Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Kiến thức thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường (nghiên cứu trường hợp 3 xã huyện mỹ lộc, tỉnh nam định) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X. HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN LÊ HOÀI ANH
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI NGƢỜI DÂN NÔNG
THÔN VỀ NƢỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp 3 xã huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
****
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

4


MỞ ĐẦU

6

1. Lý do chọn đề tài

6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

2.1. Trong nước

7

2.2. Ngoài nước

10

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiến

10

3.1. Ý nghĩa lý luận

10

3.2. Ý nghĩa thực tiến


11

4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

11

4.1. Mục đích nghiên cứu

11

4.2. Mục tiêu nghiên cứu

11

5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

12

5.1. Đối tượng nghiên cứu

12

5.2. Khách thể nghiên cứu

12

5.3. Phạm vi nghiên cứu

12


5.4. Mẫu nghiên cứu

12

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

16

7. Giả thuyết nghiên cứu

18

8. Khung lý thuyết

18

9. Cấu trúc luận văn

19

NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

20


1.1. Cơ sở lý luận

20


1.2. Một số lý thuyết có liên quan

20

1.3. Thao tác hóa khái niệm

21

1.31. Nước sạch

21

1.3.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh

22

1.3.3. Kiến thức

22

1.3.4. Thái độ

23

1.3.5. Hành vi

24

1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


24

CHƢƠNG 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƢỜI DÂN

29

HUYỆN MỸ LỘC VỀ NƢỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
2.1. Kiến thức, thái độ và hành vì của ngƣời dân về nƣớc sạch

30

2.1.1. Thực trạng nước sạch ở nông thôn Việt Nam

30

2.1.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về nước

31

sạch
2.1.2.1. Những nguồn nước các hộ dân đang sử dụng

31

2.1.2.2. Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về

34

nước sạch
2.2. Kiến thức, thái độ và hành vì của ngƣời dân huyện Mỹ Lộc về


47

vệ sinh môi trƣờng
2.21. Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam

47

2.2.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về nước

51

sạch và vệ sinh môi trường
2.2.2.1. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về việc sử

51

dụng nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước thải
2.2.2.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về việc

61

thu gom và xử lý rác thải và môi trường
2.2.2.3. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về vê ̣ sinh

65


cá nhân
2.2.3. Nhận thức và mong muốn của ngƣời dân về dự án nƣớc sạch và vệ


69

sinh môi trƣờng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

PHỤ LỤC

82

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
*****
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1: Cơ cấu giới tính…………………………………………………………13
Bảng 2: Nhóm tuổi của người trả lời……………………………………………..14
Bảng 3: Học vấn của người trả lời………………………………………………..14
Bảng 4: Nghề nghiệp của người trả lời…………………………………………...15
Bảng 5: Quan hệ giữa người trả lời và chủ hộ……………………………………15
Bảng 1.1. Dân số trong đô ̣ tuổ i lao đô ̣ng…………………………………………27
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động………………………………………………………..27
Bảng 2.1: Tương quan giữa nguồn nước và địa bàn các xã…………………...….32
Bảng 2.2: Cách thức nhận biết nguồn nước sạch của người dân huyện Mỹ

Lộc………………………………………………………………………………..35
Bảng 2.3: Tương quan giữa cách nhận biết chất lượng nước sạch và trình độ học vấn của
người dân………………………………………………………………...36
Bảng 2.4: Tương quan địa bàn xã và quan điểm về chất lượng nước………..….38
Bảng 2.5: Thời gian các hộ gia đình làm sạch vệ sinh bể chứa nước/1 lần……....39
Bảng 2.6: Cộng đồng có khả năng chi trả tiền đấu nối nước……………………..44
Bảng 2.7: Cộng đồng có khả năng chi trả tiền 1m3 nước………………………...46
Bảng 2.8: Nơi thoát nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình………………….....51
Bảng 2.9: Loại hình các nhà vệ sinh đang được sử dụng trong tương quan với kinh tế của
hộ gia đình……………………………………………………………...….56
Bảng 2.10. Nhận thức của người dân về hậu quả của việc đi vệ sinh bừa
bãi………………………………………………………………………………....66
Bảng 2.11: Những thông tin người dân nghe được về dự án………………….….70
Bảng 2.12: Kênh thông tin nghe về dự án ……………………………………….70
Bảng 2.13: Các thông tin người dân tại 3 xã mong muốn được biết về dự
án……………………………………………………………………………….…72
Bảng 2.14: Nội dung các chương trình giáo dục truyền thông……………….…..73
Bảng 2.15: Các kênh thông tin nên thực hiện trong hợp phần 2………………....73


