Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Dánh giá thực trạng tài nguyên thực vật rừng tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.41 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VŨ ĐÌNH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
RỪNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với
đời sống của nhân dân và sự phát triển của xã hội; Rừng có vai trò rất quan
trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết khí quyển,
giảm thiểu hiệu ứng nhà kính biến đổi khí hậu toàn cầu, nuôi dưỡng duy trì
nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất, là nơi cư trú của các loài động - thực vật
góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng; rừng góp phần quan trọng
trong việc phát triển, mở rộng các ngành nghề khác như phát triển du lịch,
dịch vụ, kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp,...
Thành phố Đà Lạt nằm ở phía bắc của tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự
nhiên là 39.329 ha có diện tích rừng tương đối lớn là 26.182 ha (chiếm tỷ lệ
66,57%) bao phủ toàn thành phố với hơn 200.000 dân sinh sống trên 12
phường và 4 xã với đa dạng các ngành nghề như kinh doanh, buôn bán, sản


xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản,... Đà Lạt là một thành
phố du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của cả nước, khu vực và quốc tế. Với đặc
thù là thành phố trong rừng và rừng trong thành phố, Đà Lạt có lợi thế về tài
nguyên rừng, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan
trọng trong cảnh quan du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cũng là nguồn
tài nguyên và thế mạnh của Đà Lạt. Rừng trên địa bàn thành phố Đà Lạt chủ
yếu là rừng quy hoạch với chức năng phòng hộ môi trường cảnh quan, phòng
hộ đầu nguồn của các thuỷ điện lớn như Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai,... với
loài cây chủ yếu là thông 3 lá tự nhiên, rừng thông trồng chiếm tỷ lệ cao (trên
80%) diện tích rừng toàn thành phố. Bên cạnh đó còn có diện tích rừng lá
rộng xen kẽ với rừng thông, trong đó có thành phần loài thực vật thân gỗ rất


2

phong phú, quý, hiếm, có giá trị cao như Thông đỏ, Thông tre, Bạch tùng
(Dusam), Xoan đào, Giổi ... nhưng số lượng còn rất ít. Hiện nay rừng Đà Lạt
được giao cho 6 đơn vị chủ rừng Nhà nước để quản lý bảo vệ, phát triển rừng;
có một diện tích nhỏ giao cho đơn vị quân sự để quản lý và phục vụ cho
nhiệm vụ giáo dục, an ninh quốc phòng; Ngoài ra hiện nay có hơn 140 dự án
đầu tư được tỉnh Lâm Đồng giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp với diện
tích hơn 6.550 ha để đầu tư dự án trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Với vị trí và tầm quan trọng của tài nguyên rừng như vậy nên công tác
quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của thành phố Đà Lạt đã được các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, do đó
đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên trước sức ép của sự phát triển
kinh tế xã hội và sức ép về gia tăng dân số nên tài nguyên thực vật rừng luôn
bị tác động và tiềm ẩn nguy cơ đe doạ với nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
thực hiện công tác bảo vệ rừng kém hiệu quả, đó là: Các văn bản pháp luật
liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng

sinh học chưa đầy đủ, chồng chéo, khó áp dụng vào thực tế cuộc sống; nhận
thức của người dân sống xen kẽ trong và ven rừng còn nhiều hạn chế, nhu cầu
sử dụng các sản phẩm từ gỗ nhiều, đặc biệt là các loại gỗ quý, hiếm như Du
sam, Thông tre, Thông đỏ,... trong khi đó khả năng cung cấp nguyên liệu từ
rừng có hạn, các loài thực vật thân gỗ quý, hiếm có tại Đà Lạt ngày càng cạn
kiệt. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác gây nguy hại đến tài nguyên
rừng đặc biệt là những loài cây gỗ có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn trên địa
bàn như cháy rừng, phá rừng là vườn, rẫy,...
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực
trạng tài nguyên thực vật rừng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” để
có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật
trên địa bàn.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Khái niệm Đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học (biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa
các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh
thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ
sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh
học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ
sinh thái khác nhau.
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái
niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần

xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa
dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức FAO (Tổ chức Lương
nông Liên hiệp quốc) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống
dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái".
1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học:
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh
thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự
nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài


4

nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu
vâ ̣t di truyề n. (Điều 3, Luật Đa dạng sinh học, năm 2008).
1.2. Lược sử nghiên cứu thực vật và bảo tồn thực vật:
1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật:
1.2.1.1. Nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới:
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên
những công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỷ XIX –
XX như: Thực vật trí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực
vật trí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật trí Ấn độ 7 tập
(1872 – 1897), Thực vật trí Miến Điện (1877), Thực vật trí Malaysia (1892 –
1925), Thực vật trí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật trí Vân Nam (1977) ...
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I cho rằng “ Chỉ cần điều tra trên
một diện tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống
nhưng không có sự phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở

vùng nhiệt đới ẩm thường là 1.500 – 2.000 loài.
1.2.1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam:
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8030’ Bắc đến 230 Nam. Sự khác biệt lớn
về khí hậu và địa hình giữa các vùng miền, tạo ra tính đa dạng về môi trường
tự nhiên và ĐDSH. Các hệ sinh thái rất đa dạng: từ rừng mưa thường xanh
cận nhiệt đới ở phía Bắc, tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, cho tới rừng
ngập mặn và các hệ sinh thái ngập nước ven biển. Đến nay đã thống kê được
gần 13.000 loài thực vật. Nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu
có giá trị khoa học, y dược và thực tiễn lớn.


5

Ngoài những tác phẩm nổi tiếng của Loureiro (1790), của Pierre (1879
– 1907), từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một số công trình nổi tiếng, là
nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam.
Một trong những công trình nổi tiếng, đó là bộ “Thực vật chí Đông
Dương” do H. Lecomte chủ biên (1907 – 1952). Trong công trình này, các tác
giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có
mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Thái Văn Trừng (1978) cũng đã dựa
vào công trình này để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết được có 7004
loài, 1850 chi, 289 họ. Riêng miền Bắc Pócs Tamás (1965) thống kê được
5190 loài, Phan Kế Lộc (1969) thống kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc
lên 1660 chi và 140 họ. Trong đó có 5069 loài thực vật hạt kín và 540 loài
thuộc các ngành còn lại.
Gần đây, Aubréville khởi xướng và chủ biên bộ “Thực vật chí
Campuchia, Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác đến
nay đã công bố 29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số họ
đã có). Ngoài ra còn có công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6
tập do Lê Khả Kế chủ biên từ năm 1969 – 1976, “Cây cỏ miền Nam Việt

Nam” của Phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật
bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5246 loài thực vật có mạch.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7
tập “ Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh
hoạ. Đến năm 1996, công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng
chủ biên. Trịnh Đình Lý và tập thể (1993) đã công bố Từ điển cây thuốc Việt
Nam.
Trong thời gian gần đây, các nhà thực vật Nga và Việt Nam đã hệ
thống lại hệ thực vật Việt Nam đăng trên Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật


6

Việt Nam – Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora” tập 1 – 2 (1996)
và Tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995).
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt
Nam hai năm (1999 – 2000), đây là bộ sách khá đầy đủ và dễ sử dụng, góp
phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam, và là những tài liệu quan
trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Từ năm 1995 – 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng một số tác giả khác đã
công bố một số bài báo đa dạng thành phần loài ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương, Vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La, Khu Bảo tồn Na Hang của
Tuyên Quang, vùng núi cao Sa Pa – Phan Si Pang, Vùng ven biển Nam Trung
Bộ, Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cát
Tiên…Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên
cứu đa dạng sinh vật” nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật
của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn trong cả nước.
1.2.1.3. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Lâm Đồng:
Từ sau năm 1953, ngoài việc khảo cứu cây Canh-ki-na và một vài loài

thảo mộc ở rừng địa phương, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh
Lâm Đồng (Trung tâm Thực nghiệm Lâm sản Cao nguyên) đã khảo cứu kỹ
thuật gieo ươm thông; nghiên cứu kỹ thuật gây trồng rừng nhân tạo thông 2
lá và một số loài thực vật mọc nhanh nhằm mục tiêu tạo lập các khu rừng
công nghiệp ở vùng độ cao 800 - 1.000 mét. Nghiên cứu các loài thông, khai
thác nhựa thông và một số loài cây lá rộng được nhập nội, để tiến hành thực
nghiệm gieo ươm và trồng rừng.
Từ năm 1984, Trung tâm phối hợp với Trung tâm giống DANIDA,
Trung tâm giống cây rừng tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm cải thiện giống


