Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án tổng hợp Lịch sử 9 Tuần 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.36 KB, 10 trang )

Ngày soạn: 22/12/2016
Tuần 20
Tiết 20
Bài 16

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC
NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những hoạt động cụ thể của NAQ sau CTTG I ở Pháp, LX và TQ. Qua những hoạt động đó,
NAQ đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư
tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (HVNCMTN).
2. Tư tưởng:
Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch HCM và các chiến sĩ cách
mạng.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh, ảnh, lược đồ.
- Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, ảnh NAQ tại đại hội Tua, những tài liệu về hoạt động của NAQ
HS: SGK, tìm hiểu nội dung, trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: không tiến hành.
1. Bài mới:
GTB: Cuối TK XIX đầu TK XX, CMVN rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc
về đường lối, nhiều chiến sĩ đã ra đi tìm đường cuuws nước nhưng không thành công. NAQ
rất khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường mà
nhiều chiến sĩ đương thời đã đi. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911),
Người đã tìm rs con đường cách mạng đúng đắn, cứu dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ. Sau một


thời gian bôn ba khắp năm châu, bốn bể (1911 – 1917), cuối 1917 Người từ Anh trở về Pháp,
rồi sau đó sang LX, trở về TQ và thành lập HVNCMTN, tiền thân của ĐCSVN → vào bài
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Nội dung
I. Nguyễn Ái Quốc ở
Pháp (1917-1923):

- Nhắc lại những nét chính về hành trình
cứu nước của NAQ từ 1911-1918.
? Sau khi CTTG I kết thúc, NAQ tiếp tục - Dựa vào SGK - Ngày 18-6-1919 gửi
hoạt động tìm đường cứu nước như thế nào. trả lời.
bản yêu sách đòi quyền
lợi cho dân tộc VN.
.
- Tháng 7-1920, đọc sơ
thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa
của Lê-nin, tìm thấy con
đường cứu nước, giải
phóng dân tộc – con
đường cách mạng vô sản.
-1-


- Đọc đoạn chữ

nhỏ (SGK / 61).
- Đọc cho HS nghe câu nói của NAQ
(SGV / 78) và nhấn mạnh: Người khẳng - Nghe
định dứt khoát chỉ có CNXH, CNCS mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và
những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ → Người hoàn toàn tin theo Lênin và
dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
- HD quan sát H.28 và trình bày: Bức ảnh -Theo dõi, quan
được in từ ảnh tư liệu trong Bảo tàng sát.
CMVN, thể hiện quang cảnh của Đại hội
lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại
thành phố Tua từ ngày 25 đến 30-12-1920.
Tham gia đại hội có 285 đại biểu. NAQ
tham gia Đại hội với tư cách là đại biểu
chính thức của Đảng. Chỗ ngồi của các
Đảng bộ chia theo xu hướng và quan điểm
từ tả sang hữu. NAQ ngồi chung với nhóm
cánh tả (nhóm chủ trương gia nhập quốc tế
thứ ba – quốc tế Cộng sản). Trong ảnh, là
NAQ đang phát biểu trước đị hội. Bài phát
biểu của người đã tố cáo tội ác dã man của
thức dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai
cấp công nhân và những người cách mạng
chân chính Pháp ủng hộ phong trào đấu
tranh của nhân dân Đông Dương và nhân
dân các nước thuộc địa.
? Sự kiện này có ý nghĩa gì.
→ đánh dấu
bước ngoặc trong

quá trình hoạt
động cách mạng
của Người từ chủ
nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa
Mác – Lê-nin.
? Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước, NAQ - Trình bày theo
đã có những hoạt động gì ở Pháp từ 1921- SGK.
1923.
- Nghe
- Minh hoạ thêm: Báo “Le Paria” – Người
cùng khổ, là cơ quan ngôn luận của Hội
liên hiệp các dân tộc thuộc địa, số báo đầu
tiên phát hành ngày 1-4-1922 đến 1926 đã
phát hành trước 38 số, mỗi số in từ 1.000
đến 5.000 bản, trong đó một nửa số báo
được gửi đi thuộc địa pháp ở châu Phi và
Đông Dương.
Mặc dù bị ngăn cấm, các sách báo tiến bộ
vẫn được truyền về trong nước.
? Tác dụng của các hoạt động đó.
→ Tác dụng:
-2-

- Tháng 12-1920 gia
nhập Quốc tế ba và tham
gia sáng lập ĐCS Pháp.

