Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Giáo án tổng hợp sinh học 10 nguyễn thị hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 87 trang )

Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

Ngày soạn: 21/8/2016
Ngày dạy: 22 đến ngày 27
Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

tuần 1
tiết 1

Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao
- Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới
- Giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc cuả thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
- Trình bày được đặc điểm chung của của các cấp tổ chức sống.
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm tài liệu trình bày về đa dạng sinh học.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- Rèn tư duy phân tích - tổng hợp, kĩ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại.
3. Thái độ:

- HS hiểu cơ sở khoa học về các cấp độ tổ chức sống trong sinh giới.
- Ý thức nhìn nhận đúng về thế giới sống, rất đa dạng nhưng lại thống nhất.
- Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
4.Xác định nội dung trọng tâm của bài



Đặc điểm chung các cấp tổ chức sống.
5. định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực tự học
Năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy
Năng lực giao tiếp hợp
tác
Năng lực sử dụng CNTT

Năng lực thành phần
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề. Tự nghiên cứu thông tin về các
giới sinh vật.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế giới sống.
Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ
chức sống từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề:
nguyên tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...
HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học : phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK.

2. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
2. B¶ng m« t¶ c¸c n¨ng lùc cã thÓ ph¸t triÓn trong bµi:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Ôn tập các củng cố các
Hiểu được thế giới sống đa dạng - Lấy ví dụ chứng
cấp tổ chức kiến thức lý
nhưng thống nhất
minh lý thuyết
của TGS
thuyết trong
GV: Nguyễn Thị Hương

1

Vận dụng cao
Biết làm các
bài tập.
Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

bài


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
I. Các cấp tổ chức của thế giới
sống: (10p)
Thế giới sống được chia thành
các cấp tổ chức từ thấp đến cao
theo nguyên tắc thứ bậc: Tế bào,
cơ thể, quần thể, quần xã và hệ
sinh thái. Trong đó, tế bào là đơn
vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể
sinh vật.
II. Đặc điểm chung của các cấp
tổ chức sống: (20p)
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ
bậc:
Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức
sống cấp dưới làm nền tảng xây
dựng nên tổ chức sống cấp trên.
Ví dụ: SGK
Ngoài đặc điểm của tổ sống
cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có
những đặc tính riêng gọi là đặc
tính nổi trội.
Ví dụ: SGK
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
Mọi cấp tổ chức sống đều có
các cơ chế tự điều chỉnh đảm
bảo duy trì và điều hòa sự cân

bằng động trong hệ thống, giúp
tổ chức sống có thể tồn tại và
phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Nhờ sự thừa kế thông tin di
truyền nên các sinh vật đều có
đặc điểm chung.
- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay
đổi, biến dị không ngừng phát
sinh, quá trình chọn lọc luôn tác
động lên sinh vật, nên thế giới
sống phát triển vô cùng đa dạng
và phong phú.

Hoạt động 1:
GV chia nhóm HS, yêu
cầu HS nghiên cứu SGK,
thảo luận nhanh trả lời.
Câu hỏi: Thế giới sống
được tổ chức theo những
cấp tổ chức cơ bản nào?
GV yêu cầu các HS khác
bổ sung.
GV đánh giá, kết luận.

Hoạt động của HS

Năng lực được hình
thành


Năng lực cá nhân:
HS tách nhóm theo
yêu cầu của GV, nghe
Hình thành các năng lực
câu hỏi và tiến hành
đọc hiểu.
thảo luận theo sự
phân công của GV.
Năng lực phân tích so sánh.
Các nhóm cử đại diện
trình bày kết quả thảo
luận.
Các thành viên còn
lại nhận xét, bổ sung.

Năng lực khái quát hóa.

Năng lực diễn đạt ngôn
ngữ.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu các nhóm
thảo luận theo câu hỏi
được phân công.
+ Nhóm 1 và nhóm 2:
Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ
chức thứ bậc và đặc tính
nổi trội của các cấp tổ
chức sống.
GV nhận xét, kết luận.


Nhóm 1,và 2 tiến
hành thảo luận theo
yêu cầu của GV, cử
đại diện trình bày.
Các nhóm còn lại bổ
sung.

+ Nhóm 3 và nhóm 4:
Câu hỏi: Thế nào là hệ
thống mở và tự điều Nhóm 3, 4 cử đại
chỉnh? Cho ví dụ.
diện lên trình bày kết
GV điều chỉnh, kết luận. quả thảo luận.
Các nhóm khác bổ
sung.
GV yêu cầu nhóm 5, 6
trình bày kết quả.
+ Nhóm 5 và 6
Câu hỏi: Cho ví dụ
chứng minh thế giới sống
đa dạng nhưng thống Nhóm 5, 6 trình bày
nhất.
kết quả, các nhóm
còn lại nhận xét, bổ
GV tổng hợp, kết luận.
sung.

Năng lực giao tiếp xã hội:
Hình thành năng lực xác
định mục tiêu nhiệm vụ và

có ý thức hoàn thành
nhiệm vụ cá nhân, biết lắng
nghe tôn trọng ý kiến
người khác.

Năng lực ghi chép ngắn
gọn, khoa học, có hệ thống
ký tự viết tắt riêng.

IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH (7p)
GV: Nguyễn Thị Hương

2

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài:
Tên bài
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng CĐ thấp

Vận dụng CĐ
cao


Các cấp tổ - Nêu được đặc điểm của
chức của thế các cấp độ tổ chức của
giới sống.
thế giới sống.
- Nêu được đặc điểm
chung của thế giới sống.

- Phân biệt được các cấp - Giải thích tại sao thế giới
độ tổ chức của thế giới sống là hệ thống mở và tự
sống.
điều chỉnh.
- Giải thích được các đặc - Giải thích tại sao thế giới
điểm chung của thế giới sống liên tục tiến hóa
sống.
- Tổng kết lại hệ thống sống, cho HS xép lại sơ đồ về các cấp tổ chức của hệ thống sống.
- Cho HS tổng kết lại bài bằng khung cuối bài.
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để kiểm tra lại quá trình tiếp thu bài của HS.
2. Câu hỏi củng cố
Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản?
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ.
- Gồm các cấp tổ chức cơ bản: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản
cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh
vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng
trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
- Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ //thể sẽ tự điều
chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và

thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa.
Câu 3. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
- Sau khi ăn nhiều tinh bột: nồng độ glucozơ trong máu cao gan sẽ đưa glucozơ về dạng glycogen dự trữ.
- Xa bữa ăn: nồng độ glucozơ trong máu thấp gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucozơ đưa vào máu.
Câu 4. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Vì:
- Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong TB
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ Tb
- TB được cấu tạo bởi nguyên tử, phân tử, đại phân tử, bào quan và chúng chỉ thực hiện chức năng sống khi chúng
tướng tác lẫn nhau và nằm trong TB toàn vẹn.
Câu 5. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ
sinh thái và Sinh quyển?
– Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định.
– Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.
– Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
– Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
– Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định, vào một thời điểm nhất
định.
– Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.
– Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.
– Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và sinh cảnh của chúng.
Câu6. Tại sao TB vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đvị chức năng?
- Đvị cấu trúc:
+ Mọi sv đều được cấu tạo từ TB
+ MỖi TB đều có cấu trúc gồm: nhân, MSC,TBC,...Nhưng các bào quan này chỉ thực hiện dưdợc chức năng của
chúng khi chúng nằm trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức TB toàn vẹn.
- Đvị chức năng:
+ Tất cả các hoạt động sống của tb như: TĐC, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,... đều được diễn ra rong
GV: Nguyễn Thị Hương


3

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

tb, dù là cơ thể đơn bào or đa bào
+ Sự tổn thương của TB sẽ dẫn đến tổn thương mô, cq, hệ cq, cơ thể ( đối với sv đa bào) và có thể gây chết ( đối
vs cơ thể đơn bào )
Câu 7. Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ
vai trò chủ đạo trong điều khiển cân bằng nội môi?
Gợi ý: cho ví dụ minh hoạ một số bệnh do ăn uông không hợp lí: ăn nhiều thịt ( giàu protein) thì cơ thể sẽ ko sử
dụng hết các aa vào việc cấu tạo nên protein của cơ thể mà lại phân huỷ chúng làm cho gan làm việc quá tải và
thận phải làm việc nhiều để loại bỏ bớt ure( sản phẩm độc của quá trình phân giải protein)
Trẻ em ăn nhiều thịt bị béo phì, hoặc thiếu ăn thì bị suy dinh dưỡng
Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hoà căn băng cơ thể
Ngµy so¹n: 28/ 8 / 201 6
TuÇn: 2
Ngµy d¹y: Tõ ngµy 29 ®Õn ngµy 3/9
TiÕt: 2
Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT

Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về giới
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới)

- Nêu được đặc điểm chính của 5 giới sinh vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ
- Khái quát hoá kiến thức
3. Thái độ:
Nhận thức đúng về thế giới sống
4. Nội dung trọng tâm của bài:

Hệ thống phân loại và đặc điểm của các giới sinh vật.
5: Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung :
Nhóm năng lực
Năng lực tự học
Năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy

Năng lực thành phần
- HS biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Phân loại được các sinh vật theo hệ thống phân loại năm giới, sưu tầm tranh ảnh minh họa.