7

thông 3 lá. Hiện nay, đang tiếp tục thu hái các cây trội để khảo nghiệm các
dòng "hậu thế"; Khảo nghiệm để gây trồng loài thông đỏ (Taxus
wallichiana), xây dựng mô hình vườn rừng bạch đàn vùng cao (Eucalyptus
microcorys) cho Tây Nguyên; thực hiện đề tài bảo tồn nguồn gen quý hiếm ở
Đà Lạt - Lâm Đồng. Trung tâm đã nghiên cứu, khảo nghiệm hàng trăm loài
thực vật để gây rừng, trong đó có những loài đặc hữu bản địa như: Pinus
dalatensis, Pinus merkusii, Pinus kesiya, Pinus krempfii,… và nhiều loài
được nhập nội từ nhiều nước trên thế giới như: Úc, New Zealand,
Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, châu Phi, Đức, Hà Lan, Mỹ và vùng
Caribê,…
Các công trình nghiên cứu của Viện Sinh học Tây Nguyên nghiên cứu
thuần hóa, nhập nội các loài động vật, thực vật; chế biến và bảo quản thực
phẩm; chiết tách các hoạt chất sinh học có nguồn gốc thực vật; nghiên cứu
tổng hợp các sản phẩm từ tinh dầu của một số loài thực vật.
Những năm gần đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về thực
vật tại khu vực Lâm Đồng như công trình của Nguyễn Đăng Hội, và cộng sự
năm 2009 “Báo cáo kết quả nghiên cứu khu hệ động, thực vật Vườn quốc gia

Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”, công trình nghiên cứu về Cây thông đỏ
Lâm Đồng, một nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc chữa ung thư nhóm
taxoid năm 1996 của nhóm tác giả Lê Thị Xuân, Mai Văn Trì và M.
Shemluck; Nghiên cứu cơ sở khoa học kỹ thuật để kinh doanh tổng hợp rừng
Thông ba lá Tây Nguyên năm 1988 của Nguyễn Ngọc Lung; hay công trình
“Nghiên cứu trồng rừng thử nghiệm phục hồi một số loài thực vật quý hiếm
từ năm 2007-2009 Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà” của Lê Cảnh Nam và cộng
sự.
Năm 2001, Trung tâm Tài nguyên môi trường thuộc Trường Đại học
Đà Lạt đã tiến hành đề tài điều tra xác định loài thực vật và thiết lập ô tiêu


8

chuẩn tại vườn sưu tập thực vật Trại thực nghiệm lâm nghiệp Cam Ly; kết
quả cũng đã xác định được 170 loài thực vật tầng dưới phân bố tại vườn sưu
tập thực vật thuộc Trại thực nghiệm lâm nghiệp Cam Ly. Năm 2005, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã phối hợp cùng Phân viện điều
tra quy hoạch rừng II triển khai thực hiện xây dựng Luận chứng khoa học về
quy hoạch và xác định các chức năng của khu rừng làm cơ sở pháp lý và khoa
học cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Lạt. Công
trình nghiên cứu đánh giá mức độ đa dạng sinh học tại khu du lịch hồ Tuyền
Lâm Đà Lạt của nhóm tác giả. Đề án bảo tồn loài cây thông đỏ hiện có tại
Lâm Đồng được thực hiện năm 2010, do Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng tổ
chức thực hiện.


