Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.64 KB, 21 trang )

Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự tài ba, nhà chính trị
lỗi lạc, anh hùng kiệt xuất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Ông thật sự xứng
đáng với sự tôn vinh của nhân dân: Đức Thánh Trần! Nhân dân đã lập đền thờ
ông tại Côn Sơn - Kiếp Bạc (Đền Kiếp Bạc), huyện Chí Linh - nơi ông lui về ở ẩn
sau khi chỉ huy quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ
ba và vĩnh biệt cõi đời, đi vào cõi vĩnh hằng...
Năm 1300, Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần tới thăm và hỏi ông về kế
sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã đúc kết kinh nghiệm trong suốt cuộc đời
đánh giặc giữ nước của mình một cách súc tích: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước,
vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu,
Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một
thời. Đời Đinh, Lê dùng được người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà
phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây
thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà
Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến tận Mai
Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng
tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên
vậy”6.
Tư tưởng trên đây là kết quả của sự chiêm nghiệm về lịch sử thăng trầm
hàng ngàn năm của dân tộc ta, mà trực tiếp là ba lần kháng chiến chống tên đế
quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, được Trần Quốc Tuấn tổng kết lại
một cách khá đầy đủ. Đây cũng được coi là bài học lịch sử không chỉ có ý nghĩa
hiện tại, mà còn để lại cho hậu thế suy ngẫm, kế thừa và phát huy lên tầm cao
mới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu
hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh
đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời


1


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo cho thế nước ở đỉnh
cao muôn trượng, đủ sức đè bẹp quân thù nguy hiểm.
Công lao của Trần Quốc Tuấn không chỉ là người góp phần quan trọng
đưa cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Trần đi đến thắng lợi, mà những tư
tưởng quân sự - chính trị của ông vẫn còn sống mãi với thời gian và vẫn phát
huy tác dụng cho hậu thế trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam.
Chính vì thế, để hiểu rỏ hơn về Trần Quốc Tuấn cùng với những tư tưởng
của ông, tôi xin chọn đề tài: “Giá trị thực tiễn của nghệ thuật quân sự trong
tư tưởng Trần Quốc Tuấn” để làm tên cho bài tiểu luận kết thúc chuyên đề của
mình.

2


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG
I. TIỂU SỬ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN (1228 - 1300)
Trần Quốc Tuấn (12281300) là một danh nhân kiệt
xuất của dân tộc đồng thời là
thiên tài quân sự cổ kim của thế
giới. Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã
kén những thầy giỏi dạy cho
Quốc Tuấn, ký thác vào con hội

đủ tài văn võ, mong trả mối thù
sâu nặng năm nào.
Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách
cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, 3 lần nạn
nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước.
Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông
tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù.
Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ 2, thấy rõ nếu ngành trưởng,
ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung
lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy Quốc Tuấn đã chủ động giao
hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ
vương triều Trần, đảm bảo thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Ba lần chống giặc các vua Trần đều giao cho ông quyền thiết chế. (Tổng
tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng
sĩ hết lòng thương yêu ông. Ðạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến
bách thắng. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ
binh thư. Binh thư yếu lược và vạn kiếp tống bí truyền thư để răn dậy các tướng
cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết
hịch “Hịch tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy họ bảo họ lẽ thắng bại, tiến
lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc
3


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

“Ðại bút”. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân,
ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông
coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng
dũng ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo lên những trận Bạch Ðằng
oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước quân lính theo ông sẽ được

gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ, cho nên, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được
giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300 ) “Bình Bắc đại nguyên
soái” Hưng Ðạo Vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu
vào bình đồng và chọn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây
lăng mộ, đất san phẳng trồng cây như cũ. Vua gia phong cho chức Hưng Ðạo đại
vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc
sinh thời.
Trần

Quốc

Tuấn

(1228-1300) là một danh
nhân quân sự cổ kim của thế
giới. Ngay từ nhỏ, Trần Liễu
đã kén những thầy giỏi dạy
cho Quốc Tuấn, ký thác cho
con hội đủ tài võ, mong trả
mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ
ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình
Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ
ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên
thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở
đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm
lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần
Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân
giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải,

4


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng
quân Nguyên hùng mạnh.
II. “DĨ ĐOÃN CHẾ TRƯỜNG” – ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT
QUÂN SỰ VIỆT NAM
Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) sinh ra và trưởng thành trong giai đoạn
nhà Trần bắt đầu xây dựng và củng cố quyền lực. Đời sống xã hội thời kỳ đầu
Trần đang dần đi vào quỹ đạo phát triển ổn định đồng thời với các sách lược tiến
bộ do nhà Trần đặt ra, như ruộng đất vẫn thuộc quyền điều tiết của vua qua việc
thu tô, thu thuế, các thân vương, được phép sở hữu mỗi vùng đất và tuyển mộ
dân phu, gia nô, nghĩa sĩ cho việc canh giữ bảo vệ và khai khẩn ruộng đất hoang
hoá, cùng công việc mở rộng lãnh địa hình thành những tấm phên dậu chắc chắn
góp phần giữ vững và phòng thủ cho kinh thành từ xa, chống lại những âm mưu
tao loạn và sự dòm ngó lấn chiếm của các nước lân bang.
Để thực hiện phương châm chiến lược lấy đoản chế trường, Trần Quốc
Tuấn tỏ ra rất linh hoạt và sáng suốt. Ông luôn bám sát thực tiễn diễn biến của
cuộc chiến tranh để đề ra kế hoạch tác chiến, phương pháp và lối đánh thích
hợp. Cụ thể khi phân tích lực lượng, Trần Quốc Tuấn có cái nhìn sáng rõ, chẳng
hạn:
- Đại quân là quân lớn, quân đông, tức trường trận dùng để đánh những
trận lớn.
- Đoản binh là quân nhỏ, quân ít dùng để đánh tập kích và phục kích.
Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân
nhà Trần ở thế kỷ XIII, ta có thể hiểu dĩ đoản chế trường là dùng lực lượng nhỏ,
quân ít để chế ngự đại quân hùng mạnh của quân Nguyên: Bằng cách tránh cái
mạnh của địch là tác chiến bằng kỵ binh trong không gian rộng lớn, dùng cách

