Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án tổng hợp sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.01 KB, 7 trang )

Tiết 57- 60 Chủ đề 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG
Số tiết: 4 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: Các khí công nhiệp thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ,
các tác nhân gây đột biến.
- Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
-Thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và
sinh vật.
- Giải thích được sử dụng quá mức năng lượng các nguồn tài nguyên khác dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên và suy thoái môi trường.
- Giải thích được nguyên nhân của mất rừng , hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn và hậu quả của
chúng, thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững.
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện
pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của HS đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
- Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa
phương.
2. Kĩ năng:
a) Kĩ năng môn học:
- Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Khả năng khái quát hóa kiến thức.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng hoạt động nhóm.
b) Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về tác động của con người tới môi
trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
- Kĩ năng kiên định, phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường.


- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường , Hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tố, nhóm, lớp và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường , Hậu quả của ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng lập kế hoạch tìm hiểu môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng hợp tác giao tiếp có hiệu quả khi điều tra tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Năng lực cần phát triển:
a) Các năng lực chung:


a.1/ Năng lực tự học:
- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: Các khí công nhiệp thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ,
các tác nhân gây đột biến.
- Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
-Thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người
và sinh vật.
a.2/ Năng lực giải quyết vấn đề:
- Biết cách xử lý và trình bày thông tin thu thập được về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương
và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
a.3/ Năng lực tư duy sáng tạo:
- Giải thích được nguyên nhân của mất rừng , hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn và hậu quả của
chúng, thấy được hiệu quả của việc phát triển bền vững.
a.4/ Năng lực tự quản lý:

- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện
pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của HS đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
a.5/ Năng lực giao tiếp:
- Có khả năng liên hệ, phỏng vấn điều tra để thu thập thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường ở
địa phương.
- Thực hiện tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.
a.6/ Năng lực hợp tác:
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu …
a.7/ Năng lực sử dụng CNTT và truyển thông ( ICT):
- HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo …
- Trình chiếu báo cáo kết quả nghiên cứu.
b) Các năng lực chuyên biệt:
b.1/ Quan sát:
- Quan sát tranh vẽ để tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Quan sát tranh vẽ để tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Quan sát tranh vẽ để tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường..
b.2/ Xử lý và trình bày số liệu:
- HS thu thập, xử lý và trình bày thông tin rõ ràng, dễ hiểu, logicve62 điều tra để thu thập thông tin
về
b.3/ Đưa ra các định nghĩa:
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
b.4/ Đưa ra các tiên đoán:
- Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa
phương.
b.5/ Tìm kiếm mối quan hệ:
- Tìm ra mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người, từ đó nâng cao nhận thức của
HS đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
b.6/ Hình thành giả thuyết khoa học:
- Hình thành giả thuyết khoa học về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người,

nâng cao nhận thức của HS đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:


Nội dung
chủ đề
ND2: Ô
nhiễm môi
trường

ND3: Thực
hành: Tìm
hiểu tình
hình môi
trường địa
phương

Nhận biết

Thông hiểu

- Nêu được khái - Liệt kê được một số
niệm ô nhiễm môi chất gây ô nhiễm môi
trường.
trường: Các khí công
- Hiểu được nhiệp thuốc trừ sâu,
các nguyên nhân thuốc diệt cỏ , các tác
chính gây ô nhiễm nhân gây đột biến.
và tác hại của việc ô - Giải thích được hậu
nhiễm môi trường.

quả của ô nhiễm ảnh
-Thấy được hiệu hưởng đến sức khỏe
quả của việc phát và gây ra nhiều bệnh
triển bền vững, có ý tật cho con người và
thức bảo vệ môi sinh vật.
trường.
Chỉ ra được nguyên
nhân gây ô nhiễm
môi trường ở địa
phương và từ đó đề
xuất được các biện
pháp khắc phục.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Giải thích được
sử dụng quá mức
năng lượng các
nguồn tài nguyên
khác dẫn đến cạn
kiệt tài nguyên và
suy
thoái
môi
trường.

- Giải thích
được

nguyên
nhân của mất
rừng , hiệu ứng
nhà kính, thủng
tầng ô zôn và
hậu quả của
chúng,
thấy
được hiệu quả
của việc phát
triển bền vững.

- Liên hệ và vận - Nâng cao nhận
dụng giải thích một thức của HS đối với
số vấn đề liên quan việc chống ô nhiễm
đến ô nhiễm môi môi trường.
trường trong thực tế
địa phương.

III. Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu, một số hình ảnh minh họa
HS: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm trình bày một vấn đề:
Nhóm 1: Ô nhiễm do chất khí ( Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục)
Nhóm 2: Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học( Nguyên nhân, hậu quả, biện
pháp khắc phục)
Nhóm 3: Ô nhiễm do chất thải rắn ( Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục)
Nhóm 4: Ô nhiễm do chất phóng xạ( Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục)
Nhóm 5: Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh( Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục)
Nhóm 6: Ô nhiễm do tiếng ồn( Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục)
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1
Hoạt động 1:Tìm hiểu ô nhiễm môi trường là gì?
GV cho hs qua sát một số hình ảnh về ô nhiễm môi
trường
- Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó?
- Y/c hs nghiên cứu sgk để xác định được ô nhiễm
môi trường là gì?
- Lưu ý:Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con
người gây ra và còn do một số hoạt động của tự

- Quan sát hình ảnh
- Nghiên cứu sgk, thảo luận theo nhóm và
cử đại diện trình bày các câu ở phần lệnh.
- Đạidiện nhóm trả lời,
các nhóm khác nhận xét bổ sung.