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Tương quan địa bàn điều tra trong cơ cấu mẫu……………………………..12
Biểu 2: Tương quan giới trong cơ cấu mẫu…………………………………………13
Biểu 1.1: Cơ cấu kinh tế………………………………………………………...…..28
Biểu đồ 1.2: Phân loại mức sống hộ gia đình theo quy định của BLĐTBXH…....29
Biều 2.1: Nguồn nước các hộ dân đang sử dụng………………………………....31
Biểu 2.2: Nhận định của người dân huyện Mỹ Lộc về chất lượng nguồn nước
sạch………………………………………………………………………………....37
Biểu 2.3: Các hình thức xử lý nước người dân thường sử dụng……………….....41
Biểu 2.4: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, vận hành và bảo

trì………………………………………………………………………………….47
Biểu 2.5: Tỷ lệ % UBND Xã có nhà tiêu đáp ứng tiêu chuẩn theo Quyết định
08/2005/QD-BYT, theo vùng sinh thái…………………………………………..49
Biểu 2.6: Tỷ lệ trường học có xà phòng ở khu rửa tay, theo loại trường ………..49
Biểu 2.7: Tỷ lệ học sinh được quan sát rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiểu tiện và đại
tiện ở trường có khu rửa tay……………………………………………….50
Biểu 2.8: Tương quan giữa xã và loại hình nhà vệ sinh các hộ gia đình đang sử
dụng……………………………………………………………………………....57
Biểu 2.9: Nơi thoát ra của phân và nước tiểu NVS………………………………60
Biểu 2.10:Tỷ lệ người dân các xã rửa tay với xà phòng……………...…………..67
Biểu 2.11: Kênh thông tin về nước sạch và vệ sinh môi trường………………….71

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng
ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe
và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ phải “Cải thiện việc cấp
thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước sạch cho nông thôn”. Khu vực nông thôn
Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước và nông nghiệp luôn là bộ phận quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, người dân nông thôn nói chung còn nghèo, và trong quá trình cải
cách kinh tế đang có xu hướng ngày càng tụt hậu so với dân thành thị cả về phát
triển kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống.
Đảng - Chính phủ đang tập trung vào phát triển nông thôn, coi phát triển
nông thôn là ưu tiên quốc gia, đang triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển

nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Chính phủ
cũng ưu tiên cho phát triển Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn, đã quyết định đưa
việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trở thành một trong bảy
chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất. Nhiều dự án xây dựng công trình
Cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn do Nhà nước và quốc tế tài trợ và ngoài ra còn
có các công trình do nhân dân tự xây dựng còn lớn hơn nhiều. Mặc dầu vậy, mới
chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu cấp nước sạch và vệ sinh của toàn dân.
Theo điều tra “Thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông
thôn Việt Nam”, hiện nay vẫn còn 75% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu. [20,tr10]
Người dân nông thôn còn thiếu rất nhiều những kiến thức về sử dụng nước
sạch và vệ sinh môi trường. Ví dụ như rất ít người dân hiểu được nhà vệ sinh hợp
tiêu chuẩn là như thế nào, hay những bệnh tật gì có thể mắc phải nếu không thực
hiện vệ sinh đúng cách… Đồng thời, người dân cũng chưa có thói quen và hành vi
thực hành về nước sạch và vệ sinh môi trường. Thói quen rửa tay trước khi ăn và
đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh là rất ít. Chính vì


thế các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột rất
phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân.
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu để đưa ra
một cái nhìn tổng quan về kiến thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn về
nước sạch và vệ sinh môi trường hiện nay như thế nào, làm cơ sở giúp cho các nhà
quản lý có thể hoạch định chính sách và lập kế hoạch cung cấp nước sạch, cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường. Trong khuôn khổ một đề tài nhỏ, vấn đề này được
tìm hiểu tại 3 xã của huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định để từ đó kiến nghị những giải
pháp giúp nâng cao nhận thức của người dân và giúp người dân thay đổi hành vi, có
những hành vi tốt trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trong nước

Nước sạch và vệ sinh môi trường là một vấn đề được các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu khá nhiều trong những năm vừa qua. Đây là vấn đề nóng bỏng, bức xúc và
luôn cần thiết được tìm tòi, khám phá. Có một số những công trình nghiên cứu của các cơ
quan, nhà nghiên cứu khác nhau mới được thực hiện trong thời gian gần đây có thể kể
đến:
Hàng năm, thực hiện Mục tiêu Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều có các báo cáo hàng năm về thực
trạng nước sạch và vệ sinh môi trường theo các giai đoạn khác nhau.
Vấn đề vệ sinh môi trường được đề cập trong báo cáo của Cục Y tế dự phòng Việt
Nam và UNICEF về “Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công cộng vùng
Nông thôn Việt Nam”. Cuộc điều tra năm 2007 tại 20 tỉnh điều tra về tỷ lệ nhà tiêu hợp
vệ sinh tại các trường học và một số nơi công cộng tuyến xã vùng nông thôn Việt Nam.
Một số hành vi vệ sinh của học sinh tại trường học cũng được quan sát và phân tích.
Mới đây nhất một cuộc điều tra “Vệ sinh môi trường ở Nông thôn Việt Nam” năm
2007 do Bộ Y tế và UNICEF phối hợp thực hiện thu thập thông tin về tỷ lệ nhà tiêu hợp


vệ sinh tại các hộ gia đình, những kiến thức và hành vi vệ sinh cơ bản của người dân
vùng nông thôn trên quy mô toàn quốc theo tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định
08/2005/QDD-BYT.
Chất lượng nước sinh hoạt cũng đã được tìm hiểu với cuộc “Điều tra chất lượng
nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam” tại 16 tỉnh do Cục Y tế dự phòng Việt Nam thực
hiện năm 2007.
Để trợ giúp triển khai các chiến lược về nước và vệ sinh môi trường, UNICEF đã
xuất bản cuốn sách: “Sổ tay hướng dẫn ngành nước - Để xây dựng các chương trình tốt
hơn”. Đây là cuốn sổ tay hướng dẫn, không chỉ giúp ích cho đối tượng chính của cuốn
sách là cán bộ chương trình của UNICEF trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường mà
còn là tài liệu hữu ích cho những chuyên gia hiện trường, những người đang và sẽ thực
hiện các dự án, những người quan tâm tới lĩnh vực cung cấp, bảo vệ, quản lý tài nguyên
nước.

