Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại Trường THPT Quảng Oai, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.03 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……..***……..

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG OAI
HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NĂM 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 - 2013

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG OAI - HUYỆN BA VÌ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI- NĂM 2012
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2009 - 2013
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Chu Văn Thăng
TS. Đặng Anh Ngọc

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ các thầy cô, sự động viên rất
lớn của gia đình, bạn bè.
Trước hết, em xin trân tọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, phòng
Đào tạo Đại học- Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe môi trường và toàn thể các phòng ban của
trường đã đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và tạo điều kiện cho em học tập và
rèn luyện tại trường trong 4 năm học vừa qua.
Với tất cả tấm lòng kính trọng em xin giử lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới PGS. TS. Chu Văn Thăng – Thầy đã trực tiếp, tận tình giúp đỡ em,
hưỡng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận
này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm
giúp đỡ và động viên, khuyến khích em trong suốt thời gian qua để em hoàn
thành luận văn được tốt hơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1. Một số khái niệm......................................................................................3
1.1 Sức khỏe..............................................................................................3
1.2 Sức khỏe tâm trí...................................................................................3
1.3 Rối nhiễu tâm trí..................................................................................5
1.2 Tình hình SKTT của học sinh trên thế giới............................................7
1.3 Tình hình SKTT của học sinh ở Việt Nam.............................................8
1.4 Bộ câu hỏi Strength and Difficulties Questionnaire (SDQ).................12
CHƯƠNG 2....................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................16
2.1 Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu..........................................17
2.2 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng............................................................17
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................17
2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................17
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:......................................................................17
2.3.2 Cỡ mẫu...........................................................................................18
2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin...................................................................19
2.5 Công cụ thu thập thông tin...................................................................19


- Phỏng vấn học sinh, theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về các đặc điểm cá
nhân, điều kiện văn hóa kinh tế gia đình và môi trường học tập nhà trường
(phụ lục 1).......................................................................................................19

- Bộ câu hỏi SDQ sử dụng cho 2 đối tượng : giáo viên và học sinh (phụ lục 2)
.........................................................................................................................19
2.6 Bảng biến số. chỉ số..............................................................................19

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GD-ĐT

Bộ Giáo dục đào tạo

CBCCNN

Cán bộ công chức nhà nước

SDQ

Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ
(Strength and Difficulties Questionnaire)

SKTT

Sức khỏe tâm trí

THPT

Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Biến số, chỉ số mục tiêu 1
Bảng 2.2: Biến số, chỉ số mục tiêu 2
Bảng 3.1: Một số thông tin chung về ĐTNC
Bảng 3.2: Yếu tố cá nhân
Bảng 3.3: Yếu tố gia đình
Bảng 3.4: Yếu tố nhà trường
Bảng 3.5: Yếu tố đặc điểm cá nhân và tình trạng SKTT
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với tình trạng SKTT


Bảng 3.7: Yếu tố gia đình và tình trạng SKTT học sinh
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng SKTT học sinh
Bảng 3.9: Yếu tố nhà trường và tình trạng SKTT
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa yếu tố nhà trường với tình trạng SKTT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thực trạng SKTT ở học sinh trường THPT Quảng Oai theo tổng
điểm
Biểu đồ 2: Thực trạng SKTT học sinh trường THPT Quảng Oai theo 5 vấn
đề


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe con người không thể thiếu thành phần của sức khỏe tâm trí
(SKTT) đặc biệt là trẻ em và chúng chịu tác động lớn bởi các yếu tố của môi