đánh du kích của ta để công phá thành, đánh trên bộ, dụ quân kỵ binh của địch
vào nơi rừng núi, hiểm yếu, chia cắt địch để tiêu diệt chúng...; đồng thời lợi
dụng và khoét sâu cái yếu của địch và phát huy cái mạnh của ta là đánh trận thuỷ
chiến, cướp lương thực, buộc địch phải dàn mỏng lực lượng trên khắp các địa
bàn để tiêu diệt chúng. Có thể nhận thấy, thực chất của tư tưởng quân sự dĩ đoản
5


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

chế trường của Trần Quốc Tuấn là dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
đánh mạnh, dùng trang bị kém đánh đối phương có trang bị mạnh, phát huy mặt
mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch để đánh thắng chúng. Tư tưởng chỉ đạo
tác chiến dĩ đoản chế trường được thực hiện trong suốt lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc ta và là một biểu hiện độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Nước ta đất không rộng, người không đông, tiềm lực hạn chế, lại luôn
phải đối phó với sự xâm lăng của các quốc gia lớn mạnh hơn mình gấp bội.
Muốn đứng vững, tồn tại và phát triển với tư cách là một nước độc lập, tự chủ,
không bị đồng hoá, không bị thôn tính và biến thành nước chư hầu của phong
kiến phương bắc, cộng đồng người Đại Việt phải đoàn kết chặt chẽ, lựa chọn kế
sách, tìm ra nghệ thuật giành thắng lợi trước kẻ thù. Dĩ đoản chế trường là một
sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình thành từ thời Đinh, Lê,
Lý đến thời Trần, được Trần Quốc Tuấn tổng kết, khái quát, vận dụng và phát
triển với chất lượng mới. Trần Quốc Tuấn đã từng đòi hỏi người làm tướng phải
biết: “Xem xét, quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời mà làm”, “lấy đoản chế
trường”, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. Ông viết: “Nếu giặc đến chậm như cách
tằm ăn, không cần của dân, không cần được chóng, thì phải chọn dùng người
giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tuỳ thời mà làm, có thu được quân
lính một lòng như cha con thì mới dùng được, và khoan thư sức dân để kế sâu
gốc bền rễ. Đó là thượng sách để giữ nước”.

Thực tiễn ba lần đại thắng quân Nguyên Mông là một điển hình cho sự
vận dụng sáng tạo, hiệu quả tư tưởng dĩ đoản chế trường của Trần Quốc Tuấn.
Năm 1288, quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ ba với 50 vạn quân, ngoài
bộ binh và kỵ binh, còn có 500 chiến thuyền và một đoàn thuyền chở 70 vạn
thạch lương. Trần Quốc Tuấn tự tin nhận định: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Lần
kháng chiến này, Trần Quốc Tuấn tổ chức trận địa phòng ngự tiêu hao địch,
nhưng chủ động để chúng đi qua, chủ động dụ chúng vào vòng vây thế trận của
ta. Tháng 1 năm 1288, Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương
Văn Hổ ở Vân Đồn, thọc một mũi dao vào tử huyệt của giặc, làm chúng không
thể kéo dài cuộc chiến. Giặc vào Thăng Long nôn nóng tiêu diệt đối phương,
6


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

nhưng không tìm thấy dấu vết quân Trần, chúng buộc phải lui về Vạn Kiếp và
tính kế rút quân. Từ thế chủ động tiến công, giặc lâm vào thế bị động lui quân và
rơi vào trận địa của quân Trần chờ sẵn. Quân thuỷ của giặc bị ta phá tan trong
trận Bạch Đằng. Quân bộ của Thoát Hoan bị quân nhà Trần cùng dân binh truy
kích đánh cho tơi tả trên đường rút lui qua biên giới. Khí thế Sát Thátcủa quân
dân Đại Việt thời Trần đã được phát huy cao độ. Sỹ khí đó đã có sức lay động cả
khối cộng đồng dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc tham gia đánh giặc và quan
trọng hơn đã khơi dậy cả sự đồng tâm hiệp lực của Hội đồng bô lão tại Hội nghị
Diên Hồng lịch sử, lôi cuốn đến cả cậu bé Trần Quốc Toản thù giặc đến bóp nát
quả cam vua ban lúc nào không biết... Điều đó một lần nữa khẳng định chân lý
về lòng yêu nước của nhân dân ta trong truyền thống dân tộc. Đúng như, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán

nước và lũ cướp nước”. Sức mạnh truyền thống đó được Người chỉ rõ thêm:
Xét trong lịch sử Việt Nam
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng
Nhiều phen đánh bắc, dẹp đông
Oanh oanh liệt liệt con Rồng, cháu Tiên.
Với ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Trần Quốc
Tuấn đã chứng tỏ là một vị tướng tài ba, anh hùng kiệt xuất. Tư tưởng dĩ đoản
chế trường mà ông có công tổng kết không chỉ là những tri thức quân sự thuần
tuý, mà nó được bảo đảm chắc thắng dựa trên lĩnh vực chính trị. Tránh cái
thế “hăng hái lúc ban mai” của địch, làm cho đội kỵ binh địch bị dàn mỏng trên
địa hình sông ngòi chật hẹp, lầy thụt mà không phát huy được tác dụng; Dùng
kế thanh dã, triệt lương của giặc, đẩy chúng vào cái thế tàn lụi lúc buổi
chiều;Lợi dụng sở đoản, kiềm chế sở trường của địch; khiến cho lối đánh sở
trường đánh nhanh, thắng nhanh của giặc không thể thi thố được, dẫn đến lúng
túng và thất bại. Phát huy sở trường của ta là quen đánh giặc ở vùng sông nước
7


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

và ven biển, buộc địch phải bị động tác chiến theo ý đồ của ta. Đánh giá về giai
đoạn lịch sử này, cố Tổng bí thư Trường Chinh viết: “Ưu điểm trội nhất của
cuộc kháng chiến thời Trần là mưu mẹo giỏi”. Trong cả ba lần rút lui chiến lược
ở ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, đều nhằm mục đích từng
bước tạo thế, tạo thời cơ để mở cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi hoàn
toàn. Dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Quốc Tuấn, quân đội nhà Trần đã biết tận
dụng thời cơ dù là nhỏ nhất để tạo ra cục diện mới ở từng thời điểm. Tận dụng
lúc kỵ binh giặc đang chán nản, mệt mỏi, đó là lúc để quân ta phản công. Chiến
thuật rút lui, tránh chỗ mạnh, nhằm vào chỗ yếu của địch, đã đưa quân Nguyên
Mông vào tình thế lơ lửng không thể thi thố tài năng, muốn đánh mà không

được đánh, dẫn chúng đến chỗ ngày càng mỏi mệt, suy yếu. Trong cả ba cuộc
kháng chiến, Trần Quốc Tuấn đã nắm đúng thời cơ phản công và quan trọng hơn
là chọn đúng hướng, đúng mục tiêu, biết tập trung binh lực đánh vào các cứ
điểm quan trọng, nhưng sơ hở hoặc yếu của kẻ thù. Trong cuộc chiến tranh năm
1285 do địch rải quân ra chiếm đóng, nên lực lượng của chúng bị dàn mỏng, thế
chiến lược bị phân tán. Đó chính là cơ hội để ta phản công... Rút kinh nghiệm
hai cuộc chiến lần trước, lần thứ ba quân của Thoát Hoan đã tập trung, co cụm,
không phân tán lực lượng, mà bố trí thành các tập đoàn quân lớn tại khu vực có
vị trí chiến lược quan trọng để hạn chế sự phản công của quân ta. Trong thế
mạnh bố trí chiến lược mới của địch năm 1288, Trần Quốc Tuấn đã sớm nhìn
thấy điểm yếu của địch là vấn đề lương thực. Nếu ta triệt được lương thực của
địch thì sẽ phá được thế mạnh đó. Thực tiễn chiến tranh đã chứng minh cho
nhận định sáng suốt đó của ông. Chúng ta đã tập trung một lực lượng vừa phải
và đã đánh tan tác đoàn quân chở lương của địch ở Vân Đồn. Từ đây, thế trận
tập trung của giặc bắt đầu bị phá vỡ. Đó là kết cục báo trước sự thất bại tiếp theo
của kẻ thù. Bình luận về các sự kiện này, Trương Phổ, học giả thời Minh trong
sách Nguyên sử kỷ sự bản mạtcho rằng: “Trấn Nam Vương Thoát Hoan tiến
binh, vua An Nam Trần Nhật Huyên (chỉ Thượng hoàng Trần Thánh Tông) đem
quân đánh lại, quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh, rong ruổi nhanh như chớp,
đánh thành, phá ấp, nhưng giữa đường quay giáo lui, quân lính tan nát trong
8


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

chốn quân kia, Toa Đô, Lý Hằng đồng thời tử chiến… Thoát Hoan xuất quân lần
nữa, Nhật Huyên chạy đi để rồi đón lúc về, đánh lúc mệt, quân Nguyên lại thất
bại”. Trương Phổ đã chỉ ra đích danh nguyên nhân thắng lợi của quân đội nhà
Trần: “Đó là vì quân kia tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái thế tàn lụi
lúc buổi chiều, giấu mình nơi biển khơi, phục binh nơi ải hiểm, quân Nguyên