Tiếp theo đó, năm 2006, UNICEF xuất bản tài liệu tập huấn “Quản lý và giám sát
các dự án về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn” làm cơ sở cho các cán bộ quản
lý dự án thực hiện các khóa tập huấn, truyền thông tại địa phương
Một kiểu nhà tiêu đuợc Bộ Y tế chấp nhận và được chương trình quốc gia về Nước
sạch và Vệ sinh môi trường coi như một trong những kỹ thuật chính để giải quyết phân ở
nước ta là nhà tiêu Vinasanres và tác giả Vương Trọng Phỉ - viện Pasteur Nha Trang Các
đã đề cập tới các biện pháp để nâng cao hiệu quả của loại nhà tiêu sinh thái này.
Vấn đề giới được TS Lê Văn Căn nói tới trong “Nam giới, nữ giới trong lĩnh vực
cấp nước và vệ sinh môi trường”. Cuốn sách nhỏ này đã chỉ ra vị trí và vai trò của nam
giới cũng như nữ giới trong các chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường.
Đi sâu nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường và nước sạch tại địa bàn một tỉnh
có nghiên cứu “Công tác cấp nước và vệ sinh nông thôn ở Tiền Giang”. Nghiên cứu này
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành thực hiện năm 2003 nêu lên những
kết quả và nguyên nhân thành công của chương trình cũng như những mô hình đầu tư
quản lý phù hợp với tình hình địa phương.


Một trong những vấn đề khiến người dân lo lắng trong những năm qua liên quan
đến chất lượng nguồn nước là việc nguồn nước bị nhiễm thạch tín. Do đó, tìm hiểu vấn
đề này đã có một số điều tra được thực hiện. Theo đó, năm 2003, báo cáo kỹ thuật “Điều
tra tình trạng nhiễm Asen trong nguồn nước ngầm và các ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe
cộng đồng dân cư tại tỉnh Hà Nam” đã được tiến hành. Báo cáo cho thấy nồng độ asen đã
lên tới mức nguy hiểm và tỷ lệ ung thư tìm thấy tương đương với tỷ lệ chung của quốc
gia. Trước thực trạng đó, năm 2004, UNICEF đã xuất bản tài liệu “Ô nhiễm thạch tín
trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam – Khái quát tình hình và các biện pháp cần
thiết”. Nghiên cứu cho thấy có hàm lượng asen cao trong nước ngầm ở một số khu vực
của Việt Nam và từ đó đề xuất một số biện pháp giải quyết sự ô nhiễm asen trong nguồn
nước ở Việt Nam qua các hoạt động nghiên cứu và giảm thiểu.
Trong những năm qua, liên quan đến lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn, Chính
phủ, các Bộ, ngành liên quan và một số địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm

pháp luật khác nhau. Do đó, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và
quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn tại Việt Nam được
tiếp cận và sử dụng các văn bản Qui phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua,
cuốn sách “Các văn bản pháp quy trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông
thôn” đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xuất bản năm 2008.
Như vậy có thể thấy điều tra nghiên cứu về vân đề nước sạch và vệ sinh môi trường
được đông đảo các nhà nghiên cứu, các cấp các ngành và các cơ quan rất quan tâm và
nghiên cứu ở các chiều cạnh khác nhau.
2.2. Ngoài nước
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là mối quan tâm của tất cả các quốc gia
trên toàn thế giới bởi tính cấp thiết của nó. Vì vậy, các công trình nghiên cứu, ấn phẩm về
lĩnh vực này cũng khá phổ biến.
“Tiếng nói của nước” ('Water Voices' Documentaries) là một nghiên cứu được
thực hiện tại Philippines năm 2004 do ADB tài trợ để tiến hành thử nghiệm những ảnh
hưởng của hội đoàn thể đối với các cộng đồng dân cư nghèo trong lĩnh vực cấp nước
sạch.


“Nước và đói nghèo” (Water and Poor) là một tài liệu do ADB tài trợ thực hiện
năm 2004 có đề cập tới những nhận thức của người dân về đói nghèo và vai trò của việc
bảo vệ nguồn nước và đề xuất những biện pháp để quản lý tốt nguồn nước, mối quan hệ
giữa sự đói nghè, vấn đề giới, nghề nghiệp và môi trường với vấn đề nước sạch.
Charles T.Andrews and Cesar E.Ynĩguez là tác giả của cuốn sách “Nước ở các
thành phố Châu Á” (Water in Asian Cities) nói về những hoạt động có ích của nước sạch
và vệ sinh môi trường ở 18 thành phố trong khu vực Châu Á và nhìn nhận của cư dân xã
hội về nước sạch và VSMT là vai trò quan trọng trong việc cải thiện các dịch vụ cung cấp
nước trong thành phố.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu giúp góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học đại