trường, gia đình, trường học, văn hóa xã hội… Sức khỏe thể chất, tâm trí và
xã hội phát triển cân bằng, hài hòa là cơ sở cho một cá thể có tri thức và nhân
cách, mang lại hiệu quả trong lao động, hữu ích cho sự phát triển của xã hội
và cá nhân. Nếu SKTT có vấn tế, dẫn đến các hành vi sai lệch, quấy nhiễu
cuộc sống cá nhân và các thành viên trong gia đình và xã hội… cản trớ sự
phát triển chung, tăng gánh nặng cho xã hội. Vì vậy, hiện nay các nước phát
triển trên thế giới đã đề ra chiến lược chăm sóc SKTT trong chăm sóc sức
khỏe trẻ em, gia đình và cộng đồng. Các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu phát
hiện sớm và can thiệp sớm các tổn thương SKTT ở lứa tuổi trẻ em sẽ giảm
các rối loạn hành vi, chống đối cũng như bệnh tâm thần nặng ở tuổi vị thành
niên và người lớn, làm giảm gánh nặng cho xã hội.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy tỷ lệ tổn thương
SKTT ở lứa tuổi trẻ em chiếm từ 15-25%. Vấn đề này có chiều hướng gia
tăng ở cộng đồng cũng như tại trường học. Ở Việt Nam, những năm gần đây,
vấn đề học sinh trốn học, bỏ học, tự tử, quấy rối và nghiện hút… làm cho mọi
người lo ngại. Từ đầu thập kỷ 21, có nhiều nghiên cứu ở các góc độ khác
nhau về SKTT trẻ em đề có hướng chuẩn đoán sớm. Mặc dù vậy hiện nay
nhận thức về SKTT ở cộng đồng còn hạn chế, việc phát hiện và can thiệp còn
muộn. Đội ngũ cán bộ trong chăm sóc SKTT cho trẻ em chưa được đào tạo
chuyên nghiệp và thiếu sự phối hợp liên ngành.
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa, tiết tấu cuộc sống theo đó tăng nhanh, đồng nghĩa với việc áp
lực công việc nặng nề hơn cho mọi đối tượng. Trẻ em vô tình đã bị đẩy vào

1


những tình huống buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác
động có hại do mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong khi các em không có
cơ hội được trang bị đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý. Trong một bối

cảnh xã hội đang có sự chuyển đổi mà quan trọng hơn là bối cảnh của mọi gia
đình trong xã hội cũng đang có chuyển đổi thì việc thực hiện nghiên cứu về
chăm sóc sức khỏe tâm trí lứa tuổi học đường càng trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết.
Trường THPT Quảng Oai nằm trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng không
tránh khỏi những mặt còn tồn tại trong quá trình phát triển. Từng lúc từng nơi,
các vấn đề về sức khỏe tâm trí của học sinh rất phức tạp. Trường học luôn
phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí:
những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc rối .Tuy
nhiên, trong thời gian qua chưa có bất kì nghiên cứu về sức khỏe tâm trí được
thực hiện ở ngôi trường này. Chính vì vậy tôi thực hiện nghiên cứu “Thực
trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại Trường THPT Quảng Oai, Huyện
Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh trường
THPT Quảng Oai, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2012
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí của học sinh
trường THPT Quảng Oai, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội năm 2012

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Một số khái niệm
1.1 Sức khỏe
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội
và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật ( Theo
Tổ chức Y tế thế giới) .
1.2 Sức khỏe tâm trí

Hiện nay, Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (World Health Organization –
viết tắt là WHO) cũng thừa nhận rằng: cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa chính thức về sức khoẻ tâm trí. Theo giáo sư – viện sĩ (GS.VS) Phạm
Minh Hạc, nên phân tích cặp phạm trù “thể chất – tinh thần”, để hiểu kỹ hơn
về sức khoẻ tâm trí. Thuật ngữ “tâm trí” là một bộ phận của vấn đề cơ bản
trong triết học mà các nhà bác học từ xa xưa đã có nhiều công trình nghiên
cứu. Vấn đề quan hệ giữa tâm lý, tâm trí và cơ thể là một vấn đề phức tạp
nhất trong tâm lý học. Lý giải phạm trù này rất có ý nghĩa đối với nghiên
cứu ở cấp độ nào: con người - cá thể, con người - cá nhân, con người nhân cách….
Sức khoẻ tâm trí tiếng Anh là “Mental health”. “Mental” trong từ điển
Anh-Việt là: “(1) Thuộc về tâm thần, tinh thần, tâm lý, trí tuệ; (2) điên,
mất trí”. Trong các tài liệu tâm lý học bằng tiếng Anh không dùng chữ
“spyche” tương đương với chữ “tâm lý” trong tiếng Trung Quốc, Việt, Nga,
mà thường dùng chữ “mind”. “Mind” trong Từ điển có rất nhiều nghĩa,

