Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá kết quả các mô hình khuyến lâm tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 99 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Hoàng Thị Thu Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường Đại học
Lâm nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Lâm nghiệp; tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp
đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm
Xuân Hoàn người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt
kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá
trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo
cùng các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn; Sở Khoa học công
nghệ tỉnh Lạng Sơn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc, cùng
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn luận
văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng


nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ, hướng
dẫn và chỉ bảo của PGS.TS Phạm Xuân Hoàn. Các nội dung, số liệu thu thập,
kết quả xử lý là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu
tham khảo được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Hoàng Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
1.1. Một số khái niệm dùng trong luận văn. ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm khuyến lâm. ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm mô hình khuyến lâm. ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khuyến nông – khuyến lâm trên thế giới.

................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tại Mỹ. ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tại Anh............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Tại Ấn Độ. ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Tại Nhật Bản. .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Tại Trung Quốc. .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Tại Thái Lan. ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7. Tại Campuchia. ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.8. Tại Lào. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của khuyến lâm ở Việt Nam. .............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Trước năm 1993. ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Sau năm 1993. ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Một số thành tựu trong công tác Khuyến lâm ở Việt Nam.Error! Bookmark
not defined.
1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mô hình khuyến lâm ở Việt
Nam. .......................................................................... Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................22

iv

2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................22
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.3. Phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................................22
2.3.1 Về địa điểm: .....................................................................................................22
2.3.2. Về nội dung: ....................................................................................................22
2.4. Nội dung nghiên cứu. .........................................................................................22

2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài. ...........................................................23
2.5.2. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài. ...................................................25
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................26
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu. ..............................................................................27
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................29
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ............................................................................29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ..........................................................................................29
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................32
3.2.Thực trạng ngành Lâm nghiệp. ...........................................................................37
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng. ..............................................37
3.3. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. .......................39
3.3.1.Thuận lợi. .........................................................................................................39
3.3.2. Khó khăn. ........................................................................................................39
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................41
4.1.Xác định và phân loại các mô hình Khuyến lâm trên địa bàn huyện Cao Lộc giai
đoạn ...........................................................................................................................41
2010 – 2015. ..............................................................................................................41
4.1.1.Các mô hình Khuyến lâm đã triển khai giai đoạn 2010 – 2015. ......................41
4.1.2. Lựa chọn mô hình tiêu biểu. ...........................................................................43


4.1.3.Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong xây dựng mô hình...........................44
4.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình tiêu biểu. ..........................................................48

v

4.2.1. Đánh giá về triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm. ............................48
4.2.2. Đánh giá về hoạt động tập huấn và đào tạo kỹ thuật. .....................................49

4.2.3. Đánh giá về hoạt động thông tin tuyên truyền. ...............................................51
4.2.4. Đánh giá về sinh trưởng cây trồng trong mô hình. .........................................52
4.2.5. Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế - xã hội...54
4.3. Đánh giá nguyên nhân không thành công của một số mô hình khuyến lâm trong
huyện Cao Lộc. .........................................................................................................57
4.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc triển khai xây
dựng các mô hình khuyến lâm tại huyện Cao Lộc. ...................................................57
4.3.2. Đặc điểm chung của các mô hình Khuyến lâm không thành công. ................59
4.3.3. Nguyên nhân dẫn tới không thành công. ........................................................59
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến lâm tại huyện Cao Lộc. .........62
4.4.1. Bài học kinh nghiệm. ......................................................................................62
4.4.2. Đề xuất nhằm hoàn thiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. .................67
4.4.3. Đề xuất nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của những mô hình không
thành công. ................................................................................................................69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................70
1. Kết luận. ................................................................................................................70
2. Tồn tại. ..................................................................................................................71
3. Kiến nghị. ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang


3.1 Diện tích các loại đất, loại rừng.

37

4.4 . Bảng tổng hợp các mô hình khuyên lâm tại huyện Cao Lộc giai

43

đoạn 2010 – 2015
4.2 Lựa chọn các mô hình tiêu biểu

44

4.3 Kết quả xây dựng mô hình

49

4.4 Hoạt động tập huấn kỹ thuật trong mô hình khuyến lâm

50

4.5 Hoạt động thông tin tuyên truyền trong mô hình khuyến lâm

52

4.6 Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng trong mô hình

53


4.7 Định mức triển khai xây dựng mô hình

65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Lộc là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn. Với
tổng diện tích tự nhiên là 636,27 km2; trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm tới
hơn 80%. Do đó, rừng của Cao Lộc chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế của huyện, ngoài những chức năng như: phòng hộ đầu nguồn, tạo nguồn
sinh thủy cung cấp nước cho sản xuất, phòng hộ môi trường, giữ đất, giữ nước, điều
hòa khí hậu hạn chế thiên tai, thì rừng còn cung cấp nhiều lâm đặc sản mang lại giá
trị kinh tế cao cho nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong nhiều năm qua rừng của Cao Lộc đã bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 2000 tỷ lệ
che phủ rừng của huyện chỉ đạt 25%. Thấy rõ được tầm quan trọng của rừng trong
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, với sự cố gắng và nỗ lực của toàn huyện, độ che
phủ của rừng dần được nâng lên năm 2010 đã đạt 50,2%.
Để có được kết quả đó bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự tham
gia tích cực của người dân và các doanh nghiệp thì công tác khuyến lâm có vai trò
hết sức quan trọng, nó đóng vai trò là cầu nối giữa 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà
khoa học và nhà doanh nghiệp. Đồng thời thông qua các mô hình khuyến lâm, người
dân có điều kiện giao lưu học hỏi những cách làm hay, những mô hình sản xuất tiêu
biểu, nắm bắt những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, giống mới áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao độ che phủ của rừng
cũng như đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội….từ sản xuất lâm nghiệp là công tác
khuyến lâm được huyện đặc biệt coi trọng. Trong 5 năm qua các chương trình khuyến
lâm đã có những hoạt động khá phong phú, phù hợp với mục tiêu đề ra và bước đầu