cương như: lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết hành vi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
này còn góp phần làm sáng tỏ một số kiến thức xã hội học chuyên ngành: xã hội học môi
trường, xã hội học nông thôn.
3. 2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu bước đầu cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết về thực
trạng vệ sinh môi trường cũng như những kiến thức, thái độ và hành vi của người dân
nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường để giúp cho chính quyền địa phương trong
việc hoạch định chính sách, đề ra những biện pháp hữu hiệu, sát thực với thực tế tình
hình nước sạch và vệ sinh môi trường ở địa phương. Đồng thời cũng giúp cho các những
cơ quan, tổ chức quan tâm tới vấn đề vệ sinh và nước sạch môi trường nông thôn thực
hiện các dự án hỗ trợ địa phương. Từ đó, góp phần thực hiện chương trình chiến lược
quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của người dân nông
thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường. Từ đó góp phần đưa ra những giải pháp để


nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hướng dẫn người dân những hành vi tích cực về
nước sạch và vệ sinh môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng các nguồn nước, nhà vệ sinh, rác thải và hệ thống
thoát nước của hộ gia đình.
- Phân tích nhận thức, thái độ và hành vi về nước sạch và vệ sinh, chăm sóc sức
khỏe của người dân trong cộng đồng, các mô hình bệnh tật tại địa phương, khả năng chi
trả của cộng đồng về dịch vụ vệ sinh.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và hành vi của người
dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Dự báo xu hướng về vệ sinh môi trường và nước sạch thông qua mong muốn của
người dân.

- Đề xuất một số giải pháp giúp người dân nâng cao nhận thức, thực hành các thói
quen tốt có liên quan đến môi trường nước và vệ sinh trong từng hộ gia đình.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh
môi trường.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Chủ hộ (chồng hoặc vợ) hoặc chủ hộ thực tế là người có vai trò kinh tế trong hộ.
Trong quá trình điều tra, có chú ý đến tỷ lệ người trả lời là nam/nữ để đảm bảo tính đại
diện giới.
- Cán bộ chính quyền, đoàn thể địa phương: Chủ tịch/phó chủ tịch xã, Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ...
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 3 xã: Mỹ Tiến, Mỹ Thắng, Mỹ Hà của huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định.
- Thời gian: tháng 4 – tháng 12 năm 2008.
5.4. Mẫu nghiên cứu


+ Cỡ mẫu: tại mỗi xã điều tra bằng bảng hỏi với khoảng 7% - 10% số hộ dân.
Trong đó, xã Mỹ Hà có tổng số 2.211 hộ dân; xã Mỹ Thắng có 2.255 hộ và xã Mỹ Tiến
có 1.535 hộ dân. Theo đó, cỡ mẫu sau điều tra là 426 hộ.
Biểu 1: Tƣơng quan địa bàn điều tra trong

Theo đó, số mẫu khảo sát tại các
xã như sau: xã Mỹ Hà: 152 hộ, xã

cơ cấu mẫu

Mỹ Thắng: 166 hộ, xã Mỹ Tiến:

Mỹ Hà
Mỹ Thắng

108 hộ.

Mỹ Tiến
25.3%
35.7%

39%

+ Cơ cấu mẫu theo kết quả điều tra:
Với tổng số 426 hộ được điều tra theo cách chọn mẫu như trên, chúng tôi thu được
cơ cấu mẫu, theo kết quả tính toán thống kê như sau:
 Cơ cấu giới tính:
Bảng 1: Cơ cấu giới tính
Mỹ Hà
Giới

Mỹ Thắng

Biểu 2: Tương quan giới trong cơ
cấu mẫu

Mỹ Tiến

N

%


N

%

N

%

Nam

75

49.3

108

65.1

57

52.8

Nữ

77

50.7

58


34.9

51

47.2

Nam
Nữ

43.7%
56.3%

Cơ cấu giới tính nhằm mục đích phản ánh tính đại diện thông tin trong cộng đồng.
Giới tính của người trả lời là một nội dung được quan tâm nhằm đảm bảo tiếng nói của
phụ nữ trong mọi hoạt động. Thường thì trước đây, nam giới vẫn được coi là người giao
thiệp và có hiểu biết rộng nên đa phần người có tiếng nói quyết định trong gia đình là
nam giới. Trong quá trình phỏng vấn, mặc dù đã có sự phân chia sao cho tỷ lệ nam – nữ
cân bằng nhưng cũng không tránh khỏi việc để nam giới là người đại diện hộ gia đình


cung cấp thông tin trong bảng hỏi. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới
kết quả nghiên cứu thu được. Theo đó, tỷ lệ nam – nữ tại Mỹ Hà, Mỹ Tiến tương đối
ngang bằng, duy ở Mỹ Thắng là tỷ lệ nam vượt trội hơn gần 50% so với nữ.
 Cơ cấu tuổi
Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên nên độ tuổi của người đại diện các hộ tham gia
trả lời được chia thành các khoảng tuổi khác nhau từ dưới 35 tuổi cho đến trên 65 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi nhiều nhất tập trung từ 36 -55. Đây cũng chính là
những nhóm tuổi của những người có vai trò quyết về kinh tế và các vấn đề khác trong
các gia đình, đặc biệt ở các xã vùng nông thôn.
Bảng 2: Nhóm tuổi của ngƣời trả lời