3


nghĩa thứ nhất là: “khả năng hiểu biết, suy nghĩ: tâm lý, trí tuệ”, nhiều nhà
tâm lý học thường dịch là “tâm trí”. Chữ “tâm lý – cơ thể” trong tiếng Anh
thường được viết là “mind – body”. Người ta thường nói: “thân thể ở trong
tâm trí”; hoặc “một tâm hồn đẹp trong một thân thể khoẻ mạnh”; hoặc “sự
thống nhất giữa tinh thần và thể chất” v.v… Chữ “tâm trí” có thể hiểu là
“tâm lý”, “tâm trạng”,“tâm thế”, “tâm trí”, “xúc cảm – tình cảm”. Như vậy
hiểu khái niệm sức khoẻ tâm trí một cách đơn giản là tâm trạng thoải mái,
thanh thản, “ăn ngon, ngủ yên”.
Theo Wikipedia, sức khoẻ tâm trí là “tình trạng khoẻ mạnh về nhận
thức và xúc cảm, không có bệnh tật gì về tâm lý, biểu hiện ở khả năng của
con người ham sống, giữ được cân bằng giữa các hoạt động và các cố gắng
hồi phục”. GS.VS. Phạm Minh Hạc cho rằng, chúng ta nên dùng thuật ngữ

“sức khoẻ tâm trí” để tương đương với thuật ngữ “mental health” của thế
giới .
Một số chuyên gia tâm lý của Việt Nam cũng nêu ra những nhận định
của mình về sức khỏe tâm trí. Theo PGS.TS. Đặng Bá Lãm (Viện chiến
lược và chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo), “về thuật ngữ,
lĩnh vực sức khoẻ tâm trí trong tiếng Việt người ta còn gọi là sức khoẻ tâm
thần, muốn thống nhất vào đây cả “tâm” và “trí”. Theo ông, “Khoa học hiện
đại chỉ ra rằng: điều khiển cảm xúc, tư duy và hành vi là hệ thần kinh…
còn thế giới bên ngoài và bên trong con người chia làm 2 phạm trù: vật chất
và tinh thần, cho nên có thể gọi phần sức khoẻ mà chúng ta đang bàn đến là
sức khỏe tâm trí”.
Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, trường Đại học Sư phạm TPHCM
đã viết trong bài tham luận (2007): “SKTT là sự hoà hợp giữa trạng thái
khoẻ mạnh về thể chất và tình cảm, là trạng thái tâm lý ổn định và vui khoẻ

4


của con người”. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS.Đặng Hoàng Minh trong
bài tham luận (2007) có viết:
“- Sức khoẻ toàn diện có 3 thành phần: sức khoẻ thể chất, sức khoẻ
tâm trí và sức khoẻ xã hội. Ba thành phần này quan hệ mật thiết và tác
động qua lại lẫn nhau. Khi cơ thể bị tổn thương ( thể chất hoặc bệnh thực
thể) sẽ gây tâm trạng lo âu, bi quan, buồn phiền, cáu gắt, uể oải, giảm
hứng thú…). Ngược lại, khi trạng thái tâm lý không thoải mái, lo
âu, sợ hãi, buồn chán…hoặc bị rối loạn tâm thần nặng…đều có những rối
loạn cơ thể (rối loạn thực vật -nội tạng, giảm miễn dịch…). Như vậy, mọi
mặt sức khoẻ của mỗi cá nhân đều có mặt của sức khoẻ tâm thần như là
một thành phần chính yếu.
- Sức khoẻ tâm trí là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị

tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cân
bằng về cảm xúc, hoà hợp giữa các mối quan hệ gia đình, xã hội. Có nhận
thức, cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu xã hội.
Vì vậy, quan niệm về SKTT ngày nay được xem là một thể liên tục từ
phát triển tâm lý bình thường về các mặt đến bất thường bệnh lý, từ nhẹ
đến nặng, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài.”
1.3 Rối nhiễu tâm trí
1.3. Định nghĩa
Rối nhiễu tâm trí là một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lý
(hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng, chúng xẩy
ra ở một cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực hoặc liên quan đến
việc làm mất năng lực cá nhân, hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá
nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực( như ám ảnh về cái

5


chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá
nhân.
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu tâm trí
Rối nhiễu tâm trí là hậu quả của tác động đa chiều của nhiều yếu tố đến
từ ba nhóm lớn: sinh học, tâm lý, và xã hội (biological, psychological, and
social factors). Trong đó, có yếu tố đóng vai trò bảo vệ giúp hạn chế quy mô
lưu hành bệnh (protective factors), và có yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh (yếu tố
nguy cơ –risk factors).
1.3.3 Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí ở trẻ
-

Không có khả năng tiếp xúc lâu dài với các trẻ khác


-

Bỏ bê các hoạt động ở trường

-

Miễn cưỡng đến trường hay tham gia các hoạt động bình thường khác

-

Hiếu động, không ngồi yên một chỗ, đôi khi xung động, rối loạn khả

năng tập trung
-

Không vâng lời, bướng bỉnh

-

Thiếu năng lượng và động lực hoạt động

-

Dễ nổi cáu

-

Cách ly xã hội

-


Khóc quá nhiều

-

Cảm giác thất vọng, vô dụng

-

Ý tưởng hoặc hành vi kỳ quặc

6


1.2 Tình hình SKTT của học sinh trên thế giới
Trên thế giới, có tới 7 đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các
rối loạn tâm thần cần điều trị. Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có
nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những trạng thái
tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối xã hội
(những rối loạn bên ngoài) có tỉ lệ mắc là 3-5%; Rối loạn cảm xúc (những rối
loạn bên trong) có tỉ lệ gặp là 2-5%; Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng
cơ thể chiếm 1-3%.
Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển nói
chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1%. (Theo MJA practice esentials-Edited by
Nicholas A Keks and Graham D Burrows). Những rối loạn hành vi gây rối và
chống đối xã hội thường gặp ở trẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỉ lệ giữa
nam và nữ tương đồng hơn với các rối loạn cảm xúc. Trẻ gái lại hay gặp trầm
cảm và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai. Những rối loạn cảm xúc (lo
âu, trầm cảm) làm giảm sút đáng kể sự phát triển và khả năng học của trẻ. Các
rối loạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội và có thể

dẫn tới mắc các chứng bệnh tâm thần về lâu dài.
Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề sức khỏe tâm trí có xu
hướng gia tăng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân số thế
giới bị rối loạn tâm trí và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều lo ngại tỉ lệ này
gia tăng, đặc biệt là số lượng những trẻ em và vị thành niên trải nghiệm
những khó khăn, có những biểu hiện có vấn đề ở mặt SKTT trong quá
trình phát triển, trong quá trình học tập và trong cuộc sống nói chung. Ở
Mỹ, vào năm 1999, tỉ lệ trẻ em từ 9-17 tuổi có vấn đề về SKTT (mental