- Năm 1921, sáng lập
Hội liên hiệp thuộc địa ở

Paris .
- Năm 1922 viết báo
“Người cùng khổ”, viết
bài cho báo nhân đạo,
viết bản án chế độ thức
dân Pháp


+ Đoàn kết các
lực lượng cách
mạng
chống
CNTD.
+ Truyền bá CN
Mác-Lênin vào
các nước thuộc
địa trong đó có
VN.
+ Thức tỉnh các
dân tộc bị áp bức
đứng lên đấu
tranh.
- Tích hợp Văn 8 (Thuế máu), Có thể đọc - Nghe.
cho HS nghe một đoạn tài liệu ngắn trong
“Bản án chế độ thực dân Pháp" và khái
quát: nội dung tác phẩm tố cáo thực dân
Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt "dân
bản xứ" phải đóng "thuế máu" cho chính
quốc... để "phơi thây trên chiến trường
Châu Âu"; đày đoạ phụ nữ, trẻ em "thuộc

địa"; các thống sứ, quan lại thực dân độc
ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm
hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con
đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tiêu
diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một
vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc,
một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác
phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con
đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo
chủ nghĩa Mac-Lênin
 ? Vậy, con đường cứu nước của NAQ - Trao đổi nhóm
(2/), trả lời
có gì mới và khác với lớp người đi trước.
- Gợi ý, hướng dẫn HS trả lời.
- Nghe
- Nhận xét, bổ sung:
Hầu hết các chí sĩ đương thời sang các
nước phương Đông (NB, TQ) tìm đường
cứu nước.
NAQ sang phương Tây (Pháp) rồi sau đó
đi vòng quanh thế giới để tìm đường cứu
nước.
Các chí sĩ trước NAQ là 2 cụ PBC và
PCT đều không thành đạt, không tìm thấy
con đường cứu nước chân chính cho dân
- Suy nghĩ trả lời.
tộc.
- Gợi ý:? Tại sao NAQ lại sang các nước
phương Tây tìm đường cứu nước (đầu tiên
- Nghe

là sang Pháp).
- Giải thích: Người rất mẫn cảm về chính
trị, Người rất trân trọng và khâm phục các
chiến sĩ tiền bối, nhưng Người không tán
thành con đường của bất kì người nào.
-3-


Người hiểu rằng: chân lí cách mạng
không phải ở phương Đông mà là ở phương
Tây, các nước phương Tây giàu lên, mạnh
lên nhờ con đường TBCN – con đường
nhiều triển vọng (trước CM XHCN tháng
Mười nga 1917, xã hội tư bản là xã hội tiến
bộ hơn tất cả các xã hội trước đó), có khoa
học kĩ thuật và văn minh phát triển.
Người nhận thức rõ rằng: muốn đánh
Pháp thì phải hiểu Pháp, Người sang Pháp
để tìm hiểu: nước Pháp có thức sự “tự do,
bình đẳng, bác ái” hay không? Nhân dân
Pháp sống như thế nào? Sau đó Người sang
Anh, Mĩ, đi vòng quanh thế giới tìm hiểu,
tìm ra con đường cách mạng chân chính
cho dân tộc.

II. Nguyễn Ái Quốc ở
Liên Xô (1923-1924):
- Trình bày theo - Tháng 6-1923 dự Hội
? Trong thời gian ở LX, NAQ đã làm gì.
SGK.

nghị Quốc tế nông dân
và được bầu vào ban
chấp hành.
- Năm 1924 dự Đại hội
lần thứ V Quốc tế cộng
sản và phát biểu tham
- Trao đổi nhóm, luận.
? Tác dụng của tài liệu mà Người viết khi phân tích.
được truyền bá vào VN
- Nghe
- Bổ sung: những quan điểm cơ bản của CN
Mác – Lê-nin về cách mạng giải phóng
thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
và cách mạng vô sản mà NAQ tiếp nhận và
truyền về trong nước là bước chuẩn bị quan
trọng về tư tưởng chính trị cho sự ra đời
của ĐCSVN.
- Nhấn mạnh, kết luận: Như vậy, sau khi tìm
thấy con đường cách mạng chân chính cho
dân tộc – cách mạng vô sản, NAQ chuyên
tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920 –
1924, Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính
trị cho sự ra đời của ĐCSVN – nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của CMVN. Vì vậy,
có thể nói NAQ đã trực tiếp chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng Vô
sản ở VN.
III. Nguyễn Ái Quốc ở
Trung Quốc (19241925)
- Dựa vào SGK - Cuối năm 1924,

