Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá tác động của dự án KFW3 pha1 trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 101 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Tác giả

Đào Phương Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao học khoá 18, được sự cho
phép của Trường Đại học Lâm nghiệp - khoa Sau đại học tôi đã thực hiện đề
tài: “Đánh giá tác động của dự án KfW3 pha1 trên địa bàn huyện Sơn
Động tỉnh Bắc Giang". Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn
Khoa sau Đại học, các Thầy, Cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt
những kiến thức quí báu cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi đặc biệt
cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hà người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học
cho tôi, đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa Đào tạo Sau đại học, đặc biệt
trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án KfW3
pha 1 các cấ p, bà con nhân dân trên địa bàn huyện Sơn Động, các bạn bè, đồng
nghiệp tại Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ
và cho những ý kiế n phản biê ̣n quý báu để hoàn thiện luận văn này.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các Thầy cô giáo, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2012
Tác giả

Đào Phương Thảo


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .......................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................... 3

4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm về dự án .............................................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 6
1.2. Đánh giá dự án: .................................................................................... 7
1.2.1. Trên thế giới ..................................................................................... 8
1.2.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 11
1.3. Đánh giá tác động của Dự án ............................................................ 16
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 16


iv

1.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 17
1.4. Phân loại dự án và dự án ODA ......................................................... 22
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG VÀ 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 25
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Sơn Động - tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................... 25
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 44
2.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin ..... 46
2.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của dự án ................................. 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 49
3.1. Khái quát về dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng
Ninh và Lạng Sơn" - dự án KfW3 pha 1 ................................................. 49

3.1.1. Thông tin chung về Dự án............................................................. 49
3.1.2. Mục tiêu Dự án .............................................................................. 49
3.1.3. Tổng mức đầu tư ............................................................................ 50
3.1.4. Tiến độ thực hiện ........................................................................... 50
3.1.5. Tổ chức và thực hiện Dự án.......................................................... 50
3.1.6. Dịch vụ tư vấn ................................................................................ 51
3.1.7. Cơ quan thực thi ............................................................................ 52
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của dự án trên địa bàn
huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang ............................................................ 52
3.2.1. Lập kế hoạch trồng rừng của Dự án ............................................ 52
3.2.2. Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ:........................................... 55
3.2.3. Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng ...................................... 57
3.2.4. Kết quả trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng...................... 59


v

3.2.5. Lập và quản lý tài khoản tiền gửi cho các hộ trồng rừng DA ..... 60
3.2.6. Công tác giám sát đánh giá ........................................................... 63
3.3. Đánh giá một số tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường trên địa bàn huyện Sơn Động.................................... 64
3.3.1. Tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế ............................. 64
3.3.2. Đánh giá tác động đến xã hội của Dự án ..................................... 70
3.3.3. Tác động của Dự án đến môi trường............................................ 74
3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kết
quả thực hiện Dự án................................................................................... 80
3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Dự án ......... 80
3.4.2. Bài học kinh nghiệm ...................................................................... 81
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì sự bền vững của Dự án ... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87

1. Kết luận: ................................................................................................. 87
2. Khuyến nghị: ......................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
BQLDA

Ban quản lý
Ban quản lý dự án

QLDA

Quản lý dự án

KNTS

Khoanh nuôi tái sinh

KNXTTS

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

USD

Đô la mỹ


DA

Dự án

TKTG

Tài khoản tiền gửi

HGĐ

Hộ gia đình

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

PTNT

Phát triển nông thôn

QLBVR


Quản lý bảo vệ rừng

HTQT

Hợp tác quốc tế

QH

Quy hoạch

TW

Trung ương


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Tên bảng
Trang
Diện tích, trữ lượng các loại rừng
30
Diện tích đất Lâm nghiệp phân loại theo 3 loại rừng
32
Diện tích, dân số các xã huyện Sơn Động
36
Tổng hợp một số chỉ tiêu về Phát triển kinh tế (theo giá hiện hành)
37
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
38
Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản giai đoạn 200539
2010 (Giá cố định 1994)
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất các xã tham gia Dự án tại huyện
53
Sơn Động giai đoạn 1999 – 2010
Tổng hợp diện tích điều tra lập địa tại vùng Dự án huyện Sơn
54