Phát triển năng lực tư duy thông qua phân biệt được sự khác nhau của các cấp tổ chức sống
từ đó rút đăc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
Năng lực giao tiếp HS phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong nhóm về các vấn đề: nguyên
hợp tác
tề: nguyên tăc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh...
Năng lực sử dụng HS biết sử dụng phần mềm word, thu thập thông tin tranh ảnh qua mạng internet.
CNTT


- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học : phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
GV: Nguyễn Thị Hương
4

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10
Nội dung
I. Giới và hệ thống phân loại 5
giới:
1. Khái niệm giới:
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất,
gồm các ngành sinh vật có đặc
điểm chung.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
Oaitâykơ và Magulis chia thế
giới sinh vật thành 5 giới: Khởi
sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật
và Động vật.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:

1. Giới Khởi sinh: (Monera)
- Là những sinh vật nhân sơ, cơ
thể đơn bào.
- Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng
hoặc tự dưỡng.
- Bao gồm các loài vi khuẩn.
2. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Là những sinh vật nhân thực,
cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
- Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng
hoặc tự dưỡng.
- Bao gồm: Tảo, nấm nhầy và
động vật nguyên sinh.
3. Giới Nấm: (Fungi)
- Tế bào nhân thực, cơ thể đơn
bào hoặc đa bào.
- Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng
hoại sinh.
- Đại diện: nấm rơm, nấm mốc,
nấm men,…

Trường: THPT YALY
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV nêu câu hỏi, yêu cầu
HS nghiên cứu SGK trả lời. HS lắng nghe câu hỏi,
- Giới là gì?
tự tham khảo SGK trả

lời.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu
HS thảo luận nhanh trả lời.
- Sinh giới được chia thành Học sinh nghe câu hỏi
mấy giới? Hệ thống phân nghiên cứu SGK, thảo
loại này do ai đề nghị?
luận nhanh và trả lời
Hoạt động
GV nêu câu hỏi, yêu cầu
HS tách nhóm theo sự phân
công và tiến hành thảo luận
theo nhóm.
+ Nhóm 1:
Câu hỏi: Trình bày đặc
điểm của các sinh vật thuộc
giới Khởi sinh ?
GV nhận xét, kết luận.

HS tách nhóm theo yêu
cầu của GV, nhận câu
hỏi của nhóm và tiến
hành thảo luận, ghi
nhận kết quả, sau đó cử
đại diện lên trình bày.
Nhóm 1 trình bày kết
quả, các nhóm khác bổ
sung.

+ Nhóm 2:
Câu hỏi: Trình bày đặc

điểm của các sinh vật thuộc Nhóm 2 trình bày kết
giới Nguyên sinh và giới quả lên thảo luận.
Nấm?

Năng lực được
hình thành
Năng lực cá nhân:
Hình thành các
năng lực đọc
hiểu.
Năng lực phân
tích so sánh.
Năng lực khái
quát hóa.

Năng lực diễn đạt
ngôn ngữ.

Năng lực giao
tiếp xã hội:
Hình thành năng
lực xác định mục
tiêu nhiệm vụ và
có ý thức hoàn
thành nhiệm vụ
cá nhân, biết lắng
nghe tôn trọng ý
kiến người khác.

GV yêu cầu nhóm 2 trình Các nhóm còn lại nhận

bày kết quả.
xét, bổ sung.
GV đánh giá, tổng kết.

4. Giới Thực vật: (Plantae)
- Cơ thể đa bào, nhân thực, có
thành Xenlulôzơ.
- Có khả năng quang hợp, dinh
dưỡng theo kiểu quang tự
dưỡng.
- Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt
trần, Hạt kín.
- Vai trò: cung cấp nguồn thực
phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều
hòa khí hậu, giữ nguồn nước
ngầm,… cho con người.
GV: Nguyễn Thị Hương

+ Nhóm 3:
Câu hỏi: Trình bày đặc
điểm của các sinh vật thuộc
giới Thực vật?
Nhóm 3 trình bày kết
GV yêu cầu nhóm 3 trình quả lên thảo luận.
bày kết quả.
Các nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung.
GV đánh giá, nhận xét, kết
luận.
5


Năng lực ghi chép
ngắn gọn, khoa
học, có hệ thống
ký tự viết tắt
riêng.

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10
5. Giới Động vật: (Amialia)
- Cơ thể đa bào, nhân thực.
- Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng
- Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ,
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn,
Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp,
Da gai, Động vật có xương sống.
- Có vai trò quan trọng với tự
nhiên và con người.

Trường: THPT YALY
+Nhóm 4:
Câu hỏi : Trình bày đặc
điểm của các sinh vật thuộc Nhóm 4 trình bày kết
giới Động vật?
quả lên thảo luận.
GV yêu cầu nhóm 4 trình
bày kết quả.
Các nhóm còn lại nhận

xét, bổ sung.
GV đánh giá, nhận xét, kết
luận.

IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH (7p)
1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài:
Tên bài
2- Giới sinh vật

Nhận biết
- Nêu khái niệm và hệ thống
phân loại 5 giới.
- Nêu được đặc điển chung
của mỗi giới

Thông hiểu
- Phân biệt các giới sinh vật
- So sánh giữa các giới.

Vận dụng CĐ thấp

Vận dụng CĐ cao
- Giải thích tại sao Nấm được
xếp vào giới riêng (giới nấm).
Thực vật hạt kín phân bố rộng
rãi trên trái đất.

2. Câu hỏi củng cố
Câu 1. Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực?
Gồm: Giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
a.Giới Khởi sinh: (Monera)
- Đại diện: vi khuẩn
- Tế bào nhân sơ
- Cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)
- Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật
- Hình thức sống: tự tự dưỡng dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.
b. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Đại diện: Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,…
- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.
- Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào.
- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh.
c. Giới Nấm: (Fungi)
- Đại diện: nấm rơm, nấm mốc, nấm men,…
- Tế bào nhân thực.
- Cơ thể đơn bào và đa bào dạng sợi.
- Cấu tạo cơ thể có thành tế bào là kitin, không có lục lạp.
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Câu 3. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi trường, chúng ta cần làm gì để
bảo vệ đa dạng sinh học?
Nguyên nhân:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi tường
sống của động vật.
- Săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là
khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Biện pháp bảo vệ:
- Cần có những biện pháp cấm đốt , phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Câu 4. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, chống sạt lỡ, sói mòn, lũ lụt, hạn

hán.… cho con người.
Câu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vật
Giới Thực vật: (Plantae)
Giới Động vật: (Amialia)
Đại diện
Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun
dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp,
Da gai, Động vật có xương sống.

GV: Nguyễn Thị Hương

6

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10
Cấu tạo

Trường: THPT YALY

- Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành Xenlulôzơ, có bào quan
là lục lạp.

- Cơ thể đa bào, nhân thực, không có thành tế bào,
không có bào quan là lục lạp.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .


- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng
nhanh

Kiểu dinh dưỡng
Tự dưỡng
Dị dưỡng
Câu 6. Thực vật có nguồn gốc từ đâu? Tảo lục đơn bào nguyên thủy.
Câu 7. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật?
-Loại tế bào.
- Mức độ tổ chức cơ thể.
- Kiểu dinh dưỡng.
Câu 8. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
- Thành tế bào là kitin không phải xenluluzơ
- Không có bào quan là lục lạp
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào, thực vật là cấu tạo đa bào.