tuy hùng hổ kéo đến, chưa từng thắng được một trận. Có thể nói là Nhật Huyên
có tài dùng binh vậy”11. Đó chính là nghệ thuật quân sự, phép dùng binh của
Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông đều lợi dụng
được địa hình, khí hậu, thuỷ văn có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Các cuộc rút lui
chiến lược của quân Trần đều theo đường thuỷ làm cho kỵ binh địch trở nên bất
lực. Các trận thắng quyết định của quân Trần thường là thuỷ chiến, ở vùng sông
nước, mà đỉnh cao là trận Bạch Đằng Giang lịch sử. Đó chính là tiếp nối chiến
thắng vang dội Bạch Đằng Giang năm xưa khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm
lược Nam Hán.
Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ, muốn đánh thắng giặc Nguyên, phải “khoan
thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, phải đề cao tinh thần cố kết dân tộc, quân
với dân một ý chí, tướng sĩ như cha con, toàn dân đánh giặc. Để thực hiện được
tư tưởng dĩ đoản chế trường, lấy ít đánh nhiều, đòi hỏi quân đội phải tinh nhuệ,
thiện chiến. Trong việc xây dựng quân đội, Trần Quốc Tuấn coi trọng chất lượng
hơn số lượng. Ông từng nói: “Quân sĩ quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở số
đông. Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm được gì?” (4)
Chính Trần Quốc Tuấn đã rèn luyện tướng sĩ theo nguyên tắc “quân quý
tinh bất quý đa”, nhờ vậy mà quân Trần đánh thắng quân Nguyên dù chúng đông
hơn gấp nhiều lần. Trần Quốc Tuấn từng soạn Binh thư yếu lược và sưu tập binh
pháp các nhà, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí
truyền thư để truyền dạy binh pháp và luyện tập tướng sĩ.(5)
Trước số lượng đông của đội quân xâm lược, Trần Quốc Tuấn không hề
dao động. Ông chỉ rõ vai trò của người làm tướng và binh lính tinh nhuệ trong
chiến đấu: “Kể ra, tướng là chí, ba quân là khí. Khí dễ động mà khó chế. Do
tướng chế mà trấn tĩnh thì sợ hãi có thể định, phản trắc có thể yên, trăm vạn
9


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam


quân có thể tiêu diệt được. Chí ngay thẳng mà mưu có một, khí phấn khởi mà
dũng gấp đôi thì thắng”.
Rõ ràng, trong việc xây dựng quân đội, Trần Quốc Tuấn coi trọng yếu tố
tinh thần, quân tinh nhuệ phải là đội quân có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm
thù giặc sâu sắc, phải biết biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực. Ông
đọc Hịch tướng sĩ kêu gọi mọi người “huấn luyện binh sĩ, tập dượt cung tên,
khiến cho người người như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; Có thể bêu
đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai ”. Ông
chỉ rõ lợi ích thiết thực của việc đánh giặc giữ nước, lên án những kẻ “lo làm
giàu mà quên việc nước”. Ông đòi hỏi quân sĩ phải đặt lợi ích dân tộc lên trên
lợi ích cá nhân. Ông nêu một tấm gương sáng về lòng trung thành với dân với
nước, dẹp hiềm khích gia đình để chiến thắng quân xâm lược. Quân sĩ nhà Trần
đã thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát ” thể hiện quyết tâm không đội trời chung
với giặc Nguyên.
Trong nghệ thuật dĩ đoản chế trường của Trần Quốc Tuấn, vấn đề nổi bật
là tránh cái mạnh của địch, lấy cái mạnh của ta để đánh cái yếu của địch.
Quân Nguyên Mông vốn quen với yên ngựa, cung tên từ khi năm, sáu
tuổi, rất giỏi chiến đấu bằng kỵ binh, cơ động nhanh, mạnh về tiến công phá
thành luỹ. Đội quân kỵ binh Nguyên Mông đã từng làm mưa làm gió từ á sang
Âu mà không hề thất bại. Ba lần xâm lược Đại Việt, nhất là lần thứ hai và ba,
chúng dùng đội quân viễn chinh thiện chiến đông gấp nhiều lần quân Trần. Đó là
cái mạnh cơ bản của địch. Nhưng vào đất Việt, chúng gặp phải những khó khăn
không dễ gì khắc phục được như đường xa mỏi mệt, vận chuyển lương khó
khăn, thuỷ binh yếu kém, gặp địa hình núi sông ngang dọc nên kỵ binh không
thể phát huy ưu thế như tác chiến trên thảo nguyên đồng cỏ. Đó là chỗ yếu cơ
bản của địch.
Quân ta có đội tượng binh nhưng cơ động chậm, khó thắng được kỵ binh
địch, ta phải dùng bộ binh đánh kỵ binh. Quân ta thông thạo địa hình, quen tác
chiến trên sông và vùng ven biển, thuỷ quân của ta mạnh hơn thuỷ quân địch,
huy động toàn dân đánh giặc với tinh thần cố kết dân tộc cao độ.

