
1.1.4.5.

Triệu chứng cơ năng
Ngứa ít hoặc nhiều, thường ngứa nhiều ở giai đoạn bệnh đang tiến

triển, triệu chứng ngứa chiếm 20-40% số ca, một số không ngứa mà có cảm
giác vướng víu, ảnh hưởng thẩm mỹ.
1.1.5. Triệu chứng cận lâm
1.1.5.1.
Mô bệnh học bệnh

sàng bệnh vảy nến
vảy nến

Hình ảnh mô bệnh học của bệnh vảy nến như sau:
- Lớp sừng dày, có hiện tượng á sừng.
- Lớp hột biến mẩt.
- Lớp gai mỏng.
- Mầm liên nhú dài ra.
- Có vi áp xe của Munro trong lớp gai
1.1.5.2.
Cận lâm sàng vảy nến thể mủ

Trong vảy nến thể mủ, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, nhất là bạch

cầu đa nhân trung tính, có thể tăng đến 32G/l. Giảm albumin máu. Men gan
tăng như phosphatase kiềm, transaminase và tăng bilirubin. Mụn mủ thường
vô khuẩn hoặc chỉ nhiễm tụ cầu, liên cầu.
Phân loại bệnh vảy nến

1.1.6.

Bệnh có hình thái lâm sàng đa dạng và được chia thành nhiều thể khác
nhau, gồm 2 nhóm là nhóm bệnh vảy nến thể thông thường và nhóm bệnh vảy
nến thể đặc biệt.
1.1.6.1.

Thể thông thường
Dựa vào kích thước tổn thương và vị trí khu trú của tổn thương, người

ta phân chia thành nhiều thể.
Theo kích thước tổn thương của vảy nến người ta chia ra các thể sau:
-

Thể giọt: kích thước thương tổn nhỏ khoảng 0,5-1cm đường kính
Thể đồng tiền: kích thước thương tổn 1-3cm
Thể mảng: các mảng thương tổn có đường kính từ 5-10


15

-

Thể toàn thân: thương tổn lan tỏa khắp toàn thân, còn ít vùng da lành


Theo vị trí khu trú của thương tổn người ta chia ra các thể :
-

Thể đảo ngược: vị trí hay gặp ở các kẽ, hốc tự nhiên (nách, bẹn, cổ…)
Vảy nến niêm mạc : thương tổn ở quy đầu, môi, mắt.
Vảy nến ở đầu chi: thương tổn ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu ngón tay.
Vảy nến ở da đầu : thương tổn khu trú ở da đầu dễ nhầm lẫn với nấm tóc,

chàm da mỡ. Tóc vẫn mọc xuyên qua các thương tổn mà không rụng.
- Vẩy nến ở mặt : tương đối hiếm gặp.
1.1.6.2.
Thể đặc biệt
Ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Gồm các thể : vảy nến thể
mủ, vảy nến thể khớp, vảy nến đỏ da toàn thân.
Vảy nến thể mủ :có 2 thể
-

Thể mụn mủ rải rác: các mụn mủ có đặc điểm là xuất hiện đột ngột
kèm theo sốt cao, mệt mỏi. Các mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim trắng
đục nằm ở nông dưới lớp sừng. Mụn mủ có thể mọc toàn thân hoặc hai

-

chi dưới. Xét nghiệm mủ soi tươi và nuôi cấy không tìm thấy vi khuẩn.
Thể khu trú ở lòng bàn tay, chân: vảy nến thể mủ khu trú ở các đầu
ngón tay, ngón chân còn gọi là viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau.