đã giúp cho bà con nông dân trong huyện nâng cao được hiểu biết về môi trường, kỹ
thuật canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và nâng cao được thu nhập
thông qua việc trực tiếp tham gia xây dựng và phát triển rừng.
Hoạt động của các mô hình khuyến lâm đã tập trung giải quyết những vấn đề
cơ bản và mấu chốt nhất của ngành Lâm nghiệp hiện nay, của vùng nông thôn miền
núi phía Bắc nước ta nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng., Đó là bảo vệ, nâng cao


2

chất lượng của rừng tự nhiên, trồng rừng mới để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và
xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. Đặc biệt là các mô hình khuyến lâm đã thiết
lập được hệ thống các mô hình lâm sinh ở nhiều thôn, bản nhằm trình diễn kỹ thuật
để người dân học tập, như trồng cây bản địa có giá trị kinh tế cao với nhiều phương
thức kỹ thuật khác nhau để từ đó lựa chọn các loài cây trồng, phương thức kỹ thuật
phù hợp cho các tiểu vùng sinh thái trong huyện. Bước đầu các hoạt động này cũng
đã mang lại những kết quả rõ nét, đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người
dân trong huyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề tồn tại cần được bổ
sung, rút kinh nghiệm như lựa chọn lập địa trồng rừng, kỹ thuật lâm sinh áp dụng,
quy mô các mô hình,…
Để có những nhận xét, đánh giá đầy đủ về kết quả xây dựng các mô hình khuyến
lâm trong 6 năm qua 2010 – 2015, nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm lựa
chọn các mô hình có triển vọng ứng dụng cho phát triển lâm nghiệp nói chung và các
mô hình khuyến lâm nói riêng trong thời gian tới trên địa bàn toàn huyện, cần thiết
phải đánh giá lại các mô hình khuyến lâm và trồng rừng mới một cách toàn diện và
hệ thống. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “ Đánh giá kết quả các mô hình khuyến
lâm tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2015” được thực hiện.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm dùng trong luận văn.
1.1.1. Khái niệm khuyến lâm.
Khuyến lâm là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì khuyến
lâm được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi,
do đó có nhiều quan điểm và định nghĩa về khuyến lâm. Khuyến lâm nhiều khi được
hiểu ngầm trong Khuyến nông, hoặc hai khái niệm này đi đôi với nhau và người ta
định nghĩa khái niệm Khuyến nông lâm. Có thể tóm tắt và hiểu khuyến lâm theo hai
nghĩa:
- Khuyến lâm, hiểu theo nghĩa rộng: Khuyến lâm là công tác chuyển giao kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ ra thực tế, do vậy công tác khuyến lâm thường
gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, khoa học kỹ thuật lâm nghiệp
cùng với các ngành khoa học khác đang được phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước
như: công nghệ sinh học trong công tác giống, phương thức phối kết hợp, trồng rừng
thâm canh, trồng rừng lâm sản ngoài gỗ…hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi
trường được đưa ra nghiên cứu và thử nghiệm.
Đánh giá một cách đầy đủ ở các vùng sinh thái khác nhau, vấn đề đặt ra là làm
thế nào để có sự phối hợp hài hòa phát huy hiệu quả, kiến thức khoa học kỹ thuật lâm
nghiệp tiên tiến với kiến thức bản địa của người dân.
Kinh doanh lâm nghiệp từ đời này qua đời khác đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quý giá trong việc lựa chọn cây trồng, phương thức trồng và kỹ thuật trồng.
Những kinh nghiệm đó cần được tổng kết, đánh giá, hoàn thiện và phát triển.
- Khuyến lâm, hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông
tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn
trong cuộc sống. Khuyến nông lâm hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao
hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và
gia đình họ. Tiến trình sản xuất bao gồm các yếu tố kiến thức và kỹ năng, những



4

khuyến cáo kỹ thuật, tổ chức của nông dân, động cơ và lòng tin. Vì vậy, cán bộ khuyến
nông lâm cần đến với họ, giúp đỡ và khuyến khích họ tham gia các chương trình
khuyến nông lâm. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải thuyết phục và động
viên để họ tin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể tự giải quyết và hành động để cải thiện
cuộc sống của chính mình.
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến lâm ở Việt Nam, chúng ta có thể định
nghĩa về khuyến lâm như sau:
- Khuyến lâm là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự
giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải
thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn.
- Khuyến lâm là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo…cho nông dân
theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt; đồng thời đó là quá trình tiếp thu kiến thức
và kỹ năng một cách dần dần và tự giác của nông dân.
1.1.2. Khái niệm mô hình khuyến lâm.
Trong hoạt động khuyến lâm có một hình thức tiếp cận đó là mô hình trình
diễn khuyến lâm, hay gọi ngắn gọn là mô hình khuyến lâm. Đây là hình thức lôi cuốn
người dân vào quá trình phát triển, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới ngay trên nương
rẫy, vườn rừng của mình. Dưới sự dẫn dắt của cán bộ khuyến nông lâm, người dân
được “cầm tay chỉ việc” họ được tham gia vào mô hình, bằng những việc làm cụ thể,
từ kết quả mắt thấy tai nghe, mà nâng cao kỹ năng, hiểu biêt góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khuyến nông – khuyến lâm trên thế
giới.
1.2.1. Tại Mỹ.

Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nước Mỹ được hình thành từ năm 1843 theo
tác giả Alfred Charles True (1928) viết trong cuốn Lịch sử khuyến nông nước Mỹ.
Khởi đầu tại NewYork, nhà nước cấp kinh phí cho Hội đồng bang thuê những nhà


5

khoa học nông nghiệp có kỹ năng thực hành tốt làm giảng viên khuyến nông xuống
các thôn xã đào tạo những kiến thức về khoa học và thực hành nông lâm nghiệp cho
nông dân.
-Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, Nhà nước đã quan tâm đến công tác đào
tạo khuyến nông trong trường đại học. Năm 1891, bang NewYork đã hỗ trợ 10.000
USD cho công tác đào tạo khuyến nông ở bậc đại học. Những năm sau đó nhiều
trường đại học như Đại học Chicago, Đại học Wicosin…cũng đưa khuyến nông và
chương trình đào tạo. Bộ thương mại cũng như ngân hàng và nhiều công ty công,
nông, thương nghiệp tài chợ cho các hoạt động khuyến nông. Đến năm 1907 ở Mỹ
đã có 42 trường / 39 bang có đào tạo khuyến nông. Năm 1910 có 35 trường có bộ
môn khuyến nông.
-1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập Hệ thống khuyến nông
quốc gia. Giai đoạn này đã có 8.861 Hội nông dân, với khoảng 3.050.150 hội viên.
1.2.2. Tại Anh.
Ngày 01 tháng 09 năm 1919, Luật Lâm nghiệp đã có hiệu lực và Ủy ban Lâm
nghiệp (Khuyến lâm) được thành lập, chịu trách nhiệm về rừng ở Anh, Scotland,
Weles và Ireland. Toàn bộ tổ chức thành mười phòng với 29 nhân viên cấp tỉnh và
cấp huyện 110 kiểm lâm viên.
Sau 10 năm đã có 152 khu rừng được quản lý với diện tích khoảng 600.000 mẫu
Anh và hơn 138.000 mẫu Anh đã được trồng.
Năm 1939, Ủy ban Lâm nghiệp tách thành Cục kiểm lâm, và Cục Khuyến lâm.
Sau 90 năm hệ thống khuyến lâm được thành lập, hoạt động khuyến lâm đã góp phần
nâng cao tỷ lệ che phủ rừng của toàn nước Anh lên 5%, hiện có khoảng 2.982.000 ha,

chiếm 13% diện tích đất của nước Anh (dẫn theo Forestry Commission [16]).
1.2.3. Tại Ấn Độ.
Hội khuyến nông Ấn Độ được thành lập năm 1982 (William Carey khởi xướng)
và đề xuất cải tiến ngành Nông nghiệp. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia được thành lâp ở
Ấn Độ vào năm 1864. Lâm luật được thông qua năm 1865, lúc đó Luật này chỉ đơn
giản là thiết lập ranh giới chủ rừng, đến 1878 nó được bổ sung và hoàn thiện. Hệ


6

thống khuyến nông lâm Ấn Độ được thành lập tương đối sớm vào năm 1960. Trong
những năm 1970, Ấn Độ tuyên bố chiến lược dài hạn cho phát triển lâm nghiệp với
mục tiêu: giảm xói mòn đất và lũ lụt, cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của các
sản phẩm ngành công nghiệp gỗ trong nước và cung cấp các nhu cầu chất đốt của dân
cư nông thôn, gỗ nhỏ, rừng sản xuất. Ủy ban Quốc gia về Lâm nghiệp được thành lập
năm 1976, các cơ sở lâm nghiệp được tổ chức lại. Thành lập Ủy ban lâm nghiệp xã
hội, với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động của cơ quan lâm nghiệp cộng đồng chịu
trách nhiệm các trang trại lâm nghiệp, quản lý gỗ, khuyến lâm, trông rừng.
Trong những năm 1980, lâm nghiệp xã hội được khuyến khích bởi các cơ quan
lâm nghiệp cộng đồng. Chính sách lâm nghiệp quốc gia được phê duyệt năm 1988.
Một trong những chính sách đó là Chương trình quản lý rừng, trong đó gắn trách
nhiệm cụ thể cho Bộ Lâm nghiệp quản lý các lô rừng cụ thể. Đặc biệt, việc bảo vệ
rừng là trách nhiệm của người dân. Đến năm 1992, mười bảy tiểu bang của Ấn Độ
tham gia vào quản lý rừng. Năm 2006, Luật chủ rừng được ban hành [26].
1.2.4. Tại Nhật Bản.
Hoạt động khuyến nông lâm của Nhật Bản được hình thành và đi vào hoạt động
từ những năm 1990. Lúc đầu khuyến nông lâm được thực hiện bởi các trường học và
các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công
nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp hoạt động
khuyến nông lâm ở Nhật đã được chính thức hóa bằng phương pháp luật và đội ngũ

cán bộ khuyến nông, khuyến lâm được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo,
do sự cải cách hệ thông xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ
thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông lâm – được gọi là “Khuyến nông bắt
buộc”. Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản
với tên gọi là “Dịch vụ Khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay.
Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính: (1) là để cải thiện kỹ thuật
sản xuất nông lâm nghiệp, (2) là cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư
ở các vùng nông thôn và (3) là giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn.


7

Hệ thống tổ chức: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản (MAFF) theo Hà
Thanh Tùng (2010) [13] là cơ quan giúp Chính phủ Nhật Bản thực hiện dịch vụ
khuyến nông lâm trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông lâm của Nhật
Bản hiện nay có khoảng 10.000 người, đội ngũ cán bộ này làm việc như các chuyên
gia cố vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 630 cơ
quan khuyến nông lâm cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo nông dân.
Chính sách hỗ trợ:
+ Chính phủ tạo hành lang pháp lý về khuyến nông lâm, phát triển nông thôn, với
phương châm “thể chế mạnh và minh bạch”;
+ Kinh phí: Hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của các
tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng góp của người dân hoặc
doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông lâm.
1.2.5. Tại Trung Quốc.
Là quốc gia đất rộng thứ 4 thế giới nhưng dân số đông nhất thế giới (hiện nay có
khoảng 1,2 tỷ người). Khí hậu Trung Quốc thuộc vùng vĩ độ cao có ôn đới, á nhiệt
đới và một phần nhiệt đới. Hệ thống khuyến nông Trung Quốc được thành lập năm
1970 nhưng công tác đào tạo khuyến nông được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm:
Tác giả Phạm Kim Oanh (2004) [11] cho biết tính đến hết năm 1997, trên toàn đất