Mỹ Hà

Mỹ Thắng

Mỹ Tiến

Nhóm tuổi

N

%

N

%

N

%

<35

37

24.3

13

7.8


3

12

36-45

47

30.9

45

27.1

27

25

46-55

49

32.2

70

42.2

39


36.1

56-65

16

10.5

26

15.7

16

14.8

Trên 65

3

2

12

7.2

13

12


152

100

166

100

108

100

Tổng

 Cơ cấu trình độ học vấn và nghề nghiệp
- Cơ cấu trình độ học vấn
Ở cả 3 xã, trình độ học vấn của người dân chủ yếu là cấp 2, tỷ lệ học đến cấp 3
chiếm số ít và rất ít người có trình độ trên cấp 3. Tương đương với trình độ của họ thì
nghề nghiệp chủ yếu cũng là làm nông, có đến 84.3% người dân trong cả 3 xã là nông
dân. Điều này sẽ phản ánh trình độ nhận thức của người dân cũng như các nhu cầu về
dịch vụ của họ trong các câu trả lời sau này.
Bảng 3: Học vấn của ngƣời trả lời
Mỹ Hà
Trình độ học vấn

N

Mỹ Thắng
%


N

%

Mỹ Tiến
N

%


Mù chữ

0

0

0

0

2

1.9

Cấp 1

12

7.9


17

10.2

20

18.5

Cấp 2

114

75

127

76.5

62

57.4

Cấp 3

23

15.1

22


13.3

19

17.6

Cao đẳng/ Đại học

3

2

0

0

5

4.6

152

100

166

100

108


100

Tổng

- Cơ cấu nghề nghiệp
Do tính chất địa bàn nghiên cứu là vùng nông thôn nên nghề nghiệp chính của các
hộ gia đình trong mẫu khảo sát vẫn mang màu sắc thuần nông. Nghề nghiệp của đa số
của người trả lời là nông dân (84.3%), tiếp đến là nghỉ hưu trí, mất sức (6.6%), còn lại là
làm các nghề buôn bán, dịch vụ và các nghề nghiệp khác.
Bảng 4: Nghề nghiệp của ngƣời trả lời
Nghề nghiệp

Mỹ Hà

Mỹ Thắng

Mỹ Tiến

Tổ ng chung

N

%

N

%

N


%

3

2

1

6

5

4.6

2.1

Nông dân

132

86.8

144

86.7

83

76.9


84.3

Công nhân

5

3.3

2

1.2

3

2.8

2.3

Buôn bán/ dịch vụ

4

2.6

6

3.6

8


7.4

4.2

Hưu trí/mất sức

7

4.6

13

7.8

8

7.4

6.6

Nội trợ

1

0.7

0

0


1

0.9

0.5

152

100

166

100

108

100

100

Cán bộ

Tổng

 Quan hệ với chủ hộ
Tìm hiểu mối quan hệ giữa người cung cấp thông tin và chủ hộ nhằm mục đích
xem xét tính chính xác trong thông tin và đánh giá quyền quyết định của chủ hộ trong
việc vay vốn để xây dựng nhà vệ sinh và mắc nước sạch của người dân. Bởi vì chủ hộ



thường là người trực tiếp tham gia các cuộc họp thôn/xã mỗi khi cán bộ các cấp có công
việc cần phổ biến, tuyên truyền dưới cộng đồng.
Bảng 5: Quan hệ giữa ngƣời trả lời và chủ hộ
Quan hệ với chủ hộ

Mỹ Hà

Mỹ Thắng

Mỹ Tiến

Tổ ng

N

%

N

%

N

%

chung

Chủ hộ

87


57.2

114

68.7

77

71.3

65.3

Vợ/chồng chủ hộ

58

38.2

47

28.3

30

27.8

31.7

Con


6

3.9

5

3.0

1

0.9

2.8

Cha mẹ

1

0.7

0

0

0

0

0.2


152

100

166

100

108

100

100

Tổng

Không có sự chênh lệch quá lớn giữa các xã Mỹ Hà, Mỹ Tiến, Mỹ Thắng về
vị trí trong gia đình của người trả lời. Trung bình 3 xã có 65,3 % người trả lời là
chủ hộ và 31.7% có quan hệ là vợ hoặc chồng chủ hộ. Như vậy, phần lớn người
dân được hỏi là người có quyết định trong gia đình và/ hoặc trực tiếp chi trả cho
các dịch vụ mà gia đình sử dụng cũng như tham gia nghe tuyên truyền phổ biến
trong các cuộc họp thôn/ xã.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin
cơ bản của xã hội học sau đây:
- Phương pháp quan sát trực tiếp: quan sát hiện trạng cơ sở vật chất, hành vi về
nước sạch và vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình và tại địa phương.
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài
như các báo cáo của địa phương (báo cáo tổng kết năm, các số liệu thống kê về kinh tế,

văn hóa xã hội, y tế của các xã lựa chọn), các nghiên cứu, các đề tài, các bài viết, các bài
báo, tạp chí, của các tác giả khác nhau về nước sạch và vệ sinh môi trường, các văn bản,
nghị định của chính phủ về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.