? Ở TQ, NAQ đã có những hoạt động gì.
trả lời.
Nguyễn Ái Quốc về
- Nói thêm: Về Quảng châu, Người đã cải
Quảng Châu, thành lập
tổ tổ chức Tâm Tâm xã thành tổ chức
Hội Việt Nam Cách
VNCMTN, có hạt nhân là Cộng sản đoàn,
mạng Thanh niên, mà
gồm 7 đồng chí: Lê Hồng Phong, Lê Hồng
nòng cốt là tổ chức Cộng
Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long,
sản đoàn (6-1925)
-4-


Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức
Thụ.
- Chia nhóm, nêu yêu cầu thảo luận:
? NAQ đã làm gì để HVNCMTN ra đời.
? Chủ trương của NAQ trong việc thành
lập HVNCMTN.
? HVNCMTN được tổ chức và hoạt động
như thế nào.
- Bổ sung :
+ Hoàn cảnh ra đời của HVNCMTN:
• Phong trào yêu nước và phong trào công
nhân nước ta đến năm 1925 phát triển
mạnh mẽ, có những bước tiến mới.
• Sau một thời gian ở LX học tập và

nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng
kiểu mới, NAQ về Quãng Châu để thực hiện
dự định về nước đi vào quần chúng, thức
tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện
họ, đưa họ ra đấu tranh. Người liên lạc với
các nhà yêu nước VN tại Quảng Châu, tìm
hiểu tình hình thực tế, lựa chọn thanh niên
… để thành lập HVNCMTN.
+ Chủ trương thành lập HVNCMTN của
NAQ, mà trong đó nòng cốt là Cộng sản
đoàn nhằm đào tạo những cán bộ cách
mạng, đem CN Mác – Lê-nin truyền bá vào
trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập
chính đảng vô sản. Như vậy, nền tảng tư
tưởng chính trị của Hội chính là CN Mác –
Lê-nin
+ Tổ chức và hoạt động của Hội được thể
hiện ở việc mở các lớp huấn luyện và xuất
bản báo chí, đưa hội viên vào hoạt động
thực tiễn (sgk). Có thể khẳng định, đây là
một tổ chức cách mạng theo xu hướng
CMVS.
→ Từ năm 1925 – 1927, HVNCMTN đã tỏ
chức được trên 10 lớp huấn luyện, với
khoảng trên 200 hội viên. Mỗi lớp kéo dài
khoảng 2 đến 3 tháng, giảng viên chính là
NAQ, giảng viên phụ là Hồ Tùng Mậu và
Lê hồng Sơn. Phần lớn sau khi kết thúc
khóa đào tạo các cán bộ cách mạng được
đưa về nước hoạt động.

.→ cuốn Đường Kách mệnh tập hợp tất cả
các bài giảng của Người ở Quảng Châu
được bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách
-5-

- Trao đổi nhóm,
lần lượt trình bày.

- Nghe

- Đọc đoạn chữ - Mở các lớp huấn luyện
nhỏ đầu / 63.
chính trị để đào tạo cán
bộ.

- Xuất bản báo Thanh
niên, in cuốn Đường
Kách mệnh (đầu năm
1927).


với tên gọi là Đường kách mệnh
- Cho Hs xem hình trang bìa cuốn Đường
Kách Mệnh.

→ Cuối năm 1928, với phong trào vô sản
hóa, HVNCMTN đã tích cực đưa các hội
viên vào các đồn điền, nhà máy, hầm mỏ để
truyền bá CN Mác – Lê-nin vào phong trào

cách mạng. Mặt khác, hội viên được đào
luyện trong đấu tranh, lập trường cách
mạng kiên định, ý thức giai cấp nâng cao
hơn. Nhờ vậy, cách mạng trong nước phát
triển mạnh hơn.
- Nói thêm về mục đích của HVNCMTN:
“hi sinh tính mệnh, quyền lợi, tư tưởng để
làm cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn
Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi
sau làm CMTG (lật đổ CNĐQ và thực hiện
CNCS”.
- Nhấn mạnh: đây là tổ chức cách mạng
theo CN Mác – Lê-nin, có khuynh hướng
cộng sản đầu tiên ở VN, nó là tiền thân của
ĐCSVN.
? Nhận xét về HVNCMTN và đánh giá về
vai trò của NAQ trong việc thành lập Hội.

- Năm 1928, chủ trương
“vô sản hóa” nhằm tạo
điều kiện cho hội viên tự
rèn luyện, truyền bá CN
Mác – Lê-nin, tổ chức và
lãnh đạo công nhân đấu
tranh.

- Nghe

- Nghe


- Nhận xét, đánh
giá vai trò của
NAQ → sáng lập
và lãnh đạo
HVNCMTN.