Ngày soạn: 4/ 9 / 2016
Ngày dạy: từ ngày 5 đến ngày 10

Tuần: 3
Tiết : 3

PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 3,4: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-NƯỚC VÀ CACBOHIĐRAT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các thành phần hoá học của tế bào
- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống.
- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hoá học(được cấu tạo chỉ từ một
nguyên tố Sinh học cơ bản).
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lí hoá của nước như thế nào.
- Trình bày được vai trò của nước đối với sự sống.
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa có trong cơ thể sinh vật.
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat và kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào
- Trình bày được chức năng của một số loại đường trong cơ thể sinh vật.
2. Kĩ năng:
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích - tổng hợp, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
- Quan sát, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
3. Giáo dục:
- Thấy rõ tính thống nhất của vật chất.
- Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học..
4. Nội dung trọng tâm của bài: - Các nguyên tố chính cấu tạo nên tến bào.

- Cấu trúc hoá học và vai trò của nước.
- Các loại đường, chức năng của chúng.
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận
khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
GV: Nguyễn Thị Hương

7

Năm học: 2016 - 2017



Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học :Tranh vẽ cấu trúc hoá học của nguyên tử cacbon, phân tử nước ở trạng thái lỏng và
trạng thái rắn.Tranh 4.1; 4.2 trong SGK phóng to.
- Hình 5.1 SGK.
- Tranh ảnh (hay mẫu vật) các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit, đường glucôzơ và fructôzơ
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực được hình
thành
I. Các nguyên tố hóa học:
GV nêu câu hỏi, yêu cầu
Năng lực cá nhân:
- Tế bào được cấu tạo từ các HS thảo luận nhanh trả HS nghe câu hỏi,
nguyên tố hóa học. Người ta chia lời.
nghiên cứu SGK trả
Hình thành các năng

các nguyên tố hóa học thành 2 - Có bao nhiêu nguyên lời.
lực đọc hiểu.
nhóm cơ bản:
tố tham gia cấu tạo cơ
+ Nguyên tố đại lượng ( Có hàm thể sống - Những
Năng lực phân tích so
lượng ≥ 0,01% khối lượng chất nguyên tố nào là
sánh.
khô ): Là thành phần cấu tạo nên nguyên tố chủ yếu?
các đại phân tử hữu cơ( Protein,
Năng lực khái quát hóa.
cacbohidrat, lipit, axitnucleic) và GV nêu câu hỏi, yêu cầu
vô cơ để cấu tạo nên tế bào, tham HS nghiên cứu SGK trả HS nghiên cứu SGK,
gia các hoạt động sinh lí của tế lời.
độc lập trả lời.
bào. Bao gồm các nguyên tố như - Dựa vào cơ sở nào để Các HS khác nhận
C, H, O, N, Ca, S, Mg …
phân biệt nguyên tố đa xét, bổ sung.
Năng lực diễn đạt ngôn
+ Nguyên tố vi lượng ( Có hàm lượng và nguyên tố vi
ngữ.
lượng ≤0,01% khối lượng chất lượng?
khô ): Là thành phần cấu tạo nên
các enzim, hoocmon, điều tiết
quá trình trao đổi chất trong tế
Năng lực giao tiếp xã
bào. Bao gồm các nguyên tố như
hội:
Cu, Fe, Mn, Co, Zn…
GV nêu câu hỏi.

Hình thành năng lực
Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ - Vì sao nguyên tố vi HS thảo luận nhanh,
xác định mục tiêu
nhỏ nhưng không thể thiếu.
lượng chiếm tỉ lệ nhỏ trả lời.
nhiệm vụ và có ý thức
Ví dụ : SGK
nhưng không thể thiếu?
hoàn thành nhiệm vụ cá
II. Nước và vai trò của nước
nhân, biết lắng nghe
trong tế bào:
tôn trọng ý kiến người
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của
khác.
nước:
Hoạt động 1
- Cấu tạo: gồm 1 nguyên tử Ôxi và GV chia nhóm học sinh
HS tách nhóm theo
2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với Nêu câu hỏi và yêu cầu hướng dẫn của GV.
nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
học sinh thực hiện.
Tiến hành thảo luận
- Do đôi điện tử chung bị kéo về
theo sự phân công.
phía Ôxi nên phân tử nước có tính
phân cực, các phân tử nước này hút Nhóm 1 và 2:
Nhóm 1 và 2 thảo
phân tử kia và hút các phân tử khác Câu hỏi: Phân tích cấu luận, ghi và dán kết
nên nước có vai trò đặc biệt quan trúc liên quan đến đặc quả lên bảng.

trọng đối với cơ thể sống.
tính hóa lí của nước?
GV: Nguyễn Thị Hương

8

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

2. Vai trò của nước đối với tế bào:
- Nước là thành phần chủ yếu
của mọi cơ thể sống.
- Nước là dung môi hòa tan các
chất.
- Nước là môi trường của các
phản ứng.
- Tham gia các phản ứng sinh
hóa....
I. Cacbôhiđrat: (Đường)
1. Cấu trúc hóa học:
- Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ
được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên
tố: C, H, O.
Cacbôhiđrat có 3 loại:
+ Đường đơn: Hexôzơ (Glucôzơ,
Fructôzơ,…) ; Pentôzơ (Ribôzơ,…)

+
Đường
đôi:
Saccarôzơ,
Galactôzơ, Mantôzơ,…
+ Đường đa: Tinh bột, Glicôgen,
Xenlulôzơ, kitin
Các đơn phân trong phân tử
đường đa liên kết với nhau bằng
liên kết glicôzit.
2. Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ
cho tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế
bào và các bộ phận của cơ thể.
- Cacbohidrat liên kết với Protein
tạo nên các phân tử glicoprotein
cấu tạo nên các thành phần khác
nhau của tế bào.

GV nhận xét, đánh giá
Năng lực ghi chép ngắn
kết quả của từng nhóm. Nhóm 3, 4 tiến hành
gọn, khoa học, có hệ
Dặn HS vẽ hình 3.1 thảo luận, ghi và dán
thống ký tự viết tắt
vào tập.
kết quả lên bảng.
riêng.
GV yêu cầu nhóm 3, 4

trình bày kết quả.
Nhóm 3 và 4:
HS nghe câu hỏi,
Câu hỏi: Phân tích vai thảo luận nhanh, trả
trò của nước trong tế lời.
bào và cơ thể?
GV nhận xét, đánh giá,
kết luận vấn đề.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu
HS nghiên cứu SGK trả
lời.
- Cacbôhiđrat là gì?

HS nghe câu hỏi, đọc
SGK, cá nhân trả lời.

Năng lực cá nhân:
Hình thành các năng
lực đọc hiểu.
Năng lực phân tích so
sánh.
Năng lực khái quát hóa.

Các HS khác bổ
sung.
HS quan sát, thảo
GV nêu câu hỏi.
luận, xác định loại
Có mấy loại cacbôhiđường có trong các Năng lực diễn đạt ngôn
đrat? Kể tên đại diện cho mẫu vật.

ngữ.
từng loại?
GV cho HS xem các
mẫu hoa quả chứa nhiều
đường, yêu cầu HS quan HS tham khảo SGK, Năng lực giao tiếp xã
sát.
thảo luận nhanh, cử
hội:
đại diện trả lời.
Hình thành năng lực
GV nêu câu hỏi, yêu cầu Các HS khác
bổ
xác định mục tiêu
HS thảo luận nhanh trả sung.
nhiệm vụ và có ý thức
lời.
HS tách nhóm theo hoàn thành nhiệm vụ cá
- Các đơn phân trong hướng dẫn của GV.
nhân, biết lắng nghe
phân tử đường đa liên Tiến hành thảo luận tôn trọng ý kiến người
kết với nhau bằng loại theo sự phân công.
khác.
liên kết gì? Hãy phân
biệt các loại đường đa?
HS thảo luận, đại
GV chia nhóm học sinh
diện của 1 nhóm lên
Nêu câu hỏi và yêu cầu trình bày kết quả, các
học sinh thực hiện.
nhóm còn lại bổ

sung.
Câu hỏi: Nêu chức năng
của đường?
Năng lực ghi chép ngắn
gọn, khoa học, có hệ
thống ký tự viết tắt
riêng.

IV. CỦNG CỐ:
1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài
Tên bài

Nhận biết

GV: Nguyễn Thị Hương

Thông hiểu

9

Vận dụng CĐ thấp

Vận dụng CĐ
cao

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10


Trường: THPT YALY

1- Các nguyên tố
hóa học và nước

- Nêu được vai trò của các
nguyên tố hóa học.
- Nêu được cấu trúc, đặc
tính và vai trò của nước
đối với tế bào

- Giải thích hậu quả khi đưa tế bào
vào ngăn đó tủ lạnh.

2- Cacbinhiđrat

- Nêu được cấu trúc và
chức
năng
của
Cacbohiđrat, lipit

- Phân biệt cấu trúc và chức năng
của các loại lipit.
- Giải thích sự khác nhau về vấu
trúc dẫn đến sự khác nhau về chức
năng của một số loại đường đa.