- Phương pháp phỏng vấn sâu: mỗi xã tiến hành phỏng vấn sâu 3 hộ gia đình có
các thành phần kinh tế khác nhau và 2 cán bộ chính quyền địa phương, đoàn thể… Như
vậy tổng số có 15 phỏng vấn sâu.
- Phương pháp cộng đồng cùng tham gia như phân loại giàu nghèo bằng phương
pháp PPA: PPA được sử dụng như một phương pháp nền tảng để phát huy các nhân tố tích
cực khi cộng đồng tham gia vào quá trình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân loại giàu
nghèo (theo quan điểm của cộng đồng) để đánh giá về việc phân loại kinh tế các hộ gia đình, từ
đó tiến hành bước tiếp theo khảo sát bằng bảng hỏi điều tra kinh tế hộ gia đình sao cho sát với
thực tế nhằm phản ánh tình hình chung kinh tế hộ gia đình, cũng như những kiến thức – thái độ
- hành vi của cộng đồng có liên quan đến nước sạch/môi trường tại địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Đề tài sử dụng bộ số liệu trích từ điều tra KAP thuộc Dự án cấp nước và vệ sinh
nông thôn đồng bằng sông Hồng – tỉnh Nam Định đang được triển khai, do Ngân hàng
Thế giới tài trợ.
Cỡ mẫu được ấn định khoảng 7% - 10% số hộ, được chọn ngẫu nhiên theo phương
pháp phân khoảng các hộ gia đình nằm trong khu dân cư. Chọn ngẫu nhiên được thực
hiện, cứ 10 – 15 hộ gia đình sẽ chọn 1 hộ. Một số lượng mẫu dự phòng cũng được chọn
ra để thay thế trong trường hợp không thể tiếp cận số hộ nào trong mẫu. Tuy nhiên sự
thay thế này rất hạn chế để đảm bảo tính đại diện ngẫu nhiên khách quan.
 Một số thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu thực địa
 Thuận lợi
Chính quyền địa phương các xã Mỹ Hà, Mỹ Tiến, Mỹ Thắng đã hỗ trợ nhiệt tình
cho đoàn trong suốt quá trình khảo sát nghiên cứu, như:
 Cung cấp các thông tin có sẵn
 Tổ chức các buổi thảo luận nhóm lãnh đạo, cộng đồng

 Các điều tra viên hết sức nỗ lực, cẩn thận trong quá trình khảo sát bảng hỏi nhằm
phản ánh đúng thực tế đời sống, kinh tế, mong muốn của từng hộ gia đình đối với dự
án.
 Công tác tuyên truyền trên đài phát thanh thị trấn về chương trình dự án


Bên cạnh đó, đoàn nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía người
dân địa phương, các tổ trưởng/phó thôn, hội phụ nữ …
 Khó khăn
 Thông thường người dân không muốn công khai về thu nhập của mình, và nếu có
cũng rất khó chính xác bởi các nguồn thu của người dân nông thôn thường không ổn
định và có nhiều nguồn thu nhỏ lẻ.
 Cũng như nhiều địa phương khác việc thu thập số liệu kinh tế - xã hội - dân số - nhân
khẩu, sức khỏe/bệnh tật… gặp rất nhiều khó khăn không có sự trùng khớp giữa các
con số trong từng báo cáo của địa phương.
 Mặc dù nhóm nghiên cứu đã tập huấn cho các điều tra viên hết sức cẩn thận và kỹ
lưỡng trong từng câu hỏi của bảng khảo sát song không tránh khỏi một số câu còn
thiếu thông tin của người trả lời. Tuy nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều
đến hiệu quả của cuộc nghiên cứu.
- Về xử lý số liệu: Số liệu bảng hỏi sau khi hoàn tất được xử lý bằng chương trình
SPSS 16.0
7. Giả thuyết nghiên cứu
-

Tình hình về nước sạch và vệ sinh môi trường tại các hộ gia đình nông thôn còn
nhiều hạn chế.

-

Nhận thức, thái độ của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường bắt đầu

được nâng lên nhưng người dân vẫn chưa có những hành vi tích cực trong việc
thực hiện vệ sinh.

-

Mong muốn lớn nhất của người dân là được sớm sử dụng nước máy và đảm bảo
các điều kiện về vệ sinh môi trường.


8. Khung lý thuyết

Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội

Đặc điểm nhân
khẩu xã hội
của cá nhân

Đặc điểm hộ
gia đình

Kiến thức

Đặc điểm cộng
đồng

Hành vi

Thái độ

Nước sạch


Chính sách của
Nhà nước và địa
phương

Vệ sinh môi trường

9. Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về nước sạch và
vệ sinh môi trường.
- Kết luận và khuyến nghị