7


health disorders) là 21%, ở Canada ở trẻ từ 1-16 tuổi (năm 1989) là 18%, ở
Nhật Bản ở vị thành viên từ 12-15 tuổi (năm 1993) là 15%, ở Ấn Độ ở trẻ
từ 1-16 tuổi (năm 1999) là 12,8%. Tỉ lệ này được dự báo sẽ đặc biệt tăng ở
các nước đang phát triển như Việt Nam.
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi
chuyển cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm trí
kém ở các học sinh Trung Quốc , không những thế, áp lực học tập cao cũng
có thể dẫn đến bạo lực và các vấn đề phát triển .
1.3 Tình hình SKTT của học sinh ở Việt Nam
Việt Nam có dân số xấp xỉ 86 triệu trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếm
khoảng 30%. Tuy nhiên, hiểu biết của dân chúng về vấn đề chăm sóc sức khoẻ
tâm trí trẻ em còn nghèo nàn, chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên làm việc trong
hệ thống này và những nhân viên này còn thiếu những kĩ năng cần thiết.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tỷ lệ mắc cũng như các yếu tố liên
quan tới vấn đề sức khỏe tâm trí ở trẻ em đang chỉ ra rằng trẻ em Việt nam có
thể có nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe tâm trí tăng lên. Nghiên cứu dịch tễ học
gần đây sử dụng bộ câu hỏi SDQ bản dùng cho cha me chỉ ra tỷ lệ mắc vấn đề

sức khỏe tâm trí trẻ em và trẻ vị thành niên tại Đà Nẵng là 9.1% . Nghiên cứu
tại Vĩnh phúc năm 2006 cho thấy tỷ lệ mắc vấn đề sức khỏe tâm trí ở trẻ em
tiểu học là 5.1%. Các nghiên cứu chủ yếu ở phạm vi hẹp và mới chỉ sử dụng 1
trong 3 nguồn thông tin để xác định vấn đề sức khỏe tâm trí ở trẻ em.
Mọi trẻ em có quyền hưởng chăm sóc y tế toàn diện trong đó sức khoẻ
tâm thần của các em cần được coi trọng như sức khoẻ thể chất. Hệ thống
trường học luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề về sức

8


khoẻ tâm trí: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc
rối do những phản ứng khác nhau cho giáo viên và gia đình mà chủ yếu là do
mức độ nhận thức của giáo viên, gia đình và cộng đồng còn hạn chế. Các vấn
đề sức khoẻ tâm trí cần được nhận biết sớm ngay từ khi có nguy cơ.
Nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai
Hương với trường Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án
“Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội” cho thấy,
trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm
thần. Theo đó 15,94% em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các
cấp học . Khảo sát dọc trong 1 năm học là 1,6% các em có rối nhiễu về tâm lý
trong tổng số học sinh các cấp học . Nghiện ma tuý ở trẻ em dưới 15 tuổi
chiếm 8% . Lạm dụng chất đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên
chiếm 70% số người nghiện. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 đến 17 .
Trong những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm
thần đang nổi lên như stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh
trường học, vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn
dạng cơ thể...
Nghiên cứu tại Hà nội, trong 21.960 thanh thiếu niên đã phát hiện 3,7%
các em có rối loạn hành vi thoả mãn các tiêu chuẩn ICD 10 . Khảo sát sức

khỏe tâm trí học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ
chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm
1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học
sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí chung là 19,46 %.Tỷ lệ này đối với nam,
nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành không có gì khác biệt.
Theo đó, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao
nhất với 44,2%, so với các quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%), Từ Liêm

9


(26,9%). Điều này cho thấy ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường học
tập tác động đến hành vi ứng xử của các em .
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm cho thấy tỉ lệ người dân
mắc rối loạn tâm thần loại này hay loại khác chiếm khoảng 15-20% dân số .
Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tâm thần của Trần Văn Cường cho kết quả 2,8%
dân số có biểu hiện trầm cảm, 2,6% dân số có biểu hiện lo âu, và rối loạn
hành vi ở thanh thiếu niên chiếm 0,9% dân số. Phân tích sâu hơn của nghiên
cứu này cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao gấp 3 lần so với nam và lo âu ở
nữ cũng gấp khoảng 2,5 lần so với nam .
Nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm trí chỉ ra rằng trầm cảm
(depression), lo âu (anxiety disorder) là những biểu hiện thường gặp của các
vấn đề sức khoẻ tâm trí ở vị thành niên [13]. Rối loạn lo âu thường xảy ra
cùng với các suy nhược về thể chất và tâm thần. Lo âu có những triệu chứng
khác nhau, nhưng tất cả các biểu hiện đều xoay quanh sự sợ hãi, lo lắng quá
mức hay không có căn cứ. Ở vị thành niên rối loạn trầm cảm biểu hiện là
những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng; không quan
tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học
tập tại trường; có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ
hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ; ngoài ra trẻ còn nghĩ

rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý
nghĩa hoặc vô vọng .
Nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí của học
sinh ở một số trường trung học cơ sở của một số thành phố ở Việt Nam của Lê
Thị Kim Dung và cộng sự (2007) có những phát hiện đáng chú ý về tình trạng
lo âu và trầm cảm ở học sinh. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 12,3% và
trầm cảm là 8,4% .

10


Một số các nghiên cứu khác cũng đã bước đầu đánh giá tỉ lệ học
sinh có vấn đề SKTT và thử nghiệm can thiệp. Nghiên cứu trên số lượng
202 bệnh nhân trẻ em đã khám và điều trị tại phòng khám TuNa trong 2
năm qua cho thấy: Nhóm từ 0-5 tuổi thường gặp các vấn đề chậm nói, tăng
động giảm chú ý, tự kỷ. Nhóm từ 6-10 tuổi chủ yếu là rối loạn tăng động
giảm chú ý. Nhóm từ 11-18 tuổi thường gặp nhất là rối loạn trầm cảm, lo
âu. Thường gặp nhất là trầm cảm (23.76%), rối loạn tăng động giảm chú ý
(20.79%) . Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2007)
trên 1727 học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệ học sinh
được điều tra có vấn đề tâm lý khó khăn là 25,76%, trong đó có 10.94% ở
mức rối nhiễu tâm lý . Nghiên cứu gần đây nhất của Vũ Thị Hoàng Lan và
cộng sự trên 362 học sinh đang học tại trường trung học phổ thông Cầu
Giấy, Hà Nội năm 2010 cho tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là
22,9% .
Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần thứ hai (SAVY 2)
cho biết, trong số 10039 thanh thiếu niên trả lời, có 73,1% người từng có cảm
giác buồn chán.). Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng
về tương lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Có 78,9%
thanh thiếu niên thành thị (trong tổng số 2465 người) đã từng cảm thấy buồn

chán, cao hơn khoảng 7% so với tỷ lệ này ở nông thôn. Tỷ lệ thanh thiếu niên
thành thị cảm thấy thất vọng về tương lai là 23,5%. Tỷ lệ này ở nông thôn là
20,6%. Trong số 4925 nữ thanh thiếu niên, có 77,9% người đã từng trải qua
cảm giác buồn chán. Tỷ lệ này ở nam thanh thiếu niên là 68,4%. Đặc biệt, có
5,9% nữ thanh thiếu niên -đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. Tỷ lệ này cao gấp
hơn 2 lần so với nam thanh thiếu niên .
Hiện nay, công tác chăm sóc SKTT trong nhà trường còn đang bỏ
ngỏ tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, có một số trường phổ thông

11


như trường dân lập Đinh Tiên Hoàng, trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT
Nguyễn Tất Thành đã có trung tâm tư vấn, hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên, công
việc này có tính đơn lẻ, chưa có tính hệ thống và chưa được pháp luật, thể
chế giáo dục, y tế và xã hội quy định. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn
các trường triển khai tư vấn việc làm và các vấn đề tâm lý xã hôi trong các
trường. Tuy vây, việc đơn giản nhất là nhân sự cho công tác này thì cũng
chưa được quy định và công nhận hợp pháp. Các trường cũng chưa có biên
chế cho các chuyên gia tâm lý để thực hiện nhiệm vụ này. Rõ ràng, để xây
dựng một mô hình chăm sóc SKTT trong nhà trường một cách đồng bộ cần
có sự đầu tư về thời gian, công sức, tài chính, bao gồm các yếu tố như đội
ngũ cán bộ và tập huấn cán bộ, nâng cao nhận thức về SKTT, phối hợp liên
ngành .
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm
phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia
đình và xã hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là trẻ có
thể có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử. Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng
có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia
đình, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao

động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Vì vậy việc nhận thức đúng
đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức khoẻ tâm thần và phòng ngừa, chăm sóc,
điều trị sức khoẻ tâm thần cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa
to lớn.
1.4 Bộ câu hỏi Strength and Difficulties Questionnaire (SDQ)
Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ (Strength and
Difficulties Questionnaire) gồm 25 mục do viện nghiên cứu Sức Khoẻ Tâm
trí, Vương Quốc Anh đưa ra và đã được sử dụng rộng rãi trên 40 nước trên thế
giới và đã được dịch ra 60 thứ tiếng trên thế giới. Bộ câu hỏi bao gồm các

12


thước đo để đo lường tình trạng sức khỏe tâm trí của trẻ về 5 khía cạnh: biểu
hiện cảm xúc, hành vi, sự hiếu động của trẻ, quan hệ đồng đẳng, và quan hệ
xã hội. Cách cho điểm dựa vào từng nhóm câu hỏi, điểm cao nhất trẻ đạt được
là 40 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Bộ câu hỏi đã được dịch ra tiếng Việt, đã
được được kiểm định khả năng sàng lọc ở cộng đồng.
Cách tính điểm bộ công cụ SDQ 25

Mô tả

3
8
13

16
24
5


7

Không

Đúng

Rất

đúng

một

đúng

phần
Điểm số

điểm
0-10

Vấn đề cảm xúc
Hay than phiền là bị đau đầu,
0

1

2

đau bụng hoặc bị ốm
Có nhiều điều lo lắng, thường


0

1

2

tỏ ra lo lắng
Hay không vui, buồn bã hoặc

0

1

2

mau nước mắt
Hồi hộp hoặc sợ sệt trong

0

1

2

1

2

những tình huống mới, dễ bị

mất tự tin
Hay sợ hãi, dễ bị hoảng sợ
0
Vấn đề hành vi
Hay có những cơn nổi cáu
0
hoặc tức giận
Nhìn chung là ngoan ngoãn,

0-10
1

2

2

1

0

0

1

2

luôn làm điều người lớn sai
bảo
Thường đánh nhau với những


12

Tổng

học sinh khác hoặc la hét
chúng

13


18
22

Hay nói dối, nói điêu
Lấy đồ của nhà, trường học

0
0

10
15
21

25

2
2

hoặc nơi khác
Tăng động

Bồn chồn, quá hiếu động,

2

1
1

0-10
0

1

2

lâu
Liên tục bồn chồn hay lúc nào

0

1

2

cũng bứt rứt
Dễ bị sao nhãng, thiếu tập

0

1


2

trung
Đắn đo hoặc suy nghĩ trước

2

1

0

khi làm một việc gì
Làm những việc được giao từ

2

1

0

không ở yên một chỗ được

đầu đến cuối, thời gian chú ý
cao

6
11
14
19
23


1

4

Quan hệ nhóm bạn
Hay lủi thủi một mình hoặc
0

0-10
1

2

có xu hướng chơi một mình
Có ít nhất một người bạn tốt
Nói chung được các học sinh

2
2

1
1

0
0

khác thích
Bị những học sinh khác chọc


0

1

2

ghẹo
Dễ hòa đồng với người lớn

0

1

2

hơn và với học sinh khác
Giao tiếp xã hội
Quan tâm tới cảm xúc người
0

1

2

khác
Sẵn sàng chia sẻ với những

1

2


0

học sinh khác (nhường đồ
dùng học tập, bút chì…)