Động
Tổng hợp cung cấp cây con trồng rừng dự án huyện Sơn Động
58
Thống kê lượng phân bón cung cấp cho trồng rừng từ năm 200058
2005
Kết quả trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
59
Thống kê TKTGCN của các hộ tham gia dự án huyện Sơn Động từ
62
năm 2000-2010
Tình hình biến động đất đai trước và sau khi thực hiện dự án
64
Phân loại nhóm hộ theo thu nhập trước và sau khi tham gia dự án
66
Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau Dự án
66
Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau khi tham
67
gia dự án
Tác động dự án tới kinh tế hộ gia đình tham gia và không tham gia
68
dự án
Thống kê số hộ tham gia trồng rừng Dự án
71
Tổng hợp số người và tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động do dự
72
án tổ chức
Sự thay đổi độ phì của đất dưới tán rừng trồng qua các giai đoạn
76
khác nhau

Tính toán lượng mất đất của một số mô hình sử dụng đất
78


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình, biểu đồ

TT

Trang

3.1

Ảnh Tập huấn kỹ thuật điều tra xây dựng bản đồ nhóm dạng lập địa

56

3.2

Ảnh Vườn ươm cây Thông Mã Vĩ tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

57

3.3

Rừng KNTS tự nhiên tại xã Vân Sơn huyện Sơn Động – Bắc Giang

60


3.4

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong các hoạt động của dự án

74

3.5

Hiện trường trước khi thực hiện dự án (xã Hữu Sản - huyện Sơn 75
Động – Bắc Giang)

3.6

Hiện trường sau khi thực hiện dự án (xã Hữu Sản – huyện Sơn Động 75
– Bắc Giang)

3.7

Nguồn nước đã về trên các con sông, suối tại xã An Bá huyện Sơn 79
Động tỉnh Bắc Giang

3.8

Nước đủ cho sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của các hộ dân

3.9

Mô ̣t số cây thông bi ̣khai thác sớm, không đúng kỹ thuâ ̣t ta ̣i thôn Sản 85


79

3 xã Hữu Sản – Sơn Đô ̣ng
3.1

Thay đổi độ phì của đất trước và sau khi trồng rừng (2010)

77


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và môi trường sinh thái.
Hiện tại, ngành lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng và đất lâm
nghiệp, chiếm khoảng ½ tổng diện tích lãnh thổ quốc gia. Phát triển rừng và
quản lý rừng bền vững là mục tiêu, là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, thúc đẩy quản lý rừng bền vững, xác
lập lại quyền sử dụng tài nguyên rừng thông qua việc xã hội hóa nghề rừng.
Từ năm 1995, diện tích rừng Việt Nam đã không ngừng tăng lên, đến năm
2009, độ che phủ đạt 39,1% và đạt khoảng 40% vào năm 2011. Bước đầu đạt
được những kết quả nhất định trong xã hội hóa nghề rừng, góp phần đáng kể
vào công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở miền núi. Giá
trị SX lâm nghiệp tăng 194%, năm 2005 mới chỉ đạt trên 60 ngàn tỷ đồng
nhưng đến năm 2009 tăng lên gần 117 ngàn tỷ đồng; giá trị xuất khẩu các sản
phẩm từ ngành tăng từ 335 triệu USD năm 2001 lên 3,45 tỷ USD năm 2010
và dự kiến 2011 đạt 4,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều
thách thức mới: nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tạo nên sức ép vào rừng
ngày một tăng; diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng rừng chưa đáp
ứng được yêu cầu; sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp và thu hút đầu tư
trong sản xuất lâm nghiệp còn thấp.
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ phát triển
từ chính phủ các nước thông qua các chương trình dự án. Các dự án đều hướng