Vảy nến thể khớp: còn gọi là viêm khớp vảy nến. Đây là một thể nặng ít
gặp.Đại đa số trường hợp tổn thương vảy nến có từ trước tổn thương khớp. Ở
phần lớn các bệnh nhân bị bệnh vảy nến (khoảng 70%) viêm khớp xuất hiện sau

các tổn thương da và móng nhiều năm, chỉ khoảng 15% viêm khớp xuất hiện
cùng lúc với tổn thương da và móng, 15% bệnh nhân còn lại có tổn thương viêm
khớp xuất hiện trước tổn thương da và móng, đặc biệt hay gặp ở trẻ em.
Vảy nến thể đỏ da toàn thân: Là một thể nặng, ít gặp. Có thể là hậu quả của
việc sử dụng corticoid tại chỗ và toàn thân, song đôi khi là biểu hiện đầu tiên
của bệnh vảy nến.
1.1.7. Chẩn đoán bệnh vảy nến
1.1.7.1.
Chẩn đoán xác định


16

Dựa vào lâm sàng : dát đỏ, có vảy trắng, giới hạn rõ hay gặp ở vùng tỳ
đè. Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.
Trường hợp lâm sàng không điển hình có thể dựa vào hình ảnh mô
bệnh học .
Đánh giá mức độ bệnh: với thể thông thường, đánh giá mức độ trầm trọng
của bệnh dựa vào chỉ số PASI (Psoriasis Area anh Severity Index), trong đó :

1.1.7.2.

PASI <10 : mức độ nhẹ.
PASI từ 10- <20 : mức độ vừa.
PASI ≥ 20 : mức độ nặng.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt vảy nến với giang mai thời kỳ thứ II, á vảy nến, vảy phấn

hồng Gibert, vảy phấn đỏ nang lông .
1.1.8.


Điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn

toàn bệnh vảy nến.Các thuốc điều trị vảy nến hiện nay chỉ có tác dụng đỡ tạm
thời, sau một thời gian sẽ lại tái phát.Trong điều trị bệnh vảy nến cần phải
phối hợp điều trị tại chỗ, toàn thân kết hợp với tư vấn.
1.1.8.1.

Tại chỗ

Sử dụng các thuốc bong vảy, khử oxy chống viêm
- Mỡ salicylé 1-5%
- Mỡ goudron
- Mỡ corticoid : có tác dụng chống viêm rất tốt, làm mất thương tổn nhanh
- Mỡ có vitamin A : có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
- Thuốc bôi Calcipotriol
1.1.8.2.
Toàn thân

Có thể dùng vitamin A acid, Methotrexat, Cyclosporin A, Corticoid.
1.1.8.3.

Trị liệu bằng ánh sáng
Chiếu tia cực tím: UVB, UVA, PUVA có kết quả rất tốt và kéo dài thời

gian ổn định bệnh.
1.1.8.4.

Phương pháp sinh học



17

Thời gian gần đây người ta đã tổng hợp được rất nhiều chất sinh học có
tác dụng điều trị bệnh vảy nến có hiệu quả, đó là: Etanercept, Alefacept,
Efalizumab..Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có một số tác dụng
phụ nên chưa được sử dụng rộng rãi.
1.1.9.

Tiến triển và biến chứng
Bệnh vẩy nến là bệnh mạn tính, tiến triển thất thường gồm những đợt

bùng phát xen kẽ những đợt tạm yên.Nếu không được điều trị đúng đắn,
không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị có thể dẫn đến các biến chứng. Người
bị bệnh vảy nến nên tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu, bia, thuốc lá,
cà phê; tránh chấn thương trầu xước; giữ tinh thần thoải mái , không thức
khuya, không điều trị corticoid để điều trị toàn thân …cần nghiêm chỉnh điều
trị để không đi đến những biến chứng không mong muốn.
Một số biến chứng của bệnh vảy nến.như chàm hóa, bội nhiễm, ung thư
da, đỏ da toàn thân, vảy nến thể khớp gây biến dạng khớp, cứng khớp…
1.2.
1.2.1.

Chi phí điều trị bệnh vảy nến
Khái niệm về chi phí
Chi phí là một nguồn lực được sử dụng trong một trường hợp cụ thể để

thực hiện một hoạt động nào đó. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của
nguồn lực được sử dụng để tạo ra một dịch vụ y tế ( như một chương trình y

tế hay một lần khám sức khỏe cộng đồng) [20].
1.2.2.