14

0-10


9
17

20

Giúp đỡ khi ai đó bị đau,

0

1

2

buồn bực hay bị bệnh
Tử tế với những học sinh nhỏ

0

1


2

tuổi hơn
Hay tự nguyện giúp đỡ những

0

1

2

người khác (bố, mẹ, thầy cô
giáo, những học sinh khác)
Sức khỏe tâm trí chung = tổng điểm sau đây
Vấn đề cảm xúc
Vấn đề hành vi
Tăng động
Quan hệ nhóm bạn

15

0-40
0-10
0-10
0-10
0-10


Bảng: Thang điểm đánh giá SKTT học sinh tự điền trên bộ câu hỏi SDQ:

Bình thường

Sức

khỏe

tâm 0 - 15 điểm

Nghi ngờ

Bất bình

(rối loạn nhẹ)

thường

16 - 19 điểm

(rối loạn nhiều)
20 – 40 điểm

thần chung
Vấn đề cảm xúc
Vấn đề hành vi
Tăng động
Quan hệ nhóm

0 – 5 điểm
0 – 3 điểm
0 – 5 điểm

0 – 3 điểm

6 điểm
4 điểm
6 điểm
4 – 5 điểm

7 – 10 điểm
5 – 10 điểm
7 – 10 điểm
6 – 10 điểm

bạn
Giao tiếp xã hội

6 – 10 điểm

5 điểm

0 – 4 điểm

Bảng thang điểm đánh giá SKTT của học sinh do giáo viên điền trên bộ
câu hỏi SDQ:
Bình thương

Nghi ngờ

Bất bình

(rối loạn nhẹ)


thường

Sức khỏe tâm thần

0 – 11 điểm

12 – 15 điểm

(rối loạn nhiều)
16 – 40 điểm

chung
Vấn đề cảm xúc
Vấn đề hành vi
Tăng động
Quan hệ nhóm bạn
Giao tiếp xã hội

0 - 4 điểm
0 – 2 điểm
0 – 5 điểm
0 – 3 điểm
6 – 10 điểm

5 điểm
3 điểm
6 điểm
4 điểm
5 điểm


6 – 10 điểm
4 – 10 điểm
7 – 10 điểm
5 – 10 điểm
0 – 4 điểm

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16


2.1 Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu
• Địa điểm: THPT Quảng Oai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
• Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013
• Thời gian thu thập thông tin: tháng 12 năm 2012
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quảng Oai – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội
Thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm lớp của trường THPT Quảng Oai – huyện
Ba Vì – thành phố Hà Nội.
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng
Học sinh đang đi học tại trường THPT Quảng Oai – huyện Ba Vì –
thành phố Hà Nội.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những học sinh đã được xác định có mắc bệnh tâm thần hoặc thiểu năng trí
tuệ.
- Học sinh không tự nguyện tham gia sau khi được giải thích mục đích và
mục tiêu nghiên cứu.
- Học sinh có tự nguyện nhưng không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.

2.3

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

17


2.3.2 Cỡ mẫu
2.3.2.1 Học sinh
Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh từng khối (lớp 10, lớp 11 và
lớp 12) được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong
quần thể
Đơn vị chọn mẫu là học sinh
• Số học sinh được nghiên cứu là:
p(1-p)
n= Z2(1-α/2)----------------(εp)2
• Trong đó:
• n: cỡ mẫu nghiên cứu.
• α : Mức ý nghĩa thống kê.
• Z(1-α/2) : Giá trị Z được tra từ bảng ứng với giá trị α được chọn.
• p: Tỷ lệ mắc các vấn đề về SKTT của học sinh ở 1 nghiên cứu trước.
• ε: Mức sai lệch tương đối mong muốn
• Chọn ε = 0,25 và α = 0,05, Z2(1-α/2) = 1,96, p = 0,2 (Theo báo cáo
của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương-Hà Nội 2007)
• Thay vào công thức ta có cỡ mẫu là n=246.
• Dự tính tỷ lệ bỏ cuộc 10%, ta có cỡ mẫucần thu thập: 246x 110%= 271
học sinh.

Thực tế khi tiến hành thu thập số liệu tại trường ta thu được n=291 học
sinh.

18


×