2

đến mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, từ đó nâng cao mức sống của
người dân. Cùng với đó, các dự án còn được thực hiện với mục tiêu nâng cao
hiệu quả bảo vệ rừng, điều hoà nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và
các khu vực lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.
Hiệu quả của từng dự án phụ thuộc vào thể chế, chính sách của Việt
Nam và chính sách của các nhà tài trợ. Để nâng cao hiệu quả dự án, công tác
đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Các tiêu chí
đánh giá hiệu quả được xác định bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn
hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động
của dự án.
Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức là một trong các nhà tài trợ có uy
tín đối với các dự án đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. Trong
đó, dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn”, gọi
tắt là KfW3 pha 1 là một trong các dự án được sự tài trợ của Chính phủ Cộng
hòa liên bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Mục tiêu của dự
án là góp phần vào chương trình trồng rừng và bảo vệ đất ở các tỉnh Bắc
Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn thông qua việc giúp người dân sử dụng đất
có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và
nâng cao mức sống cho người dân trong vùng dự án.

Để góp phần hoàn thiện về lý luận và thực tiễn đối với việc quản lý,
thực hiện và đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp,
làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án
KfW, tôi đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của dự án KfW3 pha 1
trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phân tích, đánh giá tác động của Dự án trồng rừng Việt Đức KfW3 pha 1
tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm
duy trì và phát huy các kết quả của dự án.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về đánh giá dự án.
- Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức KfW3 pha 1 tại
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy các kết quả của dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của dự án KfW3 pha 1 trên địa bàn huyện Sơn Động - tỉnh
Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu tại các xã An Bá, Hữu Sản, Long Sơn, Lệ
Viễn, Vân Sơn và Vĩnh Khương, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian:
+ Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu tư) từ tháng 11/1999 - 31/12/2004
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn hậu dự án) từ tháng 1/2005 - 12/2010
- Về quy mô:

+ Kết quả thực hiện từ khi triển khai đến khi kết thúc dự án tại huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
+ Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng Việt Đức KfW3 pha 1 tại
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.


4

4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài dự kiến sẽ thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá tác động của dự án.
- Nghiên cứu tình hình thực hiện các hoạt động của dự án KfW3 pha 1 tại
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu đánh giá tác động của dự án KfW3 pha 1 tại huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy các kết
quả của dự án.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về dự án
Trong lý thuyết cũng như trong quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về dự án.
1.1.1. Trên thế giới
Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Dự án là một chuỗi các sự việc tiếp
nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách xác định

nhằm xác định mục tiêu là đạt được kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ”.
Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Định nghĩa về dự án của David Jary và Julia Jury trong từ điển xã hội
học như sau: Những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ
trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này có
thể hiểu dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian,
nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên
ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành
công của dự án không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật
(đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào) mà nó có góp phần gì vào quá
trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng [27].
Theo J. Price Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phân tích kinh tế các
dự án nông nghiệp”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý
nguồn lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và
không gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan
điểm: (1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các


6

nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành
như một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ
nhất trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như
một thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự
trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc [31].
1.1.2. Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ dự án được dùng rộng
rãi, tuy nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.

Theo đại từ điển Bách khoa toàn thư, “Dự án - Project là điều người ta
có ý định muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển động ý đồ hay
ý tưởng thành quá trình hành động. Khái niệm này đã thực hiện sự gắn kết
giữa tư duy và hành động để thể hiện mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực
thông qua các hoạt động được sắp đặt có kế hoạch. Dự án là một ý tưởng
được xác định để dẫn tới một tổ hợp các hoạt động theo một trình tự và phụ
thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: (1) Đáp ứng một mong muốn
đã được đề ra. (2) Chịu ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực. (3) Thực hiện
trong một bối cảnh để chắc chắn đạt được mục tiêu đề ra.
- Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với
nhau được thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục tiêu
được định nghĩa một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức các hoạt động
và các quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới
hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác định trước.
Theo Viện quản trị Dự án: Dự án là một nỗ lực nhất thời được thực
hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị.
Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị
Oanh, Tô Huy Hợp, Lương Hồng Quang, tài liệu hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường (Nhà xuất bản Xây dựng - 2008), đều đưa ra các định nghĩa