nước Trung Quốc, đã có tới hơn 48.500 tổ chức khuyến nông khuyến lâm, với hơn
317 nghìn khuyến nông – khuyến lâm viên (từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã và làng
bản). Khuyến nông lâm viên phối hợp hoạt động cùng khoảng 400 nghìn tổ chức nông
dân (chiếm 20% số làng ở Trung Quốc) với hơn một triệu nông dân là kỹ thuật viên
và với 6,6 triệu mô hình trình diễn của nông dân.
Từ năm 1995 đến nay, Trung Quốc quyết định áp dụng những chính sách tập trung
hỗ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nông
lâm chuyển giao giống cây rừng, lúa lai chất lượng cao.
Lâm nghiệp: Muốn duy trì được tính ổn định, bền vững của các mô hình rừng thì
các mô hình phải đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm rừng trồng phải có thị trường
tiêu thụ, các loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phải phục vụ được mục tiêu trước mắt


8

cũng như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gần với kiến thức bản địa
và được người dân áp dụng. Về vấn đề này nghiên cứu Ianuskov.K.(1996) [24] cho
biết cần phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng
kinh tế, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm
sản với các quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bầy để
thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng.
Theo Thom R Waggener (2000) [22] để phát triển các mô hình trồng rừng theo
hướng sản xuất hàng hòa với hiệu quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu
tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật mà còn phải có nghiên cứu làm sáng tỏ hàng loạt
vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Chính vì vậy ở các nước phát triển
như Mỹ, Nhật, Canada,…nghiên cứu về kinh tế Lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay
được tập trung vào 2 vấn đề lớn và đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất
thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Theo quan điểm thị trường, các nhà
kinh tế Lâm nghiệp cho rằng thị trường sẽ là chìa khóa của quá trình sản xuất, thị
trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì? cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích

của người sản xuất được đảm bảo thì động cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thúc đầy họ
tăng cường đầu tư vào sản xuất, thâm canh tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong
những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển
trồng rừng ở Trung Quốc là:
1/ Rừng và đất rừng cần được tư nhân hóa;
2/ Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước;
3/ Giảm thuế đánh vào các lâm sản.
4/ Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.
5/ Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng
rừng [23].
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ quan điểm chung về
nhà quản lý lâm nghiệp, vấn đề đất đai, thuế…cho tới mối quan hệ giữa các công ty
và người dân. Đây có thể nói là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia xây dựng


9

các mô hình trồng rừng ở Trung Quốc nói riêng trong những năm qua và là những
định hướng quan trọng cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam
có thể tham khảo.
1.2.6. Tại Thái Lan.
Thái Lan là quốc gia với trên 60% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Điều kiện
đất đai, khí hậu nóng ẩm gần tương đồng Việt Nam. Thái Lan là quốc gia có các hoạt
động khuyến nông cũng khá tiêu biểu. Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành
lập năm 1967. Về mặt thành tựu khuyến nông Thái Lan thể hiện ở mấy điểm sau:
- Hàng năm nguồn vốn cho khuyến nông khá lớn khoảng 120 – 150 và thậm chí
200 triệu USD. Lượng kinh phí này gấp hơn 20 lần kinh phí khuyến nông hàng năm
của nước ta.
- Nhiều năm nay Thái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất xuất khẩu lương thực

trên thế giới (xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo/ năm).
- Thái Lan rất coi trọng chất lượng giống cây trồng, sản xuất rau quả an toàn, phát
triển nuôi trồng thủy sản.v.v..
Hiện nay Thái Lan có 3 tổ chức chính hoạt động có liên qua đến khuyến lâm,
đó là Cục Lâm nghiệp Hoàng Gia, Hội nông dân, Hội phát triển cộng đồng. Hoạt
động khuyến lâm được thực hiện và chỉ đạo với các Phòng lâm nghiệp Quốc gia, bao
gồm 21 cơ qua cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh [6].
Các hình thức khuyến khích trồng rừng cũng được nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm nghiên cứu như Narong Mahannop (2004) [24] ở Thái Lan, Ashadi and
Nina Mindawadi (2004) [20] ở Indonesia…, Các tác giả cho biết hiện nay ở các nước
Đông Nam Á, 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia
trồng rừng là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi rừng trồng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và
đang giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng.


10

1.2.7. Tại Campuchia.
Công tác khuyến nông lâm của Campuchia do Cục Khuyến nông (DAE) thuộc
Tổng cục Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) đảm
nhiệm. DAE có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông, phát triển hệ thông
khuyến nông từ Tỉnh đến cấp huyện, phù hợp với nhu cầu của Campuchia. Một mục
tiêu chiến lược trong phát triển khuyến nông là xây dựng một hệ thóng khuyến nông
tới các xã và thôn bản. DAE triển khai, thúc đẩy và điều phối các hoạt động khuyến
nông thông qua các bộ phận kỹ thuật và các tổ chức, cơ quan nghiên cứu, cơ quan
cấp tỉnh, phi chính phủ và khu vực tư nhân với mục tiêu là lợi ích tốt nhất của các nhà