nhiên(núi lửa, thiên tai)
- Gọi đại diện nhóm trả lời,nhận xét, bổ sung.
. Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời làm thay đổi các tính
chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây ra tác hại đến đời sống của con người và các sinh
vật khác.
- Nguyên nhân:
+ Chủ yếu do hoạt động của con người.
+ Do tự nhiên: núi lửa, thiên tai lũ lụt…
Hoạt động 2: Ô nhiễm do chất khí
GV hướng dẫn các em trình bày
Đại diện nhóm trình bày
Gv nhận xét bổ sung

Các nhóm khác đặt câu hỏi về vấn đề ô nhiễm
do chất khí
- Ô nhiễm do chất khí :
+ Nguyên nhân: các chất khí thải ra từ hoạt động :Các khí các bon o xit( co) , khí lưu huỳnh đi ô xít
( So2) , khis cac bo nic( co2). Ni tơ đi ô xít( No2) .... và bụi
Hoạt động công nghiệp: Các nhà máy sản xuất
Sinh hoạt : Đun nấu, phương tiện giao thông
Cháy rừng
Khói thuốc lá
+ Hậu quả: Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe co người và sự sống các sinh vật
khác
+ Biện pháp khắc phục:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây
chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm
không khí bởi mồ hóng và SO2.
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí
nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương
tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy
nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu

vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay
xảy ra tình trạng ùn tắc.
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các sản phẩm khử khuẩn, thanh lọc không khí để giúp cho bầu
không khí trong gia đình luôn trong lành như máy lọc không khí Airocide– sáng chế bởi NASA.
Loại máy lọc này sẽ giúp loại bỏ bụi, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, các chất hữu cơ bay hơi, các chất ô
nhiễm không khí như CO, SO2, NOx để giúp con người luôn khoẻ mạnh và phóng tránh các bệnh về

đường hô hấp trong thời ô nhiễm.


Hoạt động 3: Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Nhóm 3 trình bày:
GV hướng dẫn HS trình bày
Các nhóm theo dõi và bổ sung
Nhận xét bài trình bày của học sinh
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật:
+ Nguyên nhân: Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất như: Thuốc diệt cỏ, diệt nấm ,
thuốc trừ sâu….Chất độc hóa học trong chiến tranh
+ Hậu quả: Làm ô nhiễm không khí , đất , nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
+ Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt
- Ủ phân hữu cơ trước lúc bón
- Sử dụng thiên địch
- Sane xuất lương thực, rau sach….
Hoạt động 4: Ô nhiễm do chất thải rắn
Nhóm 3 trình bày
GV hướng dẫn HS trình bày
Nhận xét bài trình bày của học sinh

Các nhóm theo dõi và bổ sung

- Ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Nguyên nhân: Chất thải rắn thải ra từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, y tế…
+ Hậu quả: Gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh phát triển.
+ Biện pháp khắc phục:
- Tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn môi trường đối với chất thải, kiểm tra chặt chẽ việc xử lý chất thải
đạt tiêu chuẩn môi trường; giám sát việc phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại;

tiến tới đầu tư các Trung tâm xử lý chất thải nguy hại tập trung.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải nhằm giảm thiểu chất thải
phát sinh.
- Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển công nghệ tái chế, xử lý chất thải giảm lượng chất thải phải
chôn lấp.
- Tuyên truyền để thay đổi thói quen tiêu dùng, phân loại chất thải tại nguồn,
- Tăng dần mức phí thu gom, xử lý rác thải.
- Khoanh vùng, cô lập và xử lý các khu vực bị ô nhiễm do chất thải, hoá chất tồn lưu đã được phát
hiện.


IV. CÂU HỎI – BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ:
Hãy nêu hậu quả của những việc làm xấu đối với môi trường và những hành động cần thiết
khắc phục hậu quả xấu đó?
Bài tập:
Bài 1:Ô nhiễm môi trường là gì?
a.Là hiện tượng MT tự nhiên bị làm bẩn
b.Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hóa học và sinh học của MT
c. Là hiện tượng gây tác động xấu đến MT, do đó có tác hại tới đời sống của sinh vật và con người.
d.Cả a, b, c
Bài 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
a.Do hoạt động của con người
b.Do hoạt động của sinh vật( trừ con người)
c.Do hoạt động của núi lửa, cháy rừng
d. Cả b và c
Bài 3:Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
a.Cháy rừng
b. Khí thảy do sản xuất công nghiệp, hoạt động các phương tiện giao thông.
c. Đun nấu trong gia đình
d. Cả a, b,c

Bài 4:Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?
a.Các chất thải không được thu gom
b. Các chất thải không được xử lí
c. VSV gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng
cách.
d. Các chất thải được thu gom nhưng không được xử lí .
Bài 5:Để hạn chế ô nhiễm MT do thuốc bảo vệ thực vật, cần phải làm gì?
a. Sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và đúng cách.
b.Quản lí chặt chẽ về nguồn gốc và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường.
c.Giáo dục ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
d.Cả a,b,c
Bài 6:Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
a. Trồng nhiều cây xanh
b. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
c. Bảo quản và sử dụng hợp lí hóa chất bảo vệ thực vật.
d.Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
Bài 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng gì đến con người.
b. Ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp
c. Ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng gì đến sinh vật
d. Cả a, b, c
Bài tập 3: a.Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
b.Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của
ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng
cách nào?
Bài tập 4: Kiểm tra 15 phút ( thực hành)
1. Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Những hoạt động nào của con người
gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi của
hệ sinh thái đó?
2. Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương?

Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?
Đáp án – Biểu điểm:
1. Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát: 2đ
Những hoạt động của con người gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó: 1đ


Những để khắc phục những biến đổi của hệ sinh thái đó: 2đ
2. Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương:
3đ.
Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm:
2đ.



×