7

về dự án. Nhìn chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện
thống nhất về sự can thiệp của con người trong tổ chức, kế hoạch dự án để có
được những mục tiêu mong muốn.
Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (MPI) thì “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào

đó trong một khoảng thời gian xác định”. Cũng theo MPI thì “Dự án đầu tư là
một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các
giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ trương đầu tư”.
Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả
đều thống nhất cho rằng: Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch
định trước với một nguồn tài lực dự kiến trước nhằm đạt được một hoặc một
số mục tiêu định trước trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Mục
tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi
điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
1.2. Đánh giá dự án:
Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn ra trong các hoạt động
của dự án, đó là khâu then chốt trong một chu trình dự án nhằm đưa ra những
nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trên cơ sở
so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước hay nói cách khác, đánh giá là quá trình
xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù
hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra.
Quá trình đánh giá dự án được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Đánh giá sơ bộ (đánh giá ban đầu)
- Đánh giá tạm thời (đánh giá giữa kỳ)
- Đánh giá cuối cùng (đánh giá hoàn thành)


8

Mục đích của việc đánh giá dự án là để đúc rút các bài học kinh nghiệm
về giá trị và hiệu quả, tính phù hợp của các hoạt động nhằm triển khai các
hoạt động tương tự trong tương lai.
Đánh giá để so sánh những gì đã xảy ra với những điều đã được dự
kiến từ trước. Kết quả đánh giá được dùng để xem xét lại các chủ trương,
phương hướng phát triển từ đó có thể thay đổi điều chỉnh lại các mục tiêu và cải

thiện việc thực thi dự án.
Việc đánh giá không phải là để tìm kiếm các khuyết điểm của các nhà
quản lý mà để cải thiện các công việc của họ sắp làm. Thông qua việc đánh
giá nhằm giúp cho các nhà quản lý dự án nhìn nhận xem xét bằng cách nào để
có thể thu được kết quả tốt hơn hoặc xem xét lại trách nhiệm của họ trong việc
quản lý dự án.
Đánh giá dự án là nhằm mục đích thực hiện tốt hơn các công việc và đề
phòng sự cố bất trắc có thể xảy ra chứ không phải đề ra các hoạt động cứng
nhắc. Qua đánh giá dự án đưa ra những thông tin ý kiến để cải tiến quá trình
quản lý dự án đang thực thi.
Đề xuất các giải pháp về hành động thực thi, cơ cấu và sự thích hợp
cho các dự án đang thực thi không có hiệu quả. Đánh giá giúp cho các nhà
quản lý nâng cao được trách nhiệm từ đó giúp cho công tác quản lý dự án có
hiệu quả hơn. Thông qua đánh giá sẽ xác định và áp dụng các hoạt động cần
thiết cho dự án, đưa ra các tính toán, hạch toán tài chính hiện tại của dự án.
Đánh giá để đưa ra được những thông tin để cải tiến kế hoạch của dự án trong
tương lai và phát triển các chính sách.
1.2.1. Trên thế giới
Các lý thuyết và hướng dẫn về đánh giá Dự án được đề cập chi tiết
trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới.


9

Trước những năm 1990, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở
đánh giá hiệu quả bao gồm hiệu lực thực thi (efficiency) và hiệu quả
(effectiveness). Đến những năm 90 thì các hoạt động đánh giá bao gồm cả đánh
giá tác động (impact assessment), tức là xem xét xem các hoạt động của dự án đó
có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000). Việc đánh giá tác
động được coi như bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá hiện nay.