10


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Tháng 12 – 1257 quân Trần đánh chặn quân Nguyên ở Bình Lệ. Mặc dù
có đội tượng binh chiến đấu ngoan cường và đích thân vua Trần chỉ huy, nhưng
không thắng nổi kỵ binh thiện chiến của giặc, quân Trần phải làm vườn không
nhà trống, bỏ kinh thành Thăng Long, rút về vùng Thiên Mạc. Khi quân Nguyên
lâm vào cảnh thiếu lương ăn, mất đi cái nhuệ khí ban đầu thì quân Trần phản
công, thắng lớn trận Đông Bộ Đầu, đánh tan cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ
nhất của quân Nguyên.
Tư tưởng lấy nhàn chờ nhọc, dĩ đoản chế trường của Trần Quốc Tuấn hẳn
đã manh nha và hình thành từ cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất, để
rồi được bổ sung và hoàn chỉnh trong lần kháng chiến sau, khi Trần Quốc Tuấn
đã toàn quyền chỉ huy quân đội.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Quốc
Tuấn tổ chức phòng ngự có chiều sâu nhằm tiêu hao sinh lực địch và không để
chúng đánh vu hồi, nếu có thể thì chặn đứng giặc tại biên giới. Đích thân Trần
Quốc Tuấn chỉ huy đánh thắng trận đầu ở ải Nội Bàng, nhưng thế giặc hung hãn
buộc quân ta phải lui về phòng tuyến Vạn Kiếp, Bình Than, Phả Lại. Tháng 2 –
1285 quân Nguyên tăng cường đội chiến thuyền lớn, tấn công quyết liệt. Quân ta
chặn đánh gây cho địch nhiều tổn thất, nhưng kéo dài tình trạng này sẽ không có
lợi cho ta. Trần Quốc Tuấn quyết định thực hiện kế “thanh dã” rút khỏi Thăng
Long, lui quân về vùng Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản
công. Giặc chiếm được kinh thành rỗng không. Trần Quốc Tuấn đem 1000 chiến
thuyền trở lại Vạn Kiếp đánh vào sau lưng địch, làm cho Thoát Hoan phải kinh
hoàng vì “bị treo lơ lửng ở giữa”.
Như vậy, từ phòng ngự chiến lược không thực hiện được, mau lẹ chuyển
sang rút lui chiến lược một cách tài tình, Trần Quốc Tuấn đã thực hiện được điều

ông suy nghĩ: “Vì là biết khó mà lui, lường thế không thể thắng được, bèn thu
vén quân mà rút lui, hơn là tiến mà mất vậy ”.
Tư tưởng này được thể hiện rõ rệt trong cuộc thoát hiểm tài tình vào tháng
3 – 1285, khi Trần Kiệm đầu hàng giặc ở Thanh Hoá, bỏ ngỏ phía Nam, làm cho
quân Trần lâm vào tình thế hết sức nguy cấp là nằm giữa hai gọng kìm của địch.
11


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống Thiên Trường, Toa Đô từ phía nam tiến
công Trường Yên. Quân ta bí mật rút lui qua cửa bể Giao Hải ra biển, làm cho
giặc chưng hửng vì mất mục tiêu, không thi thố được sở trường và nhanh chóng
rơi vào tình trạng quẫn bách vì thiếu lương ăn, vì ốm đau do không quen khí
hậu.
Chỉ trong một tháng (từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6 - 1285) quân ta
phản công thắng lớn trong các trận A Lỗ, Giáng Khẩu, Tây Kết, Hàm Tử,
Chương Dương, giải phóng Thăng Long, truy kích địch ra khỏi biển giới.
Tránh cái mạnh của địch, dùng cái mạnh của ta để đánh cái yếu của địch,
buộc địch phải bị động theo ý định tác chiến của ta, nắm thời cơ khi địch quẫn
bách để phản công giành toàn thắng. Đó là biểu hiện sáng tạo tư tưởng dĩ đoản,
chế trường mà Trần Quốc Tuấn đã vận dụng trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên Mông lần thứ hai. Tư tưởng này đã được Trần Quốc Tuấn đưa tới đỉnh
cao của nghệ thuật quân sự đương thời.
Năm 1288 quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ ba với 50 vạn quân,
ngoài bộ binh và kỵ binh còn có 500 chiến thuyền và một đoàn thuyền chở 70
vạn thạch lương. Trần Quốc Tuấn tự tin nhận định: “Năm nay đánh giặc nhàn”.
Lần kháng chiến này Trần Quốc Tuấn tổ chức trận địa phòng ngự tiêu hao địch
nhưng đều để chúng đi qua, chủ động dụ chúng vào vòng vây thế trận của ta.
Tháng 1 – 1288 Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn

Hổ ở Vân Đồn, thọc một mũi dao vào tử huyệt của giặc, làm chúng không thể
kéo dài cuộc chiến. Giặc vào Thăng Long nôn nóng tiêu diệt đối phương nhưng
không tìm thấy dấu vết quân Trần, chúng buộc phải lui về Vạn Kiếp và tính kế
rút quân. Từ thế chủ động tiến công, giặc lâm vào thế bị động lui quân và rơi
vào trận địa quân Trần chờ sẵn. Quân thuỷ của giặc bị ta phá tan trong trận Bạch
Đằng. Quân bộ của Thoát Hoan bị quân Trần cùng dân binh truy kích đánh cho
tơi tả trên đường rút lui ra biên giới.
Với cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, Trần Quốc Tuấn đã
chứng tỏ là một vị tướng lĩnh tài ba. Tư tưởng dĩ đoản chế trường mà ông có
công tổng kết không chỉ là những tri thức quân sự thuần tuý, mà nó được bảo
12