4. Củng cố:
? Việc thành lập Cộng sản đoàn làm nòng cốt cho HVNCMTN có ý nghĩa gì.
→ đây là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản và là bước quá độ , là hạt nhân
chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản về sau.
? NAQ đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản
ở VN như thế nào.
→ tập hợp những người VN yêu nước để thành lập tổ chức yêu nước cách mạng là
HVNCMTN, trong đó cố Cộng sản đoàn – tổ chức tiền thân của Đảng làm nòng cốt. Đồng
thời, mở những lớp huấn luyện chính trị để đào tạo thanh niên VN trở thành những cán bộ
cách mạng, cho ra đời tờ tuần báo Thanh niên, tác phẩm lí luận chính trị Đường cách mệnh
 Làm bài tập: Lập bảng niên biểu về hoạt động của NAQ từ 1921-1925.
5. Hướng dẫn
- Học bài, làm bài tập.
- Tìm hiểu nội dung phần I,II bài Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời.
6. Lưu ý: Câu hỏi  dành cho lớp chọn.
IV. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………......................
..
-6-


…………………………………………………………………………………………………
…..................................................................................................................................................
Tiết 21

Bài 17

CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước.
- Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng thành lập ở trong nước, sự khác nhau
giữa các tổ chức này với HVNCMTN do NAQ sáng lập ở nước ngoài.
2. Tư tưởng:
Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS biết hình dung, hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh chủ
trương, hoạt động của các tổ chức cách mạng.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK,SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
HS: SGK, đọc nội dung, tìm hiểu, trả lời câu hỏi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày những hoạt động của NAQ trong thời gian ở Pháp.
- Lên bảng điền vào bảng niên biểu về hoạt động của NAQ từ 1921-1925.
3. Bài mới:
GTB: Năm 1925 đánh dấu một bước phát triển mới của CMVN đó là 3 tổ chức cách mạng đã
lần lượt ra đời do NAQ sáng lập → vào bài.
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS


- HD tìm hiểu bối cảnh lịch sử dẫn tới sự
ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong
nước.
? Hội VNCMTN ra đời và hoạt động có - Dụa vào
tác dụng như thế nào đối với phong trào SGK trình bày.
CMVN, cụ thể là trong thời gian từ 19261927.
- Nêu vài sự kiện chứng minh: lớn nhất - Nghe
là cuộc bãi công ở các nhà máy, xi măng,
nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máy sợi
Nam Định, nhà máy diêm, nhà máy cưa
Bến Thủy, nhà máy xe lửa Trường Thi,
nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a Hà Nội,
nhà máy Ba Son (SG), mỏ than Hòn Gai
và đồn điền cao su Phú Riềng
? Tính chất của các cuộc đấu tranh.
→ Các cuộc
đấu tranh đều
-7-

Nội dung
I. Bước phát triển mới của
phong trào cách mạng VN:
(1926-1927)
- Liên tiếp bùng nổ nhiều cuộc
bãi công của công nhân, viên
chức, học sinh học nghề.
- Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ
Bắc chí Nam, trong đó giai cấp
công nhân là lực lượng chủ yếu.



mang tích chất
chính trị, vượt
ra ngoài quy
mô một xưởng,
bước đầu liên
kết
nhiều
ngành, nhiều
địa phương,
trình độ giác
ngộ của công
nhân
được
nâng lên một
bước.
- Minh hoạ thêm, nói thêm về mục đích
của cuộc đấu tranh: Từ năm 1926 – 1927
toàn quốc đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh
của công nhân. Họ nhằm 2 mục đích:
+ Tăng lương 20 → 40%.
+ Đòi ngày làm 8 giờ như công nhân
Pháp.
? Phong trào yêu nước thời kì này phát → Cùng với
triển như thế nào.
phong
trào
đấu tranh của
công
nhân,

phong
trào
đấu tranh của
nông dân, tiểu
tư sản và các
tầng lớp nhân
dân yêu nước
khác
phát
triển
thành
một làn sóng
cách
mạng
dân tộc, dân
chủ khắp cả
nước.
? Trong những năm 1926-1927 phong - So sánh với
trào đấu tranh của công nhân, viên chức, thời gian trước
HS học nghề đã có những điểm mới nào. đó: phong trào
đấu tranh của
nông dân, tiểu
tư sản đã kết
thành làn sóng
đấu
tranh
rộng lớn khắp
toàn
quốc,
trong đó giai

cấp công nhân
đã trở thành
một lực lượng
chính trị độc
-8-

- Phong trào nông dân, tiểu tư
sản và các tầng lớp nhân dân
yêu nước khác phát triển thành
một làn sóng cách mạng dân
tộc, dân chủ khắp cả nước.