Năm 1980 Cục Nông nghiệp Mỹ công bố phần mềm có tên là
EVALUE. Đây là phần mềm cho phép người sử dụng đánh giá được hiệu quả
đầu tư cho các dự án rừng trồng (Peter J.Ince và cộng sự, 1980). Tuy nhiên,
chương trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính
thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR,... Báo cáo đánh giá của Winconsin
Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cũng có kết luận tương tự.
Theo các tác giả, hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho
các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với
các dự án đầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu
quả cả xã hội và môi trường.
Các tác giả trên thế giới như Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim
Theis, Heather. M. Grady đã chia đánh giá dự án thành hai loại là đánh giá
mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét khả năng đạt
được mục tiêu đạt ra của dự án, vì vậy nó tập trung vào việc phân tích các chỉ
số đo đạc về hiệu quả thu được. Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá
hơn so với đánh giá mục tiêu, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để
xem xét nhiều khía cạnh của dự án [34].
FAO (1990, 1997) nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi
trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp
cộng đồng. Cũng theo tổ chức này, một dự án lâm nghiệp dù có đạt được hiệu
quả tài chính cao (NPV, IRR, BCR,…) nhưng chưa đạt được hiệu quả xã hội


10

là (giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân
trí,…), và hiệu quả môi trường (không gây ô nhiễm môi trường, xói mòn
đất,…) thì không được coi là một dự án bền vững [12].
Việc ký kết Nghị định thư Kyoto cũng như việc thành lập Quỹ môi
trường toàn cầu (GEF) càng đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội

và hiệu quả môi trường. Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia thì cần phải
có hoạt động đánh giá môi trường riêng rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản
ánh ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các dự án đến môi trường như mức
độ xói mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, sự hấp thụ và
phát thải CO2…
Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật Bản (2003) đã
đề xuất việc đánh giá tác động không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với
đầu vào của dự án mà còn phải xem xét những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực, hiện tại và tương lai, thậm chí là những ảnh hưởng gián tiếp phát sinh từ
những ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy trong quá trình đánh giá dự án, việc thiết
kế phương pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: Các vấn đề
đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế - quản lý
và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực tiêu cực
và mong đợi/không mong đợi.
Theo FAO (1987), hướng dẫn đánh giá kinh tế các dự án quản lý lưu
vực thì đánh giá về mặt kinh tế thường được dùng để phân tích các lợi ích và
chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính cho suốt thời
gian mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với dự án trồng rừng, phải sau
khoảng thời gian dài thì chúng mới cho sản phẩm, đồng thời lại có những tác
động về mặt môi trường có thể còn có tác dụng trong một thời gian dài sau
khi kết thúc dự án. Vậy cần vận dụng khoảng thời gian nào để đánh giá thì
thích hợp là câu hỏi đang được đạt ra [12].


11

Đứng về phương diện các phương thức canh tác, hay sử dụng các
phương án sử dụng đất khác nhau, Walfredo đã cho rằng: Phương thức canh
tác sẽ có những tác động tới kinh tế, sinh thái và xã hội từ đó sẽ có ảnh hưởng
lần lượt tới tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và phát triển xã hội. Tất cả

các mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ tác động toàn diện về kinh tế - xã hội - bảo
vệ môi trường sinh thái.
Theo Lyn Squire trong tài liệu “Phân tích kinh tế dự án” đã chỉ ra rằng,
trong trường hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trường kéo dài trong tương lai
thì các lợi ích và chi phí đó phải được đưa vào phân tích. Không phải là dự án
đã kết thúc về mặt hành chính mà chúng ta bỏ qua các lợi ích và chi phí về
môi trường. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề tỷ suất chiết khấu và lý do muốn
giản đơn việc tính toán đã làm cho nhiều người chọn thời hạn phân tích và
đánh giá ngắn hơn nhiều. Đối với các dự án quản lý rừng đầu nguồn hoặc
trồng rừng thì thì thời hạn đánh giá phải đủ lớn (chừng khoảng 15-20 năm) để
thấy đầy đủ và rõ ràng các lợi ích và chi phí kinh tế [32].
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiệu quả dự án được nhắc đến nhiều từ thập kỷ 80. Việc
tiếp cận muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới đã tạo ra những cơ hội tốt
trong việc tiếp cận phương pháp mới trong đánh giá. Đặc biệt, trong các dự án
lâm nghiệp thì hiệu quả đầu tư không chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh
tế mà hiệu quả về mặt xã hội và môi trường cũng được quan tâm. Tuy nhiên,
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nghiên cứu
trong thời gian qua đang tập trung chủ yếu vào đánh giá hiệu quả kinh tế dự
án trồng rừng để giúp cho việc lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất về
mặt tài chính.
Theo Vũ Nhâm có 10 bước công việc tiến hành trước khi đánh giá dự
án và một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự


12

án trồng rừng gỗ nguyên liệu được tiến hành vào thập kỷ 90 như: Per H. Stahl
và Heine Krekula (1990) với công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt
động kinh doanh rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ”

[18]. Các chỉ tiêu NPV, IRR được dùng chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh tế.
Một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và môi trường cũng đã được nhắc đến
nhưng nhìn chung còn rất hạn chế và chưa rõ ràng, đặc biệt những ảnh hưởng
của cây Bạch Đàn đến môi trường đất, nước chưa được chú ý đến.
Một chương trình máy tính đã được Heine Krekula xây dựng nhằm
đánh giá hiệu quả kinh tế cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên một số
vùng sinh thái như: Bạch đàn ở Măng Yang (Gia Lai), Mỡ ở Vĩnh Phúc và
Phú Thọ, Bồ đề ở Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng
cho việc lựa chọn các loài cây trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy của
các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nhưng chưa đề cấp đến cơ chế đầu tư và cơ chế
quản lý cụ thể từng loại rừng này.
Andrew ewing, Henning Hamiton và Lars Heikensten với công trình
nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình nhà máy giấy
Bãi Bằng”. Các tác giả đã thông qua việc phân tích chi phí và lợi nhuận để
đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà máy trong thời gian hoạt động nhằm xem
xét mức độ phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Tuy
nhiên vào thời điểm đó, nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ bao cấp,
mọi hoạt động sản xuất đều thực hiện theo kế hoạch, do đó những tác động
của nhà máy đến môi trường xung quanh chưa được đề cập....
Sau thập kỷ 90, vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường đã được nhiều tác
giả quan tâm trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án. Các nghiên cứu
tập trung xác định rõ nguyên nhân của sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường ở thời điểm trước và sau khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các phương pháp và xây


13

dựng lý thuyết đánh giá. Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu đó là:
Lê Thạc Cán (1994) với công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi

trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn”. Kết quả nghiên cứu đã
tạo ra một hướng mới và một tiền đề về phương pháp luận, cơ sở khoa học
định hướng cho việc nghiên cứu về môi trường trong giai đoạn tiếp theo [9].
Trần Hữu Dào (1995) đã đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của mô hình trồng Quế thâm canh, thuần loài, quy mô hộ gia đình tại
huyện Văn Yên - Yên Bái [11]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cơ chế đầu tư
và quản lý chưa làm sáng tỏ và các chỉ tiêu xã hội và môi trường những năm
đó còn để ngỏ cần nghiên cứu tiếp.
Đoàn Hoài Nam (1996) với công trình “Bước đầu đánh giá hiệu quả
kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, sinh thái, tuy
nhiên hiệu quả xã hội vẫn chưa được đánh giá [17].
Đỗ Doãn Triệu (1997) đã đề cập đến phương pháp phân tích hiệu quả
đầu tư các dự án trồng rừng và phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài
chính và kinh tế của dự án. Toàn bộ nội dung này được giới thiệu trong bải
giảng “Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường”
do chính tác giả biên soạn [24].
Cao Danh Thịnh (1998) đã đề cập đến vấn đề định lượng các chỉ tiêu
đánh giá thông qua các trọng số trong việc tính toán hiệu quả tổng hợp kinh tế
- môi trường. Theo tác giả thì phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho
độ chính xác cao nhất [22].
Đỗ Đức Bảo và cộng sự (2001) đã sử dụng phương pháp ma trận môi
trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác
lâm nghiệp ở khu vực lòng hồ huyện Mộc Châu Sơn La. Các loại hình canh
tác được đánh giá bao gồm: Vườn tạp, nông lâm kết hợp và rừng tự nhiên,…