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

đảm chắc thắng dựa trên lĩnh vực chính trị “dân là gốc”, “toàn quốc đánh giặc”,
“anh em hoà mục”, “tướng sĩ như cha con”.
Tránh cái thế “hăng hái lúc ban mai” của địch, làm cho đội kỵ binh địch bị
dàn mỏng trên địa hình sông ngòi chật hẹp, lầy thụt mà không phát huy được tác
dụng; Dùng kế “thanh dã ”, triệt lương của giặc, đẩy chúng vào cái thế “tàn lụi
lúc buổi chiều”; Lợi dụng sở đoản, kiềm chế sở trường của địch; Phát huy sở
trường của ta là quen đánh giặc ở vùng sông nước và ven biển, buộc địch phải bị
động tác chiến theo ý đồ của ta. Đó là nguyên tắc nghệ thuật quân sự, phép dùng
binh của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cả hai lần
kháng chiến chống Nguyên Mông mà Trần Quốc Tuấn nắm toàn quyền chỉ huy
quân đội, ông đều lợi dụng được địa hình, khí hậu, thuỷ văn có lợi cho ta, bất lợi
cho địch. Hai cuộc rút lui chiến lược của quân Trần đều theo đường thuỷ làm
cho kỵ binh địch trở nên bất lực. Các trận thắng quyết định của quân Trần
thường là thuỷ chiến, ở vùng sông nước mà đỉnh cao là trận Bạch Đằng lịch sử.
III. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRẦN QUỐC

TUẤN
Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại
cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc
Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình
thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ
thuật quân sự Việt Nam.
Trải qua ba cuộc kháng chiến, Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt
với tinh thần chiến đấu bất khuất đã làm nên những kỳ tích lịch sử chống ngoại
xâm không của riêng nước ta mà trên toàn thế giới. Thế là sau ba lần xâm lăng
nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỉ 13 đã chuốc lấy thảm
bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc
về các vua, quan và quân dân Đại Việt và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
trong suốt thời gian xảy ra các cuộc chiến vệ quốc luôn đóng vai trò dẫn đầu mọi
sách lược, ông được quân dân Đại Việt coi là linh hồn của ba cuộc kháng chiến
vệ quốc vĩ đại này. Chiến thắng của nước ta chẳng những đã bảo vệ được bờ cõi
13


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

giang sơn nước nhà mà còn giúp làm tiêu tan tham vọng của Hốt Tất Liệt muốn
xâm lăng chinh phục thế giới, góp phần làm suy yếu thế lực của triều đình nhà
Nguyên ngay tại nước Trung Hoa.
Tư tưởng cùng tài năng quân sự của Trần Quốc Tuấn qua 3 cuộc kháng
chiến vĩ đại trong lịch sử trung đại nước ta mãi mãi là ngọn đuốc toả sáng soi
đường cho mỗi thế hệ Việt Nam, những đức tính hội tụ trong con người ông là
nguồn giáo dục tri thức vô tận mang tính chọn lọc và tiêu biểu nhất của một nền
văn hoá thuần Việt, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ,
tinh thần và tài năng quân sự của ông đã chan hoà trong dòng máu dân tộc Việt
Nam. Tư tưởng bất khuất đại trung, đại hiếu, đại nghĩa khi vận nước lâm nguy

luôn tỏa sáng, không những riêng thời đại ông, mà đến tận ngày nay còn nguyên
giá trị.
Tư tưởng “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)” được Nguyễn Trãi phát triển
trong kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nhân dân ta đã vận dụng sáng tạo tư
tưởng quân sự dĩ đoản, chế trường, phát triển chiến tranh du kích kết hợp với
quân chủ lực, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, nâng tư tưởng
quân sự này tới đỉnh cao mới trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến
chống Mỹ. Nghệ thuật dĩ đoản, chế trường là một sáng tạo sâu sắc của dân tộc ta
dùng chống lại kẻ thù đông và trang bị mạnh hơn hẳn mà Trần Quốc Tuấn có
công khái quát, tổng kết với chất lượng mới trong ba lần kháng chiến chống
Nguyên Mông toàn thắng, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trần Quốc Tuấn (Quốc công tiết chế) là người đầu tiên tổng kết về mặt lý
luận những cuộc chiến tranh giữ nước của lịch sử dân tộc.
Tư tưởng triết học và phương pháp nhận thức của Trần Quốc Tuấn về
chiến tranh và quốc phòng là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của
lịch sử tư tưởng dân tộc.
Trần Quốc Tuấn nhìn nhận các vấn đề của chiến tranh và quốc phòng theo
quan điểm duy vật, luôn xuất phát từ những điều kiện chính trị, kinh tế, quốc
phòng và tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch để xem xét và đánh giá
các cuộc chiến tranh giữ nước trong lịch sử dân tộc
14


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Trần Quốc Tuấn khẳng định thắng lợi của các cuộc chiến tranh giữ nước
đều bắt nguồn từ những điều kiện khách quan, từ so sánh lực lượng… Khẳng
định nhân tố giữ vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh: Đó là thực lực
kinh tế chính trị, quân sự và sự năng động chủ quan của con người, nhất là các
vị chỉ huy, thống soái. Vai trò đoàn kết của toàn dân tộc là nhân tố giữ vai trò