PHẦN NỘI DUNG


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Theo đó, khi xem xét nhận thức, thái độ, hành vi của người dân nông thôn về
nước sạch và vệ sinh môi trường phải đặt trong bối cảnh cụ thể, trong tiến trình phát triển
của xã hội, trong mối liên hệ tương tác với hệ thống xã hội tổng thể và các quá trình xã
hội khác. Đồng thời xem xét nhận thức, thái độ và hành vi đó của người dân trong mối
tương quan với những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đặc điểm cá nhân nhằm tìm ra
những ảnh hưởng theo chiều cạnh khác nhau của xã hội đối với những hành vi của người
dân, cũng như tìm ra những tác động ngược trở lại của nhận thức, thái độ, hành vi của
người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường tới xã hội. Từ đó, đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi của người dân theo hướng

tích cực nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.
1.2. Một số lý thuyết có liên quan
1.2.1. Lý thuyết hành vi
Đại đa số hành vi của con người là có dự định trước, dự định này do nhiều
yếu tố tác động tới và 2 yếu tố quan trọng nhất đó là thái độ đối với hành vi và
chuẩn mực chủ quan, trong đó chuẩn mực chủ quan chính là những chuẩn mực
(norm) của cộng đồng phản ánh trong nhận thức của cá nhân, được cấu thành bởi 2
yếu tố: ảnh hưởng của những người xung quanh và uy tín của người đó đối với đối
tượng.
Thái độ đối với hành vi lại được cấu thành bởi 2 yếu tố: Niềm tin về kết quả
do hành vi mang lại và sự đánh giá ý nghĩa của kết quả này.
Như vậy, có thể thấy lý thuyết này chỉ ra rằng hành vi của con người bị ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: đó là thái độ đối với hành vi và ảnh hưởng của môi trường xã
hội cũng như những chuẩn mực bên trong của cá nhân. Những chuẩn mực xã hội tất
nhiên là có ảnh hưởng không nhỏ tới cá nhân trong quá trình thực hiện hành vi. Trên
cơ sở tìm hiểu cá nhân hóa những chuẩn mực xã hội, người ta có sự xem xét về tầm
quan trọng trong tương quan so sánh giữa những chuẩn mực bên trong và thái độ của


xã hội đối với hành vi của mình. Từ đó, chủ thể lựa chọn cách thực hiện hành vi như
thế nào.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi M. Weber, E. Durkheim là đặc biệt là
T. Parsons. Xuất phát từ chỗ coi "hành vi xã hội là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất
của xã hội học", thuyết hành động xã hội đã cố gắng đi sâu phân tích và xây dựng một hệ
thống lý thuyết về những mối quan hệ cá nhân giữa người với người, thông qua đó lý giải
toàn bộ những mối quan hệ xã hội. Trong tác phẩm quan trọng nhất của mình "Cơ cấu
hành động xã hội", Parson đã coi xã hội như một hệ thống tồn tại trên cơ sở của những
hành động qua lại phức tạp giữa những cá nhân trừu tượng. Những hành động xã hội nói
trên được quy định bởi vai trò và chức năng xã hội của các cá nhân cũng như sự tuân thủ

các chuẩn mực xã hội. Thuyết hành động xã hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự cân
bằng trong hành vi của các cá nhân đối với sự ổn định của xã hội, coi sự cân bằng là hình
thức tồn tại lí tưởng của một xã hội lành mạnh.
1.3. Thao tác hóa khái niệm
1.31. Nước sạch
Nước được coi là sạch khi nó [14, tr.7]:
- Không màu, không mùi, không vị
- Trong, không vẩn đục.
- Không có vi trùng và các chất gây bệnh.
Ngoài ra, còn phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành.
Theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, (ban hành kèm theo Quyết định số
09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Nước sạch quy
định trong tiêu chuẩn này là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình,
không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để
đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ - BYT
ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm
cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác (xem
thêm phụ lục bảng quy định các giá trị tiêu chuẩn về nước sạch).
Nguồn nước sạch được hiểu là nguồn nước mưa, nước giếng khơi, nước giếng
khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn.
1.3.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh
Tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT:
Ngày 11/3/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 08/2005/QĐ-BYT về việc ban
hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. Nhà tiêu quy định
trong tiêu chuẩn này bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống
thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu
này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu

cầu sau: a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với
người, động vật và côn trùng; b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong
phân (vi rút, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung
quanh.
Trong tiêu chuẩn vệ sinh bao gồm cả tiêu chuẩn về xây dựng và tiêu chuẩn về sử
dụng, bảo quản. Một nhà tiêu được đánh giá là hợp vệ sinh phải đạt được cả tiêu chuẩn về
xây dựng và cả tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản. (Xem phụ lục các tiêu chuẩn chi tiết cho
từng loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT).
1.3.3. Kiến thức
Kiến thức là những hiểu biết, nhận thức của cá nhân đối với một đối tượng, vấn đề
nhất định.
Trong phạm vi đề tài, tôi tìm hiểu những hiểu biết của người dân địa phương về:
-

Thế nào là nguồn nước sạch?

-

Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh? Có những loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào?

-

Xử lý nước thải và nhà vệ sinh như thế nào?

-

Có biết tới các dịch vụ thu gom rác? Chi phí cho dịch vụ vệ sinh tại địa phương?

-


Ý nghĩa của việc rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh?


-

Những loại hình bệnh tật do vệ sinh không tốt?

-

Có biết những thông tin về dự án cải tạo môi trường?