- Giải thích tại sao khi tìm
kiếm sự sống ngoài vũ trụ

các nhà khoa học trước tiên
phải tìm xem ở đó có nước
hay không

2. Các câu hỏi theo từng mức độ nhận thức
Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở
người.
+ Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I,…
Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu.
+ Có vai trò hoạt hóa enzim
Ví dụ: Thiếu Iot ở động vật dẫn đến bệnh bướu cổ, trí não kém phát triển.
Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó
có nước hay không?
Vì có nước mới có sự sống:
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào, qui định hình dạng của tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Giúp ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.
Câu 3. Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau ?
- Do cơ thể chúng ta cần nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau-->Nếu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ có sự đa dạng về
các chất dinh dưỡng-->cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các loại nguyên tố cần thiết.
- Ngoài ra,ăn nhiều loại thức ăn sẽ đem lại cảm giác ngon miệng.
Câu 4. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?
– Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi
êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước
có tính phân cực.

– Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo
thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với
không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng
mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.
– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự
liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 5. Đưa TB sống vào ngăn đá của tủ lạnh có hậu quả gì?
- Nước trong TB sẽ đóng băng làm tăng thể tích và tinh thể nước sẽ phá vỡ thành TB, TB sẽ bị chết
Câu 6. Vì sao cacbon là nguyên tố quan trọng tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
- Vì lớp vỏ electron ngoài cùng có 4 e vì vậy nguyên tử C có thể cùng lúc lien kết với 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử C
khác và với nguyên tử khác tạo ra 1 số lượng lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.\
Câu 7. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?
- Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám
chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít, hay là 0,1%).
- Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của
con người.
- Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ
thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức
năng và hoạt động của cơ thể con người.
- Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại
thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu.

GV: Nguyễn Thị Hương

10

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10


Trường: THPT YALY

Ngày soạn: 11/09/2016
Ngày dạy: Từ ngày 12 đến ngày 16

Tuần: 4
Tiết : 4
BÀI 4, 5 : LIPIT VÀ PRÔTÊIN

I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo hoá học của, lipit, prôtêin
- Phân biệt được cấu trúc bậc 1,2,3,4 cuả phân tử prôtêin.
- Nêu được chức năng của các loại prôtêin và đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích các yếu tố đó ảnh hưởng đến chức
năng của prôtêin ra sao.
- Liệt kê các loại lipit có trong cơ thể sinh vật.
- Trình bày chức năng của các loại lipit.
2. Kĩ năng:
Quan sát tranh, để phát hiện kiến thức : phân tích, so sánh, khái quát
3. Thái độ:
Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học..
4. Trọng tâm bài giảng:

-Cấu trúc và chức năng của lipit, prôtein.
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận
khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin

và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học : phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
GV: Nguyễn Thị Hương

11

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Néi dung
Hoạt động của GV và HS
IV. LIPIT :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Lipit
1. Đặc điểm chung :
Các dạng lipit thường gặp ở trong tự
- Có tính kị nước
nhiên là gì ?

- Không được cấu tạo theo nguyên tắc GV cho HS đọc sách giáo khoa :
đa phân
Đặc điểm chung của lipit ?
- Thành phần hoá học đa dạng
- GV: chia nhóm, các nhóm hoạt
2. Các loại lipit :
động và hoàn thành phiếu học tập.
L.lip Mỡ
Photpho
Sterôit
Sắc
tố

+ Từng nhóm trình bày, sau đó gv
it
lipit
Vitamin
cho hs góp ý và rút ra kết luận
ND
Cấu
tạo
Chức
năng

I. Cấu trúc của prôtêin :
Pr là là hợp chất hữu cơ quan trong nhất
đối với cơ thể sống.
Pr là đại phân tử có cấu trúc đa phân mà
đơn phân tử là các axitamin.
Pr đa dạng và đacự thù do số lượng,

thành phần và trình tự sắp xếp các a.a

1. Cấu trúc bậc một :
- Các aa liên kết nhau tạo thành chuỗi
pôlipeptit
- Cấu trúc bậc 1 là số lượng và trình tự
sắp xếp của các loại aa trong chuỗi
pôlipeptit.
2. Cấu trúc bậc 2 :
Chuỗi pôlipeptit xoắn lo so hoặc gấp
nếp tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa
các aa trong chuỗi với nhau.
3. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 :
- Cấu trúc bậc 3 : cấu trúc bậc 2 tiếp tục
co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3
chiều đặc trưng.
- Cấu trúc bậc 4 : khi Pr có hai hay
nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối
hợp với nhau để tạo phức hợp pr lớn
hơn tạo nên cấu trúc bậc 4.

GV: Nguyễn Thị Hương

Hãy cho biết mỡ và dầu khác nhau ở
đặc điểm nào ? Tại sao ? ( dầu có
các axit béo chưa no, còn mỡ chứa
các axit béo no)
- Tại sao các động vật ngủ đông như
gấu thường có lớp mỡ rất dày ? (dự
trữ năng lượng). Gv nhận xét rút ra

KL
- Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu trúc
Prôtêin
GV : giới thiệu sơ lược về prôtêin
- Tiếng Hilạp là proteios nghĩa là ‘ vị
trí số 1’. Prôtêin chiếm 50% khối
lượng khô của hầu hết các loại tb.
- Có khoảng hơn 20 loại a.a khác
nhau
- VD minh hoạ
HS quan sát H 5.1a : cấu trúc bậc 1
của prôtêin?
GV : minh hoạ sự hình thành liên
kết peptit

Năng lực được hình thành
Năng lực cá nhân:
Hình thành các năng lực đọc
hiểu.
Năng lực phân tích so sánh.
Năng lực khái quát hóa.
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
Năng lực giao tiếp xã hội:
Hình thành năng lực xác định
mục tiêu nhiệm vụ và có ý
thức hoàn thành nhiệm vụ cá
nhân, biết lắng nghe tôn trọng
ý kiến người khác.

Năng lực ghi chép ngắn gọn,

khoa học, có hệ thống ký tự
viết tắt riêng.

Năng lực ghi chép ngắn gọn,
khoa học, có hệ thống ký tự
viết tắt riêng.
Năng lực quan sát tranh phân
tích, so sánh.

Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
HS quan sát hình vẽ 5.1b : mô tả cấu Năng lực quan sát tranh phân
trúc bậc 2
tích, so sánh
Gv nhận xét rút ra KL
HS quan sát hình vẽ 5.1c, d : mô tả Năng lực quan sát tranh phân
cấu trúc bậc 3,4
tích, so sánh
Chú ý:
- Khi có tác động của nhiệt độ cao
hoặc do độ pH không thích hợp thì
Pr có thế bị biến tính và trở nên mất
hoạt tính chức năng.
- Hiện tượng biến tính: là hiện tượng
Pr biến đổi cấu trúc không gian.

12

Năm học: 2016 - 2017



Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

II. Chức năng của prôtêin:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
- Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh.

Hoạt động 3 : Tìm hiểu chức năng Năng lực đọc hiểu
Pr
Năng lực tư duy liên tưởng
HS đọc nội dung phần II SGK và trả vận dụng thực tế
lời câu hỏi:Tìm ví dụ chứng minh
vai trò quan trọng của protein.
Gv nhận xét rút ra KL

IV. CỦNG CỐ:
Đáp án phiếu học tập
Các loại lipit
Cấutạo

Chức năng

Mỡ

Phôt pholipít


Sterốit

-Gồm một phân tử
glixêrôl liên kết với 3
axit béo (16-18 nguyên
tố C)
+ axit béo no:trong mỡ
động vật
+ Axit béo không no:có
trong thực vật và 1 số
loài cá
Dự trữ năng lượng cho
tế bào

- Một phân tử glixêrol
liên kết 2 phân tử axit
béo và 1 nhóm phốt phát

- Chứa các nguyên tử
liên kết vòng

- Vita min là phân tử hữu cơ nhỏ
- Sắc tố carôtenôit

Tạo nên các loại màng tế
bào

Cấu tạo màng sinh chất
và 1 số hooc môn


Tham gia vào mọi hoạt động sống của
cơ thể

1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài
Tên bài
Nhận biết
Thông hiểu
lipit

- Nêu được cấu trúc và
chức năng của lipit

Protein

- Nêu được cấu trúc và
chức năng của protein.
- Nêu được cấu trúc từng
bậc protein.