Mục đích của phân tích chi phí do đau ốm (COI)
Phân tích chi phí cho phép chúng ta xác định số tiền phải bỏ ra trên một

căn bệnh. Phân tích chi phí do đau ốm sẽ cung cấp một ước tính bằng tiền về
gánh nặng y tế của bệnh tật.
COI cung cấp một ước tính tiền cho gánh nặng kinh tế của căn bệnh
này và đánh giá gánh nặng do bệnh tật đối với toàn xã hội thông qua sử dụng
nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe


18

Phân tích chi phí do đau ốm (COI) là phân tích giá trị nguồn lực sử dụng
hoặc mất đi khi mắc một bệnh nào đó. Chi phí do đau ốm gồm những chi phí
cho chăm sóc sức khỏe, thu nhập mất đi do người bệnh không làm việc trong
thời gian bị bệnh ( chi phí gián tiếp), chi phí đau đớn và phục hòi chức năng
( chi phí không rõ ràng) .
Như vậy phân tích chi phí do đau ốm cung cấp cho các nhà chính sách
các lựa chọn về dịch vụ y tế, can thiệp trên cộng đồng dựa trên hiệu quả kinh
tế và gánh nặng bệnh tật của người dân phải gánh chịu.
1.2.3. Phân loại chi phí
1.2.3.1.
Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh chi hệ thống y tế , cho cộng
đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bênh tật, chi phí
này chia làm 2 loại :

1.

Chi phí trực tiếp cho y tế : là những chi phí liên hệ trực tiếp đến việc
chăm sóc sức khỏe như chi phí cho phòng bênh, cho điều trị, cho phục

2.

hồi chức năng…
Chi phí trực tiếp ngoài y tế : là những chi phí trực tiếp không liên quan
đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám và điều trị

như chi phí ăn ở, đi lại…
1.2.3.2.
Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này
được định nghĩa là mất khả năng sản xuất do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia
đình, xã hội, ông chủ của họ phải gánh chịu. Như vậy chúng ta có thể đo
lường chi phí gián tiếp bằng cách sử dụng số liệu từ thị trường.
Chi phí gián tiếp nảy sinh dưới 2 hình thức là chi phí do mắc bệnh và
chi phí do tửvong :
+ Chi phí do mắc bệnh bao gồm giá trị của mất khả năng sản xuất của
những người bệnh do bị ốm phải nghỉ việc hoặc thất nghiệp.


19

+ Chi phí do tử vong được tính là giá trị hiện tại của mất khả năng sản
xuất do chết sớm hoặc mất khả năng vĩnh viễn do bị bệnh.
1.2.3.3.


Chi phí không rõ ràng
Là các chi phí không đo đếm đượccụ thể (ví dụ sự lo lắng, đau đớn…)

Chi phí không rõ ràng gây ra những gánh nặng chủ yếu cho người bệnh.
Việc đo lường chi phí không rõ ràng thì khó khăn và những chi phí này
không được đưa vào chi phí của người nghiên cứu. Tuy nhiên chúng ta không
được quên việc tính toán chi phí không rõ ràng, có thể là yếu tố chính ảnh
hưởng đến quyết định của người bệnh.
1.2.3.4.

Gánh nặng kinh tế của bệnh nhân và người nhà do đau ốm
Trong phân tích chi phí để đo lường gánh nặng bệnh tật trên quan điểm

về phía người bệnh cần phải xác định rõ các khoản mục và định giá các khoản
mục này. Sau đó có thể ước tính được tổng chi phí cho một liệu trình điều trị,
hay đợt điều trị của bệnh nhân.
Đánh giá gánh nặng bệnh tật dựa trên các quan điểm khác nhau (quan
điểm về phía người bệnh- đối tượng sử dụng dịch vụ y tế, quan điểm về phía
nhà cung cấp dịch vụ hoặc quan điểm về phía xã hội).Vai trò xác định quan
điểm phân tích chi phí rất quan trọng, vì nó giúp nhà nghiên cứu xác định được
các loại chi phí nào để tính toán.Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá chi
phí dựa trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ.Với quan điểm chi phí của
người bệnh, chi phí bao gồm chi phí cá nhân từ túi tiền của người bệnh.
Như vậy, nếu không tính đến các khoản chi phí không rõ ràng (lo sợ,
đau đớn…) và chi phí từ thăm hỏi do khó định giá được các khoản chi phí
này. Chi phí của bệnh nhân và gia đình nảy sinh do đau ốm có thể xác định
theo sơ đồ sau:
TỔNG CHI PHÍ CỦA
GIA ĐÌNH