sản xuất, người nông dân. Hoạt động khuyến nông lâm tại Campuchia sử dụng
phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống canh tác quy mô trang trại, đào tạo và
khuyến nông có sự tham gia và cách tiếp cận mở rộng. Trong đó tập trung vào (I) Lập
kế hoạch và đánh giá có sự tham gia; (II) Phát triển công nghệ có sự tham gia; (III)
Đào tạo và mở rộng; (IV) Phát triển mở rộng và phổ biến tài liệu; (V) Phát triển các
tổ chức nông dân (dẫn theo [11]).
1.2.8. Tại Lào.
Lào có mô hình khuyến lâm tương tự như mô hình khuyến lâm của Việt Nam.
Mọi hoạt động khuyến lâm của Lào được điều hành bởi Bộ Lâm nghiệp Lào.
Cán bộ khuyến lâm của Lào được đào tạo chủ yếu tại khoa Lâm nghiệp Trường
Đại học quốc gia Viêng Chăn (dẫn theo [2]), các cán bộ đều được hỗ trợ đào tạo tại
Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của khuyến lâm ở Việt Nam.
1.3.1. Trước năm 1993.
Cùng với sự phát triển khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình
thành, phát triển. Tác giả Nguyễn Chí Hải (dẫn theo [8]) khi nghiên cứu về lịch sử tư
tưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến cho biết với tư tưởng trọng nông là tư
tưởng chủ đạo và chính sách khuyến nông của nhà nước phong kiến. Các triều đại
phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp để khuyến khích nông nghiệp phát triển,
từ việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thực hiện chính sách “ Ngụ binh


11

ư nông”, miễn thuế cho nông dân những năm mất mùa hay sau khi kết thúc các cuộc
chiến tranh giữ nước để nuôi dưỡng sức dân, cho đến việc nhà vua cày ruộng “tịch
điền”, làm lễ trừ sâu, lễ tế côn trùng, xem gặt lúa…Đều nói lên sự quan tâm thường
trực của nhà nước phong kiến đối với việc phát triển nông nghiệp. Có thể nói, chính
sách khuyến nông chính là một trong những chuẩn mực cơ bản để đánh giá năng lực
và sự thịnh suy của các triều đại phong kiến Việt Nam.

- Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam [7] và tác giả Đào Xuân Ánh
(2008) [1] khẳng định năm 987, Lê Hoàn là ông vua đầu tiên dưới chế độ phong kiến
Việt Nam tiến hành lễ cày tịch điền, nhằm mục đích khuyến khích sản xuất nông
nghiệp. Ruộng tịch điền thuộc quyền quản lý trực tiếp của triều đình, giống lúa cấy
trên ruộng được chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần
nông và thần xã tắc. Cày tịch điền dưới thời phong kiến là một trong những biện pháp
khuyến nông.
- Ở thời kỳ nhà Trần (1226) lập ra các chức quan để trông coi việc phát triển
nông nghiệp như: Hà đê sứ, khuyến nông sứ….Nhờ đó nông nghiệp Việt Nam lúc
bấy giờ phát triển tưởng đối mạnh, có thể nói là thời kỳ hưng thịnh của nông nghiệp
Việt Nam lúc đó (theo Vũ Thị Lan (2007) [5]).
- Năm 1475, bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý
các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích
nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Những nỗ lực
nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lên Thánh Tông đã được phản ánh khá rõ
qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền,
Chiếu định quan chế,…Cùng năm, ông đặt ra chức quan Hà để để trông coi đê điều
và chức quan Khuyến nông để đôn đốc nhân dân việc cày cấy.
- Năm 1789 vua Quang Trung ban bố “chiếu khuyến nông” với những nội
dung rất cụ thể như kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất, không được bỏ ruộng hoang,
người đi phiêu tán phải trở về quê cũ….Điểm độc đáo trong chính sách kinh tế của
Quang Trung là “trọng nông” nhưng không “ức thương”. Sau 3 năm có “chiếu khuyến


12

nông”, ruộng bỏ hoang đã được phục hóa, mùa màng bội thu, nông nghiệp được phục
hồi và nông dân an cư lạc nghiệp [3].
- Tác giả Lê Sỹ Trung (2010) (dẫn theo [19] cho biết vào tháng 4 năm 1945,
Hồ Chủ tịch trong lễ bế giảng khóa chính huấn cán bộ tại Việt Bắc, Người đã căn dặn

“Các chú ra về phải làm tốt công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp,
chống giặc đói, diệt giặc dốt”.
- Năm 1955-1956 chúng ta thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu
“người cày có ruộng”. Đây là cuộc cách mạng lớn chưa từng có trong lịch sử nông
nghiệp nước ta. Chúng ta đã tịch thu hơn 81 vạn ha ruộng đất của địa chủ….106.448
trâu bò cùng với 1.846.000 nông cụ chia cho 2.104.158 hộ nông dân và nhân dân lao
động (72,8% hộ nông dân miền Bắc). Kết quả này đã tạo điều kiện và khích lệ nông
dân ra sức tăng gia sản xuất.
- Năm 1960 ở miền Bắc thành lập các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (HTX)
bậc thấp, năm 1968 HTX bậc cao, năm 1974 HTX toàn xã. Tổ chức HTX sản xuất
nông nghiệp vào giai đoạn này có một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tổ chức HTX sản xuất
nông nghiệp nông dân “Cùng làm cùng hưởng” đã giúp cho Đảng và Nhà nước huy
động được mức độ tối đa sức người, sức của phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống
Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công tác khuyến nông giai đoạn này chủ yếu triển khai đến HTX. Phương
pháp khuyến nông chủ yếu đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình
HTX sản xuất tiến bộ như: HTX Đại Phong (Quảng Bình), HTX Vũ Thắng (Thái
Bình) .
- Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960) có nhà khuyến nông chuyên lo phát triển
nông nghiệp, phát triển nông thôn.
- Từ năm 1964 – 1980 nhìn chung nông nghiệp trì trệ kém phát triển, đời sống
nông dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu do chiến tranh.
Chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam,
giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mặt khác sau giải phóng miền Nam


13

năm 1975 – 1980 miền Bắc vẫn còn duy trì HTX sản xuất nông nghiệp là một thực
tế bất cập mất cân đối giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

- Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trì trệ và đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn, tháng 1 năm 1981, Chỉ thị 100 của Ban CHTW Đảng: “ Khoán sản phẩm
cuối cùng đến nhóm và người lao động”, còn gọi là “khoán 100” được ra đời. Sau 7
năm thực hiện “khoán 100” Đảng ta xem xét rút kinh nghiệm: “Khoán 100” có nhiều
ưu điểm thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: Nông dân
chưa thực sự chủ động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trên đồng ruộng, ao hồ,
chuồng trại chăn nuôi người nông dân chưa có thể chủ động sản xuất kinh doanh vì
những khâu then chốt như giống, phân bón nông dân vẫn phải phụ thuộc vào sự quản
lý của HTX. Có nhiều hộ nông dân cuộc sống vẫn không khỏi đói nghèo do bởi nguồn
lực sản xuất thiếu lao động, thiếu vốn, do gặp rủi ro trong cuộc sống, do trình độ dân
trí thấp sản xuất không có hiệu quả dẫn đến nợ sản nhiều vụ, nhiều năm…Chính vì
vậy ngày 5/4/1988, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V ra Nghị
quyết số 10: “Cải tiến quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, còn gọi là “ Khoán 10”.
Nghị quyết 10 được thực hiện và hoàn thiện vài năm sau đó đã chuyển đổi hẳn cơ chế
quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Ruộng đất giao cho nông dân quản lý lâu dài 20
năm đối với đất nông nghiệp, 50 năm đối với đất lâm nghiệp. Chuyển đổi từ cơ chế
sản xuất tập thể tự cung tự cấp, sản xuất theo kế hoạch hóa Nhà nước sang sản xuất
kinh tế hộ gia đình và trang trại. Người nông dân chủ động sản xuất kinh doanh trên
mảnh đất, ao hồ, chuồng trại của mình theo hướng nông nghiệp hàng hóa có sự điều
tiết của Nhà nước. Nông nghiệp của đất nước có cơ hội ngày càng phát triển mạnh.
- Năm 1992, để điều phối và lãnh đạp công tác khuyến nông trên toàn quốc,
Bộ Nông nghiệp thành lập “ Ban điều phối Khuyến nông”. Do nhu cầu bức xúc từ
thực thế sản xuất, ngày 2/3/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
13/NĐ-CP về việc thành lập hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư.
1.3.2. Sau năm 1993.
Ngày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ-CP về
công tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp). Hệ thống khuyến nông –


14


khuyến ngư Việt Nam chính thức hình thành. Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục
Khuyến nông – Khuyến lâm vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, vừa làm nhiệm vụ
khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Việc một đơn vị đồng thời làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công tỏ ra nhiều bất cập. Chính vì vậy, ngày
18 tháng 7 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị định 86/NĐ-CP, cho phép tác Cục
Khuyến nông - Khuyến lâm thành hai đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT là
Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Đến năm 2007, trên cơ sở Chính phủ hợp nhất Bộ Nông nghiệp & PTNT với
Bộ Thủy sản thành Bộ Nông nghiệp & PTNT và theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP,
ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cho phép thành lập Trung tâm Khuyến nông
– Khuyến ngư Quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/01/2008
cùa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia thực hiện theo Quyết định số
43/2008/QĐ-BNN ngày 11/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về
Khuyến nông quy định tổ chức khuyến nông Tỉnh đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tên gọi là Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia. Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có Quyết định số 1816/QĐBNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp, có các nhiệm vụ chủ
yếu là tham gia đề xuất và ban hành các chính sách, cơ chế về khuyến nông, khuyến
ngư; các định mức kinh tế - kỹ thuật, chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công
tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình trình diễn,
thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo, công tác dịch vụ và hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực khuyến nông, khuyến ngư.
Tính đến tháng 11/2010 có 33.260 cán bộ khuyến nông, trong đó có 5.638 cán
bộ có trình độ đại học, chiếm 16,7%.



15

Hệ thống khuyến nông ở đại phương được tổ chức thành 4 cấp: Tỉnh – Huyện
– Xã và thôn bản.:
Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Tỉnh là
cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông. Sau 15 năm hoạt động, 63 tình, thành phố
trực thuộc Tỉnh đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh với tổng
số 2.754 người.
Ở cấp huyện hiện nay, hầu hết các huyện trên cả nước có Trạm Khuyến nông
huyện trực thuộc Khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện với tổng số 4.600 người.
Ở cấp xã, đa số các xã có cán bộ khuyến nông xã với tổng số 10.543 người.
Ở cấp thôn, bản hiện cả nước có 15.749 khuyến nông viên thôn, bản. Một số
tỉnh có lực lượng khuyến nông viên thôn, bản tương đối đầy đủ như Hà Giang, Quảng
Ninh, Sơn La, Lai Châu.
1.3.3. Một số thành tựu trong công tác Khuyến lâm ở Việt Nam.
Từ năm 1993 – 1995, ở Tỉnh bộ phận khuyến lâm được thành lập thuộc Vụ
Lâm sinh thuộc Bộ Lâm nghiệp, từ năm 1996 đến năm 2000 thành lập phòng Khuyến
lâm trực thuộc Cục Khuyến nông khuyến lâm. Từ năm 2001 đến năm 2004 thành lập
phòng Khuyến lâm trực thuộc Cục Phát triển lâm nghiệp (dẫn theo [6], từ năm 2005
đến năm 2010 thành lập phòng Khuyến lâm thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Ở địa phương: trong 63 tỉnh thành, chỉ có một số tỉnh thành lập phòng Khuyến
lâm trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Mỗi trung tâm chỉ có từ 1 – 2 cán bọ
được đào tạo lâm nghiệp trong tổng số 20 – 25 cán bộ khuyến nông.
Kinh phí hoạt động cho hoạt động khuyến lâm nằm trong kinh phí cấp theo
các chương trình khuyến nông được phê duyệt.
Giai đoạn 1993-2005: Khi mới thành lập (1993) đã được Chính phủ đầu tư hỗ
trợ 1,268 tỷ đồng, con số này tăng lên 97,8 tỷ (2005), bình quân năm sau tăng hơn
năm trước 8,04 tỷ đồng tương đương trên 12%. Tính đến năm 2005, kinh phí hỗ trợ
cho hoạt động khuyến nông là 542,931 tỷ động trong đó kinh phí hỗ trợ cho hoạt động

khuyến lâm là 66,6 tỷ đồng (chiếm khoảng 12,6). Đã triển khai trên tổng diện tích
xây dựng mô hình là 19.940 ha với 20.804 hộ tham gia. Nổi bật là một số chương