14

Theo phương pháp này, việc phân tích được phân theo hàng và cột, chúng ta
có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác

động như kinh tế, xã hội và môi trường. Phương án được đánh giá cuối cùng
thông qua tổng số điểm đạt được. Tuy nhiên, theo phương pháp này có một
hạn chế là việc cho điểm phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, kinh nghiệm và
trình độ của người chấm điểm nên độ chính xác không cao [7].
Gần đây, Phạm Xuân Thịnh (2002) nghiên cứu “Đánh giá tác động của
dự án KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Công trình đã đánh giá tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Quá trình đánh giá đã sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo có sự so sánh các
lĩnh vực trước và sau dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở mặt
tích cực, còn mặt tiêu cực của dự án chưa thấy tác giả đề cập đến [23].
Việc đánh giá tác động của dự án trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường cũng được các tác giả Nguyễn Đình Sơn (2003), Đàm Đình Hùng
(2003), Lại Thị Nhu (2004), Hoàng Phú Mỹ (2008), Nguyễn Hoàng Linh
(2008) thực hiện. Trong quá trình đánh giá, các tác giả này đã sử dụng các chỉ
tiêu, chỉ báo có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án. Nhìn chung những
nghiên cứu này đã đánh giá được tác động tổng hợp của dự án trên cả 3 lĩnh
vực kinh tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên phạm vi đánh giá của các tác giả
cũng có sự khác nhau và đều chưa làm rõ những ảnh hưởng của cơ chế đầu tư
và cơ chế quản lý [13, 14, 16, 19].
Nguyễn Xuân Sơn (2005) với công trình “Đánh giá tác động của dự án lâm
nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn Quốc gia
Pù Mát”. Ngoài việc đánh giá tác động của dự án trên 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội,
môi trường, tác giả còn phân tích được hiệu quả kinh tế của một số cây trồng dài
ngày, tuy nhiên tác giả chỉ đánh giá với chu kỳ 5 năm là chưa hợp lý, chưa thấy hết
được những tác động mà các loài cây trồng có thể mang lại [20].


15

Đinh Đức Thuận (2006) đã chỉ ra rằng, khi xem xét tác động của các dự

án lâm nghiệp đến đói nghèo và sinh kế thì phương thức lập kế hoạch hoạt
động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư của
nguồn vốn [21].
Cao Lâm Anh (2007) [6] đã đánh giá tác động của dự án trồng rừng
KFW4, đến sinh kế của người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh
Hóa. Nghiên cứu này đã đề cập đến lý thuyết tác động trên cơ sở đưa ra các
giả thuyết tác động cùng các chỉ số, chỉ báo tác động. Tuy nhiên, tác giả mới
chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân mà
chưa đề cập đến việc đánh giá hiệu quả, hiệu suất, tính thích hợp và khả năng
duy trì dự án, mặt khác việc đánh giá mới chỉ ở giai đoạn trước mắt mà chưa
phân tích được những tác động lâu dài trong cả chu kỳ của dự án.
Trương Tất Đơ (2009) [11] đã tiến hành đánh giá tác động xã hội của
công tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chấn tỉnh Yên Bái, đây có thể xem
là công trình đầu tiên đi sâu về đánh giá tác động xã hội trong công tác quản
lý rừng, tác giả đã phân tích kỹ mối quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng,
địa phương với hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường; chỉ ra sự phù
hợp và chưa phù hợp của từng tiêu chí, chỉ số về mặt xã hội theo tiêu chuẩn
trong bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống các giải
pháp nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí về mặt xã hội để tiến tới QLRBV và cấp
chứng chỉ rừng cho Lâm trường trên cơ sở những dự báo về sự biến đổi của
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những tác động về mặt kinh tế, môi trường có ảnh
hưởng qua lại đến những tác động về mặt xã hội nhưng chưa được tác giả
quan tâm, đánh giá.
Bên cạnh công tác giám sát, có thể nói đánh giá tác động dự án, đặc
biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp là một hoạt động không thể
thiếu được và đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Chỉ có như vậy mới có