20

CP TRỰC TIẾP

CP cho y tế

CP ngoài y tế

CP GIÁN TIẾP

Mất thu nhập

- Do nghỉ việc
Người nhà :
-Khám
- Đi lại
- Do nghỉ học
- Ăn uống
-Thay thế
-Xét nghiệm
- Khác
lao động
-Giường bệnh
- Chăm sóc
-Thuốc
người bệnh
-Thủ thuật
- Vật tư y tế
Sơ đồ 1: Chi phí của bệnh nhân cho điều trị bệnh

1.3.
1.3.1.

Tình hình nghiên cứu chi phí điều trị bệnh vảy nến
Trên thế giới
Vảy nến là một bệnh mạn tính- nhóm bệnh thường có thời gian ủ bệnh

và quá trình diễn biến kéo dài [5].Nhiều công trình trên thế giới đã chứng
minh bệnh mạn tính không những gây ra nhiều trường hợp tử vong mà còn
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và tình trạng kinh tế của người dân
cũng như như gây ra gánh nặng cho hệ thống y tế, cộng đồng và toàn xã hội
nói chung [5].Những nghiên cứu về chi phí điều trị bệnh vảy nếntrên thế giới
đã góp phần chứng minh điều đó.
Từ kết quả nghiên cứu so sảnh chi phí điều trị vảy nến nội trú và ngoại
trú ở Đức của Sabine I. B. Steinke và cộng sựnăm 2013[21],ta thấy tổng chi
phí một năm cho mỗi bệnh nhân vảy nến lên tới 7.092 Euro (8.030 USD), bao
gồm cả CPTT cho y tế4.978 Euro (5.637 USD), CPTT ngoài y tế 598 Euro
(677 USD), CP gián tiếp do phải nghỉ việc là 1.515 Euro (1.715 USD). Trong
CPTT cho y tế, CPTT cho điều trị nội trú chiếm nhiều nhất 2.311 Euro(2.616
USD) chiếm 46,4% , tiếp theo là chi phí cho thuốc điều trị ngoại trú là 1.987
Euro(2.250 USD) chiếm 39,9%. So sánh chi phí giữa bệnh nhân nội trú và


21

ngoại trú cho thấy tổng chi phí hàng năm cho bệnh nhân nội trú lớn hơn gấp
bốn lần bệnh nhân ngoại trú với chi phí lần lượt là 13.042 Euro (14.768 USD)
và 2.985 Euro (3.380 USD) (p <0,001, t-test). Một vài nghiên cứu khác cũng
tiến hànhở Đức của Sohn và cộng sự [22], Schöffski và cộng sự [23] lại cho
kết quả về tổng chi phí hàng năm trung bình cho điều trị vảy nến thấp hơn

Sabine I. B. Steinke với các giá trị lần lượt là 6.709 Euro (7.597 USD) và
6.707 Euro (7.595 USD).
Kết quả một nghiên cứu về ước tính chi phí của bệnh nhân vảy nến ở
Thụy Sỹ cho thấy tổng chi phí hàng năm cho điều trị bệnh vẩy nến ở Thụy Sĩ
trong 2004 lên tới khoảng 314-458,000,000 CHF(321.556.635 -469.022.098
USD. Nghiên cứuđã chỉ ra rằng bệnh vẩy nến đã đặt một gánh nặng kinh tế
đáng kể lên xã hội Thụy Sĩ, hệ thống bảo hiểm y tế và các cá nhân bị ảnh
hưởng. Hệ thống bảo hiểm y tế của Thụy Sĩ đang phải đối mặt với chi phí trực
tiếp cho y tế của cả điều trị nội trú và ngoại trú từ 312 đến 458 triệu CHF
(tương ứng 320 triệu USD đến 469 triệu USD) mỗi năm [24]. Nghiên cứu
cũng cho thấy, bệnh vẩy nến ở các mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng
đều liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống và chi phí điều trị, vậy nên
kiểm soát tình trạng bệnh là mấu chốt vô cùng quan trọng và cấp thiết .
1.3.2.