16

trình như: Chương trình trồng tre lấy măng; Chương trình trồng cây nguyên liệu;
Chương trình trồng cây đặc sản (dẫn theo [4]).
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT (2013) [3] cho biết trong 5 năm (2006 – 2013),
chương trình khuyến lâm đã triển khai ở 55 tỉnh, với 51.575 hộ tham gia mô hình,
tổng kinh phí: 76 tỷ đồng trên tổng số 843,880 tỷ đồng cấp cho toàn bộ hoạt động
khuyến nông (chiếm 9%), với một số chương trình như: Trồng rừng thâm canh
nguyên liệu; trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn; trồng rừng thâm canh cây lâm sản
ngoài gỗ; và chương trình tập huấn nghiệp vụ khuyến lâm cho cán bộ kiểm lâm.
Trong nhiều năm qua, việc quản lý kinh phí khuyến lâm ở Tỉnh còn phân tán
với nhiều đầu mối thực hiện như: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chế biến
nông lâm sản và nghề muối, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Trồng trọt, Cục chăn nuôi.
Kinh phí khuyến lâm bao gồm nhiều hạng mục, có sự khác biệt giữa các vùng, miền.
Các vùng miền núi và vùng đặc biệt khó khăn được ưu tiên hỗ trợ 60% chi phí giống,
40% chi phí vật tư, trong khu vùng đồng bằng chỉ được hỗ trợ tương ứng là 40% và
20% trong xây dựng mô hình [5].
Các địa phương đều quan tâm và có chính sách đối với khuyến nông, khuyến
lâm viên cơ sở, tuy nhiên việc áp dụng chế độ chính sách chưa có sự thống nhất, và
chủ yếu do tùy thuộc vào nguồn kinh phí của từng địa phương.
Các chương trình, dự án khuyến lâm được triển khai với nhiều nội dung phong
phú, thiết thực với trọng tâm là ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh
để trồng rừng thâm canh, phát triển các loài cây rừng có năng suất cao, chất lượng
phù hợp, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu, làm thực phẩm; đầy mạnh
canh tác nông lâm kết hợp gắn việc trồng rừng với tạo thu nhập, nâng cao đời sống
và giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu từ rừng.

Các mô hình khuyến lâm đã thực hiện trồng mới được khoảng 86 ngàn ha rừng trình
diễn trên địa bàn 40 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây
nguyên với 58.350 hộ nông dân tham gia. Thông qua các chương trình khuyến lâm
đã góp phần thay đổi được nhận thức của người nông dân từ sản xuất lâm nghiệp tự
nhiên, quảng canh, dựa vào khai thác rừng tự nhiên sang phát triển vốn rừng theo


17

hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, tăng độ che phủ rừng từ 35% trong thập
kỷ 90 lên đến 48% vào năm 2013 (nguồn số liệu này từ đâu???), góp phần đảm bảo
an ninh quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo.
1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả mô hình khuyến lâm ở Việt
Nam.
Nguyễn Xuân Quát (1985 – 1990) [12] đã đánh giá ảnh hưởng của cây phù trợ
Đậu tràm tới cây trồng rừng chính là Tếch và Muồng đen ở Tây Nguyên và cho nhận
xét “bước đầu cho thấy chưa rõ hiệu quả sinh trưởng của Tếch tốt hoặc xấu hơn nhưng
đã tạo được cấu trúc rừng kết hợp giữa cây rụng lá mùa khô, cây phù trợ là Đậu tràm
và cây bạn Muồng đen thường xanh. Phạm Đình Tam (1995 -1999) đã tiến hành thí
nghiệm và đánh giá rừng trồng hỗn loài giữa Trám trắng, Lim xẹt và Keo lai đã kết
luận chưa thấy ảnh hưởng rõ rệt sinh trưởng của Trám trắng ở các phương thức trồng
hỗ giao khác nhau. Sau 4 năm mô hình hỗn loài Trám + Keo + Lim xẹt đã thấy Keo
lai bắt đầu che bóng Lim xẹt [15] . Tuy nhiên, các thí nghiệm này không được theo
dõi và điều chỉnh tàn che thích hợp cho cây trồng chính sinh trưởng. Đây cũng là tồn
tại chung của các công trình nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài có sử dụng cây phù
trợ ban đầu ở nước ta trong những năm qua.
Để tổng kết và đánh giá các mô hình sử dụng đất vùng xung yếu ven hồ sông
Đà, Đặng Thịnh Triều (2005) [18] đã áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia theo 3
bước:
- Bước 1: Điều tra khảo sát tổng thể tình hình sử dụng đất vùng ven hồ sông

Đà để nắm được đặc điểm chung của các mô hình làm cơ sở cho các điều tra, đánh
giá chi tiết tiếp theo.
- Bước 2: Trên cơ sở kết quả điều tra bước 1 tiến hành phân loại và lựa chọn
đối tượng đánh giá.
- Bước 3: Tiến hành điều tra, đánh giá các mô hình cụ thể.
Từ cách tiếp cận này tác giả đã tiến hành đánh giá các mô hình sử dụng đất
tổng hợp vùng xung yếu ven hồ sông Đà, đo vẽ các lát cắt các mô hình đại diện cho
từng tiểu vùng sinh thái. Quan điểm và cách tiếp cận này có nhiều tiến bộ vì đã kết