1.3.4. Thái độ
Theo từ điển xã hội học, thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một
trong những nhân tố chính gắn với cá nhân và với quyết định ứng xử của cá nhân đối với
đối tượng.
Tuy nhiên khái niệm không được định nghĩa thống nhất trong các ngành khoa học
xã hội, chẳng hạn như Allport nhấn mạnh phương diện, điều khiển ứng xử tiếp theo khi
ông định nghĩa thái độ là trạng thái suy nghĩ hay thần kinh của sự sẵn sàng phản ứng, có
ảnh hưởng điều khiển hoặc tạo động cơ thúc đẩy ứng xử và được cấu trúc qua kinh
nghiệm.
Thurstone đưa vào thành phần đánh giá khi ông nói rằng thái độ là cách đánh giá
tích cực hay tiêu cực của một đối tượng của thái độ.
Định nghĩa tổng quát nhất và phổ biến nhất hiện nay là của Rosenberg và
Hovaland đã bổ sung thành phần ứng xử cho thành phần nhận thức (tri thức về đối tượng
thái độ) và thành phần xúc cảm (tỏ thái độ theo cảm xúc) khi họ gọi 3 loại phản ứng
chính đối với những kích thích nhất định là các phản ứng về nhận thức, về cảm xúc và về
ứng xử (mô hình 3 thành phần của Rosneberg và Hovalan)
Trong đề tài, tôi tìm hiểu những ý kiến, quan niệm, thái độ của người dân về vấn đề
nước sạch và tình hình vệ sinh môi trường tại địa phương, cụ thể là thái độ của người dân
về những vấn đề sau:

-

Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước hiện nay tại gia đình và địa
phương.

-

Đánh giá của người dân về tình trạng vệ sinh tại gia đình và tại địa phương.

-

Thái độ với các dịch vụ thu gom, xử lý rác thải hiện nay ở địa phương.

-

Sự cần thiết của việc rửa tay, việc dùng xà phòng trong vệ sinh cá nhân.

1.3.5. Hành vi
Hành vi là những hành động, thói quen, việc làm của cá nhân hay cộng đồng


Trong phạm vi đề tài, tôi tìm hiểu những hành vi của người dân tại địa phương về
nước sạch, về vệ sinh. Cụ thể như sau:
- Dùng nguồn nước nào cho sinh hoạt và ăn uống?
- Nhà tiêu của gia đình thuộc loại nào?
- Xử lý phân, nước thải, rác thải của gia đình được thực hiện như thế nào?
- Có tham gia dịch vụ thu gom rác của địa phương?
- Trả phí thu gom, xử lý rác thải như thế nào?
- Thói quen uống nước sôi
- Thói quen rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh

- Thói quen dùng xà phòng trong việc rửa tay
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, vừa là đồng bằng, vừa có biển.
Nổi tiếng với vùng ngập mặn Ramsa Xuân Thủy, nhiều huyện có dải ven bờ, đây là
những thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho người dân Nam Định. Một trong những khó
khăn đối với vùng ven biển Nam Định nói riêng và vùng biển cả nước nói chung đó là
nước sinh hoạt. Vấn đề vệ sinh môi trường cũng cần được đặc biệt quan tâm vì nó ảnh
hưởng rất lớn tới môi trường các vùng bờ biển.
Về đơn vị hành chính, Nam Định có 9 huyện và 1 thành phố. Trong phạm vi đề tài
của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở 3 xã: Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Tiến của huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

1.4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Xã Mỹ Hà
Vị trí : nằ m ở phiá đông bắ c huyê ̣n Mỹ Lô ̣c

, cách thành phố Nam Định khoảng

10km
-

Phía Đông giáp xã: Tiế n Thắ ng

huyện: Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

-

Phía Tây giáp xã : Mỹ Tiến

huyện : Mỹ Lộc


-

Phía Nam giáp xã: Mỹ Thắng

huyện : Mỹ Lộc

-

Phía Bắc giáp xã: An Ninh, Bồ Đề

huyện : Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên:

= 779.71 ha. Trong đó,


Đất nông nghiệp:

612ha

Đất dân dụng:

45,13ha

Đất công nghiệp, giao thông:

25,64ha


Đất chưa sử dụng:

2,91ha

Khác

94,03ha

1.4.1.2. Xã Mỹ Thắng
Vị trí : nằ m ở phiá đông bắ c huyê ̣n Mỹ Lô ̣c

, cách thành phố Nam Định khoảng

10km
-

Phía Đông giáp xã Tiế n Thắ ng

huyện: Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

-

Phía Tây giáp xã Mỹ Tiế n

huyện : Mỹ Lộc

-

Phía Nam giáp xã Mỹ Thắ ng


huyện : Mỹ Lộc

-

Phía Bắc giáp xã: An Ninh, Bồ Đề

huyện : Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên:

= 779.71 ha. Trong đó,

Đất nông nghiệp:

612ha

Đất dân dụng:

45,13ha

Đất công nghiệp, giao thông:

25,64ha

Đất chưa sử dụng:

2,91ha

Khác


94,03ha

1.4.1.3. Xã Mỹ Tiến
Vị trí: cách trung tâm thành phố Nam Định 7km, cách trung tâm huyện Mỹ lộc
2km về phía Tây Bắc và phía Bắc
-

Phía Đông giáp xã Mỹ Hà

huyện: Mỹ Lộc

-

Phía Tây giáp xã Mỹ Thịnh, Vũ Bản

huyện : Bình Lục, Hà Nam

-

Phía Nam giáp xã Mỹ Hưng, Mỹ Thịnh huyện : Mỹ Lộc

-

Phía Bắc giáp xã Vũ Bản
Tổng diện tích đất tự nhiên:

huyện : Bình Lục, Hà Nam
= 547,07 ha. Trong đó,

Đất nông nghiệp:


418,07 ha

Đất dân dụng:

103,39 ha


×