Tại Việt Nam
Trong gần 2 thập kỷ qua, đổi mới ngành Y tế đã chiếm vị trí ưu tiên cao

trong chương trình phát triển và định hướng chiến lược của mỗi quốc gia. Tại
nhiều nước đang phát triển, chính phủ đang phải đối mặt với sức ép ngày càng
tăng nhằm nâng cao hiểu quả và khả năng tài chính cho hệ thống cũng cấp
dịch vụ y tế, đặc biệt là trong việc đổi mới nhằm nâng cao điều kiện sống chi
người nghèo [25].
Tuy nhiên, những thay đổi và xu hướng thực tiễn của ngành y tế trong
vòng hai thập kỷ qua thường mâu thuẫn với những mục tiêu đề ra. Nhìn


22

chung, tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng

trường kinh tế [26]khiến nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe vốn hạn hẹp càng
trở lên khan hiếm. Bệnh tật không những khiến bệnh nhân đương đầu với khó
khăn tài chính khi nằm viện mà còn phải gánh chịu những ảnh hưởng của
bệnh đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh chung, những
thông tin về gánh nặng kinh tế cho bệnh tật ngày càng trở lên cần thiết cho
các nhà hoạch định chính sách trong xác định ưu tiên và phân bổ nguồn lực.
Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về gánh nặng kinh
tế của bệnh tật.Nghiên cứu được thực hiện trên quan điểm người cung cấp
dịch vụ hoặc trên quan điểm người sử dụng dịch vụ.“Phân tích chi phí điều trị
một số bệnh thường gặp tại bệnh viện huyện Ba Vì năm 2005” của Nguyễn
Tuấn Anh vào năm 2007 [25] được thực hiệm trên quan điểm của người cung
cấp dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ
em dưới 5 tuổi là 608.550± 275.430 VNĐ; chi phí điều trị viêm ruột thừa là
2.422.033± 459.144 VNĐ; chi phí cho mổ lấy thai là 2.720.889± 594.330
VNĐ và chi phí điều trị tăng huyết áp là 934.77± 521.866 VNĐ.
Trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ, nghiên cứu của Nguyễn
Hoàng Trung về “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào
huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh” tiến hành năm 2013, đưa ra
kết quả chi phí trung bình cho một đợt điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh
bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt là 1.696.560 VNĐ, chỉ bằng 1/3
chi phí của phương pháp ôn châm là 4.381.945VNĐ, hai phương pháp này có
sự chênh lệch về chi phí lên tới 2.685.385 VNĐ [27]. Kết quả này là cơ sở
quan trọng cho lựa chọn phương pháp điều trị, lập kế hoạch và quản lý.
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện nào về chi
chí cho điều trị vảy nến nói chung, cũng như chi phí trực tiếp điều trị bệnh
vảy nến trên quan điểm người sử dụng dịch vụ nói riêng.


23


1.4.

Vài nét về bệnh viện Da liễu trung ương
Bệnh viện Da liễu trung ương nằm tại 15 Phương Mai, quận Đống Đa,

thành phố Hà Nội.Từ khoa “Bệnh lý Nội thương- Da liễu” được hình thành
vào tháng 2/1954 và Trường đại học Y Dược trên núi rừng Việt Bắc (Chiêm
Hóa, Tuyên Quang), giáo sư Đặng Vũ Hỷ cùng với 45 cán bộ- công nhân viên
kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp đã về tiếp quản khu ngoài da của
Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 10/1954. Trải qua những giai đoạn phát triển,
ngày 28/1/1982, Bộ Y tế ra quyết định số 70/BYT-QL thành lập Viện Da liễu
Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế nằm trong Bệnh viện Bạch Mai.Ngày 30/3/2006,
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện
Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế. Đến ngày 13/11/2009, Bộ Y tế ban hành
quyết định số 4453/QĐ-BYT về việc đổi tên Viện Da liễu Quốc gia thành
Bệnh viện Da liễu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
Bệnh viện Da liễu trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Da
liễu có chức năng: Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán,
điều trị, dự phòng và phục hồi các bệnh thuộc ngành bệnh Phong và Da liễu;
đào tạo cán bộ; công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; chỉ đạo
tuyến; hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế trong Bệnh viện; tổ chức các hội nghị
khoa học cấp Viện, trong khu vực tại Viện; tổ chức các chương trình hợp tác
nghiên cứu khoa học phối hợp trong và ngoài nước theo sự phân công.
Hệ thống tổ chức của bệnh viện hiện nay gồm khối các khoa phòng
chức năng, các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng. Với tổng số cán bộ
bệnh viện là 295 tính đến 31/12/2015, trong đó có 159 viên chức Bệnh viện,
17 cán bộ thuộc biên chế bộ môn Da liễu Trường đại học Y Hà Nội, nhân viên
hợp đồng là 68…vv.
Về công tác khám chữa bệnh, bệnh viện đã xây dựng một phòng xét
nghiệm hiện đại đáp ứng nhu cầu chẩn đoán nhanh, chính xác các bệnh da,