18

hợp được nghiên cứu trên diện rộng với nghiên cứu chi tiết trên diện hẹp, đặc biệt có
ý nghĩa đối với những vấn đề có liên quan nhiều đến môi trường và xã hội.
Nguyễn Trọng Bằng (2003) [1] đã sử dụng các chỉ tiêu Net Present Value
(NPV) và tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio), tỷ lệ thu hồi vốn
nội bộ (IRR – Internal Rate of Return), để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình lâm
nghiệp xã hội ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Kết quả cho thấy mô hình Rừng – Vườn
cho giá trị NPV cao nhất: 27.355.721 đồng, thu nhập bình quân hàng năm đạt trên
3.900.000 đồng, thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 2.000.000 đồng. Xem xét hiệu
quả của các mô hình theo chỉ số IRR thì mô hình có hiệu quả nhất là mô hình cải tạo
vườn tạp và trồng cây phân tán (IRR = 100,44%) đây là mô hình có thu nhập từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó thu nhập từ nuôi ong, cá, và cây rừng phân tán, ăn chia
sản phẩm bảo vệ rừng là thu nhập chính. Tiếp đến là mô hình Vườn nhà (IRR =
43,7%). Các mô hình khác có IRR = 9,58% - 22,24%.
Năm 1996, Đoàn Hoài Nam [8] đã đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của
một số mô hình rừng trồng tại Yên Hương – Hàm Yên – Tuyên Quang, trong đó tác
giả đã đặc biệt chú ý đến hiệu quả tổng hợp của một số mô hình rừng trồng chủ yếu.
Tiếp đó năm 1997, Đoàn Thị Mai (1997) [6] đã đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường
về mục tiêu phát triển cùng nguyên liệu giấy. Đây có thể nói là những công trình bước

đầu đánh giá về hiệu quả kinh tế - sinh thái, kinh tế - môi trường ở nước ta làm cơ sở
cho những công trình tiếp theo.
Năm 1998, Cao Danh Thịnh [17] đã tiến hành đề tài: “ Thử nghiệm ứng dụng
một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường
của một số dự án lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà” đã đề cập
đến hiệu quả tổng hợp kinh tế - môi trường, trong đó tác giả đã sử dụng phương pháp
định lượng có trọng số các chỉ tiêu bằng tương quan để đánh giá và cho biết phương
pháp này đạt độ chính xác cao. Phạm Xuân Nam (2004) [10] cũng đã áp dụng phương
pháp này và cho kết quả tương tự.
Nguyễn Hữu Thiện (2004) [16] đã đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình lâm
nghiệp xã hội xây dựng ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và cho


19

biết thông qua việc xây dựng các mô hình đã giúp cho người dân địa phương hiểu
biết hơn về các kỹ thuật gây trồng các loài cây, đặc biệt là có cơ hội tiếp cận được
với các tiến bộ kỹ thuật như giống mới có năng suất và chất lượng cao, kỹ thuật trồng
thâm canh, hiểu biết thêm các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
đổi mới cơ chế quản lý lâm nghiệp, đặc biệt là giao đất giao rừng tới tập thể và cá
nhân. Tác giả cũng cho biết để tiến đến xã hội hóa nghề rừng thì bên cạnh việc hỗ trợ
vốn, kỹ thuật gây trồng, công tác tuyên truyền, tập huấn và đào tạo giữ một vai trò
quan trọng. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng mô hình đạt được thành công khi chúng
ta biết kết hợp hài hòa giữa yếu tố kinh tế và xã hội.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (2005) [13] đã tiến hành đánh giá tiềm năng sản
xuất đất lâm nghiệp cho mỗi vùng, trng đó đã xác định 3 nội dung cơ bản có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau là: i) xác định đơn vị sản xuất đất đai; ii) đánh giá tiềm năng sản
xuất đất đai; iii) xác định độ thích hợp cây trồng. Các tác giả đã dùng 5 yếu tố chủ
đạo để xác định các đơn vị sử dụng đất đai cho mỗi vùng sinh thái là: Độ cao so với
mặt biển, nhóm đất hay loại đất chính, độ dốc, độ dày tầng đất là lượng mưa. Trên cơ

sở này tiến hành phân cấp các yếu tố và đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về đánh giá đất đai, làm
cơ sở cho việc lựa chọn và đánh giá sự phù hợp của cây trồng rừng, trong đó có các
mô hình nông lâm nghiệp. Các tác giả cho biết đối với việc đánh giá thì phương pháp
giữ vai trò chủ đạo, trong đó lựa chọn các tiêu chí là quan trọng nhất.
Đánh giá về mặt hiệu quả môi trường của các mô hình lâm sinh ở nước ta chưa
nhiều, chủ yếu là dừng lại ở việc mô tả tàn che của rừng, độ che phủ của thảm
tươi,...hoặc một số ít công trình dùng phương pháp đóng cọc để nghiên cứu xói mòn
đất Nguyễn Danh Mô (1977) [10], của Võ Đại Hải (1996) [4] về đánh giá khả năng
điều tiết nước và xói mòn của thảm thực vật rừng. Những nghiên cứu này bước đầu
đã làm rõ vai trò thủy văn của rừng, đặc biệt là các nhân tố cấu trúc rừng như tầng
thứ, độ tàn che, loài cây, tầng thảm tươi và thảm mục,…làm cơ sở cho việc đánh giá
hiệu quả môi trường của rừng. Ngô Đình Quế và các cộng sự (2005) [13] đã tiến hành
điều tra đánh giá tác động của rừng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến một


×