9

CHƯƠNG II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu:
2.1.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng tài nguyên thực vật rừng hiện có trên địa bàn thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuấ t các giải pháp quản lý hiệu quả tài
nguyên thực vật trên địa bàn thành phố.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên thực vật trên địa bàn thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng và quản lý tài nguyên thực vật tại
thành phố Đà Lạt.
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu các loài thực vật thường bị khai thác
sử dụng ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý tài nguyên thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên thực vật tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng và hệ thống số liệu tình hình khai thác, sử dụng thực vật
rừng trên địa bàn.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật rừng tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng:


10

2.3.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý tài nguyên thực vật
tại thành phố Đà Lạt:
2.3.3. Xây dựng danh lục và bộ cơ sở dữ liệu các loài thực vật có giá

trị cao về kinh tế và bảo tồn, thường bị khai thác và sử dụng trên địa bàn:
2.3.4. Đánh giá những tác động bất lợi gây suy giảm tài nguyên thực
vật và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
tài nguyên thực vật tại địa phương:
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Nghiên cứu thực trạng tài nguyên thực vật rừng tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng:
Với nội dung này tác giả sử dụng phương pháp Kế thừa số liệu, tham
khảo những tài liệu, những công trình nghiên cứu về tài nguyên thực vật rừng
ở Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng; kết quả kiểm kê tài
nguyên rừng của các đơn vị chủ rừng trên địa bàn.
Bên cạnh đó tác giả còn tiến hành điều tra thực địa tại các khu rừng trên
địa bàn thành phố Đà Lạt. Do diện tích rừng lá kim chủ yếu là thông 3 lá nên
tác giả chỉ tiến hành điều tra tuyến trên các khu rừng lá rộng đặc trưng cho
khu vực nghiên cứu. Một trạng thái rừng lá rộng sẽ tiến hành điều tra từ 2
tuyến trở lên (tổng số tuyến là 12 tuyến) chiều dài của tuyến điều tra bố trí
phụ thuộc vào diện tích của trạng thái rừng lá rộng cần điều tra, dao động từ
500 mét – 1.800 mét.
Trên các tuyến, tác giả tiến hành điều tra, ghi nhận, thu thập hình ảnh
tất cả các loài thực vật về 2,5 m mỗi bên tuyến (tuyến rộng 5 m).
Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu thì đeo nhãn cho
mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu còn các thông tin khác sẽ ghi vào
sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:


11

- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm ((xã, (phường), tiểu khu, khoảnh, lô) và nơi lấy mẫu (ven
suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi hoặc đồi…)

- Ngày lấy mẫu.
- Các đặc điểm về cây gỗ như: chiều cao vút ngọn, đường kính (D1.3),
màu lá, hoa, quả…
- Người lấy mẫu.
Khi ghi chỉ dùng bút chì mềm để tránh bị mất chữa khi ngâm tẩm mẫu
về sau.
Thông tin về các loài thực vật điều tra được ghi vào biể u 01:
Biểu 01: Biểu ghi số liệu điều tra theo tuyến
Địa hình: ………………………….

Ngày điều tra: ……………………….

Dạng sinh cảnh: …………………….. Người điều tra: ………………..........
Độ dài tuyến: ………………………..

Stt

Tên loài

Hvn (m)

D1.3 (cm)

Ghi chú

Số liệu điều tra thực địa không chỉ phục vụ cho việc đánh giá sơ bộ về
tài nguyên cây gỗ tại khu vực nghiên cứu mà còn trực tiếp cho việc xây dựng
bộ cơ sở dữ liệu các loài thực vật có giá trị cao về kinh tế và bảo tồn.
Xây dựng danh lục thực vật trên địa bàn thành phố Đà Lạt



12

Trên cở sở điều tra thực địa, tra cứu, giám định, phỏng vấn và tham
khảo các tài liệu chuyên ngành của các chủ rừng tại khu vực nghiên cứu tác
giả tiến hành lập danh lục thực vật. Lập danh lục loài thực vật theo quan điểm
hệ thống phân loại của Taktahkjan năm 2009.
Tên đầy đủ của loài được tra cứu theo danh lục các loài thực vật Việt
Nam (tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005), tên cây rừng Việt Nam và
trang Web www.ipni.org để tra cứu.
Đánh giá giá trị sử dụng
Nghiên cứu, đánh giá giá trị sử dụng của tài nguyên thực vật rừng dựa
vào kết quả phỏng vấn người dân và các tài liệu như (Tài nguyên Thực vật
Đông Nam Á – PROSEA, Tài nguyên Thực vật Việt Nam, Từ điển cây thuốc
Việt Nam, Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Cây rừng Việt Nam…).
2.4.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý tài nguyên thực vật
tại thành phố Đà Lạt:
Với nội dung này, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham
gia của người dân (PRA). Tác giả tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình vừa là
người dân địa phương vừa là những người trực tiếp nhận khoán bảo vệ rừng
trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Các câu hỏi tập trung vào tình hình sử dụng,
bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và đặc biệt là quan điểm của các hộ dân trong
việc bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn thành phố Đà
Lạt.
Bên cạnh phỏng vấn người dân địa phương, tác giả tiến hành phỏng
vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, các chủ rừng về tình hình khai
thác, sử dụng, vi phạm và giải pháp trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói
chung và thực vật rừng nói riêng trên địa bàn nghiên cứu.
Các đối tượng và địa phương phỏng vấn:



13

- Cán bộ và người dân xã Tà Nung là khu vực rừng lá rộng giáp ranh
giữa xã Tà Nung của thành phố Đà Lạt với các xã Mê linh, Đông Anh của
huyện Lâm Hà, xã Lát của huyện Lạc Dương.
- Cán bộ và người dân xã Xuân Trường, Trạm Hành là khu vực có rừng
lá rộng giáp ranh với huyện Đơn Dương, Đức Trọng.
- Cán bộ và người dân phường 4, 5, 7 là những địa phương có diện tích
rừng lá rộng tương đối nhiều.
- Cán bộ kỹ thuật và cán bộ phụ trách địa bàn của các đơn vị chủ rừng
trên địa bàn; kiểm lâm phụ trách địa bàn các phường (xã) trên địa bàn thành
phố Đà Lạt.
Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA).
Kết quả phỏng vấn được ghi chép vào phiếu điều tra, nhằm củng cố
thông tin về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật, đánh giá tình
hình nguy cấp của các loài thực vật cho gỗ ở địa phương, qua đó, thu thập
thông tin về phân bố, đặc điểm nhận biết và các công dụng khác của các loài
thực vật cho gỗ trên địa bàn phục vụ cho quá trình điều tra thực địa. Tác giả
sử dụng mẫu phiếu sau để thu thập số liệu điều tra:


14

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
I. Người cung cấp thông tin:

- Cán bộ quản lý nhà nước.

- Họ và tên:…………………………….


- Cán bộ xã (phường).

- Địa chỉ:……………………………….

- Người dân địa phương.

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Người KDCB lâm sản.

II. Thông tin thu thập về thực vật:
1. Các loài cây được khai thác lấy gỗ (xếp theo mức độ sử dụng giảm dần):
TT

Tên phổ

Tên địa

Đặc tính chủ

Công dụng

thông

phương

yếu

khác


Ghi chú

1
2
2. Các khu vực còn có nhiều loài có thể khai thác lấy gỗ:
3. Các khu vực đã và đang khai thác lấy gỗ:
III. Các hình thức chế biến sử dụng và kinh doanh gỗ tại địa phương:
- Xây dựng nhà cửa, vật liệu xây dựng khác.
- Đóng đồ nội thất sử dụng tại chỗ.
- Sản xuất hàng hóa tiêu thụ bên ngoài địa phương.
- Bán gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua chế biến.
- Các hình thức khác:……………………………….
IV. Xu hướng sử dụng:
V. Các nguyên nhân suy giảm diện tích và chất lượng rừng:
VI. Một số đề nghị về chính sách, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên
rừng:

Bên cạnh đó, tác giả tiến hành nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, tổng hợp số
liệu về tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý
lâm sản ở Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt từ năm 2005 đến năm 2011 (Vì


15

tình hình vi phạm và xử lý vi phạm trên địa bàn được tập trung tại Hạt Kiểm
lâm Đà Lạt); Điều tra về nhu cầu sử dụng gỗ trên địa bàn tại một số các cơ sở
chế biến gỗ, cơ sở mộc tại thành phố Đà Lạt (Sản lượng tiêu thụ gỗ hàng năm,
chủng loại gỗ). Tiếp tục thực hiện phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý,
chủ rừng và người dân về các tác động (phá rừng, khai thác gỗ, cháy rừng,...)