- Phân biệt cấu
trúc và chức
năng của các loại
lipit.
- Giải thích tại
sao protein có
tính đa dạng và
đặc trưng.

Sắc tố VTM


Vận dụng CĐ thấp

Vận dụng CĐ cao

- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến
hoạt tính của protein và biến tính protein.
- Nguyên nhân của sự khác nhau về tính chất
và chức năng của các loại protein.

- Giải thích được tại sao
chúng ta phải ăn nhiều
loại thức ăn khác nhau.

2. Câu hỏi củng cố theo từng mức độ nhận thức
Câu 1. Nêu chức năng của các loại lipit
a. Mỡ : - Chức năng : dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
b. Phôtpholipit : - Chức năng : cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
c. Stêrôit : Là thành phần cấu tạo của màng sinh chất và một số loại hoocmôn trong cơ thể sinh vật.
d. Sắc tố và Vitamin : Một số sắc tố như Carôtenôit và Vitamin như A, D, E, K cũng là một dạng lipit.
Câu 4. Cấp bậc nào là quan trọng nhất?
- Cấu trúc bậc 1: Là trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 6. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của
chúng lại không bị hỏng?
- Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức
năng (hiện tượng biến tính của prôtêin).
- Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 0 C mà prôtêin của chúng lại không
bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt độ cao.
Câu 7. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
- Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin

không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc
thù cho cơ thể chúng ta.
- Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều
người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…)
- Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày)
do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin
không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).- Tại sao chúng ta cần phải ăn protein từ các nguồn thực phẩm
khác nhau?
GV: Nguyễn Thị Hương

13

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

- các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hang ngày:
triptôphan,mêtiônin,valin,threônin,phênylalanin,lơxin, izôlơxin, lizin) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng
(nhất là đối với trẻ em) nhất thiết phải cung cấp đầy đủ các thức ăn có chứa đủ lượng axit amin không thay thế
(như trứng, sữa, thịt các loại).
Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau
về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? Do:
+ Các loại protein cấu tạo tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn khác nhau.
+ Sự khác nhau của các loại protein trên là do sự khác nhau về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin.
Câu 10. Tại sao khi nấu riêu cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
- Khi giã, các tế bào bị vỡ giải phóng protein hòa tan trong nước.
- Khi nấu canh, protein gặp nhiệt độ cao sẽ thay đổi cấu hình không gian, tức là prôtein bị biến tính.

- Nấu canh cua làm kết tủa prôtêin, đó là hiện tưong đông tụ protein (là một dạng của biến tính). Chính điều này
gây ra hiện tượng đóng mảng.
Câu 12. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?
- Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi
pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
- Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau.
- Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa chúng hình thành
lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
- Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin.
Ngày soạn: 18/9/2016
Ngày dạy: từ ngày 19 đến ngày 23

Tuần: 5, 6
Tiết : 5, 6
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC

Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo hoá học của, axit nuclêic và kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào
- Giải thích được thành phần hoá học của một nuclêôtit.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN.
- Mô tả đượccấu trúc ARN.
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- Phân biệt được ADN với ARN về cấu trúc và chức năng của chúng
2. Kĩ năng:
Quan sát tranh phát hiện kiến thức, phân tích, so sánh tổng hợp
3. Thái độ:
Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học.


4.Trọng tâm bài giảng:
Cấu trúc và chức năng của ADN và ARN
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận
khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học : phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK, mô hình ADN.
GV: Nguyễn Thị Hương

14

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Néi dung
1. Cấu trúc của ADN

- ADN có cấu theo nguyên tắc đa phân. Mỗi
đơn phân là một loại nuclêôtit. Có 4 loại
nuclêôtit là A, T, G, X. Các nu liên kết với
nhau theo 1 chiều xác định tạo nên một chuỗi
pôlinuclêôtit.
- Phân tử ADN gồn 2 chuỗi polinuclêôtit liên
kết với nhau bằng liên kết hiđrô giữa các
bazơ nitơ của các nuclêôtit.
+ A liên kết với T bằng hai mối liên kết
hiđrô
+ G liên kết với X bằng 3 mối liên kết hiđrô
(
liên kết bổ sung).
- 2 chuỗi pôlinuclêôtit của ADN không chỉ
liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô mà
chúng còn được xoắn lại tạo nên một cấu trúc
xoắn kép rất đều đặn.

Hoạt động của GV và HS
Năng lực được hình thành
I. Axit đêôxiribônuclêic :(ADN)
Năng lực cá nhân:
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ADN
GV cho HS đọc mục I, quan sát Hình thành các năng lực quan
hình 6.1 SGK và mô hình ADN:
sát tranh, đọc hiểu.
- Cấu trúc phân tử ADN như thế Năng lực phân tích so sánh.
nào?
- Gồm mấy mạch? Chiều xoắn
Năng lực khái quát hóa.

của hai mạch này?
- Hai mạch liên kết với nhau nhờ Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
liên kết gì? Tại sao liên kết này
Năng lực giao tiếp xã hội:
gọi là liên kết bổ sung?
Hình thành năng lực xác định
- Phân tử có đường kính không mục tiêu nhiệm vụ và có ý thức
đổi suốt dọc chiều dài của nó, hoàn thành nhiệm vụ cá nhân,
hãy giải thích tại sao? (Theo biết lắng nghe tôn trọng ý kiến
nguyên tắc bổ sung: cứ một
người khác.
bazơ lớn lại liên kết với một
bazơ nhỏ A liên kết T, G liên
kết X)
- So sánh 4 chuỗi pôlinuclêôtit Năng lực ghi chép ngắn gọn,
sau đây và chỉ ra chúng khác khoa học, có hệ thống ký tự viết
nhau ở những đặc điểm nào?
tắt riêng.
Chuỗi 1: A-T-X-A-T-G-X-A-TG-G-G-G
Chuỗi 2: A-G-X-A-T-G-X-A-TT-T-T-T
Chuỗi 3: A-T-A-X-T-G-X-A-TA-A-G-G
- Tại sao ADN vừa đa dạng lại Năng lực ghi chép ngắn gọn,
vừa đặc trưng?
khoa học, có hệ thống ký tự viết
GV nhận xét bổ sung và kết
tắt riêng.
luận
2.Chức năng của ADN :
GV: yêu cầu HS đọc mục 2 và Năng lực quan sát tranh phân
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di cho biết chức năng ADN.

tích, so sánh.
truyền.
HS đọc thảo luận nhóm và trả lời
lệnh trong mục 2.
GV nhận xét bổ sung và kết
luận
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.

GV: Nguyễn Thị Hương

15

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

II. Axit ribônuclêic : (ARN)
Hoạt động 4: Tìm hiểu ARN
1. Cấu trúc của ARN :
HS đọc mục II.1 trong SGK và
- Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
quan sát mô hình ARN.
- Đơn phân là các nuclêôtut, có các loại - Đặc điểm cấu trúc chung của
nuclêôtit : A, U, G, X.
ARN ? ( học sinh thảo luận
- Có cấu trúc một chuỗi pôli nuclêôtit.
nhóm )

- Phân tử ARN ngắn hơn rất nhiều so với - Cấu trúc của các loại ARN?
chiều dài ADN.
( học sinh thảo luận theo nhóm )
* Các loại ARN khác nhau, có cấu trúc khác GV nhận xét bổ sung và kết
nhau :
luận
+ ARN thông tin (mARN) : có 1 chuỗi pôli - GV : giải thích thêm có đoạn
nuclêôtit, mạch thẳng.
các nuclêôtit liên kết bổ sung .
+ ARN vận chuyển ( tARN) : có cấu trúc với - GV : Có nhiều vùng các
3 thuỳ, 1 thuỳ mang bộ ba đối mã, 1 đầu đối nuclêôtit liên kết bổ sung với
diện gắn kết với a.a tương ứng.
nhau tạo nên các vùng xoắn kép
+ ARN ribôxoom ( rARN ) : chỉ có 1 mạch
cục bộ.
2.Chức năng của ARN:
- Có mấy loại ARN? (ARN tồn
- mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ tại chủ yếu trong chất tế bào. Có
ADN tới ribôxôm và được dung như một 3 loại ARN là : mARN, tARN,
khuôn tổng hợp nên pr.
rARN ).
- rARN cùng với pr cấu tạo nên ribôxôm, nơi - Chức năng mỗi loại?
tổng hợp nên pr.
- Giữa ADN và ARN có mối liên
- tARN có chức năng vận chuyển các aa tới hệ gì không?
ribôxôm làm nhiệm vụ như một người phiên GV nhận xét bổ sung và kết
dịch
luận
IV. CỦNG CỐ:
1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài


Năng lực quan sát tranh phân
tích, so sánh

Tên bài
Axit nucleic

Nhận biết
- Nêu được cấu
trúc và chức năng
của ADN và ARN

Thông hiểu
- Phân biệt ADN và ARN.
- Phân biệt được cấu trúc và chức
năng của từng loại ARN

Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.

