Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 tuần 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.63 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 14/12/2016

Tuần 19
Tiết 19
Bài 15

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1919 – 1925)
(tt)
I. Mục tiêu:
1. Kến thức: Giúp HS:
Nắm được những nét chính trong phong trào công nhân từ 1919 - 1925.
2. Tư tưởng:
Qua các sự kiện lịch sử cụ thể, bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và
khâm phục các bậc tiền bối.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và
tập đánh giá về các sự kiện đó.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, chân dung các nhân vật lịch sử và tài liệu liên quan.
HS: SGK, đọc nội dung, trả lời câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội VN sau CTTG I đã phân hóa như thế nào. Thái độ chính trị của các gai cấp.
3. Bài mới:
GTB: Trong lúc xã hội VN phân hóa sâu sắc do ảnh hưởng của chương trình khai thác
lần thứ hai của thực dân Pháp, thì tình hình thế giới sau chiến tranh có những tác động
thuận lợi như thế nào tới CMVN? Phong trào cách mạng ở VN sau chiến tranh phát
triển ra sao?  vào bài.


Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Nội dung
III. Phong trào công
nhân: (1919 – 1925)

- Giải thích cho HS hiểu khái niệm
“dân tộc, dân chủ công khai”
? Phong trào công nhân nước ta trong
mấy năm đầu sau CTTG I đã phát triển
trong bối cảnh nào.
- Bổ sung bối cảnh thế giới: các cuộc
đấu tranh của thủy thủ Pháp, TQ làm
việc tại các cảng lớp: Hương Cảng, Áo
môn, Thượng Hải đã có ảnh hưởng
quan trọng, động viên công nhân VN
đấu tranh.

- Nghe
- Dựa vào sgk - Năm 1922, công nhân
trình bày
Bắc kì đấu tranh đòi nghỉ
ngày chủ nhật thắng lợi.
- Năm 1924 nhiều cuộc
- Nghe
bãi công của công nhân
ở Nam Định, Hà nội, Hải

Dương.
- Tháng 8-1925, phong
trào đấu tranh của công
nhân Ba Son (Sài Gòn).


- Giới thiệu chân dung Tôn Đức Thắng
và một số nét khái quát về cụ: Sau khi
tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải,
năm 1920 Tôn Đức Thắng về nước và
xin vào làm công nhân ở Sài Gòn.
Chính trong năm này, ông đã bí mật
thành lập tổ chức Công hội đầu tiên ở
thành phố Sài Gòn. Năm 1925, TĐT đã
cùng một số công nhân khác đứng ra tổ
chức cuộc bãi công ở Ba Son.
? Những phong trào đấu tranh điển hình
của công nhân VN
? Ý nghĩa của sự kiện bãi công của công
nhân Ba Son

- Theo dõi

- Lần lượt trình
bày
→ Là cuộc đấu
tranh đầu tiên
có tổ chức, có sự
lãnh đạo, thể
hiện tinh thần

quốc tế vô sản,
cổ vũ, động viên
công nhân VN
đấu tranh và là
nguyên
nhân
làm cho phong
trào công nhân
nước ta phát
triển lên một
bước cao hơn
sau chiến tranh.
- Trao đổi (2/)

- Cho HS trao đổi:
? Căn cứ vào đâu để khẳng định
phong trào công nhân nước ta phát
triển lên một bước cao hơn sau CTTG
I.
? Cuộc bãi công Ba Son có điểm gì
mới trong phong trào công nhân nước
ta sau CTTG I.
- Nhận xét, bổ sung:
+ Qua các cuộc đấu tranh cụ thể từ - Nghe
Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh cho
thấy ý thức giai cấp của phong trào
công nhân đang phát triển nhanh
chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát
triển cao hơn của phong trào công nhân
sau chiến tranh.

+ Điểm mới của cuộc bãi công trong
phong trào công nhân nước ta sau
CTTG I: công nhân đấu tranh không chỉ


vì quyền lợi của mình mà còn thể hiện
tình đoàn kết với công nhân và nhân
dân lao động TQ. Nó chứng tỏ giai cấp
công nhân nước ta từ đây bước đầu đi
vào đấu tranh tự giác.
- Nhận xét, đánh
? Nhận xét về phong trào công nhân thời giá theo nhận
kì này.
thức.
- Nhấn mạnh: Phong trào dấu tranh
thời kì này tuy đấu tranh còn lẻ tẻ,
mang tính tự phát, nhưng ý thức giai
cấp, chính trị ngày càng phát triển thể
hiện qua cuộc bãi công của công nhân
Ba Son.
- Nghe
- Kết luận: như vậy, sau CTTG I, phong
trào CMVN phát triển sôi nổi, phong
phú với nhiều loại hình mới: phong trào
đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư
sản và công nhân, họ đều muốn đấu
tranh giành quyền tự do dân chủ và đòi
quyền lợi cho giai cấp mình.
4. Củng cố:
- Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ năm 1919 –

1925. (Gọi HS lên bảng điền)
- Đánh gá chung và nhấn mạnh về phong trào công nhân 1919 – 1925 tuy đấu
tranh còn lẻ tẻ, mang tính tự phát nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển.
5. Hướng dẫn:
Xem nội dung còn lại của bài 15
IV. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
..

Trình ký: 17/12/2016

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×