→ Phong trào đấu tranh mang tính thống lập
nhất, giác ngộ giai cấp ngày càng cao.
- Khẳng định, kết luận: Phong trào cách
mạng trong nước phát triển mạnh như - Nghe
vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức cách mạng ra đời ở VN.
? Tân Việt cách mạng Đảng ra đời ở đâu
và trong hoàn cảnh nào.

- Giới thiệu thêm cho HS biết: trong
phong trào yêu nước dân chủ mạnh mẽ
đầu những năm 20 của thế kỉ XX, nhóm
sinh viên cao đẳng Sư phạm Đông
Dương và tù chính trị cũ ở Trung kì đã
thành lập hội Phục Việt. Sau nhiều lần
đổi tên cuối cùng lấy tên Tân Việt cách
mạng Đảng (7-1928)

? Thành phần của tổ chức cách mạng này.

→ Các tổ chức cách mạng lần
lượt ra đời.
II. Tân Việt cách mạng Đảng:
( 7-1928)
- Là một tổ chức cách mạng

TVCMĐ được thành lập trong nước. Sau
trong
điều nhiều lần đổi tên → lấy tên là
kiện
“Tân Việt cách mạng Đảng” (7HVNCMTN
1928).
phát
triển
mạnh mẽ.
- Nghe

- Thành phần: những tri thức trẻ
và thanhh niên tiểu tư sản yêu
→ tri thức trẻ nước.
và thanhh niên
- Nói thêm về quyền lãnh đạo và hệ thống tiểu tư sản yêu
tổ chức của Tân Việt:
nước.
+ Nắm quyền lãnh đạo các cơ quan
tổng bộ chủ yếu thuộc giới sinh viên, trí
thức như Trần Mộng Bạch, Đào Duy - Nghe.
Anh, Phan Kiêm Huy, Tôn quang Phiệt,

Ngô Đức Diễn.
+ Hệ thống tổ chức của Tân Việt bao
gồm 6 cấp: Tổng bộ, Kì bộ, Liên tỉnh bộ,
tỉnh bộ, Đại tổ và Tiểu tổ ở cơ sở …
? Địa bàn hoạt động.
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở
Trung Kì
? Hoạt động của TVCMĐ.
→ ở Trung Kì - Hoạt động : cử người sang dự
các lớp huấn luyện (…) và vận
- Minh họa thêm: Trong thời kì đầu mới - Trình bày động hợp nhất với HVNCMTN.
thành lập TVCMĐ là tổ chức yêu nước, theo SGK.
chưa có lập trường giai cấp rõ ràng, họ
cho rằng: CNCS quá cao, chủ nghĩa
“Tam dân” của Tôn Trung Sơn quá thấp
? TVCMĐ đã phân hoá trong hoàn cảnh
nào.
→ ảnh hưởng
của tư tưởng
cách
mạng
của CN Mác Lê-nin, cuốn
hút nhiều đảng
viên trẻ, tiên
-9-


tiến đi theo,
nội bộ Tân
Việt đã diễn ra

một cuộc đấu
tranh giữa 2
xu hướng tư
- Phân tích thêm: TVCMĐ đã nhiều lần tưởng: vô sản
cử người sang Quảng Châu xin hợp nhất và tư sản.
với TVCMĐ nhưng không thành, và - Nghe
ngược lại VNCMTN cũng phái người vè
nước bàn hợp nhất với TVCMĐ nhưng
không thành, do 2 tổ chức không đánh
giá đúng vai trò của mỗi bên, cũng như
quyền lãnh đạo tổ chức hợp nhất. Nhưng
sau này lập trường của TVCMĐ chuyển
mạnh sang khuynh hướng CMVS.
- Chia nhóm thảo luận:
 ? Nhận xét về tổ chức cách mạng này
so với HVNCMTN.
- Thảo luận
(2/),
- Kết luận: So với HVNCMTN, Tân Việt nhóm
còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ nhận xét.
chức cách mạng mới.
4. Củng cố:
GV khái quát và nhấn mạnh: Phong trào CM phát triển theo xu hướng CMVS đã thúc
đẩy sự phân hoá của TVCMĐ.
5. Hướng dẫn:
- Học bài.
- Tìm hiểu các nội dung phần IV của bài Cách mạng
Trình ký: 31/12/2016
VN trước khi đảng Cộng sản ra đời.
6. Lưu ý: Câu hỏi  dành cho lớp chọn.

IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………….....
………………………………………………………..
......................................................................................

- 10 -

Huỳnh Thị Thanh Tâm



×