đến tài nguyên thực vật rừng; Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia
của người dân (PRA).
Biểu tổng hợp tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng qua
các năm:
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010 2011

Tổng số vụ vi phạm (vụ)
Tổng số gỗ tịch thu (m3)
- Phân theo hành vi
Khai thác
Mua bán, vận chuyển
Cất giữ, chế biến
Các vi phạm khác
- Phân theo nhóm gỗ
Gỗ thông thường
Gỗ quý hiếm
Phân tích tình hình cháy rừng trên địa bàn thành phố, những thiệt hại,
nguyên nhân cháy, sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, xác định xu hướng

biến đổi nhằm đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng hiệu quả.


16

Biểu tổng hợp tình hình cháy rừng qua các năm
Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số vụ cháy (vụ)
Tổng diện tích (ha)
Rừng lá kim
Rừng hỗn giao cây lá kim
+ cây lá rộng
Rừng lá rộng
Phân tích nhu cầu sản xuất nương rẫy, phân bố rẫy, các đặc điểm sản
xuất nương rẫy từng địa phương, dân tộc; những nguy cơ gây suy giảm tài
nguyên rừng, xu hướng phát triển nương rẫy và những định hướng quản lý
trong thời gian tới.
Phân tích những kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở địa
phương, sự ảnh hưởng của hoạt động này đến sự suy giảm đa dạng sinh học
và những hướng đi nhằm khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ để phát triển
kinh tế bền vững, giảm áp lực lên khai thác lâm sản.
Phân tích xu hướng trồng rừng, các đặc điểm của hoạt động trồng rừng
ở địa phương, những hiệu quả mang lại và những tác động làm suy giảm đa
dạng sinh học và giá trị rừng tự nhiên từ việc trồng rừng ở Đà Lạt.
Phân tích quy mô và biến động của dịch vụ khai thác, chế biến và kinh
doanh lâm sản, mối liên hệ với sự biến đổi tài nguyên rừng, những định
hướng quản lý để giảm thiểu các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh gỗ

bất hợp pháp.


17

Biểu tổng hợp nhu cầu gỗ toàn thành phố qua các năm.
Nhu cầu

Năm 2005

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số nhu cầu
Phân loại theo mục đích
Làm nhà ở cá nhân
Làm công trình cộng đồng
Vật liệu xây dựng cơ bản
Chế biến đồ nội thất
Phân tích theo chủng loại
Gỗ quý hiếm
Gỗ thông thường
Phân tích nhu cầu và xu hướng sử dụng gỗ ở địa phương, từ đó nhận
định áp lực và xu hướng khai thác gỗ, đề xuất những giải pháp quản lý việc
khai thác sử dụng gỗ trên địa bàn.
Khả năng đáp ứng của việc khai thác gỗ hợp pháp, những bất cập trong
quy định của pháp luật về khai thác gỗ của hộ gia đình và cộng đồng dân cư,
những khó khăn trong quản lý và những giải pháp giảm thiểu khai thác rừng
bất hợp pháp.



18

Biểu tổng hợp khối lượng gỗ được khai thác qua các năm trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.
Chỉ tiêu

Năm

2005

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số gỗ được khai thác
Phân loại theo loại hình
khai thác
Khai thác chính
Khai thác tận thu, tận dụng
Phân tích theo chủng loại
Gỗ quý hiếm
Gỗ thông thường

2.4.3. Xây dựng danh lục và bộ cơ sở dữ liệu các loài thực vật có giá
trị cao về kinh tế và bảo tồn, thường bị khai thác và sử dụng trên địa bàn:
Với nội dung này tác giả kết hợp phân tích hồ sơ xử lý khai thác gỗ trái
phép trên địa bàn thành phố 5 năm gần đây; dựa vào Sách đỏ Việt Nam năm
2007; danh lục đỏ IUCN năm 2011; Nghị định 32/2006/NĐ-CP năm 2006,
đồng thời phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương về các loài thực vật có
giá trị cao về kinh tế và bảo tồn.
Bên cạnh đó tác giả tiến hành cho điểm các loài dựa vào giá trị kinh tế,
giá trị bảo tồn và mức độ phổ biến trong tự nhiên. Cách cho điểm cụ thể như

sau:
+ Giá trị kinh tế: Sử dụng bảng phân chia nhóm gỗ để đánh giá:
- Gỗ nhóm 1 -> 2: Thang điểm 3;
- Gỗ nhóm 3 -> 4: Thang điểm 2
- Gỗ từ nhóm 5 trở lên: Thang điểm 1