Năng lực phân tích, so sánh
Năng lực đọc hiểu
Năng lực ghi chép ngắn gọn,
khoa học, có hệ thống ký tự viết
tắt riêng.

Vận dụng CĐ thấp
- Giải thích tính đa dạng, đặc trưng,
ổn đinh tương đối và linh hoạt của
ADN.
- Bài tập về ADN


Vận dụng CĐ cao
- Bài tập về ADN

Câu 1. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng?
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của
các nuclêôtit làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng.
- Ngoài ra, cấu trúc không gian khác nhau của các dạng ADN cũng mang tính đặc trưng.
Câu 2. So sánh cấu trúc hoá học của ADN và mARN.
a. Giống nhau:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là: Nucleotit
- 1 đơn phân gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ.
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ.
- Các Nu liên kết nhau bằng liên kết hóa trị tạo ra 1 mạch poliNu.
- Sự khác nhau về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các Nu làm cho chúng có tính đa dạng và đặc thù.
b. Khác nhau:
ADN

GV: Nguyễn Thị Hương

mARN

16

Năm học: 2016 - 2017



Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

- Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ (C5H10O4).
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.
- Có 4 loại đơn phân: A, T, G, X
- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô
giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
- Có liên kết hydro
- Khối lượng, kích thước lớn.

- Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ: C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat : H3PO4
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X
- Gồm Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.
- Không có liên kết hydro
- Khối lượng, kích thước nhỏ.

Câu 3. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào
về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nói trên?
- Đặc điểm về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót là do 2 mạch của phân tử ADN liên kết với
nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung; A liên kết với T = 2 liên khết hydro, G liên kết với X = 3 liên
khết hydro.
- Nếu 1 mạch sai, mạch còn lại sẽ làm khuôn để sửa sai.
Câu 4. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích

thước rất khác nhau?Vì:
- Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sử dụng 4 loại Nu để ghi thông tin di truyêng trên ADN.
- 4 loại Nu có vô số trình tự sắp xếp khác nhau, số lượng cũng như thành phần của các phân tử ADN cũng khác
nhau.
- 1 đoạn ADN có số lượng, thành phần, trật tự các Nu nhất định tạo nên 1 gen qui định 1 loại protein.
- Vô số gen khác nhau sẽ tạo ra vô số pro khác nhau sẽ tạo ra tính trạng khác nhau vì vậy các sinh vật khác nhau sẽ
có những đặc điểm khác nhau.

Bài tập: Một đoạn ADN có 24000 nu, trong đó có 900A.
Xác định chiều dài của AND. Số nu từng loại của ADN là bao nhiêu? Xác định số liên kết hidrô trong
đoạn ADN đó?
Giải:
Chiều dài đoạn AND là:
( 2400 : 2) x 0.34 = 408nm
Số nu từng loại
A = T = 900
G = X = ( 2400: 2 ) – 900 = 300 nu
c. Số liên kết hidrô
( 900 x 2 ) = ( 300 x 3 ) = 2700 liên kết hidrô
Ngày soạn: 1/ 10 / 2016
Ngày dạy: từ ngày 3 đến ngày 8

Tuần: 7
Tiết : 7
CHƯƠNG II CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7 : TẾ BÀO NHÂN SƠ

Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.
- Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn.
- Giải thích được nội dung học thuyết tế bào.
- Hiểu được tế bào với kích thước nhỏ hợp lí sẽ có lợi như thế nào ?
- Nắm được mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng của tế bào.
2. Kĩ năng: Rèn tư duy phân tích hình vẽ, tư duy so sánh- phân tích- tổng hợp hoạt động độc lập của học sinh.
3. Thái độ: Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học.

4. Trọng tâm bài giảng: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ.
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
GV: Nguyễn Thị Hương

17

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận
khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.

- Phương tiện thiết bị dạy học: phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK, mô hình nếu có.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Néi dung
Hoạt động của GV và HS
Năng lực được hình thành
I. Đặc điểm chung của tế bào Hoạt động 1 : Tìm hiểu Đặc điểm
Năng lực cá nhân:
nhân sơ :
chung của tế bào nhân sơ
- Có kích thước khoảng 1-5 -GV : cho HS quan sát tranh tế bào Hình thành các năng lực quan sát
µm( bằng 1/10TB nhân thực).
nhân sơ và tb nhân thực
tranh, đọc hiểu.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh(nhân
+ Thế giới sống được cấu tạo từ mấy
Năng lực phân tích so sánh.
sơ).
laọi tb ?
- Tế bào chất không có hệ thống
+ Các thành phần chính ?
Năng lực khái quát hóa.
nội màng và không có các bào quan -GV : cho HS đọc sách và quan sát
có màng bao bọc
H7.1, 7.2 SGK, sau đó vấn đáp về đặc
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
điểm chung của TB nhân sơ
Năng lực giao tiếp xã hội:

-GV : kích thước nhỏ của tế bào nhân Hình thành năng lực xác định mục
sơ có ưu điểm nào ?
tiêu nhiệm vụ và có ý thức hoàn
- GV giảng giải cho HS : Tỉ lệ S/V thành nhiệm vụ cá nhân, biết lắng
càng lớn thì sẽ giúp TB TĐC với môi nghe tôn trọng ý kiến người khác.
trường một cách nhanh chóng làm cho
TB sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn
so với TB cùng hình dạng nhưng có
kích thước lớn hơn.
Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa
học, có hệ thống ký tự viết tắt
riêng.

Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa
học, có hệ thống ký tự viết tắt
riêng.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ :
TB nhân sơ gồm có 3 thành phần
chính : màng sinh chất, tế bào chất,
và vùng nhân.
Ngoài ra còn có thành tb, vỏ nhầy,
roi và lông.
1. Thành tế bào, màng sinh chất,
GV: Nguyễn Thị Hương

Hoạt động 2 : Tìm hiểu Cấu tạo tế
bào nhân sơ
GV : cho hs quan sát H7.2, chia
nhóm.
+ Thành phần chính của tb nhân sơ?

+ Các nhóm trình bày, bổ sung, giáo
viên chốt lại.
18

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10
lông và roi.
- Thành tế bào :
+ Thành phần hoá học :
Được cấu tạo từ chất peptiđôglican
( cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat
liên kết với nhau bằng các đoạn
polipeptit).
+ Vai trò : Bao bọc bên ngoài tế bào
và giữ cho vi khuẩn có hình thái ổn
định.
* Dựa vào cấu trúc và thành phần
hoá học của thành tb, vi khuẩn được
chia thành 2 loại :
Vi khuẩn Gram dương : khi nhuộm
màu thì bắt màu tím
Vi khuẩn Gram âm : khi nhuộm
màu thì bắt màu đỏ
* Một số tb nhân sơ, bên ngoài
thành tế bào còn có 1 lớp vỏ nhầy,
hạn chế được khả năng tiêu diệt của
bạch cầu khi xâm nhập vào người.
- Màng sinh chất :

+ Được cấu tạo từ hai lớp phôtpho
lipit và prôtêin.
+ Chức năng là trao đổi chất và bảo
vệ cơ thể
- Lông và roi : Giúp vi khuẩn di
chuyển, bám vào bề mặt tế bào
người.
2. Tế bào chất.
- Tb chất nằm giữa màng sinh chất
và vùng nhân.
- Có 2 thành phần chính :
+ Bào tương ( dạng keo bám
lỏng )
+ Ribôxôn :
Cấu tạo từ protêin và rARN. Không
có màng, kích thước nhỏ, là nơi
tổng hợp prôtêin.
3. Vùng nhân
Chỉ chứa ADN dạng vòng và
không được bao bọc bởi lớp màng.
Một số vi khuẩn có plazmit (ADN
dạng vòng) nhân đôi độc lập với
AND nhân .

GV: Nguyễn Thị Hương

Trường: THPT YALY
- Cấu tạo và vai trò của thành tế bào ?
Năng lực quan sát tranh phân tích,
so sánh.

- Người ta phân biệt hai loại vi khuẩn
Gram âm và vi khuẩn Gram dương là
dựa vào đâu ? Ứng dụng vào công tác
phòng và trị bệnh do VSV ?

- Màng sinh chất có đặc điểm gì ?

Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.

Năng lực giao tiếp xã hội:
Hình thành năng lực xác định mục
tiêu nhiệm vụ và có ý thức hoàn
thành nhiệm vụ cá nhân, biết lắng
nghe tôn trọng ý kiến người khác.

- Lông và roi có vai trò gì?

GV cho HS đọc mục 2 SGK sau đó trả Năng lực quan sát tranh phân tích,
lời: tế bào chất gồm những thành so sánh
phần gì? Vai trò của ribôxôm của vi
khuẩn là gì?
* Một số vi khuẩn, trong tế bào còn có
các hạt dự trữ .
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
-GV cho HS đọc mục 3 SGK sau đó
trả lời:
+Tế bào vi khuẩn có nhân không? Năng lực phân tích, so sánh Năng
ADN khu trú ở đâu? Tại sao người ta lực đọc hiểu
gọi tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ?
+Trong chất của tế bào, ngoài ADN

trong nuclêôtit, còn có một số phân tử Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa
ADN khác được gọi là plasmid( chứa học, có hệ thống ký tự viết tắt
thông tin di truyền quy định một số
riêng.
đặc tính của vi khuẩn như tính kháng
thuốc ⇒ các nhà kỹ thuật di truyền sử
dụng plasmid như một vectơ để
chuyển tải gen tái tổ hợp từ tế bào này
19

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY
sang tế bào khác.)

IV:CỦNG CỐ
1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài
Tên bài
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng CĐ thấp

Vận dụng CĐ cao

Tế
bào - Trình bày được cấu của tế bào - Giải thích vì sao - Giải thích được ưu - Giải thích được

nhân sơ
nhân sơ.
sinh vật nhân sơ có thế của kích thước vai trò của plasmit
- Trình bày được cấu trúc và chức khả năng sinh nhỏ của sinh vật đối với một số loài
năng của một số thành phần cấu trưởng và sinh sản nhân sơ.
vi khuẩn.
tạo nên tế bào nhân sơ.
nhanh.
- Nêu được ý nghĩa của tỉ lệ S/V.
2. bài tập củng cố
- Vì sao người ta thường dùng vi khuẩn làm tế bào vật chủ để tổng hợp nên các chất kháng sinh.
Câu 1. Làm thế nào để phân biệt 2 loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
- Sử dụng phương pháp nhuộm Gram:
+ VK Gram dương: màu tía.
+ VK Gram âm: có màu đỏ
Câu 2. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và có cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
- Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh
sản nhanh.
Câu 3. Trình bày chức năng của mỗi bộ phận cấu tạo nên VK?
- Đọc khung SGK để tổng kết bài.

GV: Nguyễn Thị Hương

20

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10


Trường: THPT YALY

Ngày soạn: 9/10/2016
Ngày dạy: từ ngày 10 đến ngày 15

Tuần: 8
Tiết : 8

CHƯƠNG II CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 8+1/2 bài 9 : TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất...), tế
bào chất, màng sinh chất.
- Trình bày được các đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của nhân.
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của: ribôxôm; hệ thống lưới nội chất; bộ máy Gôngi.
- Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể.
- Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp.
2. Kỹ năng:
- Rèn tư duy phân tích hình vẽ, tư duy so sánh- phân tích- tổng hợp để thấy rõ cấu trúc nhân ; sự giống và khác
nhau giữa các loại ribôxôm.
3. Thái độ:
Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học..
4. Trọng tâm : Cấu trúc và chức năng của lưới nội chất, nhân và bộ máy Gôngi, ty thể, lục lạp.
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận

khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học: phiếu học tập, các hình vẽ trong SGK, mô hình nếu có.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Néi dung
Hoạt động của GV và HS
Năng lực được hình thành
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm
Năng lực cá nhân:
thực
chung của tế bào nhân thực
- Kích thức lớn
-GV:
Hình thành các năng lực quan sát
- Cấu tạo phức tạp:
+ Các thành phần chính của TB?
tranh, đọc hiểu.
+ Có nhân tế bào, có màng bao bọc.
+ HS đọc nội dung SGK và dựa
Năng lực phân tích so sánh.
+ Có hệ thống màng chia tế bào chất

và hình 8.1 cho biết Tb nhân thực
thành các xoang riêng biệt.
có đặc điểm gì?
Năng lực khái quát hóa.
+ Các bào quan đều có màng bao bọc
-GV củng cố và bổ sung lại cho
II. Cấu tạo tế bào:
đúng theo phần nội dung bài học
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
1. Nhân tế bào:
- HS: Dựa vào đặc điểm chung,
-Cấu tạo:
cho biết sự khác nhau cơ bản của
- Hình dạng, kích thước: hình cầu,
TB nhân sơ và TB nhân thực.
đường kính 5µm.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhân tế
bào
Phía ngoài là màng kép,
GV: Nguyễn Thị Hương

21

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10
- Gồm:
Bên trong là dịch nhân chứa
chất nhiễm sắc(gồm AND liên kết với

prôtêin) và nhân con.
- Chức năng: Điều khiển mọi
hoạt động của tế bào thông qua
điều khiển sự tổng hợp Pr.
2. Lưới nội chất:
Lưới nội
chất hạt

Lưới nội chất
không hạt

Cấu
trúc
Chức
năng

3.Ribôxôm :
Không có màng bao bọc, được cấu tạo
gồm một số loại rARN và nhiều
protein khác nhau . ⇒ Là nơi tổng hợp
protein cho tế bào.
4. Bộ máy Gôngi:
- Cấu trúc: Gồm hệ thống túi màng dẹp
xếp cạnh nhau (nhưng tách biệt nhau) .
- Chức năng :
+ Là mơi lắp ráp, đóng gói và phân
phối sản phẩm của tế bào hoặc tiết ra
khỏi tế bào.
+ Tổng hợp một số chất như hoocmôn,
polisaccarit ở thực vật...

5. Ti thể :
- Cấu trúc :
+ Bên ngoài: hai lớp màng bao bọc.
Màng ngoài không gấp khúc.
Màng trong gấp khúc thành các mào,
trên đó chứa nhiều loại enzimtham gia
vào quá trình hô hấp tế bào.
+ Bên trong: là chất nền chứa ADN và
ribôxôm.
- Chức năng :
Cung cấp nguồn năng lượng chính cho
tế bào dưới dạng các phân tử ATP.

GV: Nguyễn Thị Hương

Trường: THPT YALY
HS: dựa vào SGK mục I, và quan
sát H8.1
+ Nhân Tb có cấu tạo như thế nào?
GV : Định hướng cho HS trả lời .
GV: hướng dẫn học sinh đọc và trả
lời câu lệnh SGK, trang 37.
Từ đó cho biết nhân Tb có chức
năng gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu Lưới nội
chất
-HS đọc mục II, quan sát H8.1 sau
đó thảo luận nhóm, rồi hoàn thành
phiếu học tập
- GV: cho các nhóm trình bày, bổ

sung; nhận xét rút ra kết luận
chung
Hoạt động 4: Tìm hiểu
Ribôxôm ( 3’)
-HS đọc mục III, quan sát H 8.1,
sau đó thảo luận, rồi trả lời: Cấu
tạo ribôxôm => chức năng
- GV: định hướng cho HS trả lời
đúng theo phần nội dung chính
Hoạt động 5: Tìm hiểu bộ máy
Gôngi
-HS: Đọc mục IV, sau đó cho thảo
luận nhóm theo lệnh SGK => cấu
trúc và chức năng của bộ máy
Gôngi
- GV: định hướng cho HS trả lời
đúng theo phần nội dung chính.
Hoạt động 6: Tìm hiểu ti thể
HS: đọc nội dung mục V, quan sát
hình vẽ 9.1, thảo luận.
- Ti thể có cấu trúc như thế nào ?
GV: nhận xét, đánh giá rút ra kết
luận chung.
GV : - Cho học sinh trả lời câu
lệnh trang 40 SGK.
- Lấy VD: TB gan có 2.500 ti
thể, TB cơ ngực của các loài chim
bay cao, bay xa 2.800 ti thể
HS: cho biết chức năng của ti thể.
GV: củng cố, bổ sung và hoàn

thiện

22

Năng lực giao tiếp xã hội:
Hình thành năng lực xác định mục
tiêu nhiệm vụ và có ý thức hoàn
thành nhiệm vụ cá nhân, biết lắng
nghe tôn trọng ý kiến người khác.

Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa
học, có hệ thống ký tự viết tắt
riêng.

Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa
học, có hệ thống ký tự viết tắt
riêng.