16


thể nhìn thấy rõ hiệu quả cũng như khiếm khuyết trong quá trình đầu tư. Đánh
gíá tác động cần phải được thực hiện một cách toàn diện trên cả 3 mặt: kinh
tế, xã hội và môi trường; chỉ có như vậy mới có đủ cơ sở đề xuất những giải
pháp cho quá trình phát triển bền vững của đất nước nói chung và của ngành
lâm nghiệp nói riêng theo tinh thần của Hội nghị quốc tế về môi trường năm
1992, tại Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là: “Phải kết hợp
hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một
sự phát triển bền vững trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới”.
Mặc dù khác với những nước đang phát triển, Việt Nam trong những
năm gần đây mới chú trọng đến công tác nghiên cứu đánh giá tác động của
các dự án. Tuy nhiên cũng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần tạo
tiền đề để hoạt động này phát triển hơn, hệ thống hơn là thước đo đánh giá
hiệu quả của công tác đầu tư.
1.3. Đánh giá tác động của Dự án
1.3.1. Trên thế giới
Đánh giá tác động của DA là những việc làm để xem xét một cách toàn
diện về các tác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã
hội và tự nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trường đã định trước ở mục
tiêu của DA. Về phương pháp đánh giá tác động DA, tùy thuộc loại Dự án mà
có phương pháp phù hợp. Theo FAO thì đánh giá tác động của DA về mặt
kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các lợi ích và các
chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản phẩm DA chưa có đoạn kết như
DA trồng rừng phải sau một thời gian nhất định mới có sản phẩm của rừng.
Nhưng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của DA thì
tổng mức đầu tư khi bắt đầu triển khai DA đến khi có sản phẩm đầu ra ở điểm
kết thúc DA và mức chiết khấu nguồn đầu tư.


17


Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks nêu rằng:
bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một DA như tạo việc làm mới,
tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng lên… thì quá
trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia tăng mà còn xác định
các yếu tố lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong
quá trình thực hiện DA thì đây là một phân tích đánh giá tài chính đơn thuần chứ
không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội.
Về môi trường UNEP, đã xây dựng bản hướng đánh giá tác động môi
trường của các DA phát triển. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm dự báo
các tác động môi trường của một DA, thể hiện sự ảnh hưởng của kết quả về
các hoạt động của DA đối với môi trường.
1.3.2. Ở Việt Nam
Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự
án, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã được các
nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần
đây khi mà xu thế quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu đòi hỏi tất cả các nước phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt
động dự án mang lại.
Nhóm chuyên gia của chương trình phát triển Nông thôn miền núi Việt
Nam - Thuỷ điển (MRDP) và viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu sự
thay đổi của thảm thực vật và độ che phủ rừng trong giai đoạn 10 năm (19891998), trên địa bàn 5 tỉnh Lào Cai , Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà
Giang”, Nghiên cứu đã đánh giá sự thay đổi chung của 5 tỉnh và đánh giá chi
tiết sự thay đổi của 20 xã trong đó có 10 xã được sự hỗ trợ của chương trình
Hợp tác xã Lâm nghiệp (FCP) và 10 xã ngoài 2 chương trình đó.
Trong báo cáo đánh giá tác động “Dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà
trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên


×