quyết định trong chiến tranh giữ nước. Đó là sự tổng kết nguyên nhân thắng lợi
của các cuộc kháng chiến là “trên dưới đồng lòng, lòng dân không chia” hay
“vua tôi cùng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “quân lính một lòng
như cha con”. Trần Quốc Tuấn, từ thực tiễn lịch sử dân tộc đã tổng kết thành
những bài học về chiến tranh giữ nước theo quan điểm duy vật và biện chứng,
đã phản ánh chính xác quy luật của chiến tranh giữ nước của một quốc gia nhỏ
bé chống lại kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp bội.
Coi trọng vai trò của các nhân tố kinh tế, lợi ích vật là nền tảng sức mạnh
của khối đoàn kết toàn dân
Tư tưởng biện chứng về thời: Với Trần Quốc Tuấn, khái niệm thời phản
ánh một thực tế lịch sử ở một thời điểm nhất định trong dòng thời gian theo đó
các sự kiện biến đổi không ngừng. Trần Quốc Tuấn luôn gắn khái niệm thời với
việc hoạch định các chủ trương chiến lược, chiến thuật trong chiến tranh. Mỗi
cuộc chiến tranh có thời riêng của nó, bởi vậy chiến lược và chiến thuật của các
bên đối lập trong mỗi cuộc chiến tranh không thể theo một khuôn mẫu cố định
mà luôn bị chi phối bởi thực tế lịch sử. Phải xem xét quyền biến, tùy thời mà
làm. Chiến lược, chiến thuật của chiến tranh giữ nước không những xuất phát từ
thực tế khách quan, từ tương quan so sánh lực lượng mà còn phải căn cứ vào
chiến lược, chiến thuật của kẻ địch, thấy rõ điểm yếu của chúng mà chế ngự
Quan điểm giải quyết mâu thuẫn trong tư tưởng nghệ thuật quân sự: “dĩ đoản
chế trường”. Ông khẳng định: Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản
chế trường là việc thường của binh pháp. Trong lĩnh vực quân sự, Trường và
Đoản có tính mâu thuẫn và đối lập nhau. Đó là cơ sở cho nghệ thuật quân sự độc
đáo lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

15


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam


Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu
hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh
đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời
chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo cho thế nước ở đỉnh
cao muôn trượng, đủ sức đè bẹp quân thù nguy hiểm.
Công lao của Trần Quốc Tuấn không chỉ là người góp phần quan trọng
đưa cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Trần đi đến thắng lợi, mà những tư
tưởng quân sự - chính trị của ông vẫn còn sống mãi với thời gian và vẫn phát
huy tác dụng cho hậu thế trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự tài ba, nhà chính trị
lỗi lạc, anh hùng kiệt xuất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Ông thật sự xứng
đáng với sự tôn vinh của nhân dân: Đức Thánh Trần! Nhân dân đã lập đền thờ
ông tại Côn Sơn - Kiếp Bạc (Đền Kiếp Bạc), huyện Chí Linh - nơi ông lui về ở ẩn
sau khi chỉ huy quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ
ba và vĩnh biệt cõi đời, đi vào cõi vĩnh hằng...
Tư tưởng, đường lối chính trị mang đậm chất nhân văn của Trần Quốc
Tuấn là sự kết hợp tài tình của tài năng của bản thân, thực tiễn của đất nước và
của các trào lưu tư tưởng khác trong đó có tư tưởng “Nhân chính” của Mạnh Tử.
Đường lối chiến lược của Trần Quốc Tuấn đã được cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm của dân tộc ta trong hàng chục thế kỷ vừa qua xác nhận là hoàn toàn
đúng đắn.
IV. VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGHỆ
THUẬT QUÂN SỰ VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG THỜI
KỲ MỚI
Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, nghệ thuật quân sự của cha ông ta
trước đây luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công địch.
Ngày nay, kẻ thù của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, có ưu thế và tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ mạnh, trên cơ

16


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

sở đánh giá đúng mạnh yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát huy sức mạnh
của mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và qui mô tác chiến, mọi
cách đánh mới có thể tiến công địch liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến
công trên mặt trận quân sự mà phải tiến công toàn diện trên mọi mặt trận, đặc
biệt là mặt trận chính trị, binh vận, thực hiện “mưu phạt công tâm”, đánh vào
lòng người, góp phần thay đổi cục diện chiến tranh
Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ nghệ thuật quân sự
truyền thống của dân tộc. Trong hoạt đọng tác chiến của các lực lượng vũ trang,
kết hợp đánh phân tán với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn.
Mỗi lực lượng, mỗi thứ quân dều có vị trí, tác dụng và có những qui luật hoạt
động riêng. Vì vậy, cần phải phối kết hợp tác chiến của các lực lượng, các thứ
quân cả về chiến lược cũng như trong chiến dịch và trong chiến đấu. Có kết hợp
được như vậy mới phát huy được uy lực của mọi vũ khí từ thô sơ đến hiện đại,
làm cho binh lực địch bị phân tán, dàn mỏng, khiến cho chúng đông mà hoá ít,
mạnh mà hóa yếu và luôn bị động đối phó, trên cơ sở đó thực hiện những đòn
đánh quyết định, tạo sự thay đổi trên chiến trường có lợi cho ta.
Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế
Dùng lực phải dựa vào thế có lợi, dùng đúng nơi, đúng lúc mới đạt hiệu
quả cao, lực nhỏ hoá lớn, yếu hoá mạnh
Dùng thế, tạo lực để sẵn sàng đánh địch khi có thời cơ có lợi nhất
Đặt thế, lực voà đúng thời cơ có lợi thì “sức dùng một nửa mà công được
gấp đôi”
Muốn đánh thắng còn phải dùng mưu kế, hạn chế cái mạnh của địch, phát
huy cái mạnh của ta. Luôn chú ý lừa địch và giữ bí mật, bất ngờ. Đánh bất ngờ,

tạo hiệu quả diệt địch, nhất là trong điều kiện lực lượng quân địch mạnh, có vũ
khí công nghệ cao.
Nghệ thuật quân sự của ta còn phải biết đánh giá đúng và triệt để khai
thác các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Đó là nghệ thuật nắm bắt và phát