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

6.Lục lạp :
Hoạt động 7 : Tìm hiểu Lục lạp : Năng lực quan sát tranh phân tích,
a. Cấu trúc :
GV : cho hs đọc nội dung mục VI
so sánh.

Hai lớp màng bao bọc. Bên trong có
và quan sát hình 9.2.
chứa chất nền cùng với hệ thống các túi HS: hoạt động nhóm
dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp - Mô tả cấu trúc của lục lạp ?
chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là + Bên ngoài ?
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
grana.. Các grana trong lục lạp được
+ Bên trong có cấu trúc gì ?
nối với nhau bằng hệ thống màng.Trên - Các nhóm nhận xét bổ sung, Gv
màng của tilacôit chứa nhiều sắc tố của chốt lại.
diệp lục và các enzim có chức năng
- Tại sao lá cây lại có màu xanh?
quang hợp. Trong chất nền của lục lạp
- Mặt trên của lá có màu xanh sẫm
cón có cả ADN và ribôxôm.
hơn mặt dưới?
Năng lực giao tiếp xã hội:
b. Chức năng :
- Lục lạp có ở tb nào ?
Hình thành năng lực xác định mục
- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật,
- Chức năng của lục lạp là gì ?
tiêu nhiệm vụ và có ý thức hoàn
có chứa chất diệp lục có khả năng
* Liên hệ trong sản xuất làm thế
thành nhiệm vụ cá nhân, biết lắng
chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành nào để lá cây nhận được nhiều ánh nghe tôn trọng ý kiến người khác.
năng lượng hoá học.
nhất?
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp

của tb thực vật.
IV. CỦNG CỐ :
1. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài
Tên bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng CĐ thấp
Vận dụng CĐ cao
Tế bào nhân
thực

- Nêu được cấu trúc và
chức năng của các
thành phần cấu tạo của
tế bào nhân thực.

- Phân biệt được cấu
trúc và chức năng của
một số bào quan trong
tế bào nhân thực.
- Phân biệt cấu trúc của
tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực

- Giải thích sự tương quan giữa
số lượng ti thể và chức năng
của các loại tế bào trong cơ thể
người.
- Giải thích màu xanh của cây
có liên quan đến bào quan nào

và hoạt động sinh lí gì.

- Giải thích vì sao màng của
Lizôxôm không bị enzim của
nó phá hủy, hậu quả của việc
lizôxôm bị vỡ.
- Tại sao tế bào có thể nhận
biết các tế bào cùng loại, các
loại tế bào lạ và vật thể lạ.

2. bài tập theo từng mức độ
- Khi người uống rượu thì TB nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể khỏi bị đầu độc?
( Gan => uống nhiều rượu gây tổn hại gan, kích thích TB thần kinh dẫn đến không làm chủ các hành vi)
Câu 5. Ví dụ chứng minh về chức năng của nhân tế bào nhân thực:
- Ví dụ 1: Ta phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào. Sau
nhiều lần thí nghiệm thì thu được các con ếch từ các tế bào chuyển nhân mang đặc điểm của loài B.Ví dụ này
chứng minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
- Ví dụ 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần: 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần đều co
tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại.
+ Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường, sinh sản và phân đôi.
+ Phần không có nhân có thể chuyển động, nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng trưởng
và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân có khả năng điều khiển hoạt
động của tế bào.
Câu 6. Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và bào quan không có
- Có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao

màng bao bọc.
bọc.
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
- Kích thước lớn, khoảng từ 10- 50µm.
- ADN dạng vòng và chỉ có 1 phân tử ADN
- ADN dạng thẳng và có nhiều phân tử ADN.
- Không có bào quan có màng bao.
- Có nhiều bào quan có màng bao bọc: lục lạp, ti thể,
lizoxôm,...
GV: Nguyễn Thị Hương

23

Năm học: 2016 - 2017


Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

Câu 7. Trong cơ thể loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
- Là loại TB bạch cầu. Vì bạch cầu có chức năng tổng hợp các kháng thể: bản chất là protein giúp chống lại vi
khuẩn gây bệnh.
Câu 8. Ví dụ chứng minh về chức năng của nhân tế bào nhân thực:
Ví dụ 1: Ta phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào.Sau nhiều
lần thí nghiệm thì thu được các con ếch từ các tế bào chuyển nhân mang đặc điểm của loài B.Ví dụ này chứng
minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
Ví dụ 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần : 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần đều co
tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại.
+ Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường,sinh sản và phân đôi.

+ phần không có nhân có thể chuyển động,nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng trưởng
và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân có khả năng điều khiển hoạt
động của tế bào.
Câu 9. Cho biết những bộ phận nào tham gia vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? Hãy nêu quá trình
vận chuyển đó?
- Lưới nội chất hạt, gongi, túi tiết, màng sinh chất
- Protein được tổng hợp tại lưới nội chất hạt và được vận chuyển đến gongi bằng túi tiết. Tại gongi protein được
liên kết 1 số chất khác, sau đó được đóng gói trong túi tiết và vận chuyển đến màng tế bào, túi tiết nhập vào màng
tế bào để vận chuyển protein ra ngoài
Câu 10. Tế bào nhân thực có đặc điểm gì? Tại sao gọi là tế bào nhân thực?
-Kích thước lớn.
-Nhân cấu tạo hoàn chỉnh,vật chất di truyền được lớp màng bao bọc .
-Tế bào chất: có hệ thống màng chia thành các xoang riêng biệt, có các bào quan có màng bao bọc.
Câu 11. Cấu trúc của nhân tế bào? Tại sao nói nhân là một trong những thành phần quan trọng của tế
bào?
- Hình cầu.
- Đường kính 5um.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: Có 2 lớp màng bao bọc, trên màng có nhiều lổ nhỏ (lổ nhân).
+ Bên trong là dịch nhân chữa chất nhiễm sắc (ADN + prôtêin) và nhân con.
- Vì: mang thông tin di truyền, là trung tâm điều khiển hoạt động sống của tế bào, nhân con là nơi tổng hợp
protein)

GV: Nguyễn Thị Hương

24

Năm học: 2016 - 2017



Giáo án sinh học 10

Trường: THPT YALY

Ngày soạn: 16/10/2016
Ngày dạy: từ ngày 17 đến ngày 24

Tuần: 9
Tiết : 9

½ bài 9+ bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC

Thời lượng: 1 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các chức năng của không bào, lizôxôm
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của bộ khung xương tế bào.
- Trình bày cấu tạo và chức năng của thành tế bào thực vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
2. Kỹ năng:
Tư duy phân tích hình vẽ, tư duy so sánh- phân tích- tổng hợp để thấy rõ cấu trúc các bào quan nhau giữa các
loại ribôxôm.
3. Thái độ: Hình thành niềm tin đối với khoa học và yêu thích học môn sinh học..
4. Trọng tâm: Cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.
5. Định hướng các năng lực được hình thành :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy
luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận
khoa học; đánh giá kết quả, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng các hình vẽ trong SGK.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
- Phương tiện thiết bị dạy học: phiếu học tập, Các sơ đồ hình vẽ SGK hình 8.1;10.1 ; 10.2 phóng to , mô hình
nếu có.
2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ
- Xem bài mới trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Néi dung
Hoạt động của GV và HS
Năng lực được hình thành
7. Một số bào quan khác
Năng lực cá nhân:
a. Không bào :
- Cấu tạo :
Hình thành các năng lực quan
+ Phía ngoài có một lớp màng
- Hoạt động 1: tìm hiểu một số bào
sát tranh, đọc hiểu.
+ Trong là dịch bào chứa chất hữu cơ
quan khác
Năng lực phân tích so sánh.
và ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu.
+ Tìm hiểu không bào:
- Chức năng :
GV: hướng dẫn HS đọc nội dung mục
Năng lực khái quát hóa.
+ Ở Tb thực vật có một không lớn,

VII.1 và hình 8.1
một số không bào chứa chất phế thải
- HS : thảo luận nhóm
Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
độc hại. Không bào của tế bào lông
+ Cấu tạo và chức năng không bào ?
hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
Năng lực ghi chép ngắn gọn,
nhiều chất khác nhau và hoạt động
bổ sung, Gv kết luận lại.
khoa học, có hệ thống ký tự
như chiếc máy bơm hút nước từ đất
viết tắt riêng.
vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh
hoa chứa nhiều sắc tố.
+ Ở tế bào động vật có không bào
GV: Nguyễn Thị Hương

25

Năm học: 2016 - 2017


×