24

phong, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh da hiếm gặp.Bệnh
viện còn chú trọng phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị chuyên sâu trong
đó, đặc biệt ưu tiên các phương pháp điều trị bằng laser, phẫu thuật chỉnh
hình, tạo hình thẩm mỹ.Ngoài ra, khoa khám bệnh còn triển khai thêm phòng
siêu âm màu 4 chiều với tổng số 960 lượt bệnh nhân.Ngày 9/1/2016, Bệnh
viện tổ chức cắt băng khánh thành tòa nhà Kỹ thuật cao bao gồm 11 tầng nổi,
1 tầng hầm, với quy mô 150 giường bệnh nội trú. Khi đi vào hoạt động, tòa
nhà này sẽ là nơi khám và điều trị công nghệ cao về lĩnh vực da liễu cho
người dân trong cả nước, là địa chỉ tin cậy đối với nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân về các bệnh da, bệnh phong, bệnh lây truyền qua đường tình
dục và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu chăm sóc da thẩm mỹ bằng các công nghệ
hiện đại.
Theo thống kê năm 2009, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiếp nhận
hơn 179.000 lượt bệnh nhân đến khám. Cũng theo thống kê của Bệnh viện Da
liễu Trung ương hàng năm, bệnh vảy nến chiếm 5-7% số bệnh nhân đến khám
tại các phòng khám Da liễu [2]. Bệnh nhân vảy nến sẽ điều trị nội trú tại
Khoa điều trị bệnh da nam giới (Khoa D2) và Khoa điều trị bệnh da nữ và trẻ
em (Khoa D3).


25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa điều trị bệnh da nam giới (D2) và

khoa điều trị bệnh da nữ và trẻ em (D3) Bệnh viện Da liễu trung ương từ
tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
Thời gian thu thập số liệu từ 1/3/2016 đến 29/4/2016.
2.2

. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân Vảy nến điều trị tại khoa D2, D3 bệnh viện Da liễu trung

ương trong năm 2014 và quý 1-2 năm 2016.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu :
-

Bệnh nhân nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
Được chẩn đoán xác định mắc bệnh Vảy nến theo tiêu chuẩn của Y học

-

hiện đại và được điều trị nội trú tại bệnh viện Da liễu trung ương.
Đối tượng tham gia phần nghiên cứu chi phí trực tiếp ngoài y tế được
phỏng vấn trực tiếp phải tình nguyện tham gia nghiên cứu và ra viện
trong thời gian tháng 3-4/2016

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nghiên cứu :
-

Không hoàn thành đợt điều trị.
Đối tượng hồi cứu bệnh án: loại bỏ những bệnh án mà thông tin lưu giữ


-

chưa hoàn chỉnh hoặc chưa thống nhất.
Đối tượng phỏng vấn trực tiếp: từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có

tinh thần không tỉnh táo.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Phân tích chi phí điều trị bệnh dựa trên hồi cứu bệnh án kết hợp phỏng
vấn trực tiếp bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu trung
-

ương, chuẩn bị xuất viện.
Nghiên cứu được thực hiện trên quan điểm của người sử dụng dịch vụ, các chi
phí trực tiếp gồm chi phí cho y tế và chi phí ngoài y tế phát sinh cho bệnh
nhân đã được đưa vào tính toán.


×