19

+ Giá trị bảo tồn: (theo Sách đỏ Việt Nam 2007, và Nghị định
32/2006/NĐ-CP):
- Nhóm rất nguy cấp (CR) và nhóm nguy cấp (EN) (cùng nhóm IA,
IIA): Thang điểm 3
- Nhóm sẽ nguy cấp (VU): Thang điểm 2
- Các nhóm còn lại: Thang điểm 1
+ Mức độ đa dạng ngoài tự nhiên tại thành phố Đà Lạt (dựa vào kết
quả phỏng vấn của người dân địa phương, cán bộ quản lý và qua điều tra thực
tế):
- Loài dễ gặp: Thang điểm 1; - Loài ít gặp: Thang điểm 2
- Loài rất ít gặp: Thang điểm 3:
Sau khi đánh giá, lập danh sách các loài có giá trị cao về kinh tế, bảo
tồn tại khu vực nghiên cứu, tác giả lựa chọn danh sách số loài có tổng điểm
cao nhất và xây dựng cở sở dữ liệu các loài theo các nội dung sau:
Tên địa phương; Tên khoa học; Đặc điểm sinh thái học; Phân bố;
Tình trạng sử dụng và bảo tồn tại địa phương; Hình ảnh minh họa về
hình thái.
2.4.4. Đánh giá những tác động bất lợi gây suy giảm tài nguyên thực
vật và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
tài nguyên thực vật tại địa phương:
Với nội dung này tác giả kế thừa các báo cáo chuyên ngành, phỏng vấn

người dân và cán bộ lâm nghiệp. Bên cạnh đó tác giả tiến hành nghiên cứu
các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về quy
hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, Bảo tồn đa dạng sinh học, các quy định về
kinh doanh, chế biến gỗ,... từ đó tổng hợp đề xuất một số giải pháp trong công
tác bảo vệ tài nguyên thực vật tại địa bàn nghiên cứu.


20

CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên:
3.1.1. Vị trí:
Đà Lạt nằm về phía bắc của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên
là 39.329 ha, có vị trí và ranh giới như sau:
Toạ độ địa lý:
Từ 11o52’ đến 13o48’ độ vĩ bắc
Từ 108o20’ đến 108o35’ độ kinh đông
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương;
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương;
- Phía Nam giáp huyện Đức Trọng và Đơn Dương;
- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà và Lạc Dương.


21

Hình 3.1 Họa đồ hành chính và quy hoạch 3 loại rừng thành phố Đà Lạt
năm 2011
3.1.2. Địa hình:

Đà Lạt đặc trưng bởi địa hình đồi thoải, bát úp, nhiều nơi địa hình bị
chia cắt mạnh nên độ dốc lớn và hình thành những khe suối, thác nước, nhiều
thung lũng bằng rộng bao bọc xung quanh bởi những dãy núi cao như
Langbiang, núi voi, lapbenoord, lapbenam,...
3.1.3. Khí hậu:
Nằm trên Cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt thuộc khí hậu nhiệt đới vùng
núi cao với hai mùa mưa nắng rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10;
- Mùa khô: từ tháng 11 đến hết tháng 4.
Các yếu tố khí hậu khác như sau:


22

- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 18,30C;
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.730 mm;
- Ẩm độ không khí trung bình hàng năm: 85%.
Các chỉ số trên cho thấy khí hậu Đà Lạt mát mẻ, không khí trong lành,
thích hợp cho du lịch - nghỉ dưỡng và thuận lợi để nhiều loài thực vật thích
nghi và sinh trưởng, phát triển, tạo nên tính đa dạng sinh học phong phú cho
thành phố cao nguyên.
3.1.4. Thủy văn:
Với đặc điểm nhiều núi cao, địa hình chia cắt mạnh, nhiều đã tạo nên
nhiều khe, suối và là thượng nguồn của các con sông: Đa Nhim, Đồng Nai,
Đại Ninh. Chảy qua trung tâm thành phố Đà Lạt là dòng suối Cam ly với
chiều dài khoảng 20 km, với diện tích lưu vực khoảng 50 km2, suối này bắt
nguồn từ vùng Đông Bắc của thành phố chảy qua hồ Than Thở đến hồ Xuân
Hương và đổ về Thác Cam Ly. Đà Lạt có hệ thống hồ chủ yếu là hồ nhân tạo
như hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Đankia, hồ Suối Vàng, hồ Chiến
Thắng, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện,... với tổng diện tích lưu vực khoảng 100

km2, tổng diện tích mặt nước khoảng 756 ha và tổng dung tích hồ chứa
khoảng 18,2 triệu m3 nước.
Như vậy diện tích mặt nước chiếm khoảng gần 4% so với diện tích tự
nhiên toàn thành phố. Ngoài vai trò cung cấp nước cho sinh hoạt, thuỷ lợi,
thuỷ điện, suối và hồ nước còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà vi
khí hậu, tạo cảnh quan thắng cảnh cho phát triển tiềm năng du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng của thành phố.
3.1.5. Đất đai, thổ nhưỡng:
Đất đai Đà Lạt được phong hoá từ nhiều nguồn khác nhau như đá
Macma, đá Trầm tích, đá biến chất.


23

Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: Đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit
vàng đỏ (Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fda), đất feralit
nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến
chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc
tụ (Dt). Nhìn chung độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất
bị thoái hoá không đáng kể, tầng dày đất khá sâu. Do địa hình có độ dốc lớn
nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa, khả năng giữ nước và chất
dinh dưỡng của đất không cao.
3.1.6. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp:
Biểu 3.1 Tổng hợp tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Lạt đến 31/12/2011
Stt Loại đất, loại rừng

Diện
tích


Quy hoạch 3 loại rừng

Ngoài 3

Đặc

Phòng

Sản

loại

dụng

hộ

xuất

rừng

Tổng diện tích

39329,06

A

Đất có rừng

22371,99


0 19303,02 2952,45

116,52

I

Rừng tự nhiên

16189,11

0 13498,09 2581,38

109,64

1

Rừng gỗ

16094,81

0 13403,79 2581,38

109,64

Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo

14434,82


0

67,73

0

0

0 11745,66 2579,52

109,64

567,93

0

567,93

0

1024,33

0

1022,47

1,86

Rừng tre nứa


49,71

0

49,71

0

0

Lồ ô

49,71

0

49,71

0

0

44,59

0

44,59

0


0

Rừng phục hồi
2

67,73

0

Rừng hỗn giao gỗ +
3

tre nứa


24

Rừng gỗ là chính

8,43

0

8,43

0

0

Tre nứa là chính


36,16

0

36,16

0

0

6182,88

0

5804,93

371,07

6,88

5612,4

0

5241,07

366,64

4,69


570,48

0

563,86

4,43

2,19

1560,53

0

1547,33

11,97

1,23

2,52

0

2,24

0

0,28


1311,22

0

1299,63

10,64

0,95

246,79

0

245,46

1,33

0

II Rừng trồng
Rừng trồng có trữ
1

lượng
Rừng trồng chưa có

2


trữ lượng

B

Đất chưa có rừng
Nương rẫy trên đất

1

LN

2

Trạng thái Ia, Ib

3

Trạng thái Ic
Đất khác (NN, thổ

C

cư…)

15396,54

(Nguồn Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt cung cấp từ nguồn Theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến
31/12/2011)
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu:

3.2.1. Dân số - lao động - dân cư:
3.2.1.1. Dân số:
Hiện nay dân số Đà Lạt có 205.287 người thuộc 34 dân tộc, trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 3.458 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,3%. Dân số sống tập trung ở khu vực thành thị là 184.755 người, khu vực
nông thôn là 20.532 người. Trừ người dân tộc thiểu số có nguồn gốc tại chỗ,
Đà Lạt tổng hợp dân cư nhiều nơi trên cả nước.


×