17


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

huy sức mạnh của thời đại, phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con
người Việt Nam, trong đó cần đặc biệt chú trọng “nhân hoà”
Chỉ có kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời,muư và các yếu tố khác ta mới có
thể tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù có kinh tế, quân sự mạnh khi
chúng liều lĩnh xâm lược nước ta
Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng
cần thiết để đánh thắng địch
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta luôn phải
chống lại kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần. Đứng trước thực tế đó, ông cha ta
đã sáng tạo ra nghệ thuật “lấy ít địch nhiều”, nhưng biết tập trung ưu thế lực
lượng trong những thời điểm quan trọng để đánh thắng quân xâm lược
Ngày nay, vận dụng tư tưởng lấy ít địch nhiều, ta phải phát huy được khả
năng đánh giặc của toàn dân, của cả 3 thứ quân, tạo ra sức mạnh tổng hợp hơn
địch để đánh thắng địch trong mọi tình thế
Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu
Từng trận đánh, từng chiến dịch có mục đích cụ thể khác nhau, nhưng
mục đích chung nhất của mọi hoạt động tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc là tiêu diệt lực lượng địch phải đi đôi với bảo vệ vững chắc mục tiêu.
Muốn giành thắng lợi triệt để, chúng ta phải kết hợp đánh tiêu hao với
đánh tiêu diệt lớn quân địch. Đánh tiêu hao rộng rãi bằng đánh nhỏ, đánh vừa

của chiến tranh nhân dân địa phương sẽ tạo điều kiện cho tác chiến tập trung của
chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, thực hiện đánh lớn, tieu diệt quân địch
lớn
Đi đôi với tiêu hao, tiêu diệt lực lượng của địch, phải boả vệ vững chắc
mục tiêu của ta, là vấn đề có tính qui luật trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc
KẾT LUẬN
Trần Quốc Tuấn là nhà tư tưởng nhà chính trị xuất sắc, là tướng giỏi trong
cuộc đấu tranh chống Nguyên Mông giàng độc lập cho dân tộc. Những tư tưởng,
18


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

đường lối chiến lược của ông vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Cùng với đắc
điểm chung của dân tooc, tư tưởng của Trần Quốc Tuấn có sự ảnh hưởng của
Nho giáo mà nổi bật lên ở đây là tư tưởng “Nhân chính” của Mạnh Tử.
Điểm nổi bật trong tư tương của Trần Quốc Tuấn là tư tưởng “khoan thư
sức dân để là kế sâu gốc bền rễ”. “Khoan thư sức dân” ở đây được hiểu là. Đoàn
kết với dân, tổ chức dân, dưỡng dân. Tức là chủ trương dựa vào dân để đánh
giặc, là cho mỗi người dân trở thành một chiến sĩ tham gia vào cuộc kháng chiến
chông quân xâm lược. Khi đánh giặc phải dựa vào dân, được lòng dân, tổ chức
tập hợp được dân, tin dân mà giữ nước, tin dân mà đánh giặc. Do vậy chủ
trương của ông khi thấy quân giặc đến nhà thì tất cả đều phải đánh giặc, quan
lính lòng dạ phải như cha con. Trong tất cả các tư tưởng của ông thì ông cho là
được lòng dân mới là tất cả, dân là gốc nước.
Theo Trần Quốc Tuấn, dân là chính trị, đường lối chính trị phải lấy giữ
nước là gốc. Mọi chiến lược của chiến thuật phải căn cứ ở lợi ích của dân, thắng
hay thua, tiến lên hay lùi bước đều phỉa căn cứ vào lợi ích của dân. Chính sachs
này biểu thị sự quan tânm của nhà nước với đối với sản xuất và đời sống của

nhân dân, do đó mà phải tranh thủ sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân. Có thể nói
dưới con mắt của Trần Quốc Tuấn thì nhân dân chính là nơi chứa chất tiềm lực
kinh tế và quốc phòng bảo đảm cho sự vững chắc của nền dộc lập và chủ quyền
của đất nước. Không những nhận thấy vai trò của quần chúng nhân dân đối với
dất nước, Trần Quốc Tuấn còn thể hiện sự nhạy bén của mình khi nhận thấy vai
trò quyệt định của quần chúng nhan dân đối với sự phát triển tài năng của những
vị anh hùng xuất chúng. Theo ông những vị anh hùng xuất chung sở dĩ làm nên
nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của quần chúng. Nếu thiếu sự giúp đỡ và
ủng hộ ấy thì không có được những anh hùng xuất chúng như vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

1. Nguyễn Tài Thư (chủ biên), 1993. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập I,
Nxb. Khoa học xã hội, tr.189.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, 1971. Tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.
63-64.
3. Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển Thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr. 396
4. Đại việt sử ký toàn thư, 1985. Tập II. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr.89.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, 1996. Tập VI. Nxb. Chính trị quốc gia, tr.171.
6. Trường Chinh, 1964. Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, tr.8.
7. Dẫn theo: Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, 2000. Trần
Hưng Đạo nhà quân sự thiên tài, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.252.


MỤC LỤC

20


Tiểu luận Lịch sử tư tưởng